Nhiều bạn đặt câu hỏi đến Dermalogica về bệnh viêm lỗ chân lông. Viêm lỗ chân lông là bệnh về da thường gặp. Tuy không nguy hiểm nhưng nó lại khiến nhiều bạn khó chịu vì cảm giác ngứa rát trên da. Vậy viêm lỗ chân lông là gì? Làm sao để ngăn ngừa tình trạng viêm lỗ chân lông? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh ngoài da này qua bài viết của Dermalogica nhé!

Viêm lỗ chân lông là gì?

benh ve da viem lo chan long co nguy hiem khong

Viêm nang lông là một vấn đề về da khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da bạn hoặc tắc nghẽn trong nang lông. Nang lông xuất hiện ở hầu hết các vùng da trên cơ thể bạn. Ngoại trừ vùng môi, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Viêm nang lông có thể làm cho các nang lông bị sưng đỏ.

Bạn có thể gặp tình trạng này ở bất cứ nơi nào có lông trên da. Thế nhưng khả năng xuất hiện nhiều nhất là ở vùng cổ, đùi, mông hoặc nách của bạn. Bạn có thể tự điều trị viêm lỗ chân lông tại nhà. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ.

Các triệu chứng của tình trạng viêm lỗ chân lông

Các bạn đang thắc mắc về những triệu chứng của viêm lỗ chân lông là gì đúng không nào? Theo các chuyên gia da liễu, triệu chứng viêm nang lông ở mỗi bạn sẽ khác nhau. Điều này sẽ tùy thuộc vào mức độ viêm nang lông mà bạn mắc phải. Sau đây là một số triệu chứng mà bạn thường hay gặp khi bị viêm nang lông:

  • Da sẽ xuất hiện các nốt mụn trứng cá đỏ với kích thước nhỏ. Một số nốt mụn có đầu trắng.
  • Các nốt mụn nước bị vỡ ra, chảy nước và đóng vảy.
  • Các vùng da bị đỏ, sưng tấy thành mảng lớn, có thể rỉ mủ.
  • Những vùng da viêm nang lông cũng có thể bị ngứa và đau rát.

Làm sao để ngăn ngừa viêm lỗ chân lông?

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được viêm lỗ chân lông là gì rồi. Tiếp theo, hãy cùng Dermalogica khám phá các phương pháp để giúp ngăn ngừa tình trạng này nhé!

tri viem lo chan long an toan tai nha

Để giảm nguy cơ bị viêm nang lông. Tốt nhất bạn nên ngừng cạo râu hoặc tẩy lông trong ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, nếu không thể dùng biện pháp trên, bạn cũng có thể thử dùng dao cạo điện hoặc kem tẩy lông.

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh bị viêm nang lông:

  • Rửa sạch da bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Nếu tẩy lông, bạn dùng với sữa tắm dịu nhẹ cho da.
  • Sử dụng một lưỡi dao mới mỗi khi bạn cạo râu.
  • Cạo theo hướng lông mọc.
  • Nên cạo râu cách ngày.
  • Không nên mặc quần áo gây kích ứng da hoặc giữ nhiệt và mồ hôi.
  • Hạn chế sử dụng các loại dầu dưỡng da. Vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Thường xuyên vệ sinh bồn tắm.
  • Sử dụng khăn sạch, vệ sinh dao cạo và các vật dụng cá nhân khác. Tránh dùng chung những đồ dùng cá nhân này.

Làm sao để chẩn đoán viêm lỗ chân lông?

benh viem lo chan long khi nao phai di bac si da lieu dieu tri?

Biện pháp chẩn đoán viêm lỗ chân lông là gì? Bác sĩ da liễu sẽ quan sát kỹ làn da và hỏi về tiền sử bệnh viêm nang lông của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được hỏi về những sinh hoạt cá nhân thường ngày. Chẳng hạn như có thường vệ sinh bồn tắm nước nóng không. Hoặc có mặc quần áo không thấm mồ hôi và đi ủng cao su hay không. Điều này sẽ giúp các bác sĩ xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra lời khuyên về cách chăm sóc da và kê toa thuốc điều trị phù hợp.

Thông thường, bạn sẽ không cần xét nghiệm trừ khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Trong trường hợp đó, các bác sĩ da liễu có thể sử dụng tăm bông để lấy mẫu da. Và sau đó sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra viêm nang lông.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ da liễu?

Sau khi biết được các triệu chứng của viêm lỗ chân lông là gì. Nhiều bạn thắc mắc rằng vấn đề về da này có dễ chữa trị không. Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia da liễu, viêm nang lông thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện kéo dài, các bạn nên đến gặp bác sĩ.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng viêm nang lông của bạn. Đồng thời tư vấn liệu trình điều trị phù hợp với bạn. Bạn không nên chủ quan khi triệu chứng viêm nang lông không thể tự khỏi. Bởi vì viêm nang lông dai dẳng có thể là dấu hiệu của rối loạn suy giảm miễn dịch. Hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác.