Skip to Content

Category Archives: Sức khỏe & làm đẹp

Mụn Đầu Đen Ở Mũi Và Cách Loại Bỏ Dứt Điểm

Tình trạng mọc mụn đầu đen ở mũi

Mụn đầu đen là loại mụn trứng cá có đầu hở và cồi mụn sẽ bị trồi lên trên da gây ra hiện tượng oxy hóa từ đó hình thành các chấm đen lớn hoặc nhỏ tùy theo kích thước nhân mụn. Mụn đầu đen thường tập trung ở vị trí có nhiều tuyến bã nhờn. Và trên cơ thể, vùng da bị mọc mụn đầu đen nhiều nhất là trung tâm của khuôn mặt hay chính xác nhất là vùng mũi, hai bên cạnh mũi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng mọc mụn đầu đen còn có thể xuất hiện ở trán và toàn bộ phần lưng. Nữ giới và nam giới đều có mụn đầu đen. Tuy nhiên, mụn đầu đen ở nam giới thường nhiều hơn do các đặc điểm về da cũng như là lối sống sinh hoạt, thói quen vệ sinh da không khoa học của các quý ông.

Với hiện tượng nổi mụn đầu đen ở mũi, các bác sĩ cho biết nó không hề nguy hiểm. Mụn đầu đen ít có khả năng gây viêm da, ít có nguy cơ phát triển đến mức khiến da bị tổn thương và hầu như không để lại thâm hoặc sẹo mụn nếu như được sử lý tốt. Tuy nhiên, việc kiểm soát và điều trị mụn đầu đen ở mũi vẫn cần được diễn ra bởi nó gây ra rào cản về tâm lý và ảnh hưởng đến thẩm mỹ da liễu.

Mụn đầu đen ở mũi và cách loại bỏ dứt điểm

Nguyên nhân gây mụn đầu đen là gì?

Cũng giống như các dạng trứng cá khác, mụn đầu đen ở mũi xuất hiện có liên quan đến hoạt động tiết nhờn của da. Khi một vùng da nào đó bị tiết nhiều nhờn mà không được làm sạch một cách khoa học sẽ rất dễ dàng xảy ra hiện tượng bít tắc lỗ chân lông. Khi có sự kết hợp giữ dầu nhờn trên da và bụi bẩn từ môi trường thì khả năng mọc mụn sẽ càng cao hơn.

Sau một thời gian da bị bít tắc, các nhân mụn sẽ được hình thành ở dưới da. Khi nhân mụn già sẽ được đẩy lên trên bề mặt da và có sự tiếp xúc với không khí. Hiện tượng oxy hoá diễn ra và khiến cho đầu mụn chuyển sang màu nâu đen, dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Mật độ mụn đầu đen có thể thay đổi theo thời gian, nếu không kiểm soát sớm thì mụn có thể mọc dày đặc và khiến cho vùng trung tâm gương mặt nhìn giống như bị nhọ.

Mụn đầu đen ở mũi là dạng mụn không viêm. Do đó, nó sẽ không gây ra hiện tượng sưng tấy hoặc đau nhức. Tuy nhiên, nếu như bạn nặn mụn không an toàn, thường xuyên sờ tay lên trên da thì có thể đưa vi khuẩn đến với mụn và sau đó mụn đầu đen sẽ biến thành mụn mủ, mụn bọc thậm chí là các mụn nang.

Các yếu tố nguy cơ gây mụn đầu đen ở mũi

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng mụn đầu đen ở mũi gồm:

Vệ sinh da mặt không khoa học

Người lười vệ sinh da mặt hoặc chỉ thực hiện làm sạch bằng nước. Người thường xuyên trang điểm nhưng lại không quan tâm đến việc làm sạch da bằng sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy trang. Khi này, dầu nhờn trên da, bụi bẩn từ môi trường và tồn dư của mỹ phẩm sẽ kết hợp lại, khiến cho chân lông bị bít tắc và mụn trứng cá đầu đen sẽ hình thành.

Chế độ ăn uống không khoa học

Mụn đầu đen ở mũi dễ gặp ở độ tuổi dậy thì hay các bạn sinh viên chính bởi vì nhóm người này có chế độ dinh dưỡng không khoa học. Việc các bạn trẻ thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu và đặc biệt là trà sữa… sẽ tác động rất tiêu cực đến da. Đây chính là yếu tố nguy cơ khiến cho da bị tăng tiết bã nhờn quá mắc và hình thành mụn đầu đen ở mũi, trán, cằm hoặc lưng…

Lười uống nước mỗi ngày

Việc nạp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày không những giúp cho hệ bài tiết của bạn hoạt động tốt mà còn giúp cho làn da khỏe mạnh, tươi trẻ hơn. Khi bạn lười uống nước da sẽ có xu hướng khô hơn và khi này sẽ kích thích sự tiết nhờn để làm ẩm da tự nhiên. Hơn thế nữa, khi có thể bị mất nước mà không có sự bù đắp sẽ tích tụ độc tố trong thời gian dài và đây chính là nguyên nhân khiến cho bạn gặp tình trạng mọc mụn nhọt. Bao gồm cả mụn trứng cá đầu đen ở mũi.

Lối sống sinh hoạt không điều độ

Làn da của bạn sẽ chỉ đẹp khi đồng hồ sinh học của bạn được điều chỉnh một cách hợp lý. Việc bạn thường xuyên thức khuya, thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ hay ngủ không ngon giấc sẽ tác động tiêu cực đến làn da và tình trạng mụn trứng cá của bạn. Nó cũng làm tăng tốc độ lão hoá da, khiến bạn bị già trước tuổi.

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc và quên dành thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến việc cơ thể bị mất cân bằng nội tiết. Lâu ngày sẽ hình thành mụn trứng cá hoặc khiến cho tình trạng mụn đầu đen ở mũi thêm tồi tệ hơn.

Mụn đầu đen ở mũi và cách loại bỏ dứt điểm

Tự ý điều trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà

Có vẻ như có rất nhiều người nghĩ mụn trứng cá đầu đen không nguy hiểm và tự xử lý mụn tại nhà. Tuy nhiên, bạn có biết đa phần các trường hợp tự ý dùng thuốc chữa mụn đầu đen tại nhà đều không mang lại hiệu quả như mong đợi. Việc sử dụng các thành phần như AHA, BHA, Adapalene, Benzoyl Peroxide… để điều trị mụn đầu đen mà không qua tư vấn từ bác sĩ sẽ là một yếu tố khiến cho mụn trở lặng hơn.

Ngoài ra, nếu như bạn sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da chứa lithium, corticoid; tự ý uống thuốc ngừa thai chứa androgen, thuốc chống động kinh không được bác sĩ chỉ định có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn đầu đen ở mũi và nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để có thể kiểm soát và điều trị mụn đầu đen ở mũi mà không để cho mụn tái phát? Hãy tìm đến các chuyên gia da liễu để có cho mình những câu trả lời chính xác nhất bạn nhé.

Cần làm gì khi bị mọc mụn đầu đen ở mũi

Mụn đầu đen khá lành tính và chúng ta có thể phòng tránh cũng như điều trị mụn một cách an toàn. Thay vì việc tự tìm hiểu về mụn, tự điều trị tại nhà bạn có thể tới với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để được các bác sĩ giải thích rõ ràng về mụn và tìm ra một phương án điều trị an toàn và phù hợp nhất với mình.

Chủ động trong chăm sóc da tại nhà sẽ là chìa khóa giúp chúng ta ngăn chặn sự hình thành của mụn đầu đen ở mũi và loại bỏ dứt điểm mụn trên da. Tuỳ theo tình trạng da mà bạn có thể lựa chọn các giải pháp chăm sóc phù hợp theo gợi ý sau:

Với người có da khô và thường xuyên bong tróc

  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày bằng dòng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ để tránh da bị khô.
  • Loại bỏ tình trạng da chết 2 lần mỗi tuần để tránh lỗ chân lông bị bít tắc bởi tế bào chết.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho da khô, tập trung dưỡng ẩm ở phần trung tâm mặt.
  • Uống nhiều nước trong ngày có thể hỗ trợ cho da được “thở” tốt hơn, tránh hình thành mụn đầu đen ở mũi.
  • Luôn phải tẩy trang trước khi bạn đi ngủ. Ngay cả khi bạn không trang điểm thì tẩy trang vẫn sẽ cần thiết để da của bạn có thể được làm sạch sâu.

Với người có làn da dầu bị mụn đầu đen ở mũi

  • Ngoài việc thực hiện làm sạch da khép mỗi ngày bằng cách rửa mặt và tẩy trang, chủ nhân của làn da dầu cần thực hiện tốt các bước chăm sóc mụn đầu đen được gợi ý sau:
  • Đắp mặt nạ đất sét để hấp thụ bớt lượng dầu dư thừa trên da từ đó có thể giúp kiểm soát sự hình thành và phát triển của mụn đầu đen ở mũi.
  • Sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide để chăm sóc da với mục đích là hòa tan bã nhờn và dầu thừa, tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Sử dụng kem dưỡng hoặc serum retinoid để dưỡng da mỗi ngày. Nhưng chú ý là cần phải kết hợp với chống nắng thật tốt để tránh da bị bắt nắng nhiều hơn…
0 0 Continue Reading →

Tái Tạo Da Là Gì? Nên Tiến Hành Khi Nào An Toàn Nhất?

Tái tạo da là gì?

Tái tạo da là một khái niệm làm đẹp khá mới mẻ và nó đang “làm mưa gió” trong cộng đồng. Đây là một liệu pháp trẻ hoá da không quá phức tạp và đôi khi có thể tự thực hiện tại nhà.

Quá trình tái tạo da sẽ khiến giúp cho chúng ta có thể thay tế lớp da bên ngoài vốn đã cằn cỗi và thiếu khả năng hấp thụ dưỡng chất. Thay vào đó là một làn da non với sự mịn màng, tươi trẻ vẻ khỏe mạnh hơn. Với những người đang có các dấu hiệu giảm sắc tố da (nám, sạm da, tàn nhanh) tái tạo làn da cũng sẽ giúp da trở nên sáng mịn và đều màu hơn.

Thêm một lý do nữa khiến cho các giải pháp tái tạo làn da được lòng chị em đó chính là quá trình này sẽ giúp cho da thông thoáng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc da sẽ được làm sạch một cách dễ dàng. Khi mà lượng dầu thừa, bụi bẩn và tồn dư của mỹ phẩm được làm sạch thì các vấn đề về mụn hay viêm mụn cũng sẽ không thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các phương pháp tái tạo da hiện đại đạt chuẩn còn giúp da có thể hấp thu tối đa dinh dưỡng, dưỡng chất từ trong các sản phẩm chăm sóc da tại chỗ. Từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả dưỡng da và điều trị da liễu. Quả là tuyệt vời đúng không nào.

Tái tạo da là gì? Nên tiến hành khi nào an toàn nhất?

Khi nào bạn nên thực hiện tái tạo da

Trên thực tế, làn da của chúng ta vẫn đang được tái tạo hàng ngày thông qua các chu trình thay da. Ở người trẻ tuổi, chu trình thay da sẽ ngắn hơn những người ở độ tuổi trung niên  và người già. Trung bình sẽ là từ 28-30 ngày cho một lần thay da. Nếu quá trình này được đẩy lên quá nhanh sẽ không có lợi cho da. Nhưng nếu nó diễn ra quá chậm thì cũng là lúc bạn cảm thấy làn da của mình bị già.

Và để có thể điều chỉnh khả năng tái tạo làn da, chúng ta có thể chủ động thực hiện các biện pháp can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ phải thăm khám để đánh giá tình trạng da, các vấn đề về lão hoá da trước đó. Nắm rõ mong muốn cải thiện của khách hàng để tìm ra một giải pháp tái tạo da được xem là tốt nhất, an toàn nhất.

Các trường hợp có thể thực hiện tái tạo da bề mặt là những người đủ 18 tuổi trở nên là đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện thẩm mỹ. Các vấn đề về da ở mức nhẹ và trung bình sẽ được cân nhắc thực hiện liệu trình tái tạo phù hợp.

  • Trường hợp da có các nếp nhăn tĩnh hoặc các nếp nhăn động. Điều kiện là mức độ nhăn nông có thể thực hiện tái tạo da để giảm thiểu số lượng các nếp gấp này.
  • Trường hợp da có vấn đề về sắc tố gồm các đốm nâu, tàn nhang, đồi mồi… Có thể thực hiện tái tạo bề mặt da để cải thiện sắc tố một cách tự nhiên nhất.
  • Trường hợp da đang bị thâm sau mụn hoặc thâm do các bệnh về da như thuỷ đậu.
  • Trường hợp da bị yếu và lão hoá, tình trạng thiếu hụt collagen và elastin do tuổi tác.
  • Tình trạng da sần vỏ cam, da có lỗ chân lông to và mụn đầu đen nhiều do sự bít tắc.
  • Người đang có dấu hiệu da chùng nhão, chảy xệ và đàn hồi kém do tuổi tác…

Đơn giản hơn là bạn có thể thực hiện tái tạo da để giúp da của mình đã đẹp còn đẹp hơn. Dĩ nhiên là phải nằm trong phạm vi cho phép và cần đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.

