Đặc trưng của làn da dầu – mụn

Lỗ chân lông to là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của người sở hữu làn da dầu, chúng được hình thành do sự quá tải của việc điều tiết bã nhờn. Đặc biệt là khí hậu nhiệt đới như nước ta là môi trường thuận lợi cho cho da tiết nhờn nhiều làm to lỗ chân lông.

Dấu hiệu nhận biết cô gái sở hữu làn da dầu

Khi lỗ chân lông tiết nhiều nhờn, các lớp bụi bẩn và vi khuẩn bám lại trên da sẽ bị kết dính và không thoát ra ngoài đây là nguyên nhân chính hình thành các loại mụn như: mụn cám, mụn đầu đen, mụn bọc,.. trên da bạn. Không những thế, chúng còn khiến cho da bị tì vết, sạm màu và không ăn phấn khi trang điểm.

4 Bước chăm sóc da dầu mụn cơ bản bạn có thể áp dụng hằng ngày

Bước 1: Làm sạch da với sữa rửa mặt

Làm sạch da với sữa rửa mặt là bước đầu tiên để loại bỏ những bụi bẩn và vi khuẩn trên da, tuy nhiên không phải rửa mặt nhiều sẽ tốt. Các chuyên gia y tế khuyến cáo những bạn sỡ hữu làn da dầu mụn nên rửa mặt từ 2-3 lần/tuần.

Rửa mặt sạch mặt bằng sữa rửa mặt

Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại sữa rửa mặt dành riêng cho da dầu mụn sẽ giúp làm sạch, cung cấp độ ẩm cần thiết, giảm nhờn trên da và làm dịu những vết thương do mụn gây ra

Rửa mặt 2 lần/ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ là cách tốt nhất để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn ra khỏi làn da. Đồng thời còn ngăn chặn lỗ chân lông tắc nghẽn.

Nên làm sạch da mặt bằng nước ấm trước khi rửa để sữa rửa mặt dễ thẩm thấu vào da, sau đó dùng nước lạnh rửa lại để se khít lỗ chân lông.

Bước 2: Tẩy tế bào chết hoặc xông hơi mặt

Chỉ dùng sữa rửa mặt là chưa đủ để loại bỏ những lớp biểu bì, lớp sừng bám trên da. Xông hơi hoặc tẩy tế bào chết là những cách giúp bạn loại bỏ lớp tế bào lì lợm này.

Xông hơi da mặt

Xông hơi: Khi xông ở nhiệt độ cao các mao mạch trên da hoạt động mạnh hơn, nhiệt độ tăng khiến các tế bào chết mềm đi và bong ra ngoài. Bên cạnh đó, còn giúp các tế bào da tuần hoàn và lưu thông “trơn tru” giúp tái tạo những phần da bị tổn thương. Sau khi xông hơi bạn lau khô mặt và để lỗ chân lông thu nhỏ tự nhiên, tránh chùm đá vì rất dễ bị sốc nhiệt và bỏng lạnh.

Tẩy tế bào chết: Nếu quá bận rộn và khoảng thời gian dành cho quá trình skin care “eo hẹp” bạn có thể sử dụng sản phẩm tấy tế bào chế dành riêng cho da dầu và mụn đẩy tẩy những lớp tế bào chết còn sót lại trên da.

Lưu ý: Xông hơi và tẩy tế bào chết nên áp dụng khoảng 2-3 lần/tuần. Trong quá trình này bạn nên massage mặt nhẹ nhàng tránh chà xát gây tổn thương lên các vị trí mụn.

Bước 3: Sử dụng toner

Dùng toner sau sữa rửa mặt để giúp da cân bằng độ PH, giúp kiềm dầu cực tốt, đồng thời toner cũng giúp se khít lỗ chân lông, giúp da săn chắc hơn. Do vậy, đây là một trong những nguyên tắc chăm sóc da dầu mụn mà bạn không thể nào bỏ quên.

Lưu ý: Khi chọn toner cho da dầu mụn bạn nên chọn những loại không chứa cồn để tránh gây khô da và không mùi tránh da bị kích ứng vì làn da dầu mụn rất nhạy cảm.

Bước 4: Cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da

Thoa kem dưỡng da ẩm da mặt

Sai lầm khi các nàng nghĩ rằng da nhờn mụn thì không nên dùng kem dưỡng ẩm, vì sợ tiết dầu nhiều hơn gây bí lỗ chân lông. Vì dùng kem dưỡng ẩm sẽ giúp da luôn duy trì một độ ẩm nhất định tránh việc các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.

Nếu không dùng kem dưỡng ẩm, da sẽ tiết dầu không kiểm soát làm cho lỗ chân lông to lên và tình trạng mụn sẽ ngày càng nặng hơn.