Lăn kim trị nám là gì?
Nám là sự tăng sinh sắc tố melanin dưới da. Nám được xem là kẻ thù của da khi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, nám lại là bệnh da mãn tính và không hề ảnh hưởng đế sức khỏe, tuổi thọ con người.
Nám được hình thành bởi các các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Trong đó, sự rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho nám da xuất hiện. Tiếp theo phải kể đến ảnh hưởng từ môi trường sống. Đáng chú ý nhất là tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời đã khiến cho nám da ngày một lan rộng và đậm hơn.
Lăn kim trị nám còn được biết đến với tên gọi là Microneedling. Một phương pháp điều trị nám da đang được quảng cáo rất rầm rộ. Lăn kim điều trị nám được thực hiện bằng cách tạo ra các tổn thương vi điểm trên da với các dụng cụ chứa hàng trăm đầu kim siêu nhỏ. Vậy cơ chế hoạt động của lăn kim trị nám là như thế nào?
Cơ chế tác động của lăn kim trị nám da
Lăn kim điều trị nám hoạt động theo một cơ chế hoàn toàn mới. Khác biệt so với việc dùng tia laser để phá vỡ hắc sắc tố và khiến cho nám da “bốc hơi” khỏi da. Quá trình điều trị có sự xâm lấn ở mức nhẹ nhàng và không làm ảnh hưởng đến làn sa.
Cụ thể, phương pháp lăn kim trị nám da sẽ kích thích sản năng tái tạo da một cách hiệu quả. Nhờ đó, các vùng da mới sẽ được tái tạo một cách nhanh chóng, thay thế cho các vùng da đang bị nám do ảnh hưởng của nội tiết tố hoặc ánh nắng mặt trời.
Không dừng lại ở đó, trong quá trình này, da sẽ liên tục sản sinh thêm các tế bào nguyên bào sợi và collagen. Chính nhờ đó mà hiệu quả điều trị nám da với lăn kim sẽ cao hơn. Không những thế, làn da còn được trẻ hoá một cách hiệu quả với việc thu nhỏ lỗ chân lông, da căng bóng và khoẻ mạnh hơn.
Trị nám bằng lăn kim có hiệu quả không?
Trên thực tế, mức độ hiệu quả của việc trị nám da bằng lăn kim sẽ thay đổi tùy từng trường hợp. Nếu da của bạn đáp ứng tốt với phương pháp thì sự cải thiện sẽ rõ ràng hơn. Ngược lại, nếu da của bạn không có sự đáp ứng thì hiệu quả sẽ đến chậm hơn và không thực sự rõ nét.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu chỉ lăn kim một cách thông thường, không kết hợp với sản phẩm bôi thoa tại chỗ thì hiệu quả thường sẽ rất thấp. Nhưng nếu như bạn lựa chọn được một sản phẩm phù hợp để dùng trong quá trình lăn kim thì hiệu quả lăn kim trị nám sẽ rất cao.
Lý do là phương pháp lăn kim trị nám sẽ tạo ra vô vàn các tổn thương giả trên da. Tổn thương này sẽ đóng vai trò là kênh dẫn để giúp cho da hấp thụ tối đa các thành phần chăm sóc và điều trị chuyên sâu. Chính vì thế, lăn kim kết hợp thoa kem tại chỗ sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, được đánh giá chỉ sau 8 tuần thực hiện.
Ngoài ra, trị nám bằng lăn kim có hiệu quả không còn tùy thuộc vào những yếu tố sau:
- Tình trạng nám da của bạn gặp phải là nặng hay nhẹ. Nếu nám nhẹ thì lăn kim trị nám sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn.
- Kỹ thuật lăn kim được thực hiện có đảm bảo độ chính xác hay không. Dụng cụ lăn kim được sử dụng có kích thước phù hợp hay không.
- Sản phẩm dùng kết hợp trong quá trình lăn kim có hỗ trợ điều trị nám da hay không. Có phải là sản phẩm được bác sĩ khuyến khích sử dụng hay không.
- Chăm sóc và bảo vệ da tại nhà sau khi lăn kim được bạn thực hiện như thế nào. Nếu không tuân thủ yêu cầu của bác sĩ thì kết quả trị nám bằng phương pháp lăn kim sẽ giảm.
Trị nám bằng phương pháp lăn kim khi nào?
Khi bạn bị nám da và muốn cải thiện sắc tố da bạn có thể cân nhắc thực hiện điều trị nám bằng lăn kim. Tuy nhiên, cần chắc chắn rằng làn da của bạn đã được chuẩn bị tốt để có thể thực hiện lăn kim một cách an toàn. Hãy đảm bảo da của bạn thật khỏe mạnh và bạn không gặp các yếu tố nguy cơ sau:
- Không nên lăn kim nếu như bạn có cơ địa bị sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
- Không nên lăn kim trị nám trên nền da đang bị mụn trứng cá viêm.
- Không lăn kim điều trị nám da nếu như bạn đang bị thiếu hụt collagen.
- Không lăn kim nếu bạn bị máu khó đông hoặc đang mắc tiểu đường.
- Không lăn kim nám da nếu như bạn vừa thực hiện các phương pháp điều trị xâm lấn khác gồm laser hoặc peel da…
Điều trị nám bằng phương pháp lăn kim là chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, hãy thăm khám để bác sĩ giúp bạn đánh giá tình trạng da, mức độ nám để từ đó có cho mình một liệu trình điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Quy trình lăn kim điều trị nám da như thế nào?
Lăn kim trị nám khá đơn giản. Tuy nhiên, các thao tác lăn kim cần được thực hiện một cách cẩn thận để tránh gây tổn thương da hoặc nhiễm khuẩn. Quy trình lăn kim chuẩn y khoa sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Bệnh nhân thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về phác đồ điều trị nám phù hợp. Lúc này, bác sĩ cũng sẽ giải thích về cơ chế lăn kim trị nám và nêu ra những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp.
Bước 2: Nhân viên điều dưỡng giúp bệnh nhân làm vệ sinh da (tẩy trang, rửa mặt). Sau đó tiến hành thoa thuốc tê trong khoảng 20 phút để làm giảm đau tạm thời. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ chuẩn bị dụng cụ lăn kim và các vật tư y tế đi kèm.
Bước 3: Tiến hành làm sạch thuốc tê và lau sát trùng cho toàn bộ vùng da cần điều trị. Bước làm này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng khi thực hiện thủ thuật.
Bước 4: Bác sĩ chuyên khoa thực hiện lăn kim trị nám da lần lượt trên các vùng da. Lực tác động lên dụng cụ lăn nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương da nặng hơn. Ngoài ra, sẽ dùng kết hợp với các sản phẩm điều trị chuyên sâu để giúp da hấp thụ được tốt hơn.
Bước 5: Vệ sinh da lần 2 và tiến hành điện di để làm dịu da sau khi làm lăn kim.
Bước 6: Thoa kháng sinh, kem chống nắng và tư vấn chăm sóc da tại nhà sau lăn kim trị nám.
Một số các biến chứng có thể gặp khi lăn kim trị nám
Tuy được đánh giá là một liệu pháp có độ an toàn cao nhưng lăn kim trị nám vẫn có thể gây ra biến chứng. Thường gặp ở các trường hợp tự lăn kim tại nhà hoặc sử dụng dịch vụ y tế kém chất lượng.
Các biến chứng được cảnh báo nhiều nhất gồm:
- Tình trạng nhiễm trùng da sau lăn kim do quá trình điều trị không đảm bảo vô trùng.
- Tình trạng nám da nặng hơn do chăm sóc da không khoa học sau điều trị lăn kim.
- Tình trạng mụn bùng phát làm tăng nguy cơ sẹo lõm rỗ, sẹo lồi và cả thâm trên da.
- Tái sử dụng kim lăn nhiều lần gây nhiễm khuẩn và lây lan các bệnh nguy hiểm.
- Chảy máu không kiểm soát do lăn kim sai kỹ thuật hoặc sai chỉ định…