Những vấn đề thường gặp sau tiêm filler
Filler là một trong những phương pháp thẩm mỹ nội khoa đón đầu xu hướng hiện nay. Đó là xu hướng làm đẹp không sử dụng dao kéo, không gây tổn thương da và không cần nghỉ dưỡng. Xu hướng làm đẹp nhanh, đẹp ngay sau khi thực hiện xong thủ thuật tiêm chất làm đầy vào dưới da.
Tuy nhiên chúng ta cùng cần biết mọi phương pháp làm đẹp dù cho là phẫu thuật thẩm mỹ hay thẩm mỹ nội khoa đều có thể có những tác dụng phụ thậm chí là biến chứng. Một ca tiêm filler dù được đánh giá là an toàn nhưng vẫn có thể khiến cho bạn lo lắng bởi những vấn đề sau tiêm gồm:
- Tình trạng sưng đau tại vùng tiêm filler sau khi thuốc tê hết tác dụng.
- Tình trạng bầm tím da tại vị trí đâm kim.
- Ngứa da hoặc da bị phát ban do dị ứng với filler.
- Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu quy trình tiêm không an toàn.
- Rò rỉ chất làm đầy gây biến dạng môi, mũi hoặc mặt.
- Hình thành nốt sần xung quanh chỗ tiêm.
- Chèn mạch hoặc tắc mạch có thể gây mù lòa…
Trong số những tác dụng phụ nêu trên thì tình trạng sưng đau và bầm tím sau tiêm filler xảy ra thường xuyên nhất. Vậy theo bạn dấu hiệu này là bình thường hay bất thường? Làm cách nào để có thể kiểm soát triệu chứng sưng đau này?
Vì sao tiêm filler xong bị sưng đau?
Trước khi giải thích tại sao tiêm filler xong có nên chườm đá để giảm sưng đau chúng ta cần biết tại sao lại xảy ra tình trạng này. Các bác sĩ lý giải, tiêm filler mặc dù là thủ thuật thẩm mỹ không dùng dao kéo nhưng vẫn gây ra tổn thương da. Đó là khi chúng ta dùng kim tiêm để đâm vào da nhằm đưa filler đến đúng vị trí cần thẩm mỹ. Hành động này sẽ khiến cho da có tổn thương nhỏ và dĩ nhiên sẽ không tránh khỏi cảm giác đau đớn.
Sở dĩ khi bác sĩ thực hiện tiêm khách hàng không cảm thấy đau là do có sừ dụng thuốc gây tê trước đó. Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng tại vùng da được thẩm mỹ sẽ có dấu hiệu hơi sưng và cảm giác hơi đau tức. Đừng quá lo lắng về điều này bởi dấu hiệu sưng đau sẽ tự cải thiện sau khoảng 24-48 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp bị sưng và đau nhiều sau tiêm filler. Các nguyên nhân có thể là:
- Sử dụng filler kém chất lượng, chứa tạp chất hay các thành phần cấm khiến cho da bị kích ứng, phản ứng mạnh mẽ hơn.
- Tay nghề tiêm filler không chuẩn, vị trí tiêm không chính xác hoặc tiêm quá nhanh khiến cho các mạch máu bị vỡ hoặc bị chèn mạch, tắc mạch.
- Dụng cụ, tranh thiết bị, phòng thực hiện chưa được vệ sinh sạch sẽ, khử và vô khuẩn dẫn đến sưng đau sau tiêm và đây là biểu hiện của nhiễm trùng.
- Cách chăm sóc da tại nhà sau khi tiêm filler không đúng cách, không kiêng cữ hay cùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ…
Tiêm filler xong có nên chườm đá không?
Một trong những biện pháp giảm sưng đau sau tiêm filler chính là sử dụng đá lạnh để chườm da. Cách làm phù hợp với tất cả mọi filler, mọi vùng da trên cơ thể như má, môi, mũi… và được chuyên gia đánh giá là lành tính.
Ngay sau khi cảm thấy vùng da tiêm filler có dấu hiệu sưng tấy bạn có thể dùng một đến 2 viên đá lạnh để lăn trên bề mặt da. Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp mà nên dùng một chiếc khăn sạch bọc đá để chườm để tránh da bị bỏng lạnh.
Trong khoảng 12-48 giờ đồng hồ sau tiêm filler bạn có thể chườm đá liên tục. Cứ cách khoảng 15-20 phút bạn nên chườm 1 lần hoặc thực hiện ít nhất 3-4 lần mỗi ngày. Tại một số cơ sở thẩm mỹ còn yêu cầu khách hàng chườm đá trước khi tiêm filler để giảm thiểu các tác dụng phụ của phương pháp làm đẹp này.
Khi nào bạn sẽ cầm thăm khám bác sĩ
Như vậy là chúng ta đã biết tiêm filler xong có nên chườm đá không và chườm đá để làm gì? Câu hỏi đặt ra là khi chườm đá thường xuyên nhưng vẫn cảm thấy sưng đau nhiều thì sẽ phải làm như thế nào? Lời khuyên dành cho mọi người là hãy thăm khám để có thể loại trừ tác dụng phụ và biến chứng của filler.
Những trường hợp cần chú ý gồm:
- Tình trạng sưng đau bất thường, kéo dài hơn 48 giờ và có dấu hiệu gia tăng dù cho đã áp dụng chườm đá tại chỗ.
- Sưng đau kèm theo dấu hiệu suy giảm thị lực, nhức đầu hoặc nôn mửa xảy ra sau tiêm filler.
- Sưng đau xuất hiện sau khi tiêm filler một vài tuần hoặc một vài tháng mà không rõ nguyên nhân.
- Filler bị xê dịch đến các vị trí khác khiến cho gương mặt của bạn bị méo mó, biến dạng.
- Vị trí tiêm filler bị sưng đau, có dịch mủ và có dấu hiệu nhiễm trùng…