Đôi chút về công nghệ lăn kim, phi kim

Lăn kim, phi kim là những công nghệ thẩm mỹ nội khoa được bác sĩ thực hiện theo nguyên lý sử dụng các đầu kim nhỏ gây ra các vi tổn thương trên bề mặt da. Từ đó tạo ra các đường dẫn để hấp thu các sản phẩm chăm sóc và tái tạo da xuống dưới da tốt hơn. Kích thích tăng sinh các collagen ngay vùng da được điều trị.

Mặc dù phương pháp lăn kim này có rất nhiều hiệu quả trong điều trị da liễu và thẩm mỹ nhưng nó vẫn có thể mang lại những tai biến không mong muốn. Tai biến lăn kim nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách sẽ có thể gây ảnh hưởng lớn đến làn da.

Vậy bạn có muốn biết về biến chứng liên quan đến công nghệ thẩm mỹ nội khoa này hay không. Cách xử lý biến chứng lăn kim như thế nào mới đảm bảo tính hiệu quả? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu điều này, hãy bỏ ra 5 phút để đọc hết bài viết bởi nó sẽ rất hữu ích cho bạn đấy nhé!

Biến chứng lăn kim là gì? Xử lý như thế nào? Địa chỉ xử lý

Các biến chứng sau lăn kim mà bạn có thể gặp phải

Biến chứng lăn kim khiến da nổi mụn

Đây là một trong những biến chứng sau lăn kim mà chúng ta hay gặp nhất. Thường bị nhầm lẫn với tình trạng đẩy mụn của da khi lăn kim điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, các dấu hiệu biến chứng lăn kim lại khiến cho làn da nổi mụn bất thường, tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân thường là do trong quá trình lăn kim không đảm vảo vệ sinh sạch sẽ. Điều này khiến cho vi khuẩn tấn công da và làm cho tình trạng mụn ngà càng tồi tệ hơn. Dấu hiệu mụn mọc nhiều, đa phần là các mụn có kích thước lớn, bên trong có dịch mủ (còn gọi là mụn viêm).

Biến chứng này xảy ra do thực hiện lăn kim trên nền da đang có mụn trứng cá hoặc chưa hề có mụn. Nếy bạn thực hiện lăn kim kết hợp với các sản phẩm bôi ngoài ra có chứa các chất dinh dưỡng sẽ càng làm cho các vi khuẩn lại càng phát triển hơn. Từ đó, mụn trứng cá sẽ bùng phát và gây ra tình trạng viêm da.

Cách khắc phục:

  • Không nên lăn kim khi da đang bị mụn đặc biệt là tình trạng mụn bọc, mụn viêm.
  • Nếu muốn lăn kim cần tránh vùng da nổi nhiều mụn và không sử dụng quá nhiều các sản phẩm dưỡng ẩm cho da.
  • Bạn phải có thuốc kháng sinh bôi vào nốt mụn để dự phòng trước khi lăn, tránh tình trạng vi khuẩn phát triển khiến mụn tồi tệ hơn.
  • Thăm khám ngay khi có dấu hiệu lăn kim biến chứng là các mụn viêm xuất hiện trên vùng da vừa điều trị.

Biến chứng lăn kim khiến da bị tăng sắc tố bất thường

Sau khi lăn kim khoảng 3-5 ngày, da thường sẽ bong ra một lớp mỏng. Việc này giúp cho da sáng lên, nám và thâm có thể mờ đi. Tình trạng tăng sắc tố da sau lăn kim trong trường hợp này là khá bình thường, bạn sẽ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu như da của bạn bị tăng sắc tố quá mức, màu da không cải thiện sau khi quá trình bong mài hoàn tất thì đó chính là biến chứng sau lăn kim. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc hàng rào bảo vệ của da bị yếu đi trong thời gian lăn kim. Và nếu như chúng ta không có giải pháp chống nắng để bảo vệ da thì tình trạng sạm nám sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

Cách khắc phục:

  • Chúng ta cần phải có những phương pháp dự phòng trước khi biến chứng lăn kim. Hãy lựa chọn thời điểm lăn kim phù hợp để tránh da bị ảnh hưởng bởi ánh nắng quá nhiều.
  • Sau khi lăn kim, cần phải có những sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc giúp cho da nhanh phục hồi hàng rào bảo vệ của da.
  • Đồng thời, không được quên chống nắng cho da mọi lúc mọi nơi để tránh tình trạng tăng sắc tố da xảy ra nhé.

Biến chứng lăn kim là gì? Xử lý như thế nào? Địa chỉ xử lý

Biến chứng nhiễm khuẩn sau lăn kim

Đây là một trong những biến chứng khi sau lăn kim thường gặp nhất trong thẩm mỹ và điều trị da liễu. Dưới tác động của các đầu kim sẽ tạo ra các lỗ xâm lấn vào da. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Da sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn với dấu hiệu tổn thương da lâu lành, da nổi mụn nước, tiết dịch trên bề mặt và cảm giác đau ngứa xuất hiện.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng sau lăn kim là do chúng ta sử dụng dụng cụ lăn kim không được vô trùng, vô khuẩn. Nhiễm khuẩn cũng có thể do thao tác làm không đảm bảo vô khuẩn. Hay nhiễm khuẩn do quá trình chăm sóc tại nhà của khách hàng không đúng cách. Nhiễm khuẩn có thể khiến tăng tổn thương da, khiến da đối mặt với nguy cơ hoại tử làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ…

Cách khắc phục:

Để đảm bảo hạn chế nhiễm khuẩn sau lăn kim chúng ta cần sử dụng tất cả các dụng cụ, thao tác kỹ thuật phải đảm bảo vô khuẩn, để đảm bảo điều này chúng ta cần phải học qua một khoá học chống nhiễm khuẩn trong y khoa.

Sau khi điều trị lăn kim chúng ta chỉ được phép rửa mặt bằng nước muối sinh lý trong 24 ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo có thể dùng sữa rửa mặt với thành phần diụ nhẹ để làm sạch da. Không bôi thoa bất kỳ sản phẩm gì nên trên nền da đang có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Trừ những sản phẩm được bác sĩ kê đơn.

Tuân thủ chỉ định điều trị của người có chuyên môn. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng mỡ kháng sinh bôi vào vùng điều trị. Các sản phẩm kem chống nắng, chăm sóc da chỉ được bôi khi nguy cơ nhiễm khuẩn không còn. Thường thì sau khi trên bề mặt da hết đỏ thì chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tại nhà, tái tạo da một cách bình thường.

Da bị sẹo lõm sau khi lăn kim

Nếu lăn kim không đúng kỹ thuật, với dụng cụ không phù hợp có thể khiến cho tổn thương da vượt ngoài kiểm soát. Khi này, cấu trúc da sẽ bị phá vỡ và xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài, tồn thương da sẽ lâu lành hơn. Nếu không chăm sóc và phục hồi da hiệu quả thì da có thể sẽ bị sẹo rỗ, lõm sau khi làm lăn kim. Điều này khiến cho làn da của bạn không còn láng mịn như trước và bạn sẽ thiếu tự tin trong các giao tiếp hàng ngày.