Tổng hợp các phương pháp tái tạo da đang hot trên thị trường

Có vô vàn cách để chúng ta có thể tái tạo làn da của mình. Chăm sóc da tại nhà cũng là một cách để tái tạo da. Tuy nhiên, cách làm này có thể mang lại ít hiệu quả và thậm chí là không có hiệu quả nếu như bạn thực hiện không đúng hoặc không có một thứ tự chuẩn.

Bên cạnh đó, nếu chỉ chăm sóc da đơn thuần sẽ rất khó tái tạo làn da đang có vấn đề. Vậy nên, các bác sĩ khuyến khích mọi người nên tìm đến các phương pháp tái tạo da đạt chuẩn được giới thiệu sau:

Tái tạo da bằng các hoạt chất

Nhắc đến tái tạo da bằng các hoạt chất chắc chắn có nhiều người sẽ có câu trả lời ngay, đó là sử dụng acid. BHA và AHA sẽ là hai sự lựa chọn đầu bảng và cũng là hoạt chất được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Tuỳ theo tình trạng da mà nồng độ acid sẽ được sử dụng là khác nhau nhằm đảm bảo quá trình tái tạo diễn ra an toàn nhất.

Ngoài BHA và AHA, bác sĩ có thể sử dụng những hóa chất gây kích thích hơn (như phenol) để tái tạo da cho bạn. Hoạt chất này sẽ là sự lựa chọn cho việc điều trị các vấn đề về da liễu bởi khả năng tác động sâu hơn với làn da. Tuy nhiên, phenol sẽ tác động rất mạnh lên trên da, chính vì thế, cần thực hiện tái tạo làn da khi đã có sự đồng ý của các bác sĩ.

Vitamin C, Retinoid… cũng được xem là thành phần giúp chúng ta tái tạo da một cách an toàn và hiệu quả. Từ độ tuổi 20-25 bạn có thể cho da làm quen dần với các sản phẩm chăm sóc, điều trị có chứa Vitamin C, Retinoid. Điều này sẽ giúp cho làn da của bạn được nuôi dưỡng đẹp hơn mỗi ngày và lão hoá da sẽ chậm hơn rất nhiều nhé.

Tái tạo da là gì? Nên tiến hành khi nào an toàn nhất?

Tái tạo da với lăn kim vi điểm

Lăn kim sẽ khiến cho bề mặt da có vô số các tổn thương. Nghe đến đây chắc hẳn có nhiều người tỏ ra sợ hãi, lo lắng rằng điều này sẽ gây sẹo và thâm. Tuy nhiên, lăn kim chính là giải pháp tái tạo da đạt chuẩn, đã được kiểm chứng về độ an toàn. Không chỉ dừng lại ở đó, lăn kim còn giúp chúng ta hỗ trợ điều trị rất nhiều vấn đề da liễu khác như mụn trứng cá, sẹo mụn và thâm mụn, tàn nhang.

Trên thực tế, lăn kim chỉ tạo ra các tổn thương giả trên da. Tổn thương này hầu như không gây chảy máu (trừ khi bạn lăn kim trị sẹo rỗ). Hàng trăm nghìn tổn thương sẽ tạo kênh dẫn để da có thể hấp thụ được các hoạt chất một cách nhanh chóng hơn. Tăng hiệu quả gấp 10 lần cách thoa sản phẩm thông thường.

Sau khoảng 24h các tổn thương này sẽ đóng lại hoàn toàn. Tiếp theo đó là quá trình tái tạo và phục hồi da sẽ diễn ra từ từ. Đến ngày thứ 5 bạn sẽ thấy da bị bong tróc. Nhưng đừng quá lo lắng bởi hiện tượng thay da này nằm trong tiên lượng của bác sĩ. Khi quá trình thay da kết thúc cũng là lúc làn da cũ của bạn được thay mới bởi một làn da non mịn màng và khỏe mạnh hơn.

Tái tạo bề mặt bằng laser

Đây được biết đến là phương pháp tái tạo da công nghệ cao, hiệu quả đã được rất nhiều tổ chức trên thế giới chứng nhận. Có hai loại tái tạo bề mặt laser được áp dụng gồm:

  • Laser bề mặt: Loại laser này sẽ tác động lên bề mặt da của bạn. Phương pháp có sử dụng tia laser để đi vào các mô tế bào da mà không làm tổn thương lớp sừng của da.
  • Laser phá huỷ: Laser tạo da các lỗ nhỏ trên bề mặt da nhưng vẫn hạn chế được tổn thương. Vùng xâm lấn đa dạng nên có thể thực hiện tái tạo da ở các vị trí khó trên cơ thể, gương mặt.

Trên thực tế, chúng ta có thể đồng thời thực hiện nhiều phương pháp tái tạo làn da khác nhau nhằm có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, phối hợp phương pháp cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh da bị tổn thương quá nặng. Ví dụ như bạn không thể vừa lột da hoá học lại vừa peel da bởi khi đó da sẽ rất yếu và nguy cơ biến chứng sẽ rất cao.

Thêm vào đó, bạn cần thông báo rõ ràng với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình, các sản phẩm chăm sóc da mà bạn đang dùng, các liệu trình thẩm mỹ mà bạn đang áp dụng gần đây nhất để có chỉ định tái tạo làn da an toàn. Không tự ý thực hiện tái tạo da tại nhà hay cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng vì chính sức khoẻ và sắc đẹp của bạn.

Tái tạo da và các tác dụng phụ bạn cần chú ý

Tất cả các giải pháp tái tạo da mà chúng tôi chia sẻ trên đều đã được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ bao gồm:

  • Kích ứng da: Vùng da có thể bị sưng, ngứa hoặc đau trong thời gian điều trị. Thường gặp ở những lần đầu tiên thực hiện tái tạo da với acid hoặc làm laser.
  • Da bị đỏ (hồng ban): Thường kéo dài khoảng 6-12 tuần sau đó tự biến mất. Đối với những trường hợp nặng hơn, mẩn đỏ có thể kéo dài đến 6-12 tháng.
  • Thay đổi màu da: Da bạn sẽ bị thâm hoặc sáng màu hơn nhưng có thể giảm dần theo thời gian. Đây còn được biết đến là tình trạng giảm sắc tố sau laser hoặc peel da.
  • Sẹo: Các phương pháp tái tạo da rất hiếm khi để lại sẹo. Nếu có bạn cũng không cần lo lắng quá mức bởi bạn có thể điều trị sẹo bằng thuốc theo tư vấn của bác sĩ;
  • Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virus hoặc nấm xuất hiện ở vùng da điều trị và lan sang các phần còn lại của cơ thể. Thường liên quan đến vấn đề vệ sinh trong thẩm mỹ như dụng cụ không được làm sạch hoặc môi trường thẩm mỹ không được vô khuẩn.
0 0 Continue Reading →

Tiêm Filler Giá Rẻ, Liệu Có Đáng Để Cho Chúng Ta Trải Nghiệm?

Filler giá rẻ là gì?

Filler được biết đến là chất làm đầy sinh học. Sản phẩm có thể giúp chúng ta tăng kích thước mô một cách tự nhiên mà không gây ra tác động xâm lấn, hạn chế tối đa tổn thương. Filler giúp làm đầy các tổ chức khuyết thiếu trên gương mặt hay nhiều vùng cơ thể khác, xoá bỏ các nếp nhăn và định hình đường nét theo ý muốn.

Trên thế giới, filler đã được phát triển từ rất lâu và được các ngôi sao lớn lựa chọn thường xuyên. Ở Việt Nam, xu hướng làm đẹp bằng filler đã xuất hiện trong vài năm gần đây. Dịch vụ thẩm mỹ với filler hướng đến những chị em phụ nữ có nhu cầu làm đẹp nhưng sợ phẫu thuật thẩm mỹ và những người muốn làm đẹp nhưng tiết kiệm chi phí. Đặc biệt là các bạn nữ trẻ tuổi.

Filler giả rẻ được hiểu là việc sử dụng những chất làm đầy sinh học có giá rẻ hơn so với quy định của hãng hoặc rẻ hơn so với mức giá chung của thị trường đưa ra. Mức chênh nhiều đến mức khiến chúng ta không khỏi giật mình. Và những nơi cung cấp dịch vụ thẩm mỹ với filler giá rẻ hầu như đều hoạt động theo tính tự phát. Đó có thể chỉ là một cá nhân hoặc một Spa nào đó.

Tiêm filler giá rẻ, liệu có đáng để cho chúng ta trải nghiệm?

Tràn lan quảng cáo về dịch vụ tiêm filler giá rẻ

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về filler giá rẻ, bạn có thể tham gia vào các hội nhóm, các diễn đàn liên quan đến filler. Ngay lập tức bạn sẽ được rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận, tư vấn giới thiệu và cuối cùng là mồi chào sử dụng dịch vụ tiêm filler giá rẻ của họ.

Theo như những lời quảng cáo thì tiêm filler giá rẻ nhưng sẽ đảm bảo về chất lượng, độ an toàn. Đặc biệt, những nơi này thường đưa ra một ưu đãi hấp dẫn chính là làm đẹp bằng filler không giới hạn CC, tiêm đến khi nào đẹp, đến khi nào khách hàng vừa ý thì thôi.

Còn có những người giới thiệu mình là bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, chuyên tiêm filler và sẵn sàng đến tận nơi ở để thực hiện thủ thuật cho khách hàng. Mức giá thì rất phải chăng. Chỉ vài trăm nghìn đồng mà không tính phí đi lại.

Còn nực cười hơn khi các “bác sĩ” đưa ra lời cam kết filler giá rẻ mà họ tiêm sẽ giúp khách hàng đẹp mãi mãi. Điều đã làm siêu lòng không ít chị em bởi ai chẳng muốn trẻ mãi không già.

Còn nguy hiểm hơn khi ngày càng có nhiều gian hàng shopee bán filler giá rẻ cho khách hàng để có thể mua và tự tiêm tại nhà để tiết kiệm chi phí… Và tất cả những điều này khiến cho dịch vụ thẩm mỹ tiêm filler giá rẻ ngày một “nóng” hơn.  Số người tìm mua và sử dụng dịch vụ ngày một nhiều hơn. Từ đó cũng là những hậu quả khôn lường.

Mỗi nguy hại từ dịch vụ tiêm filler giá rẻ

Chị P.V.T (TP.HCM) đã từng là nạn nhân của dịch vụ tiêm filler giá rẻ. Vì muốn chỉnh sửa dáng mũi nên chị lựa chọn nâng mũi với filler tại cơ sở gần nhà với giá 2 triệu đồng (tiêm đến đẹp thì dừng). Tuy nhiên, khi thực hiện được một nửa thì cơ thể chị bắt đầu có phản ứng bất thường nhưng không thông báo cho “bác sĩ”.

Tiếp theo đó, các dấu hiệu đau đầu, ủ tai, hoa mắt bắt đầu diễn ra ngày một nhiều hơn. Sau chỉ 12h tiêm filler giá rẻ chị đã được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng khuôn mặt bị biến dạng, suýt bị mù mắt bên trái. Nguyên nhân được xác định là chất làm đầy đi vào mạch máu và cần thực hiện nạo hút filler ngay lập tức.

Cô H.L (58 tuổi – Hưng Yên) cũng đã phải ân hận với việc lựa chọn tiêm filler giá trẻ trước đó của mình. Theo lời người quen, cô L có đến Spa khá lớn tại địa phương để thực hiện tiêm trẻ hoá với filler để xoá rãnh râu rồng. Quá trình thẩm mỹ diễn ra bình thường và cô cũng hài lòng về kết quả.

Tuy nhiên, 2 ngày sau đó vùng da được tiêm filler có dấu hiệu bị sưng và bầm tím. Cô L được “bác sĩ” hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm tại nhà để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, sang ngày thứ 5 tình trạng sưng đau vẫn không giảm mà có dấu hiệu trầm trọng hơn. Cô luôn cảm giác filler di chuyển vào trong miệng nên đã quyết định thăm khám. Kết luận của bác sĩ là nhiễm trùng do tiêm filler không đúng kỹ thuật và chỉ định tiêm tan/ nạo vét filler…

Một trường hợp đáng tiếc hơn là bé T.A.L (16 tuổi – Hà Tĩnh). Vì muốn có một chiếc mũi đẹp nên bé đã dành tiền để thực hiện nâng mũi với filler. Tuy nhiên, cái giá phải trả là quá đắt bởi chỉ sau khi nâng mũi 3 ngày mắt bên trái của bé đã bị mù vĩnh viễn. Bé có chia sẻ rằng “không nghĩ là mình còn sống sót, cảm thấy giống như được sống lại 1 lần. Lần sau em sẽ không bao giờ dám đánh liều với sức khoẻ và tính mạng của mình nữa…”

Tiêm filler giá rẻ, liệu có đáng để cho chúng ta trải nghiệm?

