Bác sĩ cảnh báo tình trạng tiêm môi bị hỏng

Theo bác sĩ Vũ Thái Hà, hiện nay, các ca biến chứng liên quan đến filler đang có chiều hướng gia tăng. Đa phần các khách hàng gặp biến chứng đều tự ý thêm filler mà chưa qua thăm khám, chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong đó, số ca tiêm filler môi bị hỏng luôn có tỷ lệ cao nhất.

Cũng theo bác sĩ Hà, các dấu hiệu tiêm filler thất bại có thể xuất hiện tức thì (ngay sau khi tiêm filler hoặc xảy ra sau một vài ngày). Nhưng cũng có các trường hợp gặp biến chứng sau nhiều tuần, nhiều tháng. Cá biệt có trường hợp phát hiện ra tiêm filler môi hỏng sau nhiều năm.

Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà đã từng tiếp nhận và xử lý rất nhiều ca tiêm filler thất bại. Có ca bệnh được xử lý rất nhanh gọn và hiệu quả cao. Nhưng cũng có không ít những ca biến chứng nhiễm trùng, hoại tử mô dẫn đến sẹo xấu hoặc biến dạng một phần môi. Chính vì thế, bác sĩ Hà mong muốn khách hàng hiểu rõ hơn về filler và thăm khám trước tiêm để có những chỉ định an toàn nhất.

Tiêm filler môi bị hỏng: Dấu hiệu thất bại bạn cần biết

Dấu hiệu tiêm môi bị hỏng gồm những gì?

Biến chứng của tiêm filler được chia thành hai dạng. Gồm biến chứng sớm (sưng đau tại chỗ, phù nề, bầm tím da…) và biến chứng muộn (nổi u cục, nổi sần ở môi, nhiễm trùng hoại tử mô, biến dạng môi). Tùy từng trường hợp mà các dấu hiệu filler thất bại có thể được phát hiện sớm hoặc muộn.

Khi tiêm filler môi bị hỏng, bệnh nhân sẽ có thể gặp các tình huống sau:

Đau nhức kéo dài

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ thấy môi của mình bị đau nhiều hơn. Cảm giác đau không giảm đi như thông thường mà sẽ gia tăng theo thời gian. Tình trạng đau nhiều sẽ ảnh hưởng đến cử động môi, khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày.

Kèm theo đau sẽ là dấu hiệu môi bị phù nề, sưng viêm. Môi có thể bị biến dạng khiến cho gương mặt của bệnh nhân mất cân đối tạm thời. Dấu hiệu tiêm môi bị này thường là biến chứng sớm. Nhưng cũng có không ít bệnh nhân gặp phản ứng sưng đau, bầm tím sau một khoảng thời gian dài.

Tiết dịch ở môi

Trên thực tế thì filler có thành phần HA rất lành tính với cơ thể. Tuy nhiên, có không ít khách hàng vì ham rẻ nên đã lựa chọn filler có thành phần không an toàn. Chính điều này khiến cho ca tiêm filler môi bị hỏng một cách dễ dàng hơn.

Sau khi filler được đưa vào dưới môi chỉ vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày, bệnh nhân có thể nhận thấy môi có bị nổi mụn nước. Số mụn nước gia tăng theo thời gian. Dấu hiệu tiêm filler thất bại lúc này sẽ là tình trạng môi tiết dịch nhờn màu vàng kèm tổn thương hở.

Bầm tím môi kéo dài

Thông thường, tiêm filler đúng kỹ thuật sẽ không gây ra tình trạng bầm tím môi. Hoặc nếu có thì mức độ bầm sẽ không nhiều và tự mất sau vài ngày.

Trong trường hợp tiêm môi hỏng, bệnh nhân sẽ nhận thấy môi của mình bị bầm nhiều hơn, chuyển sang tình trạng thâm đen. Vùng da bầm sẽ lan rộng ra toàn bộ môi. Đây chính là dấu hiệu hoại tử da sau tiêm filler và nó có khả năng gây mất mô, sẹo xấu, biến dạng môi hoàn toàn…

Đa phần các dấu hiệu tiêm filler môi bị hỏng đều sẽ ít ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và các giao tiếp hàng ngày của bệnh nhân. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần phát hiện kịp thời, thanh chóng xử lý tốt các tác dụng phụ không mong muốn này.

Tiêm filler môi bị hỏng: Dấu hiệu thất bại bạn cần biết

Vì sao tiêm filler môi bị hỏng

Nếu chỉ quan sát thao tác tiêm filler của bác sĩ chuyên khoa, có không ít người cho rằng phương pháp này đơn giản. Có người còn tự học cách tiêm filler và mua thuốc để tiêm tại nhà. Và đây chính là một sai lầm lớn khiến cho ca tiêm filler thất bại.

Theo các bác sĩ Vũ Thái Hà, để có thể tiêm filler một cách an toàn, người tiêm cần hiểu đúng về filler, nắm được những ứng dụng của filler trong thẩm mỹ nội khoa. Điều này sẽ giúp đưa ra cho khách hàng những chỉ định thẩm mỹ an toàn và có hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, người tiêm bắt buộc phải nắm được giải phẫu da ở vùng môi để có thể đưa filler đúng vị trí cũng như đúng lớp. Nếu làm tốt điều này, hiệu quả tiêm filler đã đạt được 50%.

Một vấn đề cần chú ý khác chính và về sản phẩm filler được sử dụng để thẩm mỹ môi. Filler có tốt mới có thể đảm bảo độ an toàn cao. Không nên có sự lạm dụng filler để tiêm ở môi hay bất kỳ vùng da nào khác. Bởi nó có thể là nguồn cơn của việc tiêm filler môi thất bạn.

Nói tóm lại, nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc tiêm filler môi bị hỏng bao gồm:

  • Tay nghề của người thực hiện còn non yếu, chưa nắm được kỹ thuật tiêm filler chuẩn. Chưa đưa ra những chỉ định tiêm filler an toàn.
  • Chất lượng sản phẩm không đạt, tiêm phải filler không có khả năng tự tan, tự phân huỷ. Cơ thể bệnh nhân có thể bị dị ứng với các thành phần trong filler.
  • Sử dụng filler với một lượng quá ít hoặc quá nhiều đều có thể khiến cho việc tiêm filler môi bị hỏng.
  • Tiêm filler sai vị trí, tiêm quá gần các mạch máu hoặc tiêm trực tiếp vào mạch máu cũng sẽ gặp biến chứng.
  • Chăm sóc tại nhà không khoa học khiến cho filler bị tan nhanh hơn hoặc xê dịch đến các vị trí khác. Điều này khiến môi khó định dạng chuẩn…

Địa chỉ xử lý biến chứng tiêm môi bị hỏng

Tuỳ theo từng dấu hiệu tiêm filler thất bại và hướng xử lý sẽ là khác nhau. Nhưng có một điểm cần lưu ý là chúng ta không nên tự xử lý, điều trị các dấu hiệu tiêm filler môi bị hỏng tại nhà. Hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa nhằm có sự tư vấn an toàn nhất.

Tiêm filler môi bị hỏng: Dấu hiệu thất bại bạn cần biết

Tại Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra tình trạng môi, chẩn đoán phân biệt tác dụng phụ và biến chứng tiêm filler. Tiếp theo sẽ là những tư vấn xử lý an toàn, đạt hiệu quả cao nhất.

  • Trường hợp tiêm filler quá ít: Sẽ thực hiện tiêm bổ sung một lượng nhỏ filler để khiến cho khuôn môi trở nên cân đối hơn.
  • Trường hợp tiêm quá nhiều filler: Cần thực hiện các giải pháp làm tan filler sớm. Bệnh nhân có thể được tiêm một lượng nhỏ chất làm tan filler.
  • Trường hợp filler chèn mạch, tắc mạch: Bắt buộc phải xử lý bằng cách tiêm tan filler để tránh tình trạng hoại tử và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
  • Trường hợp tiêm filler vĩnh viễn: Các biến chứng liên quan sẽ vô cùng nguy hiểm và khó kiểm soát. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu nạo vét filler và dịch mủ bên trong môi. Kết hợp điều trị kháng sinh để giảm tai biến thẩm mỹ…