Skip to Content

Category Archives: Sức khỏe & làm đẹp

Sẹo Phì Đại Và Gợi Ý Kiểm Soát Sự Phát Triển Của Sẹo Từ Các Chuyên Gia

Sẹo phì đại là như thế nào?

Đúng như tên gọi, sẹo phì đại là để chỉ các vết sẹo phát triển theo hướng phì đại. Đây cũng là kết quả của sự tăng sinh quá mức của mô đối với những tổn thương da, đặc trưng bởi sự tăng sinh nguyên bào sợi tại chỗ và sản xuất quá mức collagen.

Sẹo phì đại cũng nhô cao hẳn lên trên về mặt da. Tuy nhiên, các vết sẹo này chỉ nằm trong ranh giới tổn thương trước đó, sẹo không thể mở rộng diện tích ra các vùng da lành. Và dạng sẹo này có thể thoái tiến theo thời gian. Trong khi đó, sẹo lồi lại không có khả năng này.

Sẹo phì đại và gợi ý kiểm soát sự phát triển của sẹo từ các chuyên gia

Yếu tố nguy cơ dẫn đến sẹo phì đại

Dạng sẹo phì đại có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Miễn là da có tổn thương, không được xử lý tốt thì nguy cơ bị mắc sẹo sẽ là rất cao. Đây cũng là một dạng sẹo xấu gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tác động trực tiếp đến tâm lý của người mắc sẹo. Nhất là khi các vết sẹo lớn, hình thành ở những vị trí hở và đặc biệt là bị giảm sắc tố da dẫn đến tình trạng thâm sẹo.

Các yếu tố nguy cơ gồm:

  • Da sẫm màu.
  • Yếu tố gia đình.
  • Vấn để liên quan đến cơ địa.
  • Người trẻ tuổi, phụ nữ mang thai.
  • Vị trí: da vùng ức, vai và cánh tay, dái tai dễ bị sẹo phì đại hơn.
  • Loại chấn thương (bỏng, trứng cá, tai nạn hoặc côn trùng cắn…), vết thương chậm lành (> 3 tuần).

Sẹo phì đại có nguy hiểm không?

Nếu hỏi sẹo phì đại có nguy hiểm không thì câu trả lời sẽ là không. Bởi trên thực tế, dạng sẹo này không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nó cũng không khiến cho tuổi thọ của bạn bị ngắn đi. Tương tự như sẹo lồi, lõm… sẹo phì đại chỉ khiến cho tính thẩm mỹ của da bị giảm đi nhiều.

Tuy nhiên, các vết sẹo phì đại quá lớn, không tự thoái tiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con người. Nó khiến cho chúng ta không còn tự tin vào chính mình. Và cũng không làm cách nào để có thể che dấu những vết sẹo này. Chính điều này sẽ gây ra những rào cản trong giao tiếp xã hội, các mối quan hệ trong tình yêu và sự nghiệp khác.

Một vấn đề khác cần quan tâm đó chính là sẹo phì đại có khả năng gây ngứa da. Tình trạng ngứa sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần và điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của con người. Đây cũng chính là lý do bạn cần quan tâm hơn đến các vết sẹo phì đại trên da, tìm cách kiểm soát sự phát triển của chúng và dần dần loại bỏ sẹo xấu để trả lại làn da khoẻ đẹp.

Sẹo phì đại điều trị có khỏi hay không?

Hiện nay việc điều trị sẹo phì đại vẫn đang được các cơ sở y tế tiến hành. Tuy nhiên, về kết quả chữa sẹo vẫn còn là một thách thức và gây nhiều tranh cãi. Điều này có nghĩa là sẽ không có cách điều trị sẹo tốt nhất. Thay vào đó, chúng ta cần thăm khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán về sẹo và tìm ra các giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách tốt nhất để không còn phải lo lắng với sẹo phì đại đó chính là ngăn cản chúng xuất hiện. Vậy nên, khi có các tổn thương da, dù là nhỏ nhất bạn cũng cần điều trị sớm. Quá trình chăm sóc vết thương cũng như tốc độ lành thương càng nhanh thì khả năng hình thành sẹo xấu trên da sẽ càng giảm đi. Ngược lại, nếu như bạn chăm sóc vết thương không tốt, để gây ra tình trạng nhiễm khuẩn và thời gian lành thương kéo dài trên 3 tuần thì khả năng bị sẹo phì đại sẽ cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, nếu bạn có một chế độ nghỉ ngơi không khoa học làm vết thương lâu lành, ăn nhiều thực phẩm có khả năng tăng sinh ở vị trí sẹo và khiến cho sẹo phát triển. Do đó, điều trị sẹo phì đại thành công hay thất bại, hiệu quả nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào những vấn đề sau:

  • Tình trạng sẹo nặng hay nhẹ
  • Biện pháp điều trị sẹo được lựa chọn là gì
  • Chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi
  • Các vấn đề liên quan đến cơ địa…

Các giải pháp điều trị sẹo phì đại dành cho bạn

Không có phương pháp điều trị đơn độc hay kết hợp nào được chứng minh là tốt nhất trong điều trị sẹo phì đại. Vậy nên, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau:

Tiêm corticosteroid nội tổn sẹo

Đây là phương pháp đơn giản nhất để giúp chúng ta xử lý sẹo phì đại và cả sẹo lồi. Chỉ định đầu bảng của các bác sĩ da liễu thẩm mỹ. Phương pháp giúp làm phẳng sẹo lồi, phì đạo 50- 100%, với tỷ lệ tái phát 9 – 50%. Hiệu quả với sẹo mới xuất hiện với liệu trình kéo dài từ 3-6 lần tiêm.

Để nâng cao hiệu quả điều trị tiêm sẹo, bác sĩ có thể sử dụng áp lạnh ngay trước khi tiêm nội tổn thương. Mục đích là giúp làm mềm sẹo, đồng thời cải thiện hiệu quả hơn so với điều trị đơn độc.

Tạo áp lực trên các vết sẹo phì đại

Thường sử dụng quần áo, băng ép hoặc thiết bị đặc biệt cho một số vị trí nhất định trên cơ thể. Nguyên lý điều trị là áp lực ép làm giảm sức căng oxy trong sẹo do tắc các mạch máu nhỏ, dẫn đến giảm tăng sinh nguyên bào sợi và tổng hợp collagen. Áp lực tối ưu thường từ 20 – 30mmHg.

Phương pháp điều trị sẹo phì đại này tuy đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng lại không phù hợp với tình trạng sẹo lâu năm. Bên cạnh đó, hiệu quả điều trị còn ở mức hạn chế. Quá trình chữa sẹo mất nhiều thời gian và có thể gây sự không thoải mái cho hầu hết bệnh nhân bởi sự vướng víu, gò bó.

Sẹo phì đại và gợi ý kiểm soát sự phát triển của sẹo từ các chuyên gia

Áp lạnh sẹo phì đại

Phương pháp áp lạnh có sử dụng nito hóa lỏng ở nhiệt độ thấp và tác động trên vùng da bị sẹo. Mục đích là làm đóng băng tổ chức sẹo, gây thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử sẹo là làm xẹp sẹo phì đại. Chu kỳ đông lạnh-rã đông từ 10-30 giây và có thể lặp lại tối đa 3 lần mỗi lần điều trị. Các lần điều trị cách nhau 4-6 tuần, thông thường cần 5-10 lần để đạt hiệu quả.

Tuy có thể mang lại hiệu quả cao nhưng kỹ thuật điều trị này có thể gây ra một số các tác dụng phụ như đau, phù nề, giảm cảm giác và đặc biệt gây giảm sắc tố vĩnh viễn dẫn đến hạn chế việc sử dụng ở những bệnh nhân có làn da sẫm màu.

Điều trị laser sẹo phì đại

Có nhiều loại laser/ánh sáng được ứng dụng trong điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại như laser màu (PDL), laser CO2 phân đoạn (fCO2) và IPL. Thông qua hiện ứng quang nhiệt chọn lọc trên hemoglobin, dẫn tới hình thành huyết khối vi mạch, làm giảm oxy mô sẹo, giảm tân tạo mô sợi à sẹo ít đỏ hơn, mềm hơn và giảm phì đại.

Phương pháp này thích hợp cho những trường hợp sẹo mới, đỏ và chủ yếu cải thiện màu sắc và độ mềm mại sẹo. Thời gian mỗi lần điều trị cách nhau 4-6 tuần với tỷ lệ cải thiện là 57-85%. Trong đó, laser fCO2 10.600nm và laser Er:YAG 2940nm là loại laser được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo phì đại.

Phẫu thuật sẹo phì đại

Phẫu thuật là phương án cuối cùng để giúp chúng ta loại bỏ sẹo phì đại trên da. Phương pháp được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không thành công hoặc không có khả năng cải thiện đáng kể; sẹo co kéo ảnh hưởng tới chức năng và thẩm mỹ, sẹo lồi lớn với đáy nhỏ.

Với phẫu thuật, bệnh nhân bắt buộc phải tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ có tay nghề thực hiện thủ thuật trong những môi trường vô trùng. Chú ý, sau thủ thuật sẹo phì đại vẫn có thể tái phát. Vậy nên, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp điều trị dự phòng mà các bác sĩ đưa ra.

0 0 Continue Reading →

Sẹo Thâm Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Dẫn Đến Thâm Sẹo

Sẹo thâm là gì?

Sẹo thâm chính là các các vết sẹo hình thành sau khi da bị tổn thương. Tuy nhiên, vị trí sẹo lại có sự gia tăng sắc tố. Màu da tối hơn, thường sẽ là màu nâu đen.

Sẹo thâm có thể hình thành ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Nguyên nhân gây sẹo có thể xuất phát từ những nốt mụn trứng cá, các tổn thương thuỷ đậu, một vết thương sau tai nạn giao thông hoặc chỉ là một vết xước da nhỏ… Sẹo thâm lành tính, nó hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chỉ tác động về mặt thẩm mỹ da liễu. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về tình trạng sẹo thâm.

Sẹo thâm và các yếu tố nguy cơ dẫn đến thâm sẹo

Thâm sẹo hình thành như thế nào?

Khi da bị tổn thương, quá trình lành thương tự nhiên sẽ bắt đầu diễn ra. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi khác nhau, mỗi loại da khác nhau và mỗi cơ địa thì quá trình lành thương sẽ có sự thay đổi. Tổn thương da càng được xử lý tốt, chăm sóc kỹ và bảo vệ tốt thì khả năng bình phục sẽ càng cao.

Tuy nhiên, khi các tổn thương không được chăm sóc tỉ mỉ và thời gian da bị tổn thương kéo dài sẽ khiến cho da có thể bị viêm nhiễm. Làn da khi đó không còn được trơn láng do tế bào nguyên sợi bị phá hủy, ảnh hưởng đến việc tái tạo sợi đàn hồi và collagen mới. Và khi này, vùng da bị sẹo sẽ bị giảm sắc tố, ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ.

Về mặt lý thuyết, sẹo thâm sẽ tự biến mất sau khoảng một vài năm xuất hiện. Tuy sẹo có mờ đi nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Một số trường hợp do không bảo vệ da tốt dẫn đến hiện tượng thâm sẹo nặng hơn. Điều này đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự tự tin, khiến cho người bị sẹo luôn tìm cách che dấu các tổn thương da này.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến sẹo thâm

Sẹo thâm ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, ở trẻ em sẹo thâm sẽ xuất hiện ít hơn là ở người lớn. Và sẽ có các nguy cơ khiến cho bạn phải đối mặt với các vết thâm sẹo. Đó là:

Nặn mụn không đúng cách

Thông thường khi mụn mọc trên mặt, nhiều người sẽ có thói quen đưa tay lên sờ nắn và sau đó nặn mụn. Tuy nhiên nặn mụn không đúng kỹ thuật với bộ dụng cụ không đảm bảo vệ sinh hoặc đôi bàn tay bẩn dễ khiến vùng da xung quanh bị tổn nặng nề. Sau đó gây nên tình trạng viêm nhiễm và bị tụ máu dẫn tới sẹo thâm.

Tác động của ánh nắng mặt trời

Nếu để ánh nắng mặt trời chiếu vào vùng da bị tổn thương đang trong quá trình lên da non thì các hắc sắc tố melanin sẽ được tổng hợp nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sẹo thâm ở các vùng da hở như gương mặt, tay hoặc chân. Nếu không bảo vệ da tốt bằng kem chống nắng hoặc dụng cụ che nắng kết hợp thì chắc chắn da của bạn sẽ có vấn đề.

Các vết côn trùng đốt

Ruồi, muỗi, rắn, rết, kiến ba khoang… đều có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị sẹo thâm. Các vết thương này thường rất nhỏ nhưng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy. Và khi bạn dùng tay gãi mạnh da sẽ bị tổn thương lan rộng. Khi đó, nếu không chăm sóc tốt sẽ để lại các vết thâm.

Các bệnh da liễu liên quan

Thủy đậu, hắc lào, ghẻ lở… cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra tổn thương da và để lại sẹo thâm. Tổn thương da liên quan đến bệnh da liễu thường phát triển trên diện tích da khá rộng và gây ra sự mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Sẹo xuất hiện sau bỏng

Bỏng nhiệt, bỏng lửa, bỏng nước… đều sẽ khiến cho da bị tổn thương nặng và kéo dài. Các vết bỏng khi mọc da non rất ngứa nên nếu tác động mạnh lên như cạy vảy chắc chắn sẽ gây ra sẹo. Ngoài ra, nếu không được che chắn kỹ để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ làm tăng hắc sắc tố ở lớp biểu bì da sản sinh nhiều hơn dẫn đến sẹo thâm nhiều hơn…

Làm sao để điều trị sẹo thâm trên da?

Trước hết bạn cần biết sẹo thâm không nguy hiểm. Các vết sẹo hình thành một cách tự nhiên và không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, sẹo thâm ngày một đậm hơn sẽ tác động đến tâm lý và sự tự tin của con người. Nhất là tình trạng thâm sẹo xuất hiện tại các vùng da hở như gương mặt sẽ càng khiến cho chúng ta thêm bận lòng.

Sẹo thâm và các yếu tố nguy cơ dẫn đến thâm sẹo

Vậy làm cách nào để có thể khắc phục tình trạng sẹo thâm, trả lại một làn da mịn màng tươi trẻ. Hãy đến ngay với Dr.thaiha – phòng khám chuyên khoa da liễu thẩm mỹ số 1 tại Hà Nội để được tư vấn các giải pháp điều trị sẹo thâm sau mụn, sẹo thâm sau thuỷ đậu phù hợp nhất với bạn.

Một trong những công nghệ điều trị sẹo thâm an toàn và hiệu quả nhất đang được Dr.thaiha tin dùng chính là laser. Công nghệ laser vi điểm ra đời cho phép bạn dễ dàng làm đầy sẹo rỗ, sẹo thâm sau mụn chỉ sau một vài buổi thực hiện.

Laser Fractional Erbium Action II sẽ tạo ra những tổn thương siêu siêu nhỏ trên da từ đó kích thích quá trình tái tạo da. Thiết bị laser hiện đại đã được Cục dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm nhận về hiệu quả và độ an toàn.

  • Hiệu quả với tình trạng sẹo thâm với mức độ từ nhẹ đến nặng.
  • Đặc biệt tốt với người bị sẹo rỗ, lõm do trứng cá và thủy đậu.
  • Người đã từng điều trị sẹo rỗ thâm nhưng không đem lại hiệu quả.
  • Người muốn điều trị dứt điểm sẹo thâm chỉ với 1 liệu trình.
  • Người muốn điều trị sẹo kết hợp trẻ hóa da.
0 0 Continue Reading →

Gợi Ý Cách Sử Dụng Kem Chống Nắng Chuẩn, Tránh Tình Trạng Vón Cục

Hướng dẫn sử dụng chung cho kem chống nắng

Các sản phẩm chống nắng sẽ là chìa khoá để chúng ta bảo vệ làn da của mình trước ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Đáng chú ý nhất là tia UV từ ánh nắng mặt trời và nguồn sáng xanh từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Và kem chống nắng chính là một trong những công cụ đắc lực để giúp ngăn ngừa dấu hiệu lão hoá da.

Gợi ý cách sử dụng kem chống nắng chuẩn, tránh tình trạng vón cục

Đây chính là lý do tại sao chống nắng lại là bước chăm sóc da quan trọng nhất. Nếu không chống nắng thì chu trình chăm sóc da của bạn sẽ kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Vậy nên, nếu muốn da trẻ khoẻ, muốn da đẹp bạn sẽ cần chống nắng cho da với các nguyên tắc sau:

  • Mọi loại da đề cần phải chống nắng bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, kem chống nắng sẽ là giải pháp tối ưu nhất để giúp bạn bảo vệ làn da của mình.
  • Chống nắng ở mọi độ tuổi với các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF phù hợp với da. Như vậy là sẽ có kem chống nắng của trẻ con và người lớn nhé.
  • Sử dụng kem chống nắng tất cả các mùa trong năm. Cho dù đó là mùa hè nắng gắt hay mùa đông mưa phùn đều cần chống nắng, chống nắng và chống nắng.
  • Dùng kem chống nắng với lượng vừa đủ. Không dùng quá nhiều và cũng không dùng quá ít. Thoa kem ở bước chăm sóc da cuối cùng và trước khi ra ngoài ít nhất 20 phút.
  • Chú ý thoa dặm kem chống nắng trong ngày sau khoảng 2-3h đồng hồ để phát huy hiệu quả chống nắng.
  • Luôn làm sạch da mặt của bạn vào cuối ngày để không gây bít tắc lỗ chân lông. Dùng sản phẩm tẩy trang phù hợp để làm sạch da một cách an toàn…

Hướng dẫn sử dụng riêng cho từng sản phẩm chống nắng

Có nhiều dạng kem chống nắng khác nhau. Điều này cho phép chúng ta có thêm nhiều sự lựa chọn để bảo vệ da. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm chống nắng lại có cách sử dụng khác nhau. Bạn có thể đồng thời kết hợp nhiều sản phẩm để nâng cao hiệu quả chống nắng.

Hướng dẫn sử dụng như sau:

Đối với kem chống nắng dạng xịt

Giữ khoảng cách khoảng 15cm rồi xịt đều trên bề mặt da, sau đó lau đi phần kem dư trên mắt và miệng.

Lưu ý khi dùng sản phẩm chống nắng dạng xịt:

  • Không xịt quá 3s cho 1 vị trí.
  • Không hít thở khi xịt để tránh sản phẩm xộc thẳng vào mũi.
  • Một số sản phẩm chống nắng dạng xịt chỉ dùng cho body mà không dùng cho gương mặt.
  • Nếu có dấu hiệu bị dị ứng, kích ứng khi dùng chống nắng dạng xịt bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với kem chống nắng dạng lỏng, dạng kem sữa

Cách 1: Bạn có thể làm sạch tay sau đó đổ kem chống nắng ra lòng bàn tay xoa rồi vỗ lên trán, má, cằm. Tiếp theo hãy dùng ngón tay chấm thêm vào các vùng góc cạnh như mũi, vùng da sắc môi rồi tán đều hoặc lấy bàn tay vỗ nhẹ.

Cách 2: Đổ trực tiếp sản phẩm lên da sau đó tán và vỗ kết hợp. Tuy nhiên, cách làm này không được các bác sĩ khuyến khích bởi chúng ta sẽ khó cân đối được lượng sản phẩm chống nắng. Cần chú ý không để cho miệng, vòi của kem chống nắng chạm vào da khi apply kem.

Gợi ý cách sử dụng kem chống nắng chuẩn, tránh tình trạng vón cục

Đối với kem chống nắng dạng kem không quá dày

Bạn có thể apply như 2 cách của dạng lỏng hoặc cũng có thể kết hợp với cọ tán kem chống nắng. Chú ý đến thao tác tán kem nhanh và đều trên da để tránh kem chống nắng bị vón cục, khiến cho da có dấu hiệu loang lổ.

Đối với dạng kem đặc, nhanh khô

Bạn nên chấm đến đâu tán đến đó hay nói cách khác là thoa kem chống nắng theo từng vùng da. Tốt nhất hãy dùng một lượng kem chống nắng vừa đủ để cho vào mu bàn tay sau đó dùng đầu ngón tay chấm đều trên một vùng của gương mặt sau đó dùng cọ tán đều.

Viên uống chống nắng

Với viên uống chống nắng bình thường 1 viên buổi sáng 1 viên buổi trưa. Với viên uống chống nắng tăng cường 2 viên/ lần, lặp lại sau mỗi 3 tiếng. Uống trước khi ra nắng 30 phút. Tương tự như thoa kem chống nắng để phát huy hiệu quả tốt hơn.

Bạn có thể phối hợp viên uống chống nắng với các sản phẩm chống nắng khác để tăng cường hiệu quả bảo vệ da. Và đừng quên mang khẩu trang, đội mũ rộng vành hoặc đeo thêm kính râm để có thể chống nắng thật tốt mỗi ngày nhé.

0 0 Continue Reading →

Retinoid Đường Bôi Và Những Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn

Mục đích của việc sử dụng retinoid đường bôi 

  • Ngăn chặn việc hình thành nhân mụn
  • Không có hiện tượng kháng kháng sinh
  • Giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo
  • Trẻ hóa da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da
  • Điều trị một số thương tổn sắc tố da…

Retinoid đường bôi và những thông tin hữu ích cho bạn

Lưu ý cho người mới bắt đầu sử dụng 

Khi mới bắt đầu sử dụng thuốc Retinoid đường bôi quan trọng nhất là thuốc có thể gây nên sự kích ứng da như: đỏ da, bong vảy nhẹ, cảm giác nóng rát ở một số cá thể; Các tác dụng phụ này có thể xảy ra sau vài ngày dùng thuốc.

Việc sử dụng thuốc đúng liều lượng (thường lượng thuốc bằng kích thước hạt đậu cho một lần bôi toàn mặt – quy định này để cho khách hàng dễ hình dung và thuận tiện trong việc định lượng sản phẩm). Trong khi sử dụng, nên kết hợp với các sản phẩm thích hợp có thể giảm sự kích ứng và khô da như kem dưỡng ẩm, kem phục hồi da hoặc xịt khoáng.

Bạn nên bắt đầu sử dụng thuốc 2 lần 1 tuần, tăng từ từ tần số sử dụng thuốc. Lý tưởng nhất là bạn có thể sử dụng thuốc hằng ngày sau khi da đã có sự đáp ứng tốt. Nên sử dụng thuốc vào ban đêm, trước khi bạn đi ngủ và nhớ dùng kem chống nắng vào ban ngày để bảo vệ da tốt hơn.

Cách bôi thuốc như thế nào? 

  • Rửa sạch mặt bằng nước mát hoặc nước ấm cùng với sữa rửa mặt phù hợp với làn da của bạn, thấm khô da, chờ khoảng 20 phút trước khi bôi thuốc
  • Lấy một lượng thuốc kích cỡ bằng hạt đậu dùng cho toàn mặt, chia thành các phần nhỏ trên mặt; sử dụng đầu ngón tay thoa đều sản phẩm lên da.
  • Tránh bôi vào các vùng như mắt và môi vì dễ gây bong vảy và kích ứng. Bạn không cần thiết xoa với một lực mạnh để tránh gây tổn thương da.

Sử dụng Retinoid đường bôi bị kích ứng phải làm sao?

Nếu da bạn bị kích ứng nhẹ và khô da, có thể theo một số hướng dẫn sau:

  • Giảm tần số sử dụng sản phẩm xuống còn 1-2 lần mỗi tuần hoặc tạm ngưng một thời gian cho đến khi da khỏi kích ứng hoàn toàn.
  • Rửa sạch vùng bôi bằng nước thường sau khoảng 1 giờ bôi sản phẩm và dưỡng ẩm bình thường.
  • Bôi kem dưỡng ẩm không gây mụn kết hợp với sản phẩm sau 1 giờ bôi thuốc.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có tác dụng tẩy tế bào da khi da có dấu hiệu khô và bong tróc.

Nếu da bạn bị kích ứng nặng, ngừng sử dụng thuốc và chờ đến khi hết hoàn toàn triệu chứng trước khi bắt đầu sử dụng lại thuốc. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng lại Retinoid đường bôi và không nên quá nóng vội để tránh da lại bị kích ứng trở lại.

Chú ý, để chắc chắn da có bị kích ứng với Retinoid hay không bạn có thể test thử sản phẩm ở một vùng da nhỏ. Điểm test chính là mặt sau của cổ tay và thời gian test sẽ là 24 đồng hồ. Bạn cũng không cần quá lo lắng về tình trạng da không bong tróc khi thoa Retinoid bởi cho dù vậy thì Retinoid vẫn sẽ phát huy hiệu quả.

Retinoid đường bôi và những thông tin hữu ích cho bạn

Một số chú ý khác khi sử dụng retinoid bôi

Tình trạng mụn có thể nặng hơn trong tháng đầu tiên dùng thuốc. Đây là một tình trạng hay gặp và sẽ thuyên giảm khi tiếp tục sử dụng thuốc trong 2-3 tuần tiếp theo nên bạn sẽ không cần quá lo lắng.

  • Retonoid đường bôi thường khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Do đó, bạn nên sử dụng kem chống nắng trong quá trình bôi thuốc kết hợp thêm các giải pháp chống nắng tại chỗ khác.
  • Không dùng Retinoid đường bôi nếu như bạn đang có ý định mang thai hoặc đang có thai bởi thành phần có thể gây hại cho thai nhi. Tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa hoặc da liễu để đảm bảo độ an toàn.
  • Retinoid đường bôi có thể đồng thời chống lão hoá da do đó có thể sử dụng duy trì, sau khi các vấn đề về da đã được giải quyết.
  • Không lạm dụng Retinoid đường bôi bởi một số sản phẩm sẽ cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa da liễu…
0 0 Continue Reading →

Cảnh Báo: Dái Tai Bị Sưng, Chảy Mủ Sau 6 Tháng Tiêm Tai Tài Lộc

Tiêm filler dái tai là gì?

Dái tai là phần chảy xệ của tai. Trong nhân tướng học, người sở hữu một dái tai to, dày và chảy dài sẽ là gặp nhiều tài lộc trong cuộc sống. Đây cũng chính là lý do tại sao dịch vụ tiêm filler tai tài lộc đang ngày được các bạn trẻ yêu thích. Nhất là những người làm hoạt động kinh doanh bởi họ tin rằng hình dáng dái tai sẽ ảnh hưởng đến con đường làm ăn của họ.

Tiêm filler tai tài lộc là phương pháp chỉnh hình dái tai bằng việc tiêm chất làm đầy có thành phần chính là HA vào phần dái tai. Filler sau khi được tiêm sẽ liên kết lại với nhau để tạo ra các mô mềm, làm đầy dái tai và tạo hình tai tài lộc nhưng mong muốn của khách hàng. Đây là một trong những phương pháp thẩm mỹ được đánh giá cao về tính an toàn và độ hiệu quả.

Quy trình tiêm filler nói chung và filler tai tài lộ nói riêng khá đơn giản, mất ít thời gian và không yêu cầu nghỉ dưỡng. Thủ thuật tiêm hạn chế xâm lấn nên hầu như không gây ra cảm giác đau tức khó chịu sau khi thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tiêm tai tài lộc an toàn 100%. Trong thời gian qua, Dr.thaiha đã tiếp nhận rất nhiều các biến chứng liên quan, có những trường hợp dái tại bị sưng, chảy mủ sau 6 tháng tiêm tai tài lộc.

Dái tai bị sưng, chảy mủ sau 6 tháng tiêm tai tài lộc

Cảnh báo biến chứng tiêm tai tài lộc

Bệnh nhân têm L.P (28 tuổi – kinh doanh) có tìm đến thăm khám tại Dr.thaiha trong tình trạng phần dái tai bị sưng to và có chứa dịch mủ bên trong. Hiện tượng này xuất hiện khoảng 2 ngày và không có dấu hiệu giảm bớt. Kèm theo đó là cơn đau ở phần dái tai khiến cho bệnh nhân không khỏi lo lắng.

Bệnh nhân có chia sẻ với bác sĩ rằng phần tai bị sưng này đã được tiêm filler cách đó khoảng 6 tháng. Sau khi tiêm mọi thứ bình thường cho đến ngày hôm nay. Lúc đó, khách cũng không để ý mình được tiêm filler của hãng nào, có tên là gì và lượng tiêm là bao nhiêu. Chỉ biết người thực hiện tiêm là một chủ Spa còn rất trẻ và được giới thiệu là filler được nhập khẩu từ Đài Loan.

Qua thăm khám, bác sĩ xác định dấu hiệu dái tai bị sưng và chảy mủ là biến chứng muộn liên quan đến tiêm filler. Phản ứng xảy ra sau tiêm một thời gian dài và liên quan đến chất lượng sản phẩm được tiêm trước đó. Không loại trừ đó là filler giả, filler chứa tạp chất gây phản ứng sưng viêm.

Bác sĩ xác định bệnh nhân có dấu hiệu hoại tử tổ chức, hoại tử phần dái tai được bơm filler trước đó. Và để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và thực hiện tiêm tan filler để loại bỏ toàn bộ filler trước đó. Trong trường hợp thuốc tiêm tan không phát huy tác dụng sẽ bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật phần dái tai để nạo vét filler.

Nguyên nhân dái tai bị sưng, chảy mủ sau tiêm filler là gì?

Mọi người thường cho rằng các phản ứng bất thường sẽ chỉ xảy ra ngay sau khi tiêm filler hoặc cách đó một vài ngày. Điều này là chưa đúng hoàn toàn. Trên thực tế, phản ứng liên quan đến filler được chia thành hai dạng là phản ứng sớm và phản ứng muộn. Nếu như phản ứng sớm dễ dàng được nắm bắt và xử lý thì phản ứng muộn lại khó kiểm soát hơn.

Trong trường hợp của bệnh nhân tên L.P nêu trên thì đó chính là phản ứng muộn. Nếu không xử lý sớm tai sẽ bị hoại tử hoàn toàn và khi này sẽ phải cắt bỏ vành tai để không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nguyên nhân dẫn đến dái tai bị sưng, chảy mủ và đau nhức sau tiêm filler có thể là:

Dùng quá nhiều filler

Việc dùng filler tiêm dái tai với lượng quá nhiều sẽ khiến cho tai bị  biến dạng thay vì thay đổi theo hướng đẹp hơn. Đó là còn chưa kể ở phần dái tai có rất nhiều các mao mạch nhỏ, nên việc tiêm filler bị bầm tím là sẽ rất dễ xảy ra. Khi filler được dùng với lượng lớn và tiêm nhanh dễ gây ra tình trạng chèn mạch và làm cho phần dái tay hoặc vành tai bị sưng phù.

Filler kém chất lượng

Nguyên nhân tiếp theo khiến cho dái tai bị sưng, chảy mủ sau 6 tháng tiêm tai tài lộc chính là chất lượng filler kém. Việc dùng filler giá rẻ, hàng không rõ nguồn gốc và không rõ thành phần sẽ là các yếu tố nguy cơ cao nhất. Loại filler được sử dụng để tiêm tai có thành phần chính là HA được xem là an toàn nhất. Nhưng nếu bạn tiêm filler bị pha tạp chất hoặc có chứa silicon lỏng thì nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn.

Dái tai bị sưng, chảy mủ sau 6 tháng tiêm tai tài lộc

Lựa chọn địa chỉ tiêm không uy tín

Tiêm filler khá là đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm được kỹ thuật tiêm. Việc tiêm filler cùng với người không được đào tạo chuyên môn sẽ là rất nguy hiểm. Do đó, nếu như bạn tiêm filler tại nhà, tiêm tại Spa hay các tiệm cắt tóc gội đầu thì nguy cơ sẽ là rất cao. Làm đẹp an toàn bằng filler phải có chỉ định từ bác sĩ và phải do các bác sĩ có tay nghề thực hiện tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa uy tín.

Ngay sau khi có dấu hiệu dái tai bị sưng, chảy mủ kèm đau đớn bạn hãy thăm khám ngay cùng bác sĩ chuyên khoa. Việc trì hoãn thăm khám có thể khiến cho biến chứng thẩm mỹ thêm nặng và khiến cho việc xử lý gặp nhiều khó khăn hơn, tốn kém hơn.

0 0 Continue Reading →

Giải Mã Tình Trạng Thoa Kem Dưỡng Bị Vón Cục, Cách Khắc Phục Nhanh Chóng

Hiện tượng vón cục khi sử dụng mỹ phẩm?

  • Bác sĩ ơi, tại sao em sử dụng kem chống nắng của hãng ABC lại bị vón cục trên da?
  • Bác sĩ ơi, tại sao em dùng kem dưỡng ẩm mới lại bị vón cục, giống như ra ghét?
  • Bác sĩ ơi, có sản phẩm dưỡng da nào không gây vón cục khi bôi không chứ em sắp sờ trét đến nơi rồi?

Đây là chỉ một vài câu hỏi mà Dr.thaiha nhận được trong thời gian qua. Điều này chính tỏ hiện tượng vón cục khi dùng kem dưỡng không hiếm gặp và nó có thể đang là cơn ác mộng với nhiều người.

Giải mã tình trạng thoa kem dưỡng bị vón cục

Hãy hình dung một chiếc áo len, da bị xù lông sẽ như thế nào tình thì thoa kem dưỡng ẩm bị vón cục sẽ tương ứng như vậy. Nó sẽ khiến cho da của bạn có nổi những hạt nhỏ li ti và chỉ ma sát nhẹ sẽ giống như da của bạn đang có hàng ngàn lớp ghét đang bong ra.

Có một từ để mô tả tình trạng này đó là “kinh khủng”. Bạn sẽ lập tức đi làm sạch mặt và bắt đầu lại quy trình dưỡng da. Nhưng tình trạng này sẽ lặp lại nếu như bạn không biết vì sao khi thoa kem dưỡng ẩm lại bị vón cục.

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng vón cục khi thoa mỹ phẩm

Sử dụng quá nhiều sản phẩm dưỡng da

Nếu bạn sử dụng quá nhiều các sản phẩm dưỡng da cùng một lúc, chúng sẽ gây nặng và bít tắc lỗ chân lông. Khi các sản phẩm dưỡng ẩm khó hấp thụ vào da, cơn “ác mộng vón cục” sẽ xuất hiện, khiến cho làn da của bạn trông thật đáng sợ.

Hay như việc chúng ta dùng quá nhiều một sản phẩm dưỡng da như kem chống nắng, dưỡng ẩm vì nghĩ điều này sẽ tăng hiệu quả chăm sóc, bảo vệ da thì vấn đề cũng trở nên nghiêm trọng. Da chỉ có thể hấp thụ được một phần sản phẩm, phần còn lại sẽ ở trên bề mặt da và khi này tình trạng vón cục, ra ghét da sẽ xảy ra.

Cách khắc phục:

  • Hãy chọn loại kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, phù hợp với làn da để chúng dễ dàng thẩm thấu.
  • Hãy tối giản bước chăm sóc da của bạn bằng cách giảm bớt sản phẩm dưỡng da nếu nó không thực sự cần thiết.
  • Hãy dùng dưỡng da với một lượng vừa đủ thay vì dùng quá nhiều để tránh bị vón cục trên da sau đó.

Không tẩy da chết cho da

Tế bào chết trên da có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thoa kem dưỡng bị vón cục. Khi da chết không được làm sạch, da sẽ khó có thể hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da mà bạn apply mỗi ngày. Và khi đó, càng thoa kem thì sản phẩm sẽ càng vón cục và đó còn là sự hiện diện của tế bào chết hoặc ghét trên da của bạn.

Cách khắc phục: 

Cần tẩy tế bào chết cho da thường xuyên. Nên duy trì thói quen chăm sóc da này từ 1-2 lần mỗi tuần tùy theo khả năng đáp ứng của da. Tẩy da chết giúp thúc đẩy các tế bào da thay mới và trở nên tươi tắn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu như bạn vừa peel da thì không nên tẩy tế bào chết (vật lý, hoá học) để tránh da bị tổn thương, nhạy cảm hơn.

Dưỡng da một cách vội vàng

Quy trình dưỡng da hàng ngày sẽ mất của bạn khá khá thời gian. Sự nóng vội trong các bước dưỡng da chính là nguyên dẫn dẫn đến tình trạng thoa kem dưỡng da bị vón cục. Khi bạn dùng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da nhưng lại không cho da có thời gian nghỉ ngơi giữa các lần apply thì da sẽ không thể nào thẩm thấu hết. Sản phẩm còn dư trên bề mặt sẽ khiến cho da không thể hấp thụ sản phẩm tiếp theo và gây ra hiện tượng vón cục.

Giải mã tình trạng thoa kem dưỡng bị vón cục

Cách khắc phục:

Không nên để da chạy đua với thời gian. Thay vào đó bạn lên kế hoạch chăm sóc da khoa học hơn như đánh răng sau khi dưỡng ẩm hoặc tạo kiểu tóc trong khi đợi kem nền khô, mặc quần áo trong khi đợi thoa kem chống nắng… Đừng thoa sản phẩm liên tục, liên tục và liên tục để không xảy ra tình trạng vón cục.

Sử dụng sản phẩm không đúng thứ tự

Một quy trình dưỡng da sẽ gồm rất nhiều bước hoặc có thể chỉ là 4 bước cơ bản là làm sạch – dưỡng ẩm – điều trị chuyên sâu – chống nắng… Vậy nhưng, nếu chúng ta làm sai thứ tự thì việc chăm da sẽ không thể phát huy hiệu quả và mỹ phẩm dễ bị vón cục.

Cách khắc phục:

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ về thứ tự chăm sóc da của mình đã hợp lý hay chưa, thứ tự dùng các sản phẩm dưỡng da hiện có của bạn.
  • Những sản phẩm gốc nước nên được thoa trước, chúng sẽ dễ dàng thẩm thấu vào da. Ví dụ như serum sẽ bôi trước kem ẩm.
  • Những sản phẩm gốc dầu, có khả năng khóa ẩm thì nên được thoa sau cùng để tránh da bị vón cục.
  • Kem chống nắng sẽ dùng ở bước sau cùng và nên thoa một lớp mỏng thay vì thoa với lượng quá nhiều…
0 0 Continue Reading →

Nhổ Lông Nách Dễ Khiến Da Bị Viêm, Hãy Cẩn Thận

Nhổ lông nách là như thế nào?

Nhổ lông nách là một biện pháp triệt lông đơn giản với mức chi phí siêu siêu rẻ. Để loại bỏ các sợi lông, bạn chỉ cần dụng cụ nhổ là một chiếc nhíp để giữ chặt lông và dùng một lực tác động mạnh để lấy chúng lên khỏi về mặt da. Cách làm này hiện đang được áp dụng phổ biến trong giới trẻ.

Tuy có thể giúp xóa sổ lông nách nhưng giới chuyên gia lại không khuyến khích mọi người triệt lông bằng cách này. Lý do là nhổ lông nách chỉ mang lại hiệu quả tức thì. Chỉ sau một thời gian ngắn, các sợi lông sẽ mọc trở lại và còn có hiện tượng lông đen hơn, cứng hơn so với trước khi nhổ.

Đó là còn chưa kể đến hành động nhổ lông còn có thể để lại hàng loạt các hậu quả khác. Trong đó, đáng chú ý là tình trạng da bị viêm hay viêm nang lông.

Nhổ lông nách dễ khiến da bị viêm, hãy cẩn thận

Cảnh báo nhổ lông nách dễ khiến da bị viêm

9/10 trường hợp có thói quen nhổ lông nách sẽ gặp phải tình trạng viêm da, viêm lỗ chân lông hay viêm nang lông. Điều này được lý giải như sau: thao tác thực hiện nhắm mục tiêu trên từng sợi lông, lấy trọn chân lông, tạo khoảng trống bên trong nang lông. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn dễ xâm nhập, trú ngụ và gây bệnh.

Bên cạnh đó, quá trình nhổ lông nách thường không đảm bảo các yếu tố an toàn. Ví dụ như bạn không làm sạch tay, dụng cụ nhổ lông hoặc vùng da nách. Chính điều này sẽ tạo cơ hội cho viêm da xuất hiện.

Một số người lại có thói quen thoa dưỡng ẩm vào vùng nách để làm dịu da sau khi nhổ lông. Điều này vô tình khiến cho chân lông bị bít tắc nhiều hơn và khi này tình trạng viêm da sẽ xảy ra hoặc phát triển trầm trọng hơn trước đó.

Các triệu chứng viêm da do nhổ lông nách là gì?

Nếu bạn đang có thói quen nhổ lông nách, hãy chú ý đến các dấu hiệu bất thường xảy ra ở vùng da dưới cánh tay của mình. Các triệu chứng cảnh báo bạn đang bị viêm da gồm:

  • Các nhóm mụn đỏ nhỏ như mụn nhọt, một số có đầu trắng bên trên.
  • Các mụn nước vỡ ra, chảy nước và đóng vảy và khô vào.
  • Các vùng da đỏ, sưng tấy lớn, có thể rỉ dịch nước, mủ.
  • Những vùng da này cũng có thể bị ngứa và đau.
  • Chân lông phát triển lớn và nhô hẳn lên trên bề mặt da.
  • Nách trở nên sần sùi, không có sự láng mịn như trước…

Để chẩn đoán một người có thói quen nhổ lông nách có bị viêm da hay không các bác sĩ chỉ cần quan sát vùng da này. Và khuyến cáo được đưa ra là hãy dừng ngay hành động triệt lông tại nhà bằng dụng cụ để tránh cho da bị tổn thương. Đừng lo lắng về các sợi lông bởi Dr.thaiha sẽ mang đến cho bạn giải pháp tốt hơn.

Triệt lông nách không đau, không tổn thương da – ngại gì không thử

Nhưng đừng triệt lông bằng các giải pháp thông thường như #nhổ, #cạo, #wax bởi nó sẽ không mang đến hiệu quả lâu dài mà còn tăng nguy cơ tổn thương da, gây viêm nang lông. Hãy lựa chọn triệt lông bằng giải pháp công nghệ cao và cùng với các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề để tự tin vào chính mình.

Triệt lông vĩnh viễn bằng #LASER ÁNH SÁNG IPL tại Dr.thaiha sẽ giúp bạn xua tan mọi nỗi lo về “violon” ở bất kỳ nơi đâu trên cơ thể: triệt lông nách, lông chân, lông tay, lông mặt, ria mép…

Nhổ lông nách dễ khiến da bị viêm, hãy cẩn thận

Phương pháp triệt lông đã được kiểm chứng về độ an toàn và tính hiệu quả với những ưu điểm gồm:

  • Nhẹ nhàng nhanh chóng, hiệu quả lâu dài
  • Không gây tổn thương và không gây đau rát
  • Giúp làm sáng và đều màu da tại các vùng da đi laser
  • Tăng độ mịn màng hơn, lỗ chân lông cũng được thu nhỏ
  • Hạn chế mọi tác dụng phụ và các biến chứng viêm da sau triệt lông…
0 0 Continue Reading →

Chất Làm Đầy Là Gì, Các Loại Chất Làm Đầy Được Dùng Trong Thẩm Nội Khoa

Chất làm đầy là gì?

Chất làm đầy là tên gọi khác của filler. Đây là tên gọi chung của các hoạt chất tổng hợp được dùng để thay thế hoặc tăng thể tích mô bị mất trên cơ thể vì nhiều lý do khác nhau. Trên thế giới, chất làm đầy đã được FDA chứng nhận về độ an toàn và tính hiệu quả trong việc khắc phục các dấu hiệu lão hoá da, chỉnh sửa đường nét gương mặt.

Tuy nhiên làm đẹp bằng chất làm đầy sẽ chỉ là giải pháp tạm thời. Tuỳ theo dòng filler mà bạn sử dụng mà thời gian duy trì kết quả sẽ chỉ kéo dài một vài năm. Đây có lẽ là hạn chế chính của phương pháp thẩm mỹ nội khoa này. Còn lại, chất làm đầy khi được sử dụng đúng mục đích, đúng với quy trình và có sự hỗ trợ của bác sĩ sẽ mang lại những hiệu quả rất cao.

Chất làm đầy là gì, các loại chất làm đầy được dùng trong thẩm nội khoa

Phân loại chất làm đầy dùng trong thẩm mỹ

Trên thực tế, cùng là filler nhưng sẽ có nhiều loại khác nhau. Điều này cho phép chúng ta có thể lựa chọn sản phẩm tiêm phù hợp với bản thân và không lo lắng về các phản ứng phụ hay biến chứng sau thẩm mỹ.

  • Phân loại chất làm đầy dựa theo vị trí đích (vùng tiêm) sẽ có filler tiêm cho vùng thượng bì, trung bì và hạ bì.
  • Phân loại theo thời gian tác dụng (tuổi thọ của sản phẩm) sẽ có chất làm đầy tạm thời, bán vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn.
  • Phân loại theo thành phần cấu tạo của chất làm đầy: tổng hợp, bán tổng hợp, ghép tự thân, ghép cùng loài hay khác loài,…

Khi lựa chọn chất làm đầy để tiêm cho khách hàng, các bác sĩ sẽ hướng đến dòng sản phẩm sinh học bởi filler dạng này khả năng thích ứng cao với cơ thể. Sản phẩm sẽ không gây phản ứng miễn dịch khi đưa vào cơ thể hay bất kì phản ứng bất lợi nào khác, không bị phân giải hấp thu… từ đó nâng cao độ an toàn và kéo dài hiệu quả thẩm mỹ.

Tiêm chất làm đầy có an toàn không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sở dĩ chất làm đầy ngày càng được khách hàng lựa chọn bởi quá trình thực hiện thẩm mỹ khá đơn giản. Hiệu quả thẩm mỹ sẽ xuất hiện ngay sau khi kết thúc thủ thuật tiêm. Khách hàng thường không cần nghỉ ngơi quá nhiều và cũng không cần kiêng cữ (trừ rượu bia). So với phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp bằng chất làm đầy còn có chi phí thấp hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đánh giá rất cao về độ an toàn của chất làm đầy trong thẩm mỹ nội khoa. Quá trình thực hiện sẽ hạn chế tổn thương da, không gây đau đớn nhiều (có trường hợp không cần gây tê). Tiêm 1 lần có thể duy trì kết quả trong một vài năm và hoàn toàn có thể tiêm lại để duy trì hiệu quả.

Tuy nhiên, vẫn có một số các trường hợp gặp biến chứng liên quan đến việc tiêm chất làm đầy. Phổ biến nhất vẫn là các dấu hiệu sau:

  • Bầm tím vùng da được tiêm chất làm đầy.
  • Da có dấu đau nhức và sưng tấy.
  • Da bị nổi mụn, đỏ da, châm chích.
  • Tình trạng tắc mạch máu hoặc chèn mạch.
  • Tình trạng áp xe, hoại tử vùng tiêm…

Như vậy, làm đẹp bằng chất làm đầy vẫn có thể xảy ra biến chứng. Đây chính là lý do tại sao tiêm filler lại là chỉ định thẩm mỹ của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên tự ý mua chất làm đầy và tiêm tại nhà hoặc tiêm ở những nơi không có bác sĩ đúng chuyên môn để phòng tránh các biến chứng thẩm mỹ liên quan.

Hướng dẫn tiêm chất làm đầy an toàn và hiệu quả

Gần đây, Dr.thaiha đã phải tiếp nhận thăm khám và xử lý rất nhiều các ca biến chứng liên quan đến tiêm chất làm đầy. Điểm chung của những trường hợp này là được thực hiện ở những cơ sở không được cấp phép và bởi những người không có chuyên môn. Và hầu hết những “nạn nhân” này đều không hiểu gì về chất làm đầy nên đã trở thành con mồi béo bở cho những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng.

Để giúp mọi người có thể làm đẹp an toàn với chất làm đầy, Dr.thaiha xin đưa ra một số lưu ý như sau:

Chỉ định thẩm mỹ phải đúng người

Chất làm đầy không phải cứ tiêm sẽ đẹp, tiêm nhiều sẽ đẹp bởi trên thực tế sẽ có các trường hợp bị chống chỉ định sử dụng filler. Ví dụ như các trường hợp dị ứng với chất làm đầy, vùng điều trị có mô liên kết bất thường bên dưới hoặc vùng trị liệu đang chấn thương, nhiễm trùng,… sẽ cần không được chỉ định tiêm chất làm đầy.

Chất làm đầy là gì, các loại chất làm đầy được dùng trong thẩm nội khoa

Chỉ định đúng trong các trường hợp sau:

  • Người muốn làm đẹp an toàn với chất làm đầy, đã được tìm hiểu và giải thích rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm của phương pháp. Có mong muốn thẩm mỹ nằm trong phạm vi tác động của filler.
  • Chất làm đầy được thực hiện cho các trường hợp tạo hình khuôn như: độn cằm, nâng mũi, tạo hình viền hàm,…
  • Chỉ định cho những trường hợp cần làm đầy vùng thiếu thể tích như rãnh mũi má, rãnh miệng, hõm thái dương, hốc mắt, làm đầy môi, xoá nếp nhăn,…
  • Sử dụng trong việc nâng mặt chảy xệ và tiêm dưới da phục vụ cho nhu cần trẻ hóa (chỉ áp dụng với chất làm đầy tạm thời có thành phần chính là Hyaluronic Acid)

Việc xác định đúng chỉ định là yếu tố tiên quyết để tiêm chất làm đầy đạt hiệu quả và đảm bảo các yếu tố an toàn. Vậy nên, hãy thăm khám bác sĩ để có thể có hướng dẫn tốt nhất nhé.

Chất lượng chất làm đầy

Khi đã có một chỉ định chuẩn chúng ta sẽ cần thêm yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm. Hiện chất làm đầy đang là một xu hướng làm đẹp của các bạn trẻ. Chính vì điều này nên sản phẩm filler được bán tràn lan trên thị trường với giá cả và chất lượng theo kiểu “thượng vàng, hạ cám”.  Và việc lựa chọn chất làm đầy giá rẻ thường kéo theo đó là những hậu quả khôn lường.

Cần chắc chắn rằng bạn đã lựa chọn được loại filler có nguồn gốc rõ ràng, có tên tuổi hẳn hoi và đọc kỹ thông tin về sản phẩm để thấy thành phần có trong đó là gì. Nếu tinh ý hơn bạn có thể dùng điện loại để chụp lại hình ảnh sản phẩm bởi khi xảy ra biến chứng thẩm mỹ thì những thông tin này sẽ rất hữu ích cho bạn.

Tay nghề bác sĩ 

Ai cũng có thể tiêm chất làm đầy nhưng để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn thì chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới làm được. bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật này. Bác sĩ phải nắm rõ giải phẫu của từng vùng cần điều trị, thuộc đường đi của các thần kinh, mạch máu để tránh tối đa việc xuất hiện biến chứng thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo các yêu cầu vô trùng, vô khuẩn trong thẩm mỹ nội khoa cũng sẽ giúp bạn tiêm chất làm đầy an toàn. Và bạn sẽ tìm được những điều này tại cơ sở y tế được cấp phép thực hiện tiêm chất làm đầy theo quy định của Sở y tế hoặc Bộ y tế. Hãy tránh xa những Spa hoặc tiệm gội đầu bởi nếu không bạn sẽ trở thành “nạn nhân” đấy nhé…

0 0 Continue Reading →

Dịch Vụ Tiêm Điều Trị Nám: Hiểu Đúng Để Tránh Mang Họa Vào Thân

Tiêm điều trị nám da là gì?

Nhắc đến nám da chúng ta có thể nghĩ ngay đến việc điều trị bằng peel da hoặc laser. Nhưng bạn đã bao giờ nghe nhắc đến dịch vụ tiêm điều trị nám da hay chưa? Nghe có vẻ vô lý phải không nào? Nhưng trên thực tế, tiêm nám da đang là một trong những sự lựa chọn đầu bảng của chị em phụ nữ để có thể chinh phục làn da nám.

Tiêm trị nám chính là việc dùng bơm tiêm chuyên dụng để đưa sản phẩm đặc trị xuống dưới vùng da đang bị nám. Nếu áp dụng đúng cách, các tế bào hắc tố melanin sẽ bị ức chế, làn da được cung cấp dưỡng chất để tái tạo trở nên đều màu hơn. Dĩ nhiên là sẽ cần có điều kiện đi kèm, đó chính là chúng ta phải lựa chọn được sản phẩm phù hợp và có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Dịch vụ tiêm điều trị nám: Hiểu đúng để tránh mang họa vào thân

Tiêm trị nám da được thực hiện khi nào?

Tiêm tiêm trị nám da có thể mang lại hiệu quả đối với mọi loại nám và hầu như không có sự phân biệt về độ tuổi. Ngay cả khi bạn đã từng bị thất bại trong điều trị nám trước đó, hay bị tái phát nám da cũng có thể lựa chọn các dịch vụ tiêm trị nám. Hay như các trường hợp bị nám da sau sinh cũng có thể thực hiện điều trị bằng cách này.

Chỉ định tiêm nám da sẽ được các bác sĩ đưa ra dựa theo tình trạng da. Do đó, yêu cầu đầu tiên là phải thăm khám chuyên khoa. Không nên tự ý tiêm trị nám da tại nhà bởi nếu không thực hiện đúng quy trình, không lựa chọn đúng sản phẩm thì khả năng biến chứng sẽ rất cao.

Tuy nhiên, cần chú ý là tiêm trị nám da sẽ mang lại hiệu quả chậm hơn các phương pháp điều trị khác như peel da hoặc laser. Hiệu quả mờ nám da sẽ thấy sau khi chúng ta tiêm sản phẩm từ 30 ngày. Độ mờ của nám da có thể đạt từ 80-90% tuỳ theo từng trường hợp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp tiêm nám da với liệu trình laser nám để có thể nâng cao hiệu quả chữa nám. Khi đó, các hoạt chất được sử dụng sẽ có tác dụng ức chế sự hình thành của các hắc sắc tố trên da, khiến cho nám da không trở nên đậm hơn và không thể mở rộng diện tích.

Sau khi nám da được cải thiện hoặc biến mất, bạn vẫn có thể tiêm nhắc lại như một phương pháp điều trị duy trì nhằm ngăn chặn nám da tái phát.

Sản phẩm được sử dụng tiêm nám da là gì?

Nhắc đến điều trị nám da, làm trắng sáng da có nhiều người sẽ nghĩ đến vitamin C. Nhưng trên thực tế chúng ta lại rất ít khi sử dụng vitamin C theo đường tiêm để điều trị nám da. Lý do là vitamin C khi tiêm sẽ gây ra cảm giác đau buốt, khó chịu cho khách hàng.

Hiện nay, sản phẩm được sử dụng để tiêm điều trị nám da chủ yếu vẫn là Glutathione. Đây là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Tiêm Glutathione sẽ giúp làm mờ thâm nám nhanh chóng, cải thiện màu da. Ngoài ra hoạt chất này cũng làm trẻ hóa da, hạn chế nếp nhăn.

Bên cạnh đó, một số nơi có thể sử dụng tế bào gốc GSC hoặc nhau thai cừu… Hiệu quả mang lại phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và tay nghề của bác sĩ thực hiện. Và các bác sĩ chuyên khoa sẽ là người đưa ra quyết định nên tiêm điều trị nám da cho bạn với sản phẩm gì và lượng bao nhiêu là đủ để có hiệu quả tốt nhất.

Quy trình tiêm điều trị nám da an toàn

Bước 1: Thăm khám da và tư vấn cách điều trị nám da phù hợp

Trước khi tiêm trị nám bạn sẽ được các chuyên gia thăm khám cũng như đánh giá tình trạng nám da. Tùy vào mức độ nám mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Hoặc cũng có thể bạn sẽ được tư vấn thêm các cách điều trị nám kết hợp như thuốc uống, thuốc bôi lại laser.

Bước 2: Làm sạch da trước điều trị

Các điều dưỡng viên sẽ tiến hành làm sạch và tẩy tế bào chết trên da mặt trước khi tiêm trị nám. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị nám da. Chú ý dùng sản phẩm phù hợp để tránh da bị kích ứng.

Dịch vụ tiêm điều trị nám: Hiểu đúng để tránh mang họa vào thân

Bước 3: Ủ tê trước khi tiêm

Thực hiện thoa thuốc tê tại vùng da cần điều trị. Mục đích của ủ tê để bạn không có cảm giác đau đớn trong quá trình tiêm tinh chất điều trị nám da. Khi đó, thao tác của bác sĩ cũng sẽ nhanh hơn và có độ chính xác hơn.

Bước 4: Sát trùng bề mặt da

Sau khoảng 20 phút ủ tê, thuốc tê sẽ được làm sạch và sau đó nhân viên y tế sẽ dùng cồn để sát trùng bề mặt da. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để tránh các biến chứng thẩm mỹ bao gồm nhiễm khuẩn sau tiêm.

Bước 5: Tiêm trị nám

Tiến hành tiêm đưa tinh chất vào da. Thực hiện lần lượt với dụng cụ tiêm có đầu nhỏ, hạn chế tối đa xâm lấn.Sau đó nhân viên sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc da tại nhà và một số vấn đề cần lưu ý sau khi tiêm nám da. Hẹn lịch thực hiện liệu trình tiếp theo.

Phương pháp này phù hợp với những người có nám mảng, phần chân nám nông ở lớp thượng bì trên bề mặt da. Lúc này dưỡng chất sẽ dễ dàng tiếp cận với lớp tế bào tồn tại chân nám, loại bỏ các hắc tố để làm sáng da hiệu quả.

0 0 Continue Reading →

Tiêm HA (Hyaluronic Acid) Có Phải Là Tiêm Filler Hay Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Tiêm HA (Hyaluronic Acid) là gì?

Hyaluronic Acid (gọi tắt là HA) còn được khoa học gọi với cái tên là Polysaccharide. Chúng là loại đường hữu cơ có khối lượng siêu lớn, 600.000 – 1.000.000 Dalton gấp 30.000 lần phân tử thường (chỉ nặng 340 Dalton).

Hyaluronic acid tồn tại trong mọi tế bào, tập trung nồng cao nhất trong: Da, mắt, môi, mô da đầu, mô liên kết, dịch khớp, dây chằng, xương, sụn,… Khoảng 50% lượng HA tập trung ở phần lớp trung bì da, là dinh dưỡng cho các sợi collagen giúp da đàn hồi, hạn chế nếp nhăn.

Nhờ cấu trúc đặc biệt, phân tử HA giữ nước siêu việt, 1 gam HA hấp thụ tối đa 6 lít nước. Đây là lý do tại sao HA được biết đến là một thành phần dưỡng ẩm tuyệt vời cho da. Được lựa chọn là thành phần chính của rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da xịn xò đang có mặt tại thị trường.

Tiêm HA (Hyaluronic Acid) có phải là tiêm filler hay không?

Tiêm HA là gì?

Tiêm HA là hành động để đưa HA vào dưới da một cách nhanh chóng nhất. Hành động này sẽ giúp chúng ta chủ động cung cấp lượng hyaluronic acid bị thiếu vào làn da để thực hiện chăm sóc da, cải thiện vấn đề da và trẻ hóa da hiệu quả hơn. Không những thế, HA còn sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da và tạo độ bóng tự nhiên, duy trì sự tươi tắn cho da.

Phương pháp thẩm mỹ có thể được thực hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau mà không hề gây ra tác dụng phụ hoặc biến chứng thẩm mỹ. Quá trình tiêm diễn ra một cách nhẹ nhàng với tổn thương siêu nhỏ. Làm đẹp bằng tiêm HA cũng không yêu cầu nghỉ dưỡng quá nhiều, không yêu cầu kiêng cữ quá mức nên sẽ ít ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.

Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng tiêm HA là một thủ thuật thẩm mỹ nội khoa. Do đó, những trường hợp nào nên tiêm, những trường hợp nào cần chống chỉ định sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy thăm khám trước khi tiêm trẻ hoá với HA để có thể làm đẹp an toàn và hiệu quả nhất.

Tiêm HA (Hyaluronic Acid) có phải là tiêm filler hay không?

Tiêm HA có thể được xem là tiêm filler bởi trên thực tế HA chính là thành phần chính của filler tạm thời. Do đó, hiện có không ít cơ sở thẩm mỹ đang dùng các tên gọi khác như tiêm HA, cấy HA hay tiêm filler, tiêm chất làm đầy… để quảng cáo cho dịch vụ làm đẹp với HA.

Filler HA là dạng filler tạm thời có tuổi thọ từ 9-12 tháng (thời gian tự phân huỷ của filler sau khi được tiêm). Dòng filler này đã được FDA chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn trong việc giải quyết đồng thời nhiều vấn đề về da gồm:

  • Giảm tình trạng khô da, cấp ẩm cho da, giúp ca có độ căng bóng tự nhiên nhất.
  • Giảm các nếp nhăn trên da, vết chân chim, khóe miệng, phục hồi hư tổn.
  • Thực hiện liên kết các sợi collagen và elastin giúp tăng độ đàn hồi cho da.
  • Chống lại các tổn thương cơ học và hóa học trên làn da một cách có hiệu quả.
  • Làm đầy có tổ chức khuyết thiếu trên da như lõm thái dương, gò má cao.
  • Chỉnh hình gương mặt như tiêm cằm, môi, mũi…
0 0 Continue Reading →

YOUR SHOPPING BAG