Tìm hiểu chung về tổn thương trứng cá trên da

Trứng cá là một loại tổn thương lành tính trên da. Biểu hiện là sự xuất hiện của các nốt mụn như sẩn, mụn cục, mụn mủ hay mụn nang. Dựa vào đặc trưng của tổn thương mà chúng ta sẽ phân chia thành các dạng trứng cá không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn) hoặc mụn trứng cá ẩn (mụn nang, mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ). Trong đó, mụn bọc là dạng trứng cá có khả  năng gây viêm, có nguy cơ để lại sẹo rất cao.

Trứng cá có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Cả người lớn, trẻ nhỏ thậm chí là trẻ sơ sinh đều có thể bị nổi mụn trứng cá. Bệnh có thể phát triển thành các đợt hoặc kéo dài dai dẳng. Ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ trong độ tuổi dậy thì và trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, có đến 80% trứng cá tuổi dậy thì sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Nhưng cũng xin nhắc lại, trứng cá là bệnh da liễu lành tính nhưng vẫn cần được kiểm soát và điều trị tốt. Trên thực tế, bệnh trứng cá sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng khi trứng cá bị viêm sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, cuộc sống và công việc. Hệ luỵ của trứng cá sẽ là các sẹo xấu và sẹo thâm trên da gây mất thẩm mỹ từ đó khiến cho chúng ta thiếu tự tin vào chính mình. Vậy nên, điều trị trứng cá là việc làm cần thiết để chúng ta có thể sở hữu làn da khỏe đẹp. Và muốn làm tốt điều này chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc và các yếu tố tác động đến sự phát triển của mụn.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc có thể bạn chưa biết

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc là gì?

Chính vì việc không nắm rõ cơ chế hình thành, phát triển của mụn trứng cá đã khiến cho không ít người điều trị sai hướng. Điều này gây ra sự lãng phí không nhỏ về thời gian, công sức và cả tiền bạc. Và bạn cần nhớ rằng chúng ta sẽ không thể điều trị trứng cá tại nhà nếu không nắm được các nguyên nhân của mụn.

Có đến gần 90% các bạn trẻ cho rằng nguyên nhân mụn trứng cá bọc là do da của họ bị bẩn. Ví dụ như việc không dùng sữa rửa mặt thường xuyên, không tẩy trang, không đeo khẩu trang bảo vệ da khi ra ngoài đường… Điều này khiến cho không ít người tăng số lần rửa mặt trong ngày với mong muốn có thể sớm cải thiện tình trạng mụn. Nhưng thật đáng buồn khi mụn không những không khỏi mà còn trầm trọng hơn.

Các bác sĩ chuyên khoa lý giải việc rửa mặt quá nhiều có thể giúp da của chúng ta sạch hơn. Nhưng khi đó lớp màng bảo vệ tự nhiên của da cũng bị rửa trôi và da sẽ khô hơn. Khi da khô, hoạt động tăng tiết dầu sẽ diễn ra để bù lại độ ẩm cho da. Và khi đó, mụn sẽ có thêm cơ hội phát triển.

4 nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc nói riêng và trứng cá nói chung phổ biến nhất, thường được các bác sĩ nhắc tới  gồm:

Sản xuất quá nhiều chất bã nhờn

Đây là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc đầu tiên. Hoạt động sản xuất dầu nhờn diễn ra quá mức sẽ khiến cho trứng cá hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn. Lý do tại sao người có da thường và da khô lại ít bị mụn trứng cá hơn những người có da nhờn. Và tại sao mụn lại hay mọc ở những vị trí có nhiều tuyến bã nhờn như da mặt, lưng hoặc bụng mà không xuất hiện ở những nơi khác.

