Tái tạo da là gì?

Tái tạo da là một khái niệm làm đẹp khá mới mẻ và nó đang “làm mưa gió” trong cộng đồng. Đây là một liệu pháp trẻ hoá da không quá phức tạp và đôi khi có thể tự thực hiện tại nhà.

Quá trình tái tạo da sẽ khiến giúp cho chúng ta có thể thay tế lớp da bên ngoài vốn đã cằn cỗi và thiếu khả năng hấp thụ dưỡng chất. Thay vào đó là một làn da non với sự mịn màng, tươi trẻ vẻ khỏe mạnh hơn. Với những người đang có các dấu hiệu giảm sắc tố da (nám, sạm da, tàn nhanh) tái tạo làn da cũng sẽ giúp da trở nên sáng mịn và đều màu hơn.

Thêm một lý do nữa khiến cho các giải pháp tái tạo làn da được lòng chị em đó chính là quá trình này sẽ giúp cho da thông thoáng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc da sẽ được làm sạch một cách dễ dàng. Khi mà lượng dầu thừa, bụi bẩn và tồn dư của mỹ phẩm được làm sạch thì các vấn đề về mụn hay viêm mụn cũng sẽ không thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các phương pháp tái tạo da hiện đại đạt chuẩn còn giúp da có thể hấp thu tối đa dinh dưỡng, dưỡng chất từ trong các sản phẩm chăm sóc da tại chỗ. Từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả dưỡng da và điều trị da liễu. Quả là tuyệt vời đúng không nào.

Tái tạo da là gì? Nên tiến hành khi nào an toàn nhất?

Khi nào bạn nên thực hiện tái tạo da

Trên thực tế, làn da của chúng ta vẫn đang được tái tạo hàng ngày thông qua các chu trình thay da. Ở người trẻ tuổi, chu trình thay da sẽ ngắn hơn những người ở độ tuổi trung niên  và người già. Trung bình sẽ là từ 28-30 ngày cho một lần thay da. Nếu quá trình này được đẩy lên quá nhanh sẽ không có lợi cho da. Nhưng nếu nó diễn ra quá chậm thì cũng là lúc bạn cảm thấy làn da của mình bị già.

Và để có thể điều chỉnh khả năng tái tạo làn da, chúng ta có thể chủ động thực hiện các biện pháp can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ phải thăm khám để đánh giá tình trạng da, các vấn đề về lão hoá da trước đó. Nắm rõ mong muốn cải thiện của khách hàng để tìm ra một giải pháp tái tạo da được xem là tốt nhất, an toàn nhất.

Các trường hợp có thể thực hiện tái tạo da bề mặt là những người đủ 18 tuổi trở nên là đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện thẩm mỹ. Các vấn đề về da ở mức nhẹ và trung bình sẽ được cân nhắc thực hiện liệu trình tái tạo phù hợp.

  • Trường hợp da có các nếp nhăn tĩnh hoặc các nếp nhăn động. Điều kiện là mức độ nhăn nông có thể thực hiện tái tạo da để giảm thiểu số lượng các nếp gấp này.
  • Trường hợp da có vấn đề về sắc tố gồm các đốm nâu, tàn nhang, đồi mồi… Có thể thực hiện tái tạo bề mặt da để cải thiện sắc tố một cách tự nhiên nhất.
  • Trường hợp da đang bị thâm sau mụn hoặc thâm do các bệnh về da như thuỷ đậu.
  • Trường hợp da bị yếu và lão hoá, tình trạng thiếu hụt collagen và elastin do tuổi tác.
  • Tình trạng da sần vỏ cam, da có lỗ chân lông to và mụn đầu đen nhiều do sự bít tắc.
  • Người đang có dấu hiệu da chùng nhão, chảy xệ và đàn hồi kém do tuổi tác…

Đơn giản hơn là bạn có thể thực hiện tái tạo da để giúp da của mình đã đẹp còn đẹp hơn. Dĩ nhiên là phải nằm trong phạm vi cho phép và cần đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.

Tổng hợp các phương pháp tái tạo da đang hot trên thị trường

Có vô vàn cách để chúng ta có thể tái tạo làn da của mình. Chăm sóc da tại nhà cũng là một cách để tái tạo da. Tuy nhiên, cách làm này có thể mang lại ít hiệu quả và thậm chí là không có hiệu quả nếu như bạn thực hiện không đúng hoặc không có một thứ tự chuẩn.

Bên cạnh đó, nếu chỉ chăm sóc da đơn thuần sẽ rất khó tái tạo làn da đang có vấn đề. Vậy nên, các bác sĩ khuyến khích mọi người nên tìm đến các phương pháp tái tạo da đạt chuẩn được giới thiệu sau:

Tái tạo da bằng các hoạt chất

Nhắc đến tái tạo da bằng các hoạt chất chắc chắn có nhiều người sẽ có câu trả lời ngay, đó là sử dụng acid. BHA và AHA sẽ là hai sự lựa chọn đầu bảng và cũng là hoạt chất được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Tuỳ theo tình trạng da mà nồng độ acid sẽ được sử dụng là khác nhau nhằm đảm bảo quá trình tái tạo diễn ra an toàn nhất.

Ngoài BHA và AHA, bác sĩ có thể sử dụng những hóa chất gây kích thích hơn (như phenol) để tái tạo da cho bạn. Hoạt chất này sẽ là sự lựa chọn cho việc điều trị các vấn đề về da liễu bởi khả năng tác động sâu hơn với làn da. Tuy nhiên, phenol sẽ tác động rất mạnh lên trên da, chính vì thế, cần thực hiện tái tạo làn da khi đã có sự đồng ý của các bác sĩ.

Vitamin C, Retinoid… cũng được xem là thành phần giúp chúng ta tái tạo da một cách an toàn và hiệu quả. Từ độ tuổi 20-25 bạn có thể cho da làm quen dần với các sản phẩm chăm sóc, điều trị có chứa Vitamin C, Retinoid. Điều này sẽ giúp cho làn da của bạn được nuôi dưỡng đẹp hơn mỗi ngày và lão hoá da sẽ chậm hơn rất nhiều nhé.

Tái tạo da là gì? Nên tiến hành khi nào an toàn nhất?

Tái tạo da với lăn kim vi điểm

Lăn kim sẽ khiến cho bề mặt da có vô số các tổn thương. Nghe đến đây chắc hẳn có nhiều người tỏ ra sợ hãi, lo lắng rằng điều này sẽ gây sẹo và thâm. Tuy nhiên, lăn kim chính là giải pháp tái tạo da đạt chuẩn, đã được kiểm chứng về độ an toàn. Không chỉ dừng lại ở đó, lăn kim còn giúp chúng ta hỗ trợ điều trị rất nhiều vấn đề da liễu khác như mụn trứng cá, sẹo mụn và thâm mụn, tàn nhang.

Trên thực tế, lăn kim chỉ tạo ra các tổn thương giả trên da. Tổn thương này hầu như không gây chảy máu (trừ khi bạn lăn kim trị sẹo rỗ). Hàng trăm nghìn tổn thương sẽ tạo kênh dẫn để da có thể hấp thụ được các hoạt chất một cách nhanh chóng hơn. Tăng hiệu quả gấp 10 lần cách thoa sản phẩm thông thường.

Sau khoảng 24h các tổn thương này sẽ đóng lại hoàn toàn. Tiếp theo đó là quá trình tái tạo và phục hồi da sẽ diễn ra từ từ. Đến ngày thứ 5 bạn sẽ thấy da bị bong tróc. Nhưng đừng quá lo lắng bởi hiện tượng thay da này nằm trong tiên lượng của bác sĩ. Khi quá trình thay da kết thúc cũng là lúc làn da cũ của bạn được thay mới bởi một làn da non mịn màng và khỏe mạnh hơn.

Tái tạo bề mặt bằng laser

Đây được biết đến là phương pháp tái tạo da công nghệ cao, hiệu quả đã được rất nhiều tổ chức trên thế giới chứng nhận. Có hai loại tái tạo bề mặt laser được áp dụng gồm:

  • Laser bề mặt: Loại laser này sẽ tác động lên bề mặt da của bạn. Phương pháp có sử dụng tia laser để đi vào các mô tế bào da mà không làm tổn thương lớp sừng của da.
  • Laser phá huỷ: Laser tạo da các lỗ nhỏ trên bề mặt da nhưng vẫn hạn chế được tổn thương. Vùng xâm lấn đa dạng nên có thể thực hiện tái tạo da ở các vị trí khó trên cơ thể, gương mặt.

Trên thực tế, chúng ta có thể đồng thời thực hiện nhiều phương pháp tái tạo làn da khác nhau nhằm có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, phối hợp phương pháp cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh da bị tổn thương quá nặng. Ví dụ như bạn không thể vừa lột da hoá học lại vừa peel da bởi khi đó da sẽ rất yếu và nguy cơ biến chứng sẽ rất cao.

Thêm vào đó, bạn cần thông báo rõ ràng với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình, các sản phẩm chăm sóc da mà bạn đang dùng, các liệu trình thẩm mỹ mà bạn đang áp dụng gần đây nhất để có chỉ định tái tạo làn da an toàn. Không tự ý thực hiện tái tạo da tại nhà hay cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng vì chính sức khoẻ và sắc đẹp của bạn.

Tái tạo da và các tác dụng phụ bạn cần chú ý

Tất cả các giải pháp tái tạo da mà chúng tôi chia sẻ trên đều đã được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ bao gồm:

  • Kích ứng da: Vùng da có thể bị sưng, ngứa hoặc đau trong thời gian điều trị. Thường gặp ở những lần đầu tiên thực hiện tái tạo da với acid hoặc làm laser.
  • Da bị đỏ (hồng ban): Thường kéo dài khoảng 6-12 tuần sau đó tự biến mất. Đối với những trường hợp nặng hơn, mẩn đỏ có thể kéo dài đến 6-12 tháng.
  • Thay đổi màu da: Da bạn sẽ bị thâm hoặc sáng màu hơn nhưng có thể giảm dần theo thời gian. Đây còn được biết đến là tình trạng giảm sắc tố sau laser hoặc peel da.
  • Sẹo: Các phương pháp tái tạo da rất hiếm khi để lại sẹo. Nếu có bạn cũng không cần lo lắng quá mức bởi bạn có thể điều trị sẹo bằng thuốc theo tư vấn của bác sĩ;
  • Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virus hoặc nấm xuất hiện ở vùng da điều trị và lan sang các phần còn lại của cơ thể. Thường liên quan đến vấn đề vệ sinh trong thẩm mỹ như dụng cụ không được làm sạch hoặc môi trường thẩm mỹ không được vô khuẩn.