Nguyên nhân khiến các mẹ bầu nổi nhiều mụn

Một trong những sự thay đổi của cơ thể khi mang thai chính là làn da của chúng ta có thể xuất hiện mụn trứng cá nhiều hơn. Thường thì những người bị mụn trứng cá sẽ nặng hơn ở những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em nào cũng gặp phải tình trạng trứng cá hoặc gia tăng trứng cá khi mang bầu nhé.

Các bác sĩ cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra trứng cá thai kỳ. Trong đó, rối loạn hormone androgen được biết đến là nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Đó là khi cơ thể chúng ta sản sinh ra quá nhiều hormone androgen. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đã chỉ ra hàng loạt các yếu tố liên quan khác làm gia tăng trứng cá thai kỳ gồm:

– Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu của thai kỳ khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh. Nếu bạn chưa bị mụn trứng cá có thể sẽ bị mụn, còn nếu da của bạn đã có tiền sử trứng cá thì đây là yếu tố thuận lợi để bệnh bùng phát.

– Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu mà làn da của bạn vốn là da dầu thì nguy cơ bị mụn trứng cá là rất cao. Lúc này, lỗ chân lông của bạn dễ bị bít tắc. Đặc biệt là khi bạn không giữ vệ sinh sạch sẽ cho da, không có các biện pháp chăm sóc da hữu hiệu.

– Các yếu tố về hệ miễn dịch khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều lần. Do đó, nếu như bạn có hệ miễn dịch yếu thì sẽ là cơ hội để cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây ra các vấn đề về sức khỏe và làn da sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều…

Điều trị mụn trứng cá khi mang bầu như thế nào mới là an toàn?

Trứng cá thai kỳ thường rất khó điều trị bởi nếu chúng ta tiến hành không khoa học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là cả sự sống của thai nhi. Chính vì thế giải pháp điều trị trứng cá đầu tiền cho các thai phụ vẫn phải là chăm sóc da thật tốt để tránh khiến cho trứng cá bùng phát.

Liệu trình điều trị trứng cá sẽ kéo dài từ 1-3 tháng tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh nhân sẽ cần thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để nhận đơn thuốc phù hợp. Thuốc điều trị trứng cá cho bà bầu cần được kê toa cẩn thận bởi nếu sử dụng tùy tiện sẽ rất nguy hiểm.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để kê đơn trong điều trị mụn trứng cá thai kỳ gồm:

– Thuốc bôi tại chỗ chứa Axit azelaic hoặc benzoyl peroxide có thể được khuyến cáo là an toàn trong điều trị trứng cá thai kỳ.

– Thuốc bôi kết hợp erythromycin hoặc clindamycin và benzoyl peroxide được khuyến cáo cho các thai phụ bị mụn viêm.

– Thuốc uống erythromycin hoặc cephalexin thường được biết là an toàn đối với mụn viêm trung bình đến nặng khi sử dụng trong một vài tuần.

– Một liệu trình ngắn của thuốc uống prednisolon có thể có tác dụng an toàn trong trường hợp trứng cá nặng, tối cấp ở 3 tháng đầu của thai kỳ.

bac-si-tu-van-cach-dieu-tri-va-kiem-soat-nam-cho-me-bau

Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng kháng sinh tại chỗ và uống như đơn trị liệu, mà nên kết hợp với benzoyl peroxide tại chỗ để giảm sự kháng của vi khuẩn. Riêng đối với Retinoids uống có thể gây quái thai nên sẽ chống chỉ định tuyệt đối cho phụ nữ đang mang thai. Ngay cả khi bạn đang có ý định mang thai cũng cần thông báo với bác sĩ để nhận điều chỉnh phù hợp về thuốc.

Giải pháp kiểm soát sự phát triển của mụn trứng cá

Việc điều trị mụn trứng cá trong thai kỳ cần kết hợp với việc phòng tránh sự tái phát của bệnh. Bạn sẽ cần có các phương án kiểm soát sự lây lan của mụn trứng cá hoặc kiểm soát sự quay lại của mụn để có thể tiết kiệm thời gian, chi phí tài chính trong điều trị trứng cá và các vấn đề liên quan về sau.

Gợi ý hay để chúng ta có thể kiểm soát sự phát triển của mụn trứng cá thai kỳ gồm:

– Luôn giữ sạch cho da bằng cách rửa mặt và tẩy trang.

– Loại bỏ tế bào chết để giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.

– Dùng sản phẩm chăm sóc da không chứa nhiều dầu.

– Luôn chú ý đến việc giữ cân bằng độ ẩm cho làn da.

– Chú ý hơn đến việc chống nắng thường xuyên cho da.

– Không cọ sát và cũng không nặn mụn để tránh tổn thương.

– Uống nhiều nước và tránh trang điểm khi da có mụn…