Bít tắc nang lông bởi chất bã và tế bào sừng

Khi da sản xuất nhiều bã nhờn mà không được làm sạch khoa học sẽ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Kết hợp với bụi bẩn từ môi trường, tồn dư mỹ phẩm hoặc tế bào chết trên da sẽ khiến cho trứng cá ngày một tồi tệ hơn. Khi hiện tượng sừng hoá tế bào xảy ra thì cũng là lúc trứng cá phát triển từ dạng mụn không viêm sang mụn viêm.

Vi hệ tại nang lông bởi Propionibacterium acnes

Hoạt động của vi khuẩn kỵ khí thông thường Propionibacterium acnes cũng được xem là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Số lượng vi khuẩn trên bề mặt da sẽ tỷ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ của mụn. Khi chúng ta không giữ gìn da sạch sẽ thì lượng vi khuẩn sẽ tăng lên theo cấp số nhân và lúc đó việc điều trị mụn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đây là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc và tình trạng mụn viêm nặng.

Giải phóng các chất trung gian gây viêm

Thông quá quá trình giải phóng các chất trung gian gây viêm thì sẽ là sự xuất hiện của các ổ trứng cá viêm trên da. Đây là dạng mụn dễ gây tổn thương da nhất và cũng có nguy cơ hình thành sẹo rỗ lõm, để lại thâm sẹo kéo dài. Do đó, chúng ta cần kiểm soát quá trình viêm khi bị trứng cá để loại bỏ nguyên nhân gây mụn trứng cá bọc.

Các bác sĩ cũng cho biết, đây mới chỉ là 4 nguyên nhân cơ bản của mụn trứng cá. Trên thực tế, sự phát triển của trứng cá còn liên quan đến rất nhiều các yếu tố khác nhau. Đó là gì thì chúng ta hãy cùng theo dõi tiếp bài chia sẻ để có cho mình câu trả lời nhé.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mụn trứng cá bọc

Ngoài các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc vừa được chia sẻ bên trên, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng khác bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết xảy ra khi có thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể gây ra tình trạng trứng cá ở người trưởng thành.
  • Mỹ phẩm gây bít tắc, chất tẩy rửa, kem dưỡng da, và quần áo có thể khiến cho mụn trứng cá kéo dài dai dẳng hoặc tái phát sau mỗi đợt điều trị.
  • Độ ẩm cao và đổ mồ hôi quá nhiều nhưng mặc đồ chật có thể gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá ở lưng, ngực và các vùng da khác.
  • Sử dụng quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán chứa dầu mỡ nhiều hoặc socola cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây ra mụn.
  • Thức khuya, dậy sớm, ngủ không ngon giấc, thường xuyên mất ngủ hoặc gặp các vấn đề về tâm lý sẽ ảnh hưởng đến làn da và cả mụn trứng cá.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, vệ sinh da sơ sài hoặc quá kỹ càng (rửa mặt quá nhiều) cũng ảnh hưởng đến nguyên nhân của mụn trứng cá.
  • Sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò như phô mai có thể là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc, làm trầm trọng hơn tình trạng mụn trứng cá tuổi dậy thì.
  • Đôi khi mụn trứng cá còn có liên quan đến việc bạn dùng thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp này các bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi đơn thuốc để kiểm soát mụn trứng cá do thuốc.
  • Đeo khẩu trang thường xuyên nhưng không quan tâm đến chất lượng khẩu trang hoặc đeo khẩu trang bẩn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mụn trứng cá…

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc có thể bạn chưa biết

Làm cách nào để có thể điều trị mụn trứng cá 

Điều trị tại nhà bằng thuốc

Mỗi tình trạng mụn trứng cá, nguyên nhân mụn trứng cá bọc sẽ có các chỉ định điều trị riêng. Trong đó, bạn có thể điều trị nội khoa tại nhà với những gợi ý sau:

  • Nhân mụn: Với nhân mụn chúng ta có thể thực hiện lấy nhân mụn bằng tay hoặc dụng cụ. Bác sĩ cũng có thể kê đơn Tretinoin tại chỗ để thúc đẩy quá trình đẩy mụn của da.
  • Trứng cá viêm nhẹ: Retinoid tại chỗ đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh tại chỗ, benzoyl peroxide, hoặc kết hợp cả hai theo chỉ định.
  • Trứng cá ở mức độ trung bình: Kháng sinh đường uống và bôi tại chỗ như đối với mụn trứng cá nhẹ có sự theo dõi từ bác sĩ.
  • Trứng cá nặng: Isotretinoin uống là sự lựa chọn tốt nhất bởi thuốc có tác động đến cả 4 nguyên nhân của mụn trứng cá. Liệu trình kéo dài và cần có sự chỉ định an toàn.
  • Trứng cá dạng nang: Dạng trứng cá này sẽ không thể thực hiện lấy nhân để tránh tổn thương. Chỉ định tiêm Triamcinolone nội tổn thương để làm xẹp mụn và hạn chế sẹo sâu.

Điều trị công nghệ cao

Song song với việc điều trị nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc bằng thuốc bạn cũng có thể kết hợp với các giải pháp điều trị công nghệ cao gồm:

  • Điều trị bằng ánh sáng gồm ánh sáng sinh học IPL và laser để kiểm soát tình trạng mụn viêm.
  • Điều trị mụn trứng cá bằng các công nghệ hỗ trợ như lăn kim, peel da để làm nhanh quá trình đẩy nhân mụn.
  • Thực hiện các liệu pháp chăm sóc da mụn và chăm sóc da sau mụn mỗi tuần 1 buổi để cải thiện nhanh chóng mụn trứng cá.

Điều trị dự phòng mụn trứng cá

Các vùng bị thương tổn phải được làm sạch hàng ngày. Nhưng việc rửa nhiều, sử dụng xà phòng kháng khuẩn và chà xát sẽ không làm tăng thêm lợi ích điều trị mụn. Vậy nên, cần làm sạch da mụn với sản phẩm phù hợp 2 lần mỗi ngày để có thể nâng cao hiệu quả khám chữa mụn trứng cá.

Cân nhắc áp dụng chế độ ăn glycemic thấp hơn và kiểm soát lượng sữa đối với trứng cá kháng trị ở thanh thiếu niên. Bạn có thể cân nhắc sử dụng sữa thực vật thay cho sữa động vật để theo dõi quá trình cải thiện của mụn bởi đó là cách để kiểm soát nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc.

Các chất tẩy như sulphur, axit salicylic, axit glycolic, và resorcinol có thể là chất hỗ trợ hữu ích nhưng không còn được sử dụng thường xuyên. Do đó, không nên tự ý mua và dùng thuốc, sản phẩm điều trị mụn trứng cá tại nhà để tránh những tác dụng phụ đến da, khiến cho mụn khó kiểm soát hơn.

Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để nhận được những tư vấn điều trị dự phòng mụn trứng cá. Không nên trì hoãn việc khám chữa bệnh bởi điều trị trứng cá càng sớm thì kết quả bạn nhận được sẽ càng cao và ngược lại. Nếu bạn điều trị muộn bạn sẽ lãng phí thêm nhiều thời gian, tiền bạc…

Nói tóm lại, muốn điều trị trứng cá thành công chúng ta cần nắm được các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc cũng như yếu tố ảnh hưởng. Thất bại trong điều trị thường là do thiếu tuân thủ kế hoạch của bác sĩ đưa ra và không thực hiện tốt các phương pháp điều trị dự phòng, khiến cho trứng cá tái phát. Và hậu quả là sẹo và thâm mụn hình thành, làn da của bạn bị phá huỷ.

Ngay lúc này, nếu như bạn đang bị trứng cá và muốn tìm cho mình một phác đồ điều trị nguyên nhân gây mụn trứng cá bọc khoa học, hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để được các bác sĩ đưa ra tư vấn chi tiết hơn. Chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn kiểm soát tốt mụn trứng cá và loại bỏ mụn sau từ 1-3 tháng điều trị. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và tự tin với làn da sạch mụn.