Chất làm đầy filler là gì?

Trước khi trả lời chia sẻ tác hại của chất làm đầy filler chúng ta cần biết chất làm đầy là gì? Chất làm đầy còn có tên gọi là là filler. Sản phẩm được FDA cho phép sử dụng trong thẩm mỹ nội khoa với các mục đích là cả thiện phần khuyết tổ chức, khuyết mỡ trên cơ thể và tạo hình thẩm mỹ mà không cùng dao kéo tác động.

Tiêm chất làm đầy hiện đang là dịch vụ thẩm mỹ nội khoa được yêu thích nhất. Nó phát triển rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Trong đó, có các “thiên đường” thẩm mỹ của Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Tại Việt Nam, chất làm đầy Filler đang tạo ra một xu hướng thẩm mỹ ở giới trẻ, “vũ khí” giúp cho chị em tự tin hơn vào chính mình.

Chất làm đầy filler được sử dụng với nhiều dạng khác nhau. Phân loại cụ thể như sau:

  • Phân loại theo vị trí tiêm sẽ có chất làm đầy dùng ở thượng bì, trung bì và hạ bì.
  • Phân loại theo tuổi thọ (thời gian tan) sẽ có filler tạm  thời, bán vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn.
  • Phân loại theo cấu tạo sẽ có filler tổng hợp, bán tổng hợp, ghép tự thân, ghép cùng loài hay khác loài,…

Tiêm chất làm đầy filler có hại không?

Ứng dụng của chất làm đầy trong thẩm mỹ nội khoa

Nếu bạn đang không biết tiêm chất làm đầy filler có hại không thì hãy cùng xem xét về các ứng dụng của sản phẩm trong thẩm mỹ da liễu. Bạn có thể sử dụng chất làm đầy theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng filler để chỉnh hình cằm, chỉnh hình mũi, má hoặc môi không động chạm dao kéo…
  • Dùng filler để làm đầy các tổ chức lõm, hõm trên mặt gồm thái dương, rãnh cười hoặc các vết sẹo lõm…
  • Sử dụng filler để trẻ hoá da. Cách này thường được áp dụng trên một số vùng đặc biệt gồm mặt và mu bàn tay.
  • Dùng filler để tạo hình phong thuỷ cho tai cũng được rất nhiều người tìm hiểu và lựa chọn…

Tiêm chất làm đầy filler có hại không?

Tiêm chất làm đầy có hại không? Sản phẩm lý tưởng nhất, an toàn nhất được sử dụng trong thẩm mỹ chính là chất làm đầy có thành phần sinh học. Bởi filler dạng này có khả năng thích ứng cao với cơ thể và có thể tự thuỷ phân sau một thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người.

FDA của Hoa Kỳ cũng đã chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn của dòng filler tạm thời có thành phần chính là HA. Do đó, nếu bạn đang phân vân không biết có nên tiêm filler hay không hay lo lắng về tác hại của chất làm đầy filler thì hãy tìm hiểu về filler tạm thời và chọn lựa cho mình một dòng sản phẩm phù hợp nhất.

Hiện có một dòng filler không được các bác sĩ sử dụng để làm thẩm mỹ. Đó chính là filler vĩnh viễn có thành phần là polymethylmethacrylate, silicon lỏng. Dạng filler này có thể để lại những tai biến thẩm và rất khó có thể xử lý. Trong đó, tiêm silicon lỏng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, được cấm sử dụng trong thẩm mỹ nội khoa.

Một số những vấn đề có thể xảy ra khi tiêm chất làm đầy

Nhiều người thường tỏ ra lo lắng vì sau khi tiêm filler da bị sưng, bầm tím hoặc đau nhức. Tuy nhiên, đây có thể là tác dụng phụ của filler và chúng không hề nguy hiểm. Tình trạng này có thể xảy ra trong 1-2 ngày đầu tiên sau đó tự biến mất. Và nếu như bạn cảm thấy có dấu hiệu này nhưng mức độ không nghiêm trọng, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống có thể tự chăm sóc tại nhà và yên tâm với câu hỏi tiêm chất làm đầy có hại không nhé.

Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu bất thường trên da diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn thì đó chính là sự báo động. Trong các trường hợp này bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để biết được chất làm đầy filler có hại không và có hướng xử lý an toàn. Một số các vấn đề bạn có thể đối mặt gồm:

  • Chất làm đầy bị tiêm sai lớp, sai vị trí khiến cho biến dạng vùng được thẩm mỹ gồm: má bị lệch, mũi bị lệch, cằm bị lệch, biến dạng gương mặt.
  • Filler tiêm gần mạch máu gây ra tình trạng chèn mạch sẽ dẫn đến hiện tượng bầm tím kéo dài hoặc trầm trọng hơn là sưng tấy và dẫn đến hoại tử.
  • Tác hại của chất làm đầy filler ở các khu vực gần mắt đó chính là mù loà. Xảy ra nếu filler bị tiêm vào các mạch máu, gây ra tình trạng tắc mạch.
  • Tiêm filler bị nhiễm trùng với các dấu hiệu sưng đau kéo dài, sốt cao và hoại tử da thường liên quan đến chất lượng filler và vấn đề vệ sinh trong quá trình thẩm mỹ.

Các chuyên gia cảnh báo, tác hại của chất làm đầy filler có thể không xuất hiện ngay sau khi thao tác tiêm hoàn thành. Bạn có thể biết được tiêm chất làm đầy filler có hại không sau một vài ngày, một vài tuần, một vài tháng. Cũng có những ca tai biến thẩm mỹ xuất hiện rất muộn, phải sau một vài năm do dùng chất làm đầy vĩnh viễn. Do đó, sẽ rất khó để đưa ra được kết luận chính xác liệu chất làm đầy filler có hại không ở một trường hợp nhất định nào đó.

Tiêm chất làm đầy filler có hại không?

Làm sao để có thể tiêm chất làm đầy filler an toàn nhất?

Tại Dr.thaiha đã từng tiếp nhận hàng ngàn ca biến chứng filler thẩm mỹ. Trong đó, có khoảng 60% các ca biến chứng có sử dụng dịch vụ tiêm filler giá rẻ; khoảng 30% biến chứng do tiêm filler tại nhà và có khoảng 10% ca biến chứng liên quan đến chăm sóc da sau tiêm chất làm đầy. Và để giúp mọi người có thể tránh được những tác hại của chất làm đầy filler chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý sau:

Chỉ định đúng filler để đảm bảo an toàn

Chất làm đầy được thực hiện cho các trường hợp tạo hình khuôn như: độn cằm, nâng mũi, tạo hình viền hàm,… hoặc làm đầy vùng thiếu thể tích như rãnh mũi má, rãnh miệng, hõm thái dương, hốc mắt, làm đầy môi, xoá nếp nhăn,… Không dùng sản phẩm cho các mục đích khác mà không được các bác sĩ chuyên khoa cho phép.

Trước khi tiêm filler, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân/ khách hàng nhằm đưa ra những chỉ định tốt nhất. Chống chỉ định tiêm với các trường hợp đang bị các vấn đề như dị ứng với chất làm đầy, vùng điều trị có mô liên kết bất thường bên dưới hoặc vùng trị liệu đang chấn thương, nhiễm trùng,…

Lựa chọn sản phẩm filler chất lượng

Tác hại của chất làm đầy filler có liên quan nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Do đó, để không phải lo lắng với câu hỏi tiêm chất làm đầy filler có hại không bạn chỉ cần tìm cho mình một sản phẩm tốt với các tiêu chí sau:

  • Filler chính hãng với nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Filler có thành phần sinh học, ưu tiên filler HA.
  • Không dùng filler hết hạn hoặc đã có dấu hiệu biến dạng.
  • Không lựa chọn sản phẩm giá rẻ để tránh tác hại của chất làm đầy filler…

Bạn có thể tự mua filler để sử dụng nhưng hãy mang nó đến gặp các bác sĩ để xem xem nó có phải là một sản phẩm tốt hay không, có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không. Không nên tự ý mua và tiêm filler tại nhà để đề phòng biến chứng thẩm mỹ.

Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao để tiêm filler 

Nếu muốn biết chất làm đầy filler có hại không bạn chỉ cần hỏi bác sĩ. Một bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn giải thích cặn kẽ về tác dụng phụ và biến chứng liên quan đến chất làm đẩy. Không câu kéo bạn sử dụng các dịch vụ tiêm filler giá rẻ bởi họ luôn biết điều này là không an toàn.

Bạn có thể lựa chọn tiêm filler cùng bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thay vì dùng dịch vụ tại Spa, của những người mạo danh bác sĩ. Chỉ có những người có kiến thức chuyên môn mới nắm được giải phẫu của vùng điều trị, cân đối được lượng filler cần thiết và tiêm đúng vị trí để tránh xa các mạch máu. Bác sĩ cũng sẽ là người giúp bạn nắm bắt và điều trị tất cả các tác hại của chất làm đầy filler nếu không may nó có xảy ra với bạn.

Tiêm chất làm đầy filler có hại không?

Một số các vấn đề liên quan khác

  • Đảm bảo vô trùng trong thẩm mỹ gồm tiêm làm sạch da, làm sạch tay và khử trùng dụng cụ tiêm filler.
  • Không dùng chung kim tiêm filler với người khác để tránh nhiễm trùng và lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
  • Lựa chọn địa chỉ tiêm filler được cấp phép bởi cơ sở y tế như Bộ y tế hoặc Sở y tế.
  • Luôn kiểm tra sản phẩm filler mà bạn có ý định tiêm, chụp hình lưu lại thông tin về sản phẩm.
  • Luôn luôn có sẵn chất đối kháng (thuốc giải) khi thực hiện tiêm chất làm đầy để phòng tránh tác hại của chất làm đầy filler.
  • Giữ liên hệ với bác sĩ chuyên khoa và nhờ trợ giúp ngay khi có các dấu hiệu tiêm filler bị biến chứng sưng đau, bầm tím, nhiễm trùng hoặc tắc mạch…