Filler là gì, có nên sử dụng hay không?

Filler còn được biết đến với tên gọi khác là chất làm đầy. Đây là một sản phẩm có thể giúp làm đầy mô một cách tạm thời. Filler được ứng dụng rất phổ biến trong thẩm mỹ nội khoa và cũng là dịch vụ được yêu thích trong suốt nhiều năm qua.

Filler có hai dạng thường gặp. Trong đó, dòng filler tự tiên (tạm thời) thường chỉ có tuổi thọ khoảng vài tháng. Tuy nhiên, đây là loại filler có độ tương thích với cơ thể nên rất an toàn khi sử dụng. Chỉ định thường xuyên của các bác sĩ da liễu thẩm mỹ.

Dạng thứ hai là filler vĩnh viễn có tuổi thọ tương đối dài. Filler này không bị phân huỷ sau khi được đưa vào dưới da. Sản phẩm cũng có khả năng làm đầy mô da, các vùng khuyết thiếu dưới da. Tuy nhiên, filler vĩnh viễn có độ an toàn không cao và có thể xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Trước khi tiêm filler, mọi người cần tìm hiểu về những ứng dụng của chất làm đầy trong thẩm mỹ. Tìm cho mình một bác sĩ chuyên khoa có tay nghề để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ cũng như là tìm ra một loại filler chất lượng. Hãy tiêm filler khi bạn đã hiểu về những ưu điểm, nhược điểm của nó. Và đừng bao giờ có ý định tự tiêm tại nhà hay lạm dụng filler để dẫn tới các dấu hiệu tiêm filler bị hỏng.

Tiêm filler hỏng: Dấu hiệu và địa chỉ uy tín để khắc phục

Tiêm filler bị hỏng khi nào?

Hiện, làm đẹp với filler đang là một dịch vụ hot, được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Chính vì sự đơn giản nên có không ít người tự ý tiêm filler tại nhà, tại Spa. Và đây chính là nguyên nhân chính khiến cho ca tiêm filler bị hỏng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải trường hợp nào cũng có thể tiêm filler, không phải vùng da nào cũng có thể thực hiện tiêm làm đầy và không phải sản phẩm tiêm nào cũng tốt. Bên cạnh đó, việc tiêm filler với người không có trình độ chuyên môn, không có tay nghề sẽ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Dr.thaiha đã từng phải thăm khám và xử lý rất nhiều các ca tiêm filler hỏng. Mà nguyên nhân thường xuất phát từ những lý do sau:

  • Bệnh nhân tự tiêm filler tại nhà. Đa phần là các bạn nữ trẻ tuổi, tự học tiêm trên mạng hoặc của một ai khác. Trong đó, có không ít người là chủ Spa.
  • Bệnh nhân có sự lạm dụng filler. Thay vì tiêm filler với một lượng vừa đủ thì họ lựa chọn tiêm filler không giới hạn với suy nghĩ tiêm càng nhiều càng đẹp.
  • Tiêm filler không đúng vị trí, tiêm sai lớp và tiêm nhầm vào các mạch máu. Dấu hiệu tiêm filler bị hỏng này sẽ đặc biệt nguy hiểm ở các vùng gần mắt, mũi.
  • Tiêm filler không đảm bảo chất lượng. Đa phần là tiêm nhầm silicon dạng lỏng khiến cho ca tiêm filler bị hỏng và gây biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm.
  • Nguyên nhân tiêm filler hỏng còn xuất phát từ việc chăm sóc da không khoa học, không tuân thủ yêu cầu điều trị sau tiêm của bác sĩ.

Dấu hiệu tiêm filler hỏng đáng chú ý

Dấu hiệu tiêm filler hỏng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tuỳ theo từng nguyên nhân. Với các biến chứng sớm, việc xử lý sẽ dễ dàng hơn. Với các biến chứng muộn, việc xử lý sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn nhiều.

Các dấu hiệu bất thường có thể là tình trạng sưng đau, bầm tím kéo dài. Tình trạng da bị hoại tử, nhiễm trùng dẫn đến mất mô. Nguy hiểm hơn khi ở vùng tiêm có thể xuất hiện các ổ áp xe kèm theo dấu hiệu đau nhức và bên trong có nhiều dịch mủ, dễ dẫn đến sẹo xấu.

Ngoài ra, tuỳ mỗi vùng da mà các dấu hiệu tiêm filler bị hỏng cũng có sự khác biệt:

Dấu hiệu tiêm mũi filler hỏng

Khi tiêm mũi bị hỏng, bạn sẽ thấy mũi bị lệch cho filler bị tràn, định vị không chuẩn. Tại mũi xuất hiện dịch mủ kèm theo dấu hiệu sưng đau. Tình trạng da bị bầm nặng hơn và có dấu hiệu lan tỏa. Trong trường hợp tắc mạch sẽ ảnh hưởng đến thị lực, giảm tầm nhìn.

Tiêm filler hỏng: Dấu hiệu và địa chỉ uy tín để khắc phục

Dấu hiệu tiêm filler cằm bị hỏng

Khi tiêm filler cằm hỏng, bạn sẽ thấy cằm của mình không có sự cải thiện. Thay vào đó, là các dấu hiệu cằm lẹm nhiều hơn, cằm dẹt, cằm chia làm đôi… tất cả những điều này khiến cho gương mặt trở nên mất cân đối. Ngoài hiện tượng sưng đau, chị em có thể bị giãn mạch khiến cho cằm nhạy cảm hơn, bị nóng rát thường xuyên.

Tiêm filler hỏng: Dấu hiệu và địa chỉ uy tín để khắc phục

Dấu hiệu tiêm filler môi bị hỏng

Biến dạng môi là dấu hiệu tiêm filler bị hỏng dễ nhìn thấy nhất. Bạn có thể thấy môi của mình xuất hiện u cục ở bên trong. Môi có dấu hiệu tiết dịch màu vàng, nổi mụn nước và cