Tình trạng mọc mụn đầu đen ở mũi

Mụn đầu đen là loại mụn trứng cá có đầu hở và cồi mụn sẽ bị trồi lên trên da gây ra hiện tượng oxy hóa từ đó hình thành các chấm đen lớn hoặc nhỏ tùy theo kích thước nhân mụn. Mụn đầu đen thường tập trung ở vị trí có nhiều tuyến bã nhờn. Và trên cơ thể, vùng da bị mọc mụn đầu đen nhiều nhất là trung tâm của khuôn mặt hay chính xác nhất là vùng mũi, hai bên cạnh mũi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng mọc mụn đầu đen còn có thể xuất hiện ở trán và toàn bộ phần lưng. Nữ giới và nam giới đều có mụn đầu đen. Tuy nhiên, mụn đầu đen ở nam giới thường nhiều hơn do các đặc điểm về da cũng như là lối sống sinh hoạt, thói quen vệ sinh da không khoa học của các quý ông.

Với hiện tượng nổi mụn đầu đen ở mũi, các bác sĩ cho biết nó không hề nguy hiểm. Mụn đầu đen ít có khả năng gây viêm da, ít có nguy cơ phát triển đến mức khiến da bị tổn thương và hầu như không để lại thâm hoặc sẹo mụn nếu như được sử lý tốt. Tuy nhiên, việc kiểm soát và điều trị mụn đầu đen ở mũi vẫn cần được diễn ra bởi nó gây ra rào cản về tâm lý và ảnh hưởng đến thẩm mỹ da liễu.

Mụn đầu đen ở mũi và cách loại bỏ dứt điểm

Nguyên nhân gây mụn đầu đen là gì?

Cũng giống như các dạng trứng cá khác, mụn đầu đen ở mũi xuất hiện có liên quan đến hoạt động tiết nhờn của da. Khi một vùng da nào đó bị tiết nhiều nhờn mà không được làm sạch một cách khoa học sẽ rất dễ dàng xảy ra hiện tượng bít tắc lỗ chân lông. Khi có sự kết hợp giữ dầu nhờn trên da và bụi bẩn từ môi trường thì khả năng mọc mụn sẽ càng cao hơn.

Sau một thời gian da bị bít tắc, các nhân mụn sẽ được hình thành ở dưới da. Khi nhân mụn già sẽ được đẩy lên trên bề mặt da và có sự tiếp xúc với không khí. Hiện tượng oxy hoá diễn ra và khiến cho đầu mụn chuyển sang màu nâu đen, dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Mật độ mụn đầu đen có thể thay đổi theo thời gian, nếu không kiểm soát sớm thì mụn có thể mọc dày đặc và khiến cho vùng trung tâm gương mặt nhìn giống như bị nhọ.

Mụn đầu đen ở mũi là dạng mụn không viêm. Do đó, nó sẽ không gây ra hiện tượng sưng tấy hoặc đau nhức. Tuy nhiên, nếu như bạn nặn mụn không an toàn, thường xuyên sờ tay lên trên da thì có thể đưa vi khuẩn đến với mụn và sau đó mụn đầu đen sẽ biến thành mụn mủ, mụn bọc thậm chí là các mụn nang.

Các yếu tố nguy cơ gây mụn đầu đen ở mũi

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng mụn đầu đen ở mũi gồm:

Vệ sinh da mặt không khoa học

Người lười vệ sinh da mặt hoặc chỉ thực hiện làm sạch bằng nước. Người thường xuyên trang điểm nhưng lại không quan tâm đến việc làm sạch da bằng sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy trang. Khi này, dầu nhờn trên da, bụi bẩn từ môi trường và tồn dư của mỹ phẩm sẽ kết hợp lại, khiến cho chân lông bị bít tắc và mụn trứng cá đầu đen sẽ hình thành.

Chế độ ăn uống không khoa học

Mụn đầu đen ở mũi dễ gặp ở độ tuổi dậy thì hay các bạn sinh viên chính bởi vì nhóm người này có chế độ dinh dưỡng không khoa học. Việc các bạn trẻ thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu và đặc biệt là trà sữa… sẽ tác động rất tiêu cực đến da. Đây chính là yếu tố nguy cơ khiến cho da bị tăng tiết bã nhờn quá mắc và hình thành mụn đầu đen ở mũi, trán, cằm hoặc lưng…

Lười uống nước mỗi ngày

Việc nạp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày không những giúp cho hệ bài tiết của bạn hoạt động tốt mà còn giúp cho làn da khỏe mạnh, tươi trẻ hơn. Khi bạn lười uống nước da sẽ có xu hướng khô hơn và khi này sẽ kích thích sự tiết nhờn để làm ẩm da tự nhiên. Hơn thế nữa, khi có thể bị mất nước mà không có sự bù đắp sẽ tích tụ độc tố trong thời gian dài và đây chính là nguyên nhân khiến cho bạn gặp tình trạng mọc mụn nhọt. Bao gồm cả mụn trứng cá đầu đen ở mũi.

Lối sống sinh hoạt không điều độ

Làn da của bạn sẽ chỉ đẹp khi đồng hồ sinh học của bạn được điều chỉnh một cách hợp lý. Việc bạn thường xuyên thức khuya, thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ hay ngủ không ngon giấc sẽ tác động tiêu cực đến làn da và tình trạng mụn trứng cá của bạn. Nó cũng làm tăng tốc độ lão hoá da, khiến bạn bị già trước tuổi.

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc và quên dành thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến việc cơ thể bị mất cân bằng nội tiết. Lâu ngày sẽ hình thành mụn trứng cá hoặc khiến cho tình trạng mụn đầu đen ở mũi thêm tồi tệ hơn.

Mụn đầu đen ở mũi và cách loại bỏ dứt điểm

Tự ý điều trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà

Có vẻ như có rất nhiều người nghĩ mụn trứng cá đầu đen không nguy hiểm và tự xử lý mụn tại nhà. Tuy nhiên, bạn có biết đa phần các trường hợp tự ý dùng thuốc chữa mụn đầu đen tại nhà đều không mang lại hiệu quả như mong đợi. Việc sử dụng các thành phần như AHA, BHA, Adapalene, Benzoyl Peroxide… để điều trị mụn đầu đen mà không qua tư vấn từ bác sĩ sẽ là một yếu tố khiến cho mụn trở lặng hơn.

Ngoài ra, nếu như bạn sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da chứa lithium, corticoid; tự ý uống thuốc ngừa thai chứa androgen, thuốc chống động kinh không được bác sĩ chỉ định có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn đầu đen ở mũi và nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để có thể kiểm soát và điều trị mụn đầu đen ở mũi mà không để cho mụn tái phát? Hãy tìm đến các chuyên gia da liễu để có cho mình những câu trả lời chính xác nhất bạn nhé.

Cần làm gì khi bị mọc mụn đầu đen ở mũi

Mụn đầu đen khá lành tính và chúng ta có thể phòng tránh cũng như điều trị mụn một cách an toàn. Thay vì việc tự tìm hiểu về mụn, tự điều trị tại nhà bạn có thể tới với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để được các bác sĩ giải thích rõ ràng về mụn và tìm ra một phương án điều trị an toàn và phù hợp nhất với mình.

Chủ động trong chăm sóc da tại nhà sẽ là chìa khóa giúp chúng ta ngăn chặn sự hình thành của mụn đầu đen ở mũi và loại bỏ dứt điểm mụn trên da. Tuỳ theo tình trạng da mà bạn có thể lựa chọn các giải pháp chăm sóc phù hợp theo gợi ý sau:

Với người có da khô và thường xuyên bong tróc

  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày bằng dòng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ để tránh da bị khô.
  • Loại bỏ tình trạng da chết 2 lần mỗi tuần để tránh lỗ chân lông bị bít tắc bởi tế bào chết.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho da khô, tập trung dưỡng ẩm ở phần trung tâm mặt.
  • Uống nhiều nước trong ngày có thể hỗ trợ cho da được “thở” tốt hơn, tránh hình thành mụn đầu đen ở mũi.
  • Luôn phải tẩy trang trước khi bạn đi ngủ. Ngay cả khi bạn không trang điểm thì tẩy trang vẫn sẽ cần thiết để da của bạn có thể được làm sạch sâu.

Với người có làn da dầu bị mụn đầu đen ở mũi

  • Ngoài việc thực hiện làm sạch da khép mỗi ngày bằng cách rửa mặt và tẩy trang, chủ nhân của làn da dầu cần thực hiện tốt các bước chăm sóc mụn đầu đen được gợi ý sau:
  • Đắp mặt nạ đất sét để hấp thụ bớt lượng dầu dư thừa trên da từ đó có thể giúp kiểm soát sự hình thành và phát triển của mụn đầu đen ở mũi.
  • Sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide để chăm sóc da với mục đích là hòa tan bã nhờn và dầu thừa, tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Sử dụng kem dưỡng hoặc serum retinoid để dưỡng da mỗi ngày. Nhưng chú ý là cần phải kết hợp với chống nắng thật tốt để tránh da bị bắt nắng nhiều hơn…