Tia UV là gì?

tim hieu ve tia uv va cac tac hai cua tia uv den lan da miri.com .vn 1
Tia UV (tia cực tím) gồm 3 loại đó là: Tia UVA, UVB và UVC

Tia UV (hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại) là loại tia bức xạ điện từ có bước sóng 380nm – 10nm. Mặt trời chính là nơi phát ra nguồn tia UV mạnh nhất, bên cạnh đó hồ quang điện hay đèn hơi thủy ngân cũng là nguồn phát ra tia tử ngoại khá mạnh.

Ta Uv được chia làm 3 loại chính là:

Tia UVA: Đây là tia có bước sóng dài nhất (380-315 nm) và chiếm 95% trong ánh nắng mặt trời. Tia UVA không bị hấp thụ bởi tầng ozone mà nó sẽ chiếu thẳng xuống mặt đất. Chính vì thế nó cũng là tia gây tác nhiều đến làn da, xâm nhập vào lớp hạ bì da, làm da nhanh lão hóa cho sự phá hủy của nó lên các tế bào collagen tự nhiên bên trong da.

Tia UVB: Là tia có bước sóng trung bình (315-280nm), đây là tia có khả năng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D nhưng nó cũng chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng cháy nắng và hầu hết các bệnh về ung thư da.

Tia UVC:Là tia có bước sóng ngắn nhất (ngắn hơn 280 nm) nhưng lại chứa nhiều năng lượng hơn các tia còn lại. Tia UVC cũng là 1 tia vô cùng có hại cho da nhưng tia này đã được chặn lại bởi tầng khí quyển (tầng ozone) nên không thể chạm đến mặt đất.

Tuy tia UVC được ozone giữ lại hoàn toàn và tia UVB được ozone giữ lại một phần, thế nhưng do tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường hiện nay mà tầng ozone của Trái Đất đang mỏng dần, xuất hiện lỗ thủng và từ đó các tia gây hại này hoàn toàn có khả năng đi xuống mặt đất và mang đến nhiều tác hại xấu lên làn da cũng như sức khỏe của chúng ta.

Đặc điểm tia UV

Các chuyên gia luôn khuyên rằng chúng ta nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và luôn có biện pháp bảo vệ da tối ưu nhất khi đi ra ngoài vào buổi sáng

Tia UV có cường độ cao nhất là vào buổi trưa (từ 10h đến 14h) hoặc vào mùa hè – thời điểm ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh mẽ. Những nơi có không gian trống và lớn hoặc bề mặt có tính phản xạ cao như: kính, cát biển, tuyết… thì mức độ của tia UV càng lớn. Những khu vực có nhiều nhà cao tầng, thành phố, nơi có nhiều cây cối, bóng râm… sẽ cản bớt các tia UV hơn các nơi trống trãi khác.

Tuy vậy, hiện nay chỉ số tia cực tím (tia UV) ở nước ta đang ở ngưỡng cao và đạt mức báo động là rất nguy hiểm cho làn da. Nên các chuyên gia luôn khuyên rằng chúng ta nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và luôn có biện pháp bảo vệ da tối ưu nhất khi đi ra ngoài vào buổi sáng.

Tác hại của tia UV lên làn da

Tia UV có khả năng tác động lên tế bào da và gây nên nhiều vấn đề về da không mong muốn

Làm da đen sạm, nám, không đều màu:

Tia UV đặc biệt là UVA sẽ tác động lên da gây tổn hại đến DNA đối với tế bào melanocytes. Từ đó melanin – hắc sắc tố sẽ được kích thích tăng sinh nhiều hơn nhằm ngăn tia UV làm hại đến DNA, đó là lý do khiến cho da xuất hiện hiện tượng nám, sạm, đen và không đều màu da.

Gây lão hóa da:

Các tia UV sẽ trực tiếp gây tổn thương đến collagen bên trong tế bào da, trong khi collagen lại là một chất không thể thiếu để duy trì sự tươi trẻ và căng mịn của da. Vì vậy mà da sau khi bị tác động bởi tia UV sẽ nhanh bị lão hóa hơn, da chảy xệ, kém đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn và các đốm tối màu hơn.

Gây bỏng nắng:

Khi da tiếp xúc với ánh nắng cường độ cao thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ phụ hợp sẽ dẫn đến hiện tượng cháy nắng. Hiện tượng này là do các tia UV gây nên các tổn thương cho tế bào da khiến da bị đỏ, đau rát, xuất hiện mụn nước, … sau khi cháy nắng.

Có thể dẫn đến ung thư da:

Do tia UV có thể gây ảnh hưởng đến DNA trên da và có khả năng gây hình thành các tế bào ung thư. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 90% người mắc bệnh ung thư da là do ảnh hưởng từ tia UV.

Một số vấn đề về da khác: Ngoài ra nếu như da đang gặp vấn đề khác như: mụn, viêm da, dị ứng, nhạy cảm… thì khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho da dễ bị ảnh hưởng và vấn đề da hiện tại sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Cách hạn chế tác động của tia UV lên da

Thường xuyên sử dụng kem chống nắng

Đối với cường độ ánh nắng cao như ở Việt Nam, bạn nên sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ và PA+++

Sử dụng kem chống nắng là điều tiên quyết để hạn chế tia UV tác động lên da. Có nhiều loại kem chống nắng trên thị trường như: kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý lai hóa học, tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như loại da mà bạn nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với mình. Đối với cường độ ánh nắng cao như ở Việt Nam, bạn nên sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ và PA+++.

Nên thoa kem chống nắng ngay cả khi bạn không đi ra ngoài vào buổi sáng vì tia UV hoàn toàn có thể len lỏi vào bên trong phòng mà bạn không thể biết được. Nếu như phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, bạn cần thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng để đảm bảo da được bảo vệ tối ưu nhất.

Che chắn vật lý cho da

11 nguyen tac duong da mua he moi nhat ma cac nang nen biet 8
Cần bổ sung các biện pháp che chắn vật lý khi đi ra ngoài trời nắng

Ngoài bảo vệ da với kem chống nắng, bạn cũng nên bổ sung che chắn vật lý cho làn da của mình. Nên mặc áo khoác dài tay, những loại áo khoác làm từ chất liệu có khả năng chống tia Uv hoặc áo khoác tối màu sẽ có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần đội nón rộng vành, đeo kính râm, dùng bao tay… để hạn chế tối việc phô bày vùng da trước ánh nắng mặt trời.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

tim hieu ve tia uv va cac tac hai cua tia uv den lan da miri.com .vn 3
Tốt nhất là nên hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào các thời điểm nắng gắt nhất trong ngày

Thời điểm ánh nắng mặt trời cùng tia UV hoạt động mạnh mẽ nhất là vào khoản từ 10h đến 16h, do đó vào thời gian trên, bạn nên hạn chế tối đi ra ngoài. Nếu như có công việc cần phải đi ra ngoài, bạn nên áp dụng kỹ 2 phương án dùng kem chống nắng và che chắn vật lý như đã nêu ở trên để bảo vệ cho da.