Filler là gì?

Filler hay còn gọi là chất làm đầy. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các dịch vụ thẩm mỹ nội khoa với mục đích là cải thiện các khuyết điểm trên gương mặt hoặc cơ thể. Filler được đưa vào dưới da theo hình thức tiêm vi điểm nên sẽ hạn chế được tổn thương, hạn chế được đau đớn khó chịu.

Hiện nay, tiêm filler đang là dịch vụ thẩm mỹ được chị em yêu thích nhất. Phương pháp làm đẹp không sử dụng dao kéo có thể mang lại kết quả nhanh chóng và duy trì lâu dài. Ứng dụng phổ biến của filler trong da liễu thẩm mỹ gồm:

  • Trẻ hóa da hoặc loại bỏ các dấu hiệu lão hóa như các nếp nhăn.
  • Điều chỉnh đường nét gương mặt như độn cằm, nâng mũi, làm đầy thái dương.
  • Tiêm filler giúp nâng cơ và cải thiện bề mặt da, khiến da tươi trẻ hơn…

Tiêm filler xong bị ngứa: Nguyên nhân và các biến chứng thường gặp

Các loại filler thường được sử dụng

Sự ra đời của filler đã mở ra một cuộc cách mạng làm đẹp. Đó là việc làm đẹp không xâm lấn với độ an toàn cao. Và chúng ta có thể thực hiện tiêm filler một cách dễ dàng tại nhiều cơ sở y tế, Spa hay thẩm mỹ viện. Có nhiều bạn trẻ còn tự mua filler và tiêm trẻ hóa tại nhà.

Hiện tại thị trường Việt Nam đang có bán rất nhiều các sản phẩm filler đến từ các hãng khác nhau. Mức giá filler đa dạng và kèm theo đó là những quảng cáo về chất lượng filler đã khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi liệu đâu mới là loại filler chất lượng và an toàn nhất.

Theo đó, phân loại filler sẽ theo thành phần và tuổi thọ của sản phẩm. có 3 dạng filler thường gặp gồm:

  • Filler không bền được sử dụng phổ biến nhất. Loại filler này có dạng thành phần từ acid hyaluronic có tuổi thọ từ 9-12 tháng.
  • Filler bán bền vững với thành phần chính từ calcium hydroxylapatite có tuổi thọ từ 2-3 năm và đang ít được sử dụng.
  • Chất làm đầy bền vững có thành phần chủ yếu là Polymethylmethacrylate không thể tự phá hủy sau khi tiêm.

Tiêm filler xong bị ngứa có nguy hiểm không?

Mặc dù tiêm filler có độ an toàn cao nhưng không phải là tuyệt đối. Vẫn có những trường hợp bị xảy ra phản ứng phụ sau tiêm filler và những triệu chứng dễ gặp nhất là tình trạng sưng đau, bầm tím tại vùng da được tiếp nhận filler. Bên cạnh đó, có không ít người tiêm filler xong bị ngứa kèm theo hiện tượng da bị cứng đơ.

Bạn có thể tiêm filler mũi bị ngứa, tiêm filler cằm bị ngứa hay tiêm filler môi bị ngứa. Tình trạng ngứa ngáy có thể diễn ra ngay sau khi thủ thuật tiêm kết thúc hoặc sau đó một thời gian. Và hãy cẩn thận hơn bởi tiêm filler xong bị ngứa không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của bạn mà nó còn là cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe.

Các nguyên nhân phổ biến khiến cho khách hàng tiêm filler xong bị ngứa ngáy khó chịu gồm:

  • Sử dụng loại filler không phù hợp với cơ địa của khách hàng gây ra tình trạng kích ứng, dị ứng ngay lập tức hoặc phản ứng về sau,
  • Filler được sử dụng để trẻ hóa có chứa một số hoạt chất gây dị ứng. Thường liên quan đến nguồn gốc và chất lượng của filler.
  • Filler được sử dụng không đảm bảo chất lượng, không được bảo quản đúng cách khiến cho sản phẩm bị biến dạng, hết hạn gây phản ứng sau tiêm.
  • Ngoài ra, tiêm filler xong bị ngứa ngáy có thể là do cơ địa nhạy cảm với sự thay đổi khi tiêm filler và dấu hiệu này sẽ là tạm thời…

Chú ý, cần phân biệt các dấu hiệu ngứa da do tiêm filler với các bệnh da liễu thông thường. Nếu như tình trạng ngứa da không được kiểm soát, có dấu hiệu lan tỏa và nặng hơn bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có các giải pháp điều trị an toàn nhất.

Tiêm filler xong bị ngứa: Nguyên nhân và các biến chứng thường gặp

Làm sao để tránh tiêm filler xong bị ngứa

Như vậy các dấu hiệu tiêm filler xong bị ngứa sẽ liên quan mật thiết đến chất lượng filler mà khách hàng sử dụng. Do đó, để có thể phòng tránh hiện tượng này việc đầu tiên là bạn cần tìm hiểu về filler, tìm kiếm cho mình những sản phẩm tốt và không nên lựa chọn các dịch vụ tiêm filler giá rẻ không đảm bảo độ an toàn.

  • Luôn tìm kiếm sản phẩm filler tốt. Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng thế giới.
  • Chú ý đến các thông số về ngày sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm.
  • Không tiêm filler nếu nghi ngờ về chất lượng hoặc có dấu hiệu bị hỏng.
  • Không dùng filler đã mở nắp lâu ngày và không được bảo quản đúng cách.
  • Không tiêm filler nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Lựa chọn tiêm filler cùng các bác sĩ giỏi tại nơi mà bạn cảm thấy tin tưởng…