Chất làm đầy là gì?
Chất làm đầy là tên gọi khác của filler. Đây là tên gọi chung của các hoạt chất tổng hợp được dùng để thay thế hoặc tăng thể tích mô bị mất trên cơ thể vì nhiều lý do khác nhau. Trên thế giới, chất làm đầy đã được FDA chứng nhận về độ an toàn và tính hiệu quả trong việc khắc phục các dấu hiệu lão hoá da, chỉnh sửa đường nét gương mặt.
Tuy nhiên làm đẹp bằng chất làm đầy sẽ chỉ là giải pháp tạm thời. Tuỳ theo dòng filler mà bạn sử dụng mà thời gian duy trì kết quả sẽ chỉ kéo dài một vài năm. Đây có lẽ là hạn chế chính của phương pháp thẩm mỹ nội khoa này. Còn lại, chất làm đầy khi được sử dụng đúng mục đích, đúng với quy trình và có sự hỗ trợ của bác sĩ sẽ mang lại những hiệu quả rất cao.
Phân loại chất làm đầy dùng trong thẩm mỹ
Trên thực tế, cùng là filler nhưng sẽ có nhiều loại khác nhau. Điều này cho phép chúng ta có thể lựa chọn sản phẩm tiêm phù hợp với bản thân và không lo lắng về các phản ứng phụ hay biến chứng sau thẩm mỹ.
- Phân loại chất làm đầy dựa theo vị trí đích (vùng tiêm) sẽ có filler tiêm cho vùng thượng bì, trung bì và hạ bì.
- Phân loại theo thời gian tác dụng (tuổi thọ của sản phẩm) sẽ có chất làm đầy tạm thời, bán vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn.
- Phân loại theo thành phần cấu tạo của chất làm đầy: tổng hợp, bán tổng hợp, ghép tự thân, ghép cùng loài hay khác loài,…
Khi lựa chọn chất làm đầy để tiêm cho khách hàng, các bác sĩ sẽ hướng đến dòng sản phẩm sinh học bởi filler dạng này khả năng thích ứng cao với cơ thể. Sản phẩm sẽ không gây phản ứng miễn dịch khi đưa vào cơ thể hay bất kì phản ứng bất lợi nào khác, không bị phân giải hấp thu… từ đó nâng cao độ an toàn và kéo dài hiệu quả thẩm mỹ.
Tiêm chất làm đầy có an toàn không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sở dĩ chất làm đầy ngày càng được khách hàng lựa chọn bởi quá trình thực hiện thẩm mỹ khá đơn giản. Hiệu quả thẩm mỹ sẽ xuất hiện ngay sau khi kết thúc thủ thuật tiêm. Khách hàng thường không cần nghỉ ngơi quá nhiều và cũng không cần kiêng cữ (trừ rượu bia). So với phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp bằng chất làm đầy còn có chi phí thấp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đánh giá rất cao về độ an toàn của chất làm đầy trong thẩm mỹ nội khoa. Quá trình thực hiện sẽ hạn chế tổn thương da, không gây đau đớn nhiều (có trường hợp không cần gây tê). Tiêm 1 lần có thể duy trì kết quả trong một vài năm và hoàn toàn có thể tiêm lại để duy trì hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn có một số các trường hợp gặp biến chứng liên quan đến việc tiêm chất làm đầy. Phổ biến nhất vẫn là các dấu hiệu sau:
- Bầm tím vùng da được tiêm chất làm đầy.
- Da có dấu đau nhức và sưng tấy.
- Da bị nổi mụn, đỏ da, châm chích.
- Tình trạng tắc mạch máu hoặc chèn mạch.
- Tình trạng áp xe, hoại tử vùng tiêm…
Như vậy, làm đẹp bằng chất làm đầy vẫn có thể xảy ra biến chứng. Đây chính là lý do tại sao tiêm filler lại là chỉ định thẩm mỹ của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên tự ý mua chất làm đầy và tiêm tại nhà hoặc tiêm ở những nơi không có bác sĩ đúng chuyên môn để phòng tránh các biến chứng thẩm mỹ liên quan.
Hướng dẫn tiêm chất làm đầy an toàn và hiệu quả
Gần đây, Dr.thaiha đã phải tiếp nhận thăm khám và xử lý rất nhiều các ca biến chứng liên quan đến tiêm chất làm đầy. Điểm chung của những trường hợp này là được thực hiện ở những cơ sở không được cấp phép và bởi những người không có chuyên môn. Và hầu hết những “nạn nhân” này đều không hiểu gì về chất làm đầy nên đã trở thành con mồi béo bở cho những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng.
Để giúp mọi người có thể làm đẹp an toàn với chất làm đầy, Dr.thaiha xin đưa ra một số lưu ý như sau:
Chỉ định thẩm mỹ phải đúng người
Chất làm đầy không phải cứ tiêm sẽ đẹp, tiêm nhiều sẽ đẹp bởi trên thực tế sẽ có các trường hợp bị chống chỉ định sử dụng filler. Ví dụ như các trường hợp dị ứng với chất làm đầy, vùng điều trị có mô liên kết bất thường bên dưới hoặc vùng trị liệu đang chấn thương, nhiễm trùng,… sẽ cần không được chỉ định tiêm chất làm đầy.
Chỉ định đúng trong các trường hợp sau:
- Người muốn làm đẹp an toàn với chất làm đầy, đã được tìm hiểu và giải thích rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm của phương pháp. Có mong muốn thẩm mỹ nằm trong phạm vi tác động của filler.
- Chất làm đầy được thực hiện cho các trường hợp tạo hình khuôn như: độn cằm, nâng mũi, tạo hình viền hàm,…
- Chỉ định cho những trường hợp cần làm đầy vùng thiếu thể tích như rãnh mũi má, rãnh miệng, hõm thái dương, hốc mắt, làm đầy môi, xoá nếp nhăn,…
- Sử dụng trong việc nâng mặt chảy xệ và tiêm dưới da phục vụ cho nhu cần trẻ hóa (chỉ áp dụng với chất làm đầy tạm thời có thành phần chính là Hyaluronic Acid)
Việc xác định đúng chỉ định là yếu tố tiên quyết để tiêm chất làm đầy đạt hiệu quả và đảm bảo các yếu tố an toàn. Vậy nên, hãy thăm khám bác sĩ để có thể có hướng dẫn tốt nhất nhé.
Chất lượng chất làm đầy
Khi đã có một chỉ định chuẩn chúng ta sẽ cần thêm yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm. Hiện chất làm đầy đang là một xu hướng làm đẹp của các bạn trẻ. Chính vì điều này nên sản phẩm filler được bán tràn lan trên thị trường với giá cả và chất lượng theo kiểu “thượng vàng, hạ cám”. Và việc lựa chọn chất làm đầy giá rẻ thường kéo theo đó là những hậu quả khôn lường.
Cần chắc chắn rằng bạn đã lựa chọn được loại filler có nguồn gốc rõ ràng, có tên tuổi hẳn hoi và đọc kỹ thông tin về sản phẩm để thấy thành phần có trong đó là gì. Nếu tinh ý hơn bạn có thể dùng điện loại để chụp lại hình ảnh sản phẩm bởi khi xảy ra biến chứng thẩm mỹ thì những thông tin này sẽ rất hữu ích cho bạn.
Tay nghề bác sĩ
Ai cũng có thể tiêm chất làm đầy nhưng để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn thì chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới làm được. bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật này. Bác sĩ phải nắm rõ giải phẫu của từng vùng cần điều trị, thuộc đường đi của các thần kinh, mạch máu để tránh tối đa việc xuất hiện biến chứng thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo các yêu cầu vô trùng, vô khuẩn trong thẩm mỹ nội khoa cũng sẽ giúp bạn tiêm chất làm đầy an toàn. Và bạn sẽ tìm được những điều này tại cơ sở y tế được cấp phép thực hiện tiêm chất làm đầy theo quy định của Sở y tế hoặc Bộ y tế. Hãy tránh xa những Spa hoặc tiệm gội đầu bởi nếu không bạn sẽ trở thành “nạn nhân” đấy nhé…