Trên thực tế, còn có rất nhiều các biến chứng liên quan đến dịch vụ tiêm filler giá rẻ. Biến chứng của filler thực sự có kiểm soát bởi nó có thể đến ngay trong khi thực hiện, xảy ra sau một vài ngày hoặc rất lâu sau đó. Có những trường hợp bị tiêm nhầm silicon còn có thể gây ra biến chứng sau một vài năm thực hiện.

Sự thật về dịch vụ tiêm filler giá rẻ

Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của con người và nó cũng là việc mà chúng ta nên làm để có thể sống tự tin, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, làm đẹp cần phải an toàn nhất là với những dịch vụ làm đẹp với filler. Hãy hiểu đúng về tiêm filler giá rẻ để có thể đưa ra cho mình những sự chọn lựa chính xác nhất.

Một vài sự thật về các dịch vụ tiêm filler giá rẻ đang có mặt trên thị trường mà bạn cần quan tâm gồm:

Dịch vụ không được cấp phép thực hiện

Hầu hết các dịch vụ tiêm filler giá rẻ đang được quảng cáo trên mạng đều không được cấp phép thực hiện. Nó được cung cấp bởi một cá nhân nào đó và khi này quyền lợi của khách hàng sẽ không được bảo đảm. Đã có không ít trường hợp tiêm filler gặp biến chứng những bị cơ sở tiêm rũ bỏ trách nhiệm bởi tất cả lời cam kết đều chỉ là bằng miệng.

Không phải là bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện

Chỉ với khoảng 2-3 triệu đồng bạn đã có thể có một khoá học tiêm filler. Và cũng chính từ những khóa học này nên ngày càng có nhiều các “bác sĩ’ thẩm mỹ nội khoa. Theo khảo sát, có đến gần 80% số người đang thực hiện tiêm filler tại Spa không có bằng y khoa, không theo chuyên ngành da liễu thẩm mỹ và đặc biệt là họ chỉ học tiêm filler một vài buổi hoặc nhìn người khác làm rồi làm theo.

Do đó, nếu bạn đang muốn tiêm filler giá rẻ ở những nơi vừa cắt tóc, vừa gội đầu, vừa làm móng, vừa phun xăm… nhưng chỉ có duy nhất 1 người thực hiện sẽ rất nguy hiểm. Hãy nhớ, ngay cả những bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản cũng cần rất nhiều thời gian để có thể trau dồi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. Vậy nên, đừng đặt sức khoẻ và tính mạng của mình vào những “bác sĩ mạng” nhé.

Chất lượng filler giá rẻ không tốt như bạn nghĩ

Filler giá rẻ nghe thì rất hấp dẫn. Nhưng bạn đã thử nghĩ sản phẩm này có nguồn gốc như thế nào, thành phần ra làm sao, hiệu quả có thực sự như lời quảng cáo hay không. Chất lượng filler giá rẻ đang là một dấu hỏi rất lớn và cần chúng ta đi tìm lời giải đáp.

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, filler giá rẻ sẽ có những đặc điểm nhận dạng sau:

  • Không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ hoặc nếu có thì nó cũng không rõ ràng bởi lẽ dòng filler này rất có thể bị làm nhái lại từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới.
  • Không được phân phối bởi các công ty lớn. Đó là lý do tại sao filler hàng công ty có giá đến 10 triệu/ cc nhưng khi mua ở cửa hàng mỹ phẩm hoặc shoppe sẽ chỉ có giá 1-2 triệu đồng.
  • Không có hạn sử dụng, hàng cận date hoặc là hàng đã qua sử dụng được nhà sản xuất đẩy với số lượng lớn để không ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.
  • Không rõ ràng về thành phần. Nếu không nắm được yếu tố này bạn sẽ rất khó có thể xử lý các biến chứng tiêm filler giá rẻ sau đó. Và điều này được xem là rất nguy hiểm.

Tỷ lệ biến chứng cực cao khi tiêm filler giá rẻ

Có đến hơn 70% số ca biến chứng filler có liên quan đến dịch vụ tiêm filler giá rẻ mà bệnh nhân sử dụng trước đó. Điều này sẽ không bất ngờ khi mà bạn vừa sử dụng filler kém chất lượng và người tiêm lại không nắm được các kỹ thuật cơ bản. Và biến chứng của filler sẽ rất nguy hiểm. Nó không chỉ dừng lại ở việc bạn tiêu tốn tiền bạc mà còn khiến cho bạn phải đánh đổi cả tuổi xuân, sức khoẻ và cả tính mạng.

Tiêm filler giá rẻ, liệu có đáng để cho chúng ta trải nghiệm?

Một số các biến chứng liên quan đến tiêm filler giá rẻ được cảnh báo gồm:

  • Tình trạng sưng đau, bầm tím da kéo dài sau thủ thuật tiêm filler giá rẻ.
  • Tình trạng nhiễm trùng khiến da bị hoại tử trên diện rộng so với vùng tiêm.
  • Tình trạng biến dạng khuôn mặt do kỹ thuật tiêm không đúng vị trí, tiêm quá liều.
  • Nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý nguy hiểm như HIV, viêm gan b, viêm gan C.
  • Tình trạng chèn mạch hoặc tắc mạch do filler được tiêm gần mạch máu hoặc bị đưa vào các mạch máu. Có thể dẫn đến mù vĩnh viễn nếu vùng tiêm ở gần mắt như filler trán, mũi.
0 0 Continue Reading →

Nên Dùng Kem Dưỡng Ẩm Mấy Lần 1 Ngày Để Da Được Chăm Sóc Tốt Nhất

Độ ẩm của da quyết định da có đẹp hay không

Bạn có biết rằng da chỉ khoẻ đẹp khi độ ẩm được cân bằng. Nếu da khô, bề mặt sẽ trở nên sần sùi và tình trạng bong tróc dễ dàng xuất hiện. Nhưng ngược lại, nếu da quá ẩm sẽ khiến cho gương mặt của bạn lúc nào cũng bóng loáng và tạo điều kiện cho bít tắc lỗ chân lông xảy ra, tình thành mụn trứng cá. Do đó, mục tiêu hướng đến của chăm sóc da chính là cân bằng độ ẩm tự nhiên cho da, đặc biệt là vùng “mặt tiền” của cơ thể chính là gương mặt.

Mà để có thể cân bằng độ ẩm cho da thì kem dưỡng ẩm là một sản phẩm không thể thiếu. Dưỡng ẩm là bước chăm sóc da vô cùng quan trọng. Loại da nào cũng cần phải dưỡng ẩm chứ không riêng gì da khô. Bởi trên thực tế, vẫn có nhiều người mặc dù sở hữu làn da dầu nhưng vẫn có hiện tượng thiếu ẩm, khiến cho da không được khoẻ đẹp.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, một khi da đủ ẩm sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Quan trọng hơn là tình trạng lão hoá da sẽ diễn ra chậm hơn và bạn có thể trẻ hơn so với tuổi. Do đó, bạn có thể quên đầu tư gì nhưng không nên quên dưỡng ẩm. Bạn có thể quên thì chứ đừng quên thoa dưỡng ẩm để chăm sóc da mỗi ngày.

Nên dùng kem dưỡng ẩm mấy lần 1 ngày để da được chăm sóc tốt nhất

Nên dùng kem dưỡng ẩm mấy lần mỗi ngày

Hầu hết các sản phẩm kem dưỡng ẩm đều có tác dụng trong khoảng 8 giờ đồng hồ. Do đó, chúng ta nên dùng kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày là lý tưởng nhất. Hãy thoa dưỡng ẩm vào buổi sáng trước khi bạn đi làm và buổi tối trước khi bạn nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, số lần sử dụng dưỡng ẩm trong này cũng không có sự cố định. Bởi mỗi loại da khác nhau sẽ có nhu cầu về độ ẩm khác nhau. Mỗi tình trạng da cũng sẽ có những chỉ định chăm sóc riêng. Vậy nên, nếu bạn không chắc chắn việc dùng kem dưỡng ẩm mấy lần một ngày để da được chăm sóc tốt nhất thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu nhé.

  • Với da dầu: Có thể dùng dưỡng ẩm từ 1-2 lần mỗi ngày và nên lựa chọn dòng sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm với dạng gel để tránh bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lotion để thay cho kem dưỡng.
  • Với da thường: Da thường là loại da thường dễ chăm sóc nhất bởi tình trạng da rất khoẻ. Người có da thường có thể dùng dưỡng ẩm 2 lần/ngày vào sáng và tối và duy trì thường xuyên để có một làn da khỏe đẹp.
  • Với da hỗn hợp: Với tình trạng da hỗn hợp bạn có thể dùng dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, cần chú ý hạn chế thoa dưỡng ẩm quá nhiều ở vùng trung tâm của gương mặt, vùng mũi và cánh mũi. Cần thay đổi sản phẩm dưỡng ẩm theo mùa để có hiệu quả cao nhất.
  • Với da khô: Loại da này thường thiếu ẩm rất nhiều nên việc bổ sung độ ẩm sẽ luôn là việc làm cần thiết. Người có da khô cần thoa dưỡng ẩm từ 2-3 lần mỗi ngày. Một số người có thể tăng số lần dưỡng ẩm nhiều hơn bởi các lý do thời tiết để không khiến da bị bong tróc, nứt nẻ…

Như vậy là số lần bôi dưỡng ẩm trong ngày sẽ có thể thay đổi một cách linh hoạt. Nếu bạn sử dụng kem dưỡng 2 lần/ngày nhưng tình trạng da vẫn khô thì có thể bôi thêm. Một số người bị viêm da cơ địa có thể tăng số lần dưỡng ẩm hoặc sử dụng theo nhu cầu để cải thiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường.

Thậm chí dưỡng ẩm cho da mặt sẽ khác dưỡng ẩm cho da tay hay các vùng da khác trên cơ thể. Do đó, bạn cần hiểu đúng về nhu cầu của da, xem da có đang thiếu ẩm hay không để từ đó có thể bù đắp sự thiếu hụt này.

Lượng kem dưỡng ẩm bao nhiêu là đủ?

Đây có lẽ là câu hỏi khó có lời đáp chính xác nhất. Trên thực tế nhà sản xuất kem dưỡng ẩm cũng chỉ hướng dẫn khách hàng là lấy một lượng vừa đủ sản phẩm để thoa đều lên trên da. Nhưng lại không nói lượng vừa đủ là bao nhiêu. Chính điều này khiến cho rất nhiều người không biết liệu mình dùng kem dưỡng ẩm với lượng như vậy là nhiều hay ít.

Với lượng kem dưỡng ẩm, bạn có thể cân đong, đo đếm theo muỗng cà phê, đốt ngón tay hoặc thậm chí là ước lượng bằng hạt đậu hoặc hạt ngô. Sẽ không có hướng dẫn chi tiết cho điều này. Nhưng hãy nhớ rằng, việc thoa dưỡng ẩm quá nhiều hoặc quá ít đều sẽ không tốt cho tình trạng da của bạn.

  • Nếu bạn dùng quá nhiều dưỡng ẩm đặc biệt là sản phẩm có kết cấu đặc thì sẽ tăng nguy cơ bít tắc chân lông, gia tăng các vấn đề về mụn. Ngoài ra còn gây ra sự lãng phí không hề nhỏ.
  • Nếu bạn dùng kem dưỡng ẩm với lượng quá ít so với diện tích da thì da sẽ không được chăm sóc kỹ càng. Từ đó hiệu quả dưỡng ẩm cũng không như bạn mong đợi…

Nên dùng kem dưỡng ẩm mấy lần 1 ngày để da được chăm sóc tốt nhất

Do đó, trước khi bắt đầu sử dụng dưỡng ẩm cho da bạn nên xem lại kết cấu của sản phẩ,. Nếu sản phẩm có kết cấu lỏng bạn có thể dùng với lượng nhiều hơn. Nhưng nếu sản phẩm có kết cấu đặc bạn nên dùng với lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng đến da. Để chắc chắn về điều này bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu mà mình tin tưởng nhất.

Hướng dẫn sử dụng kem dưỡng ẩm an toàn và hiệu quả

Khi sử dụng dưỡng ẩm cho da, người việc trả lời được câu hỏi nên thoa mấy lần một ngày bạn cũng cần lựa chọn được thời điểm và dùng theo đúng thứ tự. Một số những lưu ý để bạn có thể chăm sóc da tốt hơn với kem dưỡng ẩm gồm:

Thời điểm nên bôi kem dưỡng ẩm cho da

Buổi sáng: Sau khi rửa mặt, làn da thường dễ bị mất độ ẩm tạm thời, dẫn tới tình trạng căng rít khó chịu. Vì vậy, việc sử dụng kem dưỡng sẽ giúp cấp ẩm kịp thời và bảo vệ da khỏi những tác hại từ môi trường.

Buổi tối: Đây là thời điểm quá trình tái tạo và phục hồi da diễn ra mạnh mẽ, nên rất cần dưỡng chất bổ sung để hỗ trợ quá trình này. Vì vậy, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ để da có thể tái tạo và phục hồi tốt nhất.

Chú ý, nên thoa kem dưỡng ẩm ngay khi da còn ẩm để tăng khả năng hấp thụ của sản phẩm. Không dùng kem dưỡng ẩm khi da chưa được làm sạch (chưa tẩy trang và rửa mặt) để tránh da bị bít tắc và khiến cho mụn trứng cá hình thành.

Thứ tự dùng kem dưỡng ẩm như thế nào là hợp lý

Bước dưỡng ẩm cho da sẽ cần kết hợp với các bước chăm sóc da khác. Do đó, việc có một chu trình chăm sóc da khoa học là rất quan trọng bởi chỉ khi bạn làm đúng thứ tự thì các sản phẩm mà bạn đã dùng trước đó mới có thể phát huy được tác dụng.

Quy trình chăm sóc da với kem dưỡng ẩm lý tưởng nhất là:

  • Buổi sáng: Làm sạch da (rửa mặt + tẩy trang) >> nước cân bằng da >> dưỡng ẩm >> chống nắng.
  • Buổi tối: Làm sạch da (rửa mặt + tẩy trang) >> nước cân bằng da >> dưỡng ẩm >> kem mắt.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng xen kẽ các sản phẩm chăm sóc da khác. Nhưng hãy nhớ, dưỡng ẩm luôn là bước chăm sóc da quan trọng nhất mà bạn không thể lãng quên.

Lựa chọn loại kem dưỡng phù hợp với làn da

Nếu bạn đang nghĩ mình có da dầu nên sẽ không cần dưỡng ẩm thì hãy xem xét lại. Trên thực tế, ngay cả khi da bạn có nhiều nhờn thì việc dưỡng ẩm vẫn rất quan trọng. Bởi nó cũng sẽ góp phần kiểm soát hoạt động của tuyến bã dưới da và giúp cân bằng làn da của bạn. Vậy nên, hãy lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với da dầu thay vì việc lãng quên nó bạn nhé.

Da dầu, hỗn hợp thiên dầu nên ưu tiên kem dưỡng dạng gel, sẽ giúp thẩm thấu tốt hơn. Sản phẩm dưỡng ẩm này thường có kết cấu mỏng nhẹ nên sẽ không gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và hạn chế mụn cũng như sự nhiễm khuẩn.

Da thường, da khô nên chọn kem dưỡng dạng kem sẽ giúp cấp ẩm tốt hơn. Chú ý, sản phẩm có dạng kem thường gây cảm giác khá nặng mặt và có thể khiến bạn không hài lòng. Khi này, bạn có thể mix cùng serum trước mỗi lần sử dụng nhé.

Nên dùng kem dưỡng ẩm mấy lần 1 ngày để da được chăm sóc tốt nhất

Luôn chú ý đến việc vệ sinh tay trước khi dùng dưỡng ẩm

Không chỉ với kem dưỡng ẩm và trước khi thoa bất kỳ thứ gì khi thoa lên trên da bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bạn không những phải rửa mặt sạch mà còn phải rửa tay thật kỹ với xà phòng. Việc làm này sẽ hạn chế chúng ta đưa vi khuẩn và bụi bẩn lên trên da từ đó sẽ giúp cho việc chăm sóc da khoa học hơn.

Bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm tối đa 8 tiếng trên da vì đây là khoảng thời gian kem dưỡng có thể phát huy tác dụng. Nếu làn da tiếp xúc nhiều bụi bẩn hoặc tiết nhiều dầu, mồ hôi thì bạn có thể rửa mặt bằng nước sạch. Sau đó, bạn nên tiếp tục bôi lớp kem dưỡng ẩm mới. Bạn tuyệt đối không nên rửa mặt ngay sau khi bôi kem dưỡng ẩm vì sản phẩm cần thời gian thẩm thấu vào da.

0 0 Continue Reading →

Da Bị Khô Sau Mỗi Lần Rửa Mặt Và Cách Khắc Phục Từ Các Chuyên Gia

Dấu hiệu da khô sau khi rửa mặt

Như chúng ta đã biết, rửa mặt là hành động giúp cho chúng ta làm sạch da và cũng giúp cho cơ thể có sự tỉnh táo hơn. Rửa mặt là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da hàng ngày và luôn đứng ở thứ tự đầu tiên. Trợ thủ đắc lực để giúp hoàn thành thao tác rửa mặt chính là một sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với mỗi làn da.

Một sản phẩm sữa rửa mặt tốt cho da sẽ đảm bảo được hai yếu tố là vừa làm sạch da hiệu quả nhưng đồng thời cũng phải giúp giữ lại độ ẩm cần thiết cho da. Do vậy, tình trạng da bị khô sau khi rửa mặt được xem là bất thường. Nếu hiện tượng này kéo dài nó có thể khiến cho da của bạn bị lão hoá sớm hơn bởi luôn trong tình trạng thiếu ẩm.

Bạn có thể tự mình kiểm tra xem sau khi rửa mặt da của mình có bị khô hay không. Cảm giác bề mặt da bị căng ra thậm chí là có cảm giác căng tức, da ửng đỏ và có chút khó chịu. Sau một lúc da có thể bị bong tróc nứt nẻ và châm chích. Nếu không được dưỡng ẩm ngay bạn sẽ thấy dấu hiệu này không tự biến mất và vùng ảnh hưởng nhiều nhất là hai bên má.

Theo các bác sĩ, tình trạng da bị khô căng sau khi rửa mặt có thể do của bạn vốn là làn da khô và thiếu nước. Khi chúng ta chăm sóc da không khoa học, công theo ảnh hưởng từ thời tiết, nhiệt độ sẽ khiến cho da đã khô càng trở nên khô hơn. Và điều này thực sự là vấn đề lớn bởi da khô sẽ bị lão hoá sớm hơn, nhanh hơn đấy nhé.

Da bị khô sau mỗi lần rửa mặt và cách khắc phục từ các chuyên gia

Nguyên nhân da khô sau khi rửa mặt là gì?

Dùng nước nóng để rửa mặt

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có sữa rửa mặt mới là “thủ phạm” khiến cho da của chúng ta bị khô. Ngay cả khi bạn rửa mặt bằng nước và khăn mặt bạn vẫn có thể gặp tình trạng nàu. Và nhiệt độ nước quá cao chính là nguyên nhân khiến cho da của bạn bị không căng sau khi được làm sạch, gia tăng các vấn đề về khô da và nứt nẻ vào mùa đông.

Nước nóng là sự lựa chọn lý tưởng để giúp chúng ta rửa mặt được sạch hơn nhờ khả năng làm nở các lỗ chân lông. Khi này, sữa rửa mặt có thể dễ dàng xâm nhập và lấy đi lượng dầu thừa và tồn dư của mỹ phẩm, việc rửa mặt sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Thế nhưng, rửa mặt bằng nước quá nóng, nóng đến bỏng tay lại là việc làm được cảnh báo là không nên.

Nước nóng quá mức sẽ khiến cho lớp dầu tự nhiên của da bị rửa trôi một cách nhanh chóng. Tiếp theo da sẽ bị không căng. Và ngay cả khi bạn không dùng sữa rửa mặt thì bạn vẫn sẽ phải đối mặt với tình trạng khô da này.

Lựa chọn sai sữa rửa mặt cho da

Nếu da bạn bị khô sau khi bắt đầu làm quen với một loại sữa rửa mặt mới thì bạn có thể đã dùng sản phẩm không phù hợp với tình trạng da. Theo đó, mỗi loại da sẽ có những đặc tính khác nhau và các nhà sản xuất sữa rửa mặt sẽ dựa theo nhu cầu của từng làn da để cho ra đời những dòng sữa rửa mặt phù hợp.

Bạn không thể dùng sữa rửa mặt cho da khô nếu như làn da của bạn là làn da dầu. Nhu cầu của làn da khô sẽ là khả năng dưỡng ẩm tự nhiên trong khi đó làn da dầu sẽ cần đạt hiệu quả làm sạch cao hơn. Nếu bạn dùng lẫn lộn sữa rửa mặt thì da đã khô sẽ càng thêm khô hơn, còn da đã dầu nhờn sẽ lại càng dầu nhờn thậm chí là nổi thêm cả mụn.

Do đó, hãy quan tâm đến khuyến cáo sử dụng được nhà sản xuất đưa ra để lựa chọn cho mình những loại sữa rửa mặt không khiến da khô sau khi rửa mặt:

  • “for sensitive skin” – Sản phẩm dành cho da nhạy cảm
  • “for dry skin” – Sản phẩm dành cho da khô
  • “for oily skin” – Sản phẩm dành cho da dầu…

Ngoài ra, nếu bạn cũng nên quan tâm về bảng thành phần của sữa rửa mặt. Nếu thấy các loại sữa rửa mặt có chứa ceramide, HA, glycerin, sodium PCA,… thường có mặt trong sữa rửa mặt cho da khô vì đây là những thành phần dưỡng ẩm nổi tiếng. Đừng có mua nó nếu da của bạn là da dầu nhờn, da mụn trứng cá bởi nó sẽ khiến tình da da tồi hệ hơn nhé.

Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày khiến da bị khô

Bạn có nghĩ rằng rửa mặt nhiều lần trong ngày sẽ giúp da sạch hơn hay không? Các chuyên gia cho biết, đây là một lỗi sai cơ bản của các bạn trẻ và nó khiến cho việc chăm sóc da không đạt hiệu quả cao, thậm chí là con gây tác dụng phụ. Hành động này sẽ vô tình làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Và đây chính là lý do da khô căng sau khi rửa mặt dù cho bạn đã đổi 9981 loại sữa rửa mặt.

Một làn da khỏe mạnh sẽ cần có sự cân bằng về độ ẩm. Và khi chúng ta rửa mặt quá 2 lần mỗi ngày thì da sẽ bị lấy hết ẩm. Khi này, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động ngày càng mạnh hơn để bù đắp lại lượng độ ẩm cần thiết cho da. Dễ xảy ra tình trạng da khô rát và tăng độ nhạy cảm của da trước những tác nhân từ môi trường như nắng, gió.

Da bị khô sau mỗi lần rửa mặt và cách khắc phục từ các chuyên gia

Do đó, lời khuyên để tránh tình trạng da khô sau khi rửa mặt gồm:

  • Bạn chỉ nên làm sạch da với sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày và hai thời điểm là sáng và tối.
  • Với người da dầu có thể tăng số lần rửa mặt là 3 lần mỗi ngày nhưng cần chú ý lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da.
  • Nếu thời điểm khác trên ngày bạn cần làm sạch da để loại bỏ mồ hôi và khó bụi thì có thể rửa mặt bằng nước mát hoặc dùng xịt khoáng sau đó lấy khăn sạch để lau qua.

Da khô căng do bạn rửa mặt quá lâu

Một người có kiến thức chăm sóc da khoa học sẽ luôn biết rằng hành động rửa mặt cần phải nhanh gọn. Thời gian rửa mặt kéo dài quá lâu sẽ không giúp cho da sạch hơn mà ngược lại nó sẽ khiến cho da của bạn bị khô sau đó. Vậy nên, nếu bạn đang có thói quen vừa kết hợp rửa mặt vừa massage mặt thì hãy thay đổi để tránh ảnh hưởng đến độ ẩm tự nhiên của da nhé.

Nhưng cũng cần nhớ là rửa mặt không kỹ khiến da khô căng. Ví dụ như dùng quá ít sửa rửa mặt so với diện tích da mặt, dùng quá nhiều sữa rửa mặt nhưng lại thao tác rửa rất nhanh hay không tạo bọt trước khi rửa mặt… đều được xem là rửa mặt không kỹ. Khi sữa rửa mặt không được làm sạch hoàn toàn thì nó sẽ khiến cho da của bạn bị kích ứng, trở nên khô căng và ngứa ngáy vô cùng.

Không dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt

Thao tác dưỡng ẩm cho da rất quan trọng để giúp cho làn da của chúng ta không bị khô căng sau khi rửa mặt. Một quy trình dưỡng da đúng chuẩn sẽ cần đầy đủ các bước từ tẩy trang – rửa mặt – toner/lotion – tinh chất/serum – kem dưỡng ẩm. Do đó, sau khi làm sạch da bạn hãy lau khô và khoa một lượng dưỡng ẩm vừa đủ để cải thiện độ ẩm cho da. Nếu làm tốt điều này, làn da của bạn lúc nào cũng sẽ tươi tắn, trẻ khỏe đấy nhé.

Cách khắc phục tình trạng da khô sau khi rửa mặt

Da mặt bị khô vì bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần được xem xét và khắc phục. Bởi chính chúng ta luôn hiểu da khô là loại da ít bị các vấn đề về mụn nhưng lại là loại da dễ bị lão hoá. Do đó, để có thể chăm sóc làn da khô hoặc cải thiện tình trạng da bị khô sau khi rửa mặt bạn có thể làm theo một số gợi ý sau của chúng tôi.

  • Luôn tẩy trang trước khi rửa mặt: Hãy luôn nhớ tẩy trang trước đó để phần nào lấy đi lớp trang điểm, bụi bẩn và bã nhờn dư thừa trên da. Bước rửa mặt tiếp theo đó sẽ giúp cho da được làm sạch sâu hơn và chỉ cần tiến hành nhanh trong khoảng từ 30-60 giây là đủ.
  • Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với da: Yêu cầu là bạn cần biết da của mình thuộc loại da gì để lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp. Với người có da khô nên ưu tiên dòng sản phẩm có khả  năng làm sạch và cấp ẩm với các thành phần như HA, glycerin, ceramide,…
  • Không rửa mặt với nước nóng: Bạn có thể dùng nước ấm để làm sạch da mặt những không nên dùng nước nóng. Nhiệt độ nước lý tưởng sẽ là bằng nhiệt độ cơ thể, khoảng 36-37 độ C sẽ không khiến cho da mặt bị khô căng sau khi rửa mặt nhé.

Da bị khô sau mỗi lần rửa mặt và cách khắc phục từ các chuyên gia

  • Dùng xịt khoáng để cải thiện khô da: dấu hiệu da khô sau khi rửa mặt có thể được cải thiện bằng xịt khoáng. Biện pháp cẩm ẩm tức thì cho da sẽ giúp làm dịu da và bù ẩm. Sau khi xịt khoáng bạn có thể dùng ngay kem dưỡng ẩm để da không bị khô trở lại.
  • Giảm khô da bằng mặt nạ cấp ẩm: Nếu bạn cảm thấy da của mình bị khô nhiều sau khi rửa mặt có thể thử dùng mặt nạ cấp ẩm tự nhiên. Nên lựa chọn dòng mặt nạ giấy từ các thương hiệu nổi tiếng thay vì sản phẩm tự chế tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên để tránh kích ứng, dị ứng xảy ra nhé.
  • Bảo vệ da trước các yếu tố môi trường: Tình trạng da bị khô sau khi rửa mặt có thể phức tạp hơn nếu như bạn để cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy nên, cần tránh ra ngoài khi chưa thực hiện các bước tiếp theo trong chu trình chăm sóc da. Đặc biệt là khi mà bạn chưa dùng kem chống nắng.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh: Để cải thiện độ ẩm của da bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh. Uống đủ từ 2 – 3 lít nước và hãy đảm bảo bạn bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày để da được nuôi dưỡng từ sâu bên trong…
0 0 Continue Reading →

Tiêm Filler Rãnh Cười Bị Sưng – Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Rãnh cười là gì?

Rãnh cười chính là các nếp gấp xuất hiện ở hai bên miệng khi chúng ta cười. Nói cách khác đây chính là các nếp nhăn. Ban đầu, rãnh cười là các nếp nhăn động nhưng lâu dần sẽ biến thành các nếp nhăn tĩnh. Rãnh cười là một trong những dấu hiệu của sự lão hoá, nó biến gương mặt của bạn già đi với một nụ cười không còn sức “tỏa nắng” như thuở con gái.

Bên cạnh các vấn đề về lão hoá tự nhiên của cơ thể, rãnh cười cũng bị tác động bởi một  vài những yếu tố khác gồm:

  • Hút thuốc lá hoặc dùng ống hút nước quá nhiều khiến rãnh cười nhiều và sâu hơn.
  • Cơ thể bị mất nước dẫn đến việc da bị khô và mất khả năng đàn hồi khiến da nhăn hơn.
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến da, làm rãnh cười ngày một sâu.
  • Tác động từ môi trường sống trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là ánh nắng mặt trời.
  • Rãnh cười cũng có thể là do bạn lặp đi lặp lại một nét mặt trong thời gian dài. Ví dụ như người làm nghề lễ tân, tiếp viên hàng không thường xuyên phải tươi cười…

Tiêm filler rãnh cười bị sưng - Chia sẻ từ chuyên gia

Rãnh cười cần được loại bỏ để giúp cho chúng ta tự tin hơn. Và tiêm filler rãnh cười chính là một trong những sự lựa chọn tốt nhất để chúng ta có thể làm đầy các nếp nhăn ở khóe miệng. Vậy tiêm filler rãnh cười là gì, tại sao tiêm filler rãnh cười lại bị sưng và điều này có nguy hiểm hay không? Hãy với Dr.thaiha tiếp tục tìm hiểu về những vấn đề này bạn nhé.

Làm đầy rãnh cười với filler

Không cần thực hiện căng da mặt, không cần động chạm dao kéo, không cần chịu đau đớn bạn cũng có thể làm đầy rãnh cười của mình. Lựa chọn dịch vụ tiêm filler rãnh cười tại Dr.thaiha sẽ là giải pháp tốt nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất để loại bỏ rãnh cười nhằm lấy lại nụ cười đẹp và một gương mặt tự nhiên.

Filler được các bác sĩ chuyên khoa đưa xuống dưới rãnh cười bằng một kim tiêm chuyên dụng trong thẩm mỹ. Ngay lập tức, filler sẽ liên kết lại với nhau để tạo thành tổ chức mô tự nhiên trong cơ thể và làm đẩy phần da đang bị khuyết tổ chức. Nhờ đó, các rãnh cười sẽ được loại bỏ ngay sau khi tiêm filler hoàn thành mà bạn lại không cần mất thời gian nghỉ dưỡng và cũng không cần kiêng cữ quá nhiều.

Hiện nay, tiêm filler rãnh cười đang là dịch vụ thẩm mỹ được lòng nhiều chị em phụ nữ. FDA của Hoa Kỳ cũng đã đưa ra kiểm chứng về phương pháp này. Bộ y tế Việt Nam cũng cấp phép thực hiện tiêm filler rãnh cười ở một số bệnh viện chuyên ngành và các phòng khám chuyên khoa da liễu thẩm mỹ.

Tiêm filler rãnh cười bị sưng có nguy hiểm không?

Một trong những câu hỏi mà bác sĩ nhận được nhiều nhất trong thời gian qua chính là tiêm filler rãnh cười bị sưng có làm sao không. Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra gồm:

Tiêm filler rãnh cười bị sưng là bình thường

Filler được sử dụng để tiêm làm đầy rãnh cười có thành phần sinh học nên nó được đánh giá là có độ tương thích cao với cơ thể. Tuy nhiên, filler vẫn được xem là một chất lạ và do đó sau khi tiêm cơ thể sẽ mất một thời gian để tiếp nhận. Đây chính là lý do chính khiến cho bạn bị sưng sau tiêm filler.

Tuy nhiên, tình trạng tiêm filler bị sưng này sẽ chỉ diễn biến trong một vài giờ hoặc một vài ngày. Thông thường, tình trạng sưng này sẽ không kèm đau nhức khó chịu. Sau 3 ngày chăm sóc khoa học các dấu hiệu sưng đau sẽ tự động biến mất mà không cần can thiệp y khoa.

Tiêm filler rãnh cười bị sưng bất thường

Thường xảy ra với các ca tiêm filler tại Spa hay tự ý tiêm filler rãnh cười tại nhà. Tình trạng sưng bất thường sau tiêm filler sẽ kèm theo các dấu hiệu như bầm tím da diễn diện rộng, đau nhức khó chịu có xu hướng lan tỏa… Những dấu hiệu này ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khoẻ và tâm lý của bệnh nhân.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc tiêm filler rãnh cười bị sưng bất thường gồm:

  • Sử dụng filler kém chất lượng: Sản phẩm bị pha trộn tạp chất hoặc có chứa các chất gây dị ứng với cơ thể. Loại filler gây dị ứng thường có giá rất rẻ và được bán tràn lan trên thị trường.
  • Tiêm filler quá nhiều: Lạn dụng chất làm đầy sẽ khiến cho filler bị tràn ra các vị trí xung quanh cũng có thể khiến cho vùng bị viêm bị sưng to hơn bình thường và có dấu hiệu biến dạng. Lỗi này phần lớn thuộc về người tiêm.
  • Tiêm sai vị trí: Tiêm sai vị trí, tiêm quá gần các mạch máu hoặc tiêm nhầm filler và các mạch máu được xem là tai biến thẩm mỹ. Khi này không những tiêm filler bị sưng mà còn có thể bị hoại tử, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không đảm bảo vô khuẩn: Yêu cầu quan trọng khi tiêm filler chính là phải đảm bảo sự vô khuẩn. Nếu không làm tốt da sẽ bị nhiễm trùng và tình trạng sưng viêm sẽ diễn ra trong nhiều ngày.
  • Chăm sóc không khoa học: Nếu bạn thực hiện bước chăm sóc da tại nhà sau khi tiêm không đúng cách, không kiêng cữ trong sinh hoạt và ăn uống… thì tình trạng tiêm filler rãnh cười bị sưng hoàn toàn có thể xuất hiện.

Tiêm filler rãnh cười bị sưng - Chia sẻ từ chuyên gia

Tiêm filler rãnh cười bị sưng mấy ngày là hết?

Thông thường bạn sẽ cảm thấy hai bên rãnh cười có dấu hiệu sưng sau khoảng một vài giờ đồng hồ hoàn thành thủ thuật. Trong 24h đồng hồ đầu tiên bạn sẽ thấy hiện tượng sưng nhiều hơn kèm theo một chút khó chịu.

Trong 48h – 72h đồng hồ tiếp theo tình trạng sưng sẽ bắt đầu thuyên giảm và cảm giác khó chịu trên da cũng dần giảm dần, rồi biến mất. Trong thời gian này bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm.

Nếu sau 5 ngày bạn vẫn cảm thấy vùng tiêm filler bị sưng, đau không giảm và bầm tím lan rộng thì hãy liên hệ đặt hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa. Trong mọi tình huống tiêm filler rãnh cười bị sưng, bạn không nên tự ý xử lý, điều trị tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách khắc phục tiêm filler rãnh cười bị sưng

Chườm đá lạnh

Để kiểm soát dấu hiệu sưng đau bạn có thể chườm vùng da bằng đá lạnh. Bạn hãy bọc đá vào một chiếc khăn sạch và chườm nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút. Lặp lại ngày từ 2-3 lần để cải thiện dấu hiệu sưng tấy. Nhớ là không nên áp đá lạnh trực tiếp lên trên da trong thời gian dài để tránh bỏng lạnh.

Massage vùng da bị sưng

Trong trường hợp bạn không dám tự ý chườm đá lạnh, thì có thể liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn cách massage giảm sưng sau tiêm filler. Đây cũng là cách làm đơn giản có thể giúp da sưng nhanh chóng giảm dần và biến mất. Thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng bởi nếu tác động quá mạnh filler có thể bị di chuyển gây ra tình trạng vón cục filler hoặc biến dạng khuôn mặt.

Tiêm tan filler

Được thực hiện với các trường hợp tiêm filler rãnh cười bị sưng do biến chứng gồm tiêm filler quá nhiều, tiêm filler chèn mạch máu hoặc tiêm filler vào mạch máu. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc giải filler để làm cho filler phân huỷ nhanh hơn tuổi thọ của nó. Các dấu hiệu sưng sẽ biến mất sau khoảng từ 24-48h đồng hồ.

Nạo vét filler

Thủ thuật nạo vét filler được áp dụng với các trường hợp bị biến chứng nặng, không thể tiêm thuốc giải filler. Bác sĩ sẽ phải dùng dụng cụ y khoa để mở da và loại bỏ hết toàn bộ filler đã được tiêm trước đó. Thường sẽ liên quan đến biến chứng tiêm filler vĩnh viễn hay tiêm silicon dạng lỏng.

Tiêm filler rãnh cười bị sưng - Chia sẻ từ chuyên gia

Cần làm gì để có thể tiêm filler rãnh cười an toàn?

Filler là một dịch vụ thẩm mỹ nội khoa có sự thu hút nhất hiện nay. Thoạt nhìn chúng ta có thể thấy rằng tiêm filler rất đơn giản nhưng mọi thứ lại không dễ dàng như vậy. Kỹ thuật tiêm filler tương đối phức tạp và chỉ có các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề mới có thể giúp bạn thẩm mỹ an toàn với filler.

Là một trong những cơ sở y tê chuyên khoa đi đầu trong ứng dụng filler vào các dịch vụ thẩm mỹ nội khoa, Dr.thaiha xin đưa ra một số lưu ý giúp bạn tiêm filler một cách an toàn và đạt hiệu quả cao nhất gồm:

  • Thăm khám trước khi tiến hành tiêm filler để có chỉ định an toàn. Không thực hiện tiêm filler tại nhà hay tại những cơ sở y tế không có sự đảm bảo về con người và sản phẩm.
  • Thực hiện tiêm filler đúng mục đích. Filler không phải là “thuốc tiên”. Nó không thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về da nên chúng ta không nên có sự nhầm lẫn và lạm dụng.
  • Sau khi tiêm filler rãnh cười cần tránh không được vận động mạnh, vận động quá sức hay tập luyện thể dục, thể thao trong 48 giờ hoặc cho đến khi filler định hình tốt.
  • Bảo vệ da trước tác nhân gây hại như tia UV trong ánh sáng mặt trời, vi khuẩn hay khói bụi trong môi trường,… bằng cách che chắn, giúp da không bị nhiễm khuẩn.
  • Thực hiện ăn uống đúng cách, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng vitamin, khoáng chất và kiêng cữ không ăn các loại thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống, nếp,…
  • Tuyệt đối không để vùng da vừa được tiêm filler tiếp xúc với nền nhiệt cao như xông hơi, nước nóng hoặc lửa… bởi đó chính là nguyên nhân khiến filler tan nhanh hơn.
  • Nếu không muốn tiêm filler rãnh cười bị sưng bạn cần có lối sống lành mạnh. Trong đó, quan trọng nhất là không được sử dụng rượu, bia, cà phê, nước có gas, nước ngọt,..
  • Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tiến hành kiểm tra tình trạng da định kỳ theo đúng chỉ định và lịch điều trị của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra…
0 0 Continue Reading →

Tiêm Chất Làm Đầy Filler Có Hại Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Chất làm đầy filler là gì?

Trước khi trả lời chia sẻ tác hại của chất làm đầy filler chúng ta cần biết chất làm đầy là gì? Chất làm đầy còn có tên gọi là là filler. Sản phẩm được FDA cho phép sử dụng trong thẩm mỹ nội khoa với các mục đích là cả thiện phần khuyết tổ chức, khuyết mỡ trên cơ thể và tạo hình thẩm mỹ mà không cùng dao kéo tác động.

Tiêm chất làm đầy hiện đang là dịch vụ thẩm mỹ nội khoa được yêu thích nhất. Nó phát triển rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Trong đó, có các “thiên đường” thẩm mỹ của Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Tại Việt Nam, chất làm đầy Filler đang tạo ra một xu hướng thẩm mỹ ở giới trẻ, “vũ khí” giúp cho chị em tự tin hơn vào chính mình.

Chất làm đầy filler được sử dụng với nhiều dạng khác nhau. Phân loại cụ thể như sau:

  • Phân loại theo vị trí tiêm sẽ có chất làm đầy dùng ở thượng bì, trung bì và hạ bì.
  • Phân loại theo tuổi thọ (thời gian tan) sẽ có filler tạm  thời, bán vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn.
  • Phân loại theo cấu tạo sẽ có filler tổng hợp, bán tổng hợp, ghép tự thân, ghép cùng loài hay khác loài,…

Tiêm chất làm đầy filler có hại không?

Ứng dụng của chất làm đầy trong thẩm mỹ nội khoa

Nếu bạn đang không biết tiêm chất làm đầy filler có hại không thì hãy cùng xem xét về các ứng dụng của sản phẩm trong thẩm mỹ da liễu. Bạn có thể sử dụng chất làm đầy theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng filler để chỉnh hình cằm, chỉnh hình mũi, má hoặc môi không động chạm dao kéo…
  • Dùng filler để làm đầy các tổ chức lõm, hõm trên mặt gồm thái dương, rãnh cười hoặc các vết sẹo lõm…
  • Sử dụng filler để trẻ hoá da. Cách này thường được áp dụng trên một số vùng đặc biệt gồm mặt và mu bàn tay.
  • Dùng filler để tạo hình phong thuỷ cho tai cũng được rất nhiều người tìm hiểu và lựa chọn…

Tiêm chất làm đầy filler có hại không?

Tiêm chất làm đầy có hại không? Sản phẩm lý tưởng nhất, an toàn nhất được sử dụng trong thẩm mỹ chính là chất làm đầy có thành phần sinh học. Bởi filler dạng này có khả năng thích ứng cao với cơ thể và có thể tự thuỷ phân sau một thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người.

FDA của Hoa Kỳ cũng đã chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn của dòng filler tạm thời có thành phần chính là HA. Do đó, nếu bạn đang phân vân không biết có nên tiêm filler hay không hay lo lắng về tác hại của chất làm đầy filler thì hãy tìm hiểu về filler tạm thời và chọn lựa cho mình một dòng sản phẩm phù hợp nhất.

Hiện có một dòng filler không được các bác sĩ sử dụng để làm thẩm mỹ. Đó chính là filler vĩnh viễn có thành phần là polymethylmethacrylate, silicon lỏng. Dạng filler này có thể để lại những tai biến thẩm và rất khó có thể xử lý. Trong đó, tiêm silicon lỏng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, được cấm sử dụng trong thẩm mỹ nội khoa.

Một số những vấn đề có thể xảy ra khi tiêm chất làm đầy

Nhiều người thường tỏ ra lo lắng vì sau khi tiêm filler da bị sưng, bầm tím hoặc đau nhức. Tuy nhiên, đây có thể là tác dụng phụ của filler và chúng không hề nguy hiểm. Tình trạng này có thể xảy ra trong 1-2 ngày đầu tiên sau đó tự biến mất. Và nếu như bạn cảm thấy có dấu hiệu này nhưng mức độ không nghiêm trọng, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống có thể tự chăm sóc tại nhà và yên tâm với câu hỏi tiêm chất làm đầy có hại không nhé.

Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu bất thường trên da diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn thì đó chính là sự báo động. Trong các trường hợp này bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để biết được chất làm đầy filler có hại không và có hướng xử lý an toàn. Một số các vấn đề bạn có thể đối mặt gồm:

  • Chất làm đầy bị tiêm sai lớp, sai vị trí khiến cho biến dạng vùng được thẩm mỹ gồm: má bị lệch, mũi bị lệch, cằm bị lệch, biến dạng gương mặt.
  • Filler tiêm gần mạch máu gây ra tình trạng chèn mạch sẽ dẫn đến hiện tượng bầm tím kéo dài hoặc trầm trọng hơn là sưng tấy và dẫn đến hoại tử.
  • Tác hại của chất làm đầy filler ở các khu vực gần mắt đó chính là mù loà. Xảy ra nếu filler bị tiêm vào các mạch máu, gây ra tình trạng tắc mạch.
  • Tiêm filler bị nhiễm trùng với các dấu hiệu sưng đau kéo dài, sốt cao và hoại tử da thường liên quan đến chất lượng filler và vấn đề vệ sinh trong quá trình thẩm mỹ.

Các chuyên gia cảnh báo, tác hại của chất làm đầy filler có thể không xuất hiện ngay sau khi thao tác tiêm hoàn thành. Bạn có thể biết được tiêm chất làm đầy filler có hại không sau một vài ngày, một vài tuần, một vài tháng. Cũng có những ca tai biến thẩm mỹ xuất hiện rất muộn, phải sau một vài năm do dùng chất làm đầy vĩnh viễn. Do đó, sẽ rất khó để đưa ra được kết luận chính xác liệu chất làm đầy filler có hại không ở một trường hợp nhất định nào đó.

Tiêm chất làm đầy filler có hại không?

Làm sao để có thể tiêm chất làm đầy filler an toàn nhất?

Tại Dr.thaiha đã từng tiếp nhận hàng ngàn ca biến chứng filler thẩm mỹ. Trong đó, có khoảng 60% các ca biến chứng có sử dụng dịch vụ tiêm filler giá rẻ; khoảng 30% biến chứng do tiêm filler tại nhà và có khoảng 10% ca biến chứng liên quan đến chăm sóc da sau tiêm chất làm đầy. Và để giúp mọi người có thể tránh được những tác hại của chất làm đầy filler chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý sau:

Chỉ định đúng filler để đảm bảo an toàn

Chất làm đầy được thực hiện cho các trường hợp tạo hình khuôn như: độn cằm, nâng mũi, tạo hình viền hàm,… hoặc làm đầy vùng thiếu thể tích như rãnh mũi má, rãnh miệng, hõm thái dương, hốc mắt, làm đầy môi, xoá nếp nhăn,… Không dùng sản phẩm cho các mục đích khác mà không được các bác sĩ chuyên khoa cho phép.

Trước khi tiêm filler, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân/ khách hàng nhằm đưa ra những chỉ định tốt nhất. Chống chỉ định tiêm với các trường hợp đang bị các vấn đề như dị ứng với chất làm đầy, vùng điều trị có mô liên kết bất thường bên dưới hoặc vùng trị liệu đang chấn thương, nhiễm trùng,…

Lựa chọn sản phẩm filler chất lượng

Tác hại của chất làm đầy filler có liên quan nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Do đó, để không phải lo lắng với câu hỏi tiêm chất làm đầy filler có hại không bạn chỉ cần tìm cho mình một sản phẩm tốt với các tiêu chí sau:

  • Filler chính hãng với nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Filler có thành phần sinh học, ưu tiên filler HA.
  • Không dùng filler hết hạn hoặc đã có dấu hiệu biến dạng.
  • Không lựa chọn sản phẩm giá rẻ để tránh tác hại của chất làm đầy filler…

Bạn có thể tự mua filler để sử dụng nhưng hãy mang nó đến gặp các bác sĩ để xem xem nó có phải là một sản phẩm tốt hay không, có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không. Không nên tự ý mua và tiêm filler tại nhà để đề phòng biến chứng thẩm mỹ.

Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao để tiêm filler 

Nếu muốn biết chất làm đầy filler có hại không bạn chỉ cần hỏi bác sĩ. Một bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn giải thích cặn kẽ về tác dụng phụ và biến chứng liên quan đến chất làm đẩy. Không câu kéo bạn sử dụng các dịch vụ tiêm filler giá rẻ bởi họ luôn biết điều này là không an toàn.

Bạn có thể lựa chọn tiêm filler cùng bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thay vì dùng dịch vụ tại Spa, của những người mạo danh bác sĩ. Chỉ có những người có kiến thức chuyên môn mới nắm được giải phẫu của vùng điều trị, cân đối được lượng filler cần thiết và tiêm đúng vị trí để tránh xa các mạch máu. Bác sĩ cũng sẽ là người giúp bạn nắm bắt và điều trị tất cả các tác hại của chất làm đầy filler nếu không may nó có xảy ra với bạn.

Tiêm chất làm đầy filler có hại không?

Một số các vấn đề liên quan khác

  • Đảm bảo vô trùng trong thẩm mỹ gồm tiêm làm sạch da, làm sạch tay và khử trùng dụng cụ tiêm filler.
  • Không dùng chung kim tiêm filler với người khác để tránh nhiễm trùng và lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
  • Lựa chọn địa chỉ tiêm filler được cấp phép bởi cơ sở y tế như Bộ y tế hoặc Sở y tế.
  • Luôn kiểm tra sản phẩm filler mà bạn có ý định tiêm, chụp hình lưu lại thông tin về sản phẩm.
  • Luôn luôn có sẵn chất đối kháng (thuốc giải) khi thực hiện tiêm chất làm đầy để phòng tránh tác hại của chất làm đầy filler.
  • Giữ liên hệ với bác sĩ chuyên khoa và nhờ trợ giúp ngay khi có các dấu hiệu tiêm filler bị biến chứng sưng đau, bầm tím, nhiễm trùng hoặc tắc mạch…
0 0 Continue Reading →

Bôi Kem Chống Nắng Da Bị Nổi Mụn, Nguyên Nhân Không Phải Ai Cũng Biết

Kem chống nắng và tác dụng bảo vệ da

Trước khi chia sẻ về lý do bôi kem chống nắng da bị nổi mụn Dr.thaiha muốn giới thiệu sơ qua về công dụng của sản phẩm. Theo đó, kem chống nắng được xem là “vật bất ly thân” nếu như bạn muốn làn da mình được trẻ hóa lâu dài. Mục đích của chống nắng chính là để bảo vệ da trước tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời. Mà nhắc đến ánh nắng chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tia UVA và tia UVB – nguồn cơn của các vấn đề về sắc tố da, lão hoá da và cả ung thư da.

Kem chống nắng được dùng để thoa ngoài ra, thường là các vùng da hở như gương mặt, cổ, chân, tay… Nó giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da để ngăn cản ảnh hưởng của tia bức xạ. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi da của bạn đang trong thời kỳ bị nhạy cảm với ánh nắng mặt trời (đang dùng thuốc Iso, giai đoạn sau lăn kim, laser hoặc peel da).

Để có một làn da đẹp và tránh các bệnh lý về da, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày (tất cả các mùa trong năm). Chọn kem chống nắng phổ rộng để nâng cao hiệu quả và cần phù hợp với da để đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi sau khi thoa.

Bôi kem chống nắng da bị nổi mụn

Thành phần của kem chống nắng gồm những gì?

Để trả lời câu hỏi vì sao bôi kem chống nắng da bị nổi mụn chúng ta cùng tiếp tục đi tìm hiểu về thành phần của sản phẩm. Theo đó, mỗi loại kem chống nắng sẽ bao gồm các thành phần chính như hoạt chất chống nắng, dưỡng ẩm, vitamin, hương liệu và cồn.

Hoạt chất chống nắng

Kem chống nắng có rất nhiều dạng khác nhau. Dựa theo cơ chế chống nắng chúng ta sẽ có hai dòng sản phẩm kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học.

Với kem chống nắng vật lý: Hoạt chất chống nắng sẽ là oxit kẽm hoặc titanium dioxide và sản phẩm có thể dùng cho da nhạy cảm. Cơ chế chống nắng là phản xạ lại các tia UV, ngăn cản không cho tia UV xuyên đến da làm đen da, sạm da.Tuy nhiên, kem chống nắng này có thể gây bí da sau khi sử dụng và đó có thể là lý do bạn bôi kem chống nắng da bị nổi mụn.

Với kem chống nắng hoá học: Chứa rất nhiều thành phần như avobenzone, sulisobenzone, oxybenzone và acid para-aminobenzoic (PABA). Hoạt động theo cơ chế chuyển hoá tia UV thành tia có năng lượng thấp hơn và khiến nó trở nên vô hại ngay sau khi tiếp xúc với da. Kem chống nắng này vẫn có khả năng gây kích ứng da nếu dùng không đúng cách.

Chất dưỡng ẩm và vitamin

Chất giữ ẩm bao gồm glycerin, ceramide, sodium hyaluronate và collagen được nhà sản xuất đưa vào trong kem chống nắng để biến nó trở thành một món mỹ phẩm đa tác dụng. Khi đó, ngoài khả năng bảo vệ da, kem chống nắng còn giúp cung cấp độ ẩm cho da và khi này nó sẽ là món chăm sóc da toàn diện hơn.

Các loại vitamin E và C cũng được tìm thấy ở nhiều dòng chống nắng cao cấp, các hàng mỹ phẩm nổi tiếng. Mục đích mà nhà sản xuất và người dùng hướng đến là để cải thiện các vấn đề về lão hoá da như các nếp nhăn hoặc khiến cho da săn chắc hơn.

Hương liệu, cồn

Đây là thành phần khiến cho nhiều người phải lo lắng. Tuy nhiên, hương liệu và cồn lại dễ được tìm thấy trong các sản phẩm chống nắng đang bán ở thị trường. Một lượng cồn nhỏ sẽ kem chống nắng có khả năng thẩm thấu tốt hơn và khô nhanh hơn. Mặc dù thế, vẫn có nhiều tranh luận về việc liệu rằng kem chống nắng chứa cồn và hương liệu là nguyên nhân khiến cho da bị kích ứng và dễ nổi mụn hay không.

Tình trạng bôi kem chống nắng da bị nổi mụn

Hè sắp đến chính là thời điểm mà chúng ta cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên hơn. Sản phẩm chống nắng có thể cháy hàng bất cứ lúc nào, nhất là với những thương hiệu uy tín được người tiêu dùng lựa chọn nhiều. Tuy nhiên, cũng có không ít người tỏ ra lo lắng bởi họ không thể sử dụng kem chống nắng.

Bôi kem chống nắng da bị nổi mụn

Bạn Thanh Thuý (23 tuổi – Hà Nội) cho biết: Mùa hè cần chống nắng nhiều hơn mà em lại không dùng được kem chống nắng. Bởi mùa nóng em bị ra nhiều mồ hôi hơn bình thường và mỗi khi bôi xong chống nắng em thấy da của mình bị bí kinh khủng. Chỉ sau 1-2 ngày da của em  bắt đầu nổi mụn chi chít.

Chị Hoàng Hường (38 tuổi – Hưng Yên) tâm sự: Cứ hè đến là y như rằng tôi bôi kem chống nắng da bị nổi mụn. Có những mùa hè tôi phải đổi đến cả 5 sản phẩm chống nắng mà vẫn chưa tìm được “chân ái”. Tôi đang lo lắng cho mùa hè năm nay, liệu rằng kem chống nắng mà tôi đang dùng có khiến da tôi bị bí và nổi mụn nữa không.

Bạn Hoàng Minh (19 tuổi – Ninh Bình) chia sẻ: Là con trai nhưng em rất thích chăm sóc da và đầu tư nhiều về chống nắng. Tuy nhiên mỗi lần thay một sản phẩm chống nắng mới da em lại có dấu hiệu kích ứng, bị  ngứa và nổi mẩn, nổi mụn. Điều này khiến em khá lo lắng. Liệu rằng việc chống nắng của em đã thực sự hiệu quả hay chưa…

Và còn rất nhiều câu hỏi khác có liên quan đến tình trạng bôi kem chống nắng da nổi mụn mà Dr.thaiha nhận được trong thời gian gần đây. Là một phòng khám chuyên khoa da liễu có nhiều kinh nghiệm, Dr.thaiha hiểu rằng mọi thứ đều có lý do của nó. Nếu như bạn đang rơi vào tình trạng tương tự thì hãy tiếp tục theo dõi bài chia sẻ để tìm cho mình nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng nổi mụn khi dùng chống nắng nhé.

5 lý do khiến bạn bôi kem chống nắng da bị nổi mụn

Bạn có biết rằng có đến 50% số người bắt đầu sử dụng kem chống nắng sẽ gặp phải tình trạng da bị nổi mụn hoặc khiến cho mụn trở nên trầm trọng hơn so với trước. Qua kết quả khảo sát mà Dr.thaiha đưa ra đã xác định được 5 nhóm nguyên nhân sau:

Sử dụng kem chống nắng không phù hợp với da

Các bạn trẻ rất hay mua kem chống nắng theo phong trào, xu hướng. Kiểu như lên mạng thấy ai Review ABC, đọc thấy hay là bắt đầu tìm mua sản phẩm về sử dụng. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên khiến cho bạn bôi kem chống nắng da bị nổi mụn chi chít thậm chí là bị kích ứng da.

Chúng ta cần biết rằng da có rất nhiều loại khác nhau và tương ứng với đó sẽ là những sản phẩm chống nắng phù hợp cho da. Ví dụ như kem chống nắng cho da khô nếu thoa trên da dầu mụn thì sẽ khiến cho da bị bí và khi này tình trạng bít tắc sẽ diễn ra, da sẽ nổi nhiều mụn trứng cá hơn.

Hãy nhớ rằng, hầu hết các bài Review về kem chống nắng ở các hội nhóm, diễn đàn và các các website đều mang tính chất câu kéo khách hàng. Nó có thể tốt với người này nhưng chưa chắc đã tốt với làn da của bạn. Do đó, không nên quá tin vào những bài seeding kiểu này mà thay vào đó bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn sản phẩm chống nắng phù hợp. Khi này, chắc chắn bạn sẽ không gặp phải tình trạng bôi kem chống nắng da bị nổi mụn nữa.

Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao

Ai cũng cho rằng dùng kem chống nắng với chỉ số SPF cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ da. Nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến cho da của bạn bị nổi mụn nhiều hơn chỉ sai một vài giờ. Do đó, lời khuyên được các bác sĩ đưa ra cho bạn là hãy chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với nhu cầu thực tế của bạn.

  • Trong trường hợp bạn thường xuyên phải di chuyển ngoài trời, tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc thường xuyên ra mồ hôi, ngâm mình trong nước…thì thì nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 50+.
  • Trong trường hợp bạn ngồi làm việc văn phòng, ít ra ngoài nắng và không ra nhiều mồ hôi thì nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+.
  • Với nhóm trẻ nhỏ có thể cho dùng kem chống nắng với chỉ số chống nắng dưới 16 là phù hợp nhất.
0 0 Continue Reading →

Bỏng Da Hoá Chất Trong Thẩm Mỹ Và Những Điều Bạn Cần Biết

Bỏng da hoá chất là gì?

Bỏng da hoá chất là da bị tổn thương theo dạng ăn mòn sau khi tiếp xúc với hoá chất. Thường sẽ là acid hoặc bazơ. Các vết bỏng không chỉ đơn thuần xuất hiện trên bề mặt da mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Đây là một tổn thương nghiêm trọng trên da, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Do đó, chúng ta cần thận trọng với các dấu hiệu bỏng da hoá chất trong cuộc sống sinh hoạt, lao động và cả thẩm mỹ.

Bỏng da hoá chất trong thẩm mỹ là gì?

Bỏng da hoá chất trong thẩm mỹ thường gặp sau những ca lột da hoá học không an toàn. Đây là dạng bỏng ngoài ra và nguyên nhân là do tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bỏng. Đa phần sẽ là acid có nồng độ cao dùng để lột da thẩm mỹ hoặc điều trị một vấn đề da liễu nào đó.

Hiện nay, tỷ lệ biến chứng bỏng da hoá chất sau peel đang ngày một gia tăng nhiều hơn. Đa phần đều xuất phát ở các trường hợp tự tìm hiểu về peel da và tự mua sản phẩm để peel tại nhà khi da còn đang rất yếu. Bên cạnh đó, số ca bỏng da hoá chất trong thẩm mỹ đến từ các Spa, thẩm mỹ viện không được cấp phép cũng đang ngày một gia tăng. Và bạn có thể sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo nếu như không theo dõi hết bài viết này của chúng tôi.

Bỏng da hoá chất trong thẩm mỹ và những điều bạn cần biết

Vì sao bị bỏng da hoá chất khi lột da hoá học

Lột da là một phương pháp thẩm mỹ hiện đại và đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào áp dụng để làm đẹp da. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể sử dụng lột da hoá học như một biện pháp để điều trị các vấn đề về mụn trứng cá, sắc tố da hay xử lý sẹo rỗ trên da. Vì những lý do an toàn nên lột da hiện là chỉ định y khoa, không được tự ý tiến hành tại nhà khi hoá chất lột có nồng độ cao hơn ngưỡng an toàn.

Tuy nhiên, vì các thao tác lột da hoá học nhìn rất đơn giản nên có nhiều người vẫn lựa chọn tự lột tại nhà hoặc nhờ đến sự trợ giúp của Spa. Và kết quả là biến chứng thẩm mỹ xảy ra với tình trạng da bị bỏng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ da liễu và thẩm mỹ.

Nguyên nhân chính khiến cho bạn bị bỏng da hoá chất trong thẩm mỹ gồm:

  • Dùng acid không phù hợp với tình trạng da. Nồng độ acid mạnh. Thường gặp ở các trường hợp lột da để điều trị da liễu bởi khi đó nồng độ acid sẽ cao hơn rất nhiều so với lột da trẻ hoá đơn thuần.
  • Thời gian da tiếp xúc với chất lột tẩy dài hơn so với quy định. Ví dụ như ở nồng độ lột chỉ cho phép lưu trên da khoảng 4-5 phút nhưng bạn lại kéo dài đến 10 phút thì nguy cơ bị bỏng da sẽ cao hơn rất nhiều lần.
  • Thực hiện lột da hoá học khi da chưa được chuẩn bị tốt. Sẽ rất nguy hiểm nếu như da của bạn đang bị yếu, có dấu hiệu nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Khi này, acid có thể khiến cho da bị bạn bị ăn mòn một cách nhanh chóng…

Tổn thương bỏng da hoá chất trong thẩm mỹ có rất nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo sản phẩm acid mà bạn sử dụng cũng như thời gian tiếp xúc của acid. Vấn đề sẽ thực sự nghiêm trọng nếu như các tổn thương bỏng trên da không được phát hiện và chăm sóc, phục hồi đúng cách. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để có thể biết mình đang bị bỏng da hoá chất.

Dấu hiệu nhận biết bỏng da hóa chất trong thẩm mỹ

Dù cho bạn thực hiện lột da tại cơ sở y tế chuyên khoa hay tự lột da tại nhà thì nguy cơ bị bỏng da vẫn sẽ có thể xảy ra. Do đó, cần nắm bắt các dấu hiệu bỏng da hóa chất trong thẩm mỹ để có thể chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.

  • Với hoá chất có nồng độ cao vượt ngưỡng an toàn, ngay sau khi tiếp xúc với da bạn sẽ có cảm giác da bị nóng bỏng và sau đó là tình trạng cháy da (da bị chết và chuyển sang màu đen).
  • Kích ứng, mẩn đỏ hoặc bỏng rát tại khu vực tiếp xúc ngay lập tức hoặc sau một thời gian ngắn thực hiện lột da. Da có thể bị phồng rộp sau đó tự vỡ gây ra tình trạng đau rát, khó chịu.
  • Tê hoặc đau ở vùng bị ảnh hưởng và lan ra cả các vùng lân cận làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Mất thị lực hoặc những thay đổi tầm nhìn nếu hóa chất tiếp xúc với mắt của bạn trong trường hợp bạn lột da hoá học ở vùng gần mắt.
  • Các dấu hiệu toàn thân khác sẽ gồm: thay đổi nhịp tim, nhức đầu, khó thở, huyết áp cao, co giật…

Bỏng da hoá chất trong thẩm mỹ và những điều bạn cần biết

Bỏng da hóa chất nguy hiểm như thế nào?

Nếu bạn đã biết về bỏng da hóa chất trong thẩm mỹ nhưng vẫn tỏ ra “coi thường” nó thì hãy để chúng tôi chia sẻ cùng bạn một số ảnh hưởng, biến chứng của bỏng da trên cơ thể như sau:

Bùng phát mụn trứng cá

Khi bị bỏng da hóa chất trong thẩm mỹ bạn không những chịu tổn thương nghiêm trọng trên da mà còn sẽ phải đối mặt với tình trạng mụn trứng cá. Mà mụn trứng cá lúc này sẽ là trứng cá viêm, trứng cá mủ cực khó kiểm soát. Nguy cơ tổn thương da sẽ cao hơn và da của bạn sẽ hình thành sẹo xấu.

Nhiễm trùng da

Trong trường hợp bạn bị bỏng da hóa chất thẩm mỹ nhưng tự xử lý tại nhà và làm không đúng cách thì nguy cơ nhiễm trùng da sẽ rất cao. Nhiễm trùng các loại vi sinh vật như vi khuẩn (Staphylococcus aureus), vi nấm (Candida albicans), hoặc virus (Herpes simplex). Nhiễm trùng gây ra các tổn thương loét da và khiến cho bạn chịu nhiều sự đau đớn, khó chịu.

Tăng sắc tố da nghiêm trọng

Tăng sắc tố dạng mảng/ bỏng độ 1-2 do dùng chất lột tẩy có nồng độ cao hoặc sản phẩm có gốc rượu (peel da bằng rượu thuốc tại nhà). Vùng da bị lột trở nên đen sì thành một mảng và điều này gây ảnh hưởng đến thẩm. Để xử lý bạn sẽ tốn kém thêm rất nhiều tiền và thời gian.

Tổn thương tim, gan hoặc thận

Thường xuất hiện ở trường hợp dùng Phenol trong peel sâu. Hoạt chất có có thể làm tổn thương cơ tim, thận và gan, và gây ra nhịp tim không đều. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chú ý, bỏng da hóa chất trong thẩm mỹ không đơn thuần là các vết thương ngoài da. Trên thực tế đã có trường hợp bị bỏng nặng khiến cho hoá chất bị ngấm vào máu và ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng bên trong. Vậy nên, dù bạn bị bỏng da hóa chất vì bất kỳ lý do gì cũng cần có các giải pháp chăm sóc và điều trị phù hợp để giảm thiểu các biến chứng.

Cần làm gì để có thể xử lý biến chứng bỏng da trong thẩm mỹ

Biến chứng bỏng da hóa chất thường xuất hiện ở các ca lột da mức độ từ trung bình trở nên. Và dạng lột da này thường được thực hiện để điều trị da liễu thay vì chỉ để trẻ hoá da. Khi có các dấu hiệu bỏng da chúng ta có thể xử lý tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương.

Bỏng da hóa chất mức độ nhẹ

Trước hết bạn cần làm sạch da của mình để loại bỏ toàn bộ hoá chất đang dính trên da. Sau đó hãy làm dịu da của mình bằng cách rửa mặt và có thể chườm đá lạnh để giảm giảm giác đau nhức nếu có. Có thể dùng xịt khoáng thường xuyên để làm dịu vùng da đang bị bỏng rát do hoá chất lột tẩy gây ra.

Bạn nên cởi bỏ bất kỳ quần áo hoặc đồ trang sức bị nhiễm hóa chất và làm sạch ngay lập tức. Che phủ nhẹ khu vực bỏng bằng băng khô, đã được khử trùng hoặc một miếng vải sạch. Không nên băng vết thương quá chặt bởi nó có thể khiến cho vết thương lâu khô, lâu lành hơn.

Không dùng bột kháng sinh để rắc lên vết thương bỏng da hóa chất trong thẩm mỹ. Nếu bỏng nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau như aspirin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chăm sóc da tại nhà bình thường nhưng cần chú ý đến việc giữ vệ sinh da để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Nếu diện tích bỏng da hóa chất trong thẩm mỹ nặng với diện tích vết bỏng lớn, độ sâu nhiều và ở các khu vực nhạy cảm như gần mắt, gần mũi hoặc gần các khớp… bệnh nhân cần di chuyển đến cơ sở y tế để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị an toàn. Chú ý là không nên tìm sự hỗ trợ từ các hiệu thuốc bởi việc này có thể khiến cho tổn thương nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

0 0 Continue Reading →

Tiêm Filler Có Sưng Không? Khi Nào Thì Hết Sưng

Tiêm filler là như thế nào?

Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ được thực hiện với mục đích là đưa một lượng chất làm đầy vào dưới da. Kết quả là làm tăng thể thích mô tự nhiên, làm đầy các vùng da bị khuyết thiếu tổ chức hoặc mất mỡ vì lý do tuổi tác. Tiêm filler là một trong những dịch vụ thẩm mỹ được chị em chú ý nhất trong thời gian qua.

Ứng dụng của filler vô cùng đa dạng. Trong đó, bạn có thể lựa chọn filler để làm những việc sau:

  • Tiêm filler nâng mũi
  • Tiêm filler chỉnh dáng cằm lẹm
  • Tiêm filler tạo hình môi trái tim, môi cười
  • Tiêm filler làm đầy thái dương, rãnh cười…
  • Tiêm filler trẻ hoá toàn mặt và xóa các nếp nhăn tĩnh.
  • Tiêm filler trẻ hoá một số vùng da như mu bàn tay theo chỉ định…

Một lượng filler vừa đủ với mục đích thẩm mỹ sẽ giúp cho chúng ta có thể làm đẹp an toàn  và đảm bảo độ tự nhiên nhất. Do đó, nếu bạn đang có ý định làm đẹp với filler, hãy liên hệ với các bác sĩ để có hướng dẫn chi tiết và được hỗ trợ thực hiện nhanh chóng, chính xác.

Tiêm filler có sưng không? Khi nào thì hết sưng

Tiêm filler có sưng không?

Có rất nhiều người hỏi Dr.thaiha liệu rằng thủ thuật tiêm filler có sưng hay không? Câu trả lời là có thể xảy ra nhưng không quá nghiêm trọng. Tình trạng da của bạn có thể hơi tấy một chút do cơ thể cần có thời gian để thích ứng với chất làm đầy vừa được tiêm. Bạn có thể sẽ gặp tình trạng sưng này trong một vài giờ đồng hồ sau tiêm.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơ địa nhạy cảm thì da sẽ sưng kéo dài hơn từ 1-2 ngày. Dấu hiệu sưng sẽ dần dần được cải thiện nếu như bạn thực hiện chăm sóc da đúng với chỉ dẫn được các bác sĩ đưa ra. Bạn không cần phải lo lắng nếu như tình trạng sưng này không kèm theo hiện tượng đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Tiêm filler khi nào hết sưng

Như vậy là chúng ta đã biết tiêm filler có sưng hay không và sưng trong bao nhiêu lâu. Và bạn hoàn toàn có thể tự mình cải thiện các dấu hiệu sưng sau tiêm filler bằng cách thực hiện tốt những gợi ý sau:

Cách 1: Chườm lạnh vùng da bị sưng sau tiêm filler

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch (khăn vải hoặc khăn bông mỏng) và một vài viên đá.
  • Bước 2: Cho đá vào trong khăn sau đó buộc chặt lại.
  • Bước 3: Chườm nhẹ nhàng lên trên vùng da đang có dấu hiệu sưng sau tiêm filler. Thực hiện khoảng từ 5 phút đồng hồ và có thể lặp lại từ 2-3 lần mỗi ngày để cải thiện.

Cách 2: Thực hiện massage

Nếu filler chưa định hình và da bị sưng bạn có thể dùng tay để xoa bóp vùng da chịu ảnh hưởng bởi filler. Đây là thao tác thường được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện để giúp cho filler di chuyển đúng vị trí và định hình chính xác. Tuy nhiên, các thao tác này cần được tiến hành cần thận bởi nếu bạn mạnh tay có thể khiến filler bị dịch chuyển và gây biến dạng.

Cách 3: Dùng thuốc giảm sưng khi tiêm filler từ bác sĩ

Bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm sưng đau nếu như các cách trên không mang lại tác dụng. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả với các trường hợp bị sưng quá mức kèm theo đau có nghi biến chứng. Đồng thời thăm khám ngay lập tức để biết nguyên nhân bị sưng sau tiêm filler là gì.

Tiêm filler khi nào hết sưng? Nếu bạn sử dụng filler chất lượng tốt và tiêm đúng kỹ thuật thì da sẽ hết sưng hoàn toàn sau khoảng 3 ngày. Trong trường hợp cơ địa của bạn nhạy cảm quá mức, filler được tiêm không đảm bảo chất lượng và tiêm không đúng kỹ thuật thì tình trạng sưng sẽ phức tạp hơn. Đôi khi sưng sau tiêm filler là biến chứng thẩm mỹ. Do đó, việc khách hàng quan tâm đến câu hỏi tiêm filler có sưng không là rất bình thường.

Cảnh báo nguy cơ tiêm filler bị sưng do chèn, tắc mạch máu

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sưng tấy sau tiêm filler chính là do filler bị chèn mạch hoặc gây tắc mạch máu. Đây là một trong những biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm và khiến cho không ít người đặt câu hỏi tiêm filler bao giờ hết sưng bởi lẽ các dấu  hiệu bất thường trên da ngày càng nghiêm trọng. Bạn sẽ không chỉ cảm thấy vùng da chịu ảnh hưởng của filler bị sưng tấy mà còn kèm theo các dấu hiệu đau nhức, hoại tử.

Tiêm filler có sưng không? Khi nào thì hết sưng

Tiêm filler khi nào hết sưng nếu như filler bị đưa nhầm vào các mạch máu? Câu trả lời là nếu bạn không xử lý sớm thì da sẽ vẫn tiếp tục sưng đau và điều này là rất nguy hiểm. Lúc này, filler sẽ chèn ép vào các mạch máu, đi vào các mạch máu và tắc nghẽn mạch, lan sang các vùng da khác. Vấn đề sẽ trở nên quan trọng hơn nếu vùng da bị tắc mạch nằm gần các điểm nhạy cảm trên gương mặt nhất là mắt.

Nguyên nhân khiến bạn tiêm filler bị sưng gồm:

Thứ nhất: Người tiêm filler không nắm được giải phẫu của da khiến tiêm filler sai vị trí, tiêm trực tiếp vào mạch máu hoặc tiêm quá gần mạch máu. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến cho bạn gặp biến chứng của filler và phải đau đầu với câu hỏi tiêm filler khi nào hết sưng. Đừng thấy ai khoác áo trắng cũng nghĩ là bác sĩ bởi hiện có rất nhiều các nam thanh, nữ tú, các chủ Spa đang mạo nhận mình là bác sĩ và “chỉ định” tiêm filler cho mọi người.

Thứ hai: Sử dụng quá nhiều filler cũng là lý do khiến cho da của bạn bị sưng sau khi tiêm filler. Việc lạm dụng chất làm đầy để tiêm trên cùng một vùng da sẽ khiến cho các mạch máu bị chèn ép, filler bị tràn và gây biến dạng, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Hiện có không ít những dịch vụ tiêm filler không giới hạn cc. Điều này là không hợp lý và nó chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng sưng do tắc mạch ngày một nhiều hơn.

Thứ 3: Tiêm filler trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh hay không chăm sóc cẩn thận sau khi tiêm cũng có thể gây nhiễm trùng, bầm tím và nếu để lâu dần sẽ khiến vùng da tiêm filler bị hoại tử và lan rộng ra các phần khác trên cơ thể.

Dấu hiệu tiêm filler bị sưng cần chú ý:

Khi hiện tượng chèn và tắc mạch xảy ra bạn sẽ gặp phải các dấu hiệu bất thường sau:

  • Cảm thấy vùng da vừa được tiêm filler ngày một căng hơn và dấu hiệu sưng, phù nề ngày một nghiêm trọng.
  • Tình trạng đau nhức, khó chịu. Các cơn đau có sự lan tỏa và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
  • Dấu hiệu mụn mủ và bọc mủ, u hạt do nhiễm trùng, hoại tử chỗ tiêm có xu hướng ngày một trầm trọng.
  • Nếu hiện tượng sưng sau tiêm xảy ra ở gần mắt sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực, nguy hiểm nhất là dẫn đến mù lòa…

Nếu bạn không biết tiêm filler có sưng không, tiêm filler khi nào hết sưng và cảm thấy hiện tượng sưng của mình là bất thường thì hãy đề phòng các biến chứng thẩm mỹ. Cần lập tức di chuyển tới cơ sở y tế chuyên khoa để có sự thăm khám và có hướng dẫn điều trị an toàn.

0 0 Continue Reading →

YOUR SHOPPING BAG