Tình trạng da chảy xệ

Da chảy xệ là tình trạng da mất đi sự săn chắc, đàn hồi vốn có mà trở nên lỏng lẻo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do suy suy giảm hoặc mất đi collagen và elastin trong lớp hạ bì. Da chảy xệ có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới và nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng tình trạng này xảy ra phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi.

Tình trạng da không săn chắc rất khó điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, bạn sẽ có những lựa chọn làm săn chắc da hiệu quả từ các sản phẩm không kê đơn đến các giải pháp phẫu thuật.

Vì sao da chảy xệ? Phải làm thế nào nếu da bị chảy xệ?

Nguyên nhân khiến da chảy xệ?

Các vùng da phổ biến dễ bị chảy xệ bao gồm: Mí mắt, cằm, cổ, bắp cánh tay, vùng bụng, vùng mông… Các nguyên nhân gây ra tình trạng da chảy xệ như:

Sự lão hóa

Theo thời gian, da sẽ mất đi hai loại protein quan trọng được sản xuất trong lớp hạ bì là elastin và collagen. Trong đó, lastin mang lại độ đàn hồi cho da, giúp làn da săn chắc. Collagen được sản xuất bởi các nguyên bào sợi. Collagen bao gồm các sợi cấu trúc chặt chẽ, giúp da duy trì cấu trúc và độ săn chắc.

Cả hai thành phần này sẽ dần bị suy giảm hoặc mất đi khi cơ thể già đi. Hai loại protein này cũng có thể mất đi bởi các yếu tố bên ngoài theo thời gian như:

  • Tiếp xúc với tia cực tím
  • Chất ô nhiễm trong môi trường như khói thuốc lá
  • Lối sống không lành mạnh
  • Chế độ dinh dưỡng kém
  • Chu trình chăm sóc da không đảm bảo Vì sao da chảy xệ? Phải làm thế nào nếu da bị chảy xệ?

Giảm cân

Tình trạng thừa cân béo phì có thể gây tổn thương các sợi collagen và elastin trong da. Do đó, ngay cả khi bạn giảm cân cũng khiến việc săn chắc da trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, gây ra da chảy xệ.

Thai kỳ

Sau khi mang thai và sinh con, đa số phụ nữ đều xảy ra tình trạng da chảy xệ và chùng nhão ở một mức độ nào đó. Đối với phụ nữ sinh con nhiều lần hoặc mang đa thai có thể thấy da quanh vùng bụng chảy xệ nhiều hơn những người mang một con. Mang thai ở độ tuổi càng cao càng dễ bị chảy xệ da.

Vì sao da chảy xệ? Phải làm thế nào nếu da bị chảy xệ?

Bệnh lý

Một số bệnh lý có thể khiến da chảy xệ Những người bị tình trạng này sẽ thấy da ở khuỷu tay và đầu gối bị chùng dần. Da chảy xệ do u hạt chùng thường không đáp ứng tốt với điều trị.

Điều trị da chảy xệ

Điều trị cần phụ thuộc vào tình trạng da chảy xệ. Trước khi quyết định các lựa chọn điều trị bạn nên xem xét các yếu tố sau:

  • Những vùng cơ thể bị chảy xệ Vì sao da chảy xệ? Phải làm thế nào nếu da bị chảy xệ?
  • Mức độ chảy xệ
  • Thái độ của bạn đối với tình trạng chảy xệ này

Tập thể dục

Da chảy xệ do giảm cân hoặc mang thai có thể được cải thiện thông qua tập thể dục. Bất kỳ chuyển động nào giúp xây dựng khối cơ hoặc săn chắc cơ đều có thể làm giảm tình trạng chảy xệ da nhỏ. Ví dụ:

  • Nâng tạ hoặc tập các bài nâng cao sức đề kháng
  • Pilates còn được gọi là kiểm soát. Pilates sử dụng các chuyển động có kiểm soát để thắt chặt và tăng cường sức mạnh cho phần cơ, cơ mông, chân và cánh tay.
  • Bài tập mặt: Các bài tập trên khuôn mặt có thể làm giảm tình trạng da chảy xệ quanh cằm, nhăn và cổ họng. Một số bài tập yoga có lợi cho việc giảm da mặt chảy xệ như: Simhasana (Tư thế Sư tử).

Thuốc bổ sung

Các chất bổ sung bằng đường uống có chứa các thành phần như collagen và axit hyaluronic để giúp giảm tình trạng da chảy xệ do tuổi tác.

Vì sao da chảy xệ? Phải làm thế nào nếu da bị chảy xệ?

Thay đổi lối sống

Da chảy xệ có thể được cải thiện khi bạn có lối sống lành mạnh như: uống đủ nước, thoa kem chống nắng, bỏ thuốc lá… Nhờ vậy, bạn sẽ có một làn da trẻ trung, có độ đàn hồi. Vì sao da chảy xệ? Phải làm thế nào nếu da bị chảy xệ?

Phương pháp điều trị không xâm lấn và xâm lấn

Các phương pháp điều trị không xâm lấn và xâm lấn tối thiểu có thể cải thiện tông màu và độ đàn hồi của làn da chảy xệ. Phương pháp này sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi kết hợp với lối sống lành mạnh. Các quy trình này được thực hiện bởi bác sĩ da liễu. Cụ thể:

Liệu pháp laser:

Một số loại điều trị liệu pháp laser có thể giúp tăng cường sản xuất collagen và cải thiện màu da tổng thể. Hầu hết mọi người đều thấy kết quả tốt nhất sau nhiều lần điều trị. Liệu pháp laser có thể có lợi cho việc làm săn chắc cánh tay trên và vùng bụng.

Tái tạo bề mặt bằng laser:

Quy trình cũng sử dụng tia laser nhưng xâm lấn nhiều hơn và có thời gian phục hồi lâu hơn. Bạn thường mất khoảng hai tuần. Tái tạo bề mặt bằng laser loại bỏ các lớp da trên và truyền nhiệt vào sâu các lớp dưới.

Siêu âm vi tiêu điểm (MFU): K

ỹ thuật này truyền nhiệt vào sâu trong các lớp của da, hỗ trợ sản sinh collagen và nâng da chảy xệ. Bạn có thể mất vài tháng trước để thấy được sự cải thiện về độ săn chắc và đàn hồi của da. Hiệu quả của phương pháp này hường kéo dài khoảng 1 năm.