Tình trạng da mặt bị sạm nám

Sạm nám da có tên tiếng anh là Hyperpigmentation, Darkened skin. Chỉ tình trạng rối loạn sắc tố da. Cụ thể là tăng sinh sắc tố khiến cho một vùng da nào đó trở nên tối màu hơn vị trí còn lại. Đây cũng là vấn đề da liễu thường gặp nhất.

Theo đó, sạm nám da có thể gặp ở cả nam và nữ giới, ở mọi độ tuổi. Nhưng phổ biến nhất vẫn là nữ giới ở ngoài 30 tuổi, những đối tượng đã từng sinh nở. Thật may mắn vì các nguyên nhân gây sạm nám da thường không ảnh hưởng đến sức khoẻ mà chỉ ảnh hưởng đến dung nhan. Chính vì thế, chúng ta không cần quá lo lắng về dấu hiệu này.

Nguyên nhân gây nám sạm da phụ nữ cần nên biết

Dấu hiệu nhận biết da bị sạm nám

Nguyên nhân da sạm màu khá là đa dạng. Chúng ta có thể bắt gặp tình trạng sạm da ở tất cả các vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, vùng da được quan tâm nhiều nhất là những khu vực da hở (không được che chắn thường xuyên bởi quần áo). Ví dụ như tay, chân, cổ và đặc biệt là mắt.

Nếu sạm da ở một vùng thì là dạng sạm nám da khu trú. Làn da lúc này có thể xù xì hoặc nhẵn, tập trung thành từng mảng hoặc lan tỏa. Dễ dàng nhận thấy màu sắc da có sự thay đổi, chính xác là sắc tố da bị giảm, trở nên đen sạm nhiều hơn trước.

Tuỳ theo từng cơ địa và các vấn đề liên quan mà màu sắc da sẽ có sự thay đổi. từ màu nâu vàng đến màu cà phê sữa. Đôi khi còn kèm theo tình trạng ngứa da, khô da gây cảm giác khó chịu. Trong trường hợp này, nguyên nhân da bị sạm nám có thể là do sức khoẻ của bạn đang có vấn đề.

Top các nguyên nhân gây sạm nám da

Trên thực tế, nguyên nhân da mặt bị sạm đen chính là do rối loạn sắc tố melanin gây ra. Cụ thể là khi melanin được sản xuất quá mức sẽ khiến cho màu sắc da của chúng ta có sự thay đổi nhanh chóng. Da đang từ trắng sẽ trở nên tối màu hơn. Và đây chính là dấu hiệu sạm nám da.

Do đó, nguyên nhân da mặt bị sạm đen chính là do những yếu tố tác động làm tăng sinh melanin. Bao gồm:

Nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn

Rối loạn nội tiết tố bao gồm việc giảm lượng hormone hoặc sản xuất hormone quá mức. Mà như chúng ta đã biết, lượng hormone trong cơ thể có tính chất đối kháng với hắc sắc tố melanin. Chính vì thế, khi tình trạng rối loạn nội tiết tố xảy ra và kéo dài sẽ khiến cho nồng độ hắc sắc tố được sản sinh vượt ngưỡng bình thường. Lúc này, ngay lập tức da sẽ có dấu hiệu sạm nám.

Bạn có thể để ý thấy rằng nguyên nhân gây sạm da liên quan đến nội tiết thường được phát hiện ở các vùng da như sống mũi, gò má, bàn tay, da cổ. Nguyên nhân da mặt sạm đen này ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn, đặc biệt là chị em phụ nữ sau sinh, ngoài 30 tuổi.

Lão hoá tự nhiên của cơ thể

Nguyên nhân da bị sạm nám tiếp theo mà ai cũng biết chính là lão hoá tự nhiên của cơ thể. Vấn đề này cần được kiểm soát sớm nếu không bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh già trước tuổi.

Theo các bác sĩ, bên cạnh các vấn đề về nhăn da, trùng nhão da, khô da thì sạm nám chính là một dấu hiệu cảnh báo lão hoá. Càng lớn tuổi thì da của chúng ta sẽ càng bị thiếu hụt collagen. Khi này, tình trạng đàn hồi của da sẽ bị suy yếu và sức đề kháng của da sẽ bị giảm sút.

Nguyên nhân gây nám sạm da phụ nữ cần nên biết

Lão hoá là tiến trình tự nhiên của cơ thể. Chúng ta không thể nằm ngoài quy luật lão hoá. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây nám sạm da do lão hoá có thể được kiểm soát và khắc phục nếu như bạn được trang bị kiến thức chăm sóc da khoa học.

Nguyên nhân da bị sạm nám do ánh nắng mặt trời

Theo nghiên cứu, tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể xuyên thấu vào da tới lớp hạ bì. Khi da tiếp xúc với tia UV sẽ phát ra tín hiệu để sản sinh ra nhiều melanin hơn để tăng cường hệ thống tự bảo vệ da. Và lúc này, làn da của chúng ta sẽ bị biến đổi về màu sắc.

Ngoài ra, tia UV còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Mà dấu hiệu ung thư da cũng có một phần liên quan đến sự thay đổi sắc tố da với việc xuất hiện các vết đốm màu đỏ hoặc tím trên da, có mụn cứng ở mí mắt, một số nốt ruồi xuất hiện bất thường trên da,…

Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời còn có thể gây tổn thương nghiêm trọng lên da. Khi này, nó không chỉ là nguyên nhân làm da sạm đen mà còn gây ra tình trạng cháy nắng của da. Da sẽ có dấu hiệu đỏ bất thường, phồng rộp kèm theo tình trạng đau rát, khó chịu. Lâu dần sẽ chuyển sang màu nâu sậm và sẽ mất rất lâu thời gian để cải thiện tình trạng này.

Một số nguyên nhân da bị sạm đen

Ngoài 3 nguyên nhân gây nám sạm da nêu trên, tình trạng rối loạn sắc tố da còn có thể xuất phát từ những lý do sau:

  • Da bị tổn thương do tác động lý học. Ví dụ như bị bỏng da sau peel cũng là nguyên nhân gây sạm nám da.
  • Nguyên nhân da sạm đen do ảnh hưởng của chức năng chuyển hoá trong cơ thể. Thường gặp ở người bị xơ gan, tiểu đường.
  • Da bị sạm nám nguyên nhân do dùng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng gây tác động xấu lên trên da.
  • Da mặt sạm đen nguyên nhân do ảnh hưởng từ môi trường làm việc bị ô nhiễm quá mức hoặc nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
  • Nguyên nhân sạm da do chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Khi bạn thường xuyên mất ngủ, thiếu ngủ thì tình trạng sạm da sẽ càng trầm trọng hơn…

Tình trạng sạm nám da có nguy hiểm không?

Đa phần các dấu hiệu sạm nám da không gây nguy hiểm. Ngay cả khi nguyên nhân sạm nám da là bệnh lý thì nó cũng không làm cho bệnh tình của bạn trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, sạm nám da lại tác động đến thẩm mỹ, làm ảnh hưởng đến tình cảm và tâm lý của con người.

Mặc dù thế, các bác sĩ cũng khuyến cáo bạn nên thăm khám nếu như các dấu hiệu da bị sạm đen có sự bất thường. Bởi trong một số trường hợp, dấu hiệu sạm nám sẽ liên quan đến các bệnh nguy hiểm như ung thư da, suy tuyến thượng thận và việc dư thừa sắt trong cơ thể…

Đặc biệt, phụ nữ dưới 30 tuổi bị sạm nám da sẽ cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phòng trị an toàn. Bởi chỉ khi các nguyên nhân gây nám sạm da được phát hiện và kiểm soát mới có thể giúp chúng ta trẻ hoá một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây nám sạm da phụ nữ cần nên biết

Điều trị nguyên nhân da khô sạm nám như thế nào?

Để cải thiện tình trạng sạm nám của da, bạn sẽ cần kiểm soát nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Song song với đó, chúng ta sẽ cần kết hợp đa dạng các giải pháp điều trị gồm:

Điều trị tại chỗ:

Phương pháp này luôn được ưu tiên hàng đầu bởi tính đơn giản, hiệu quả và khả năng tiết kiệm chi phí. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm bôi, thoa ngoài da có chứa thành phần làm trắng da như:

  • Hydroquinone (2%): Có công dụng làm giảm mảng da sậm màu, đốm đen, giúp da sáng, đều màu.
  • Axit salicylic/ axit glycolic: Dùng trong lột da bằng hóa chất, sử dụng để điều trị sạm da mặt.
  • Retinol hay Retin-A: Dùng ở dạng chiết xuất hay serum giúp loại bỏ sạm da hiệu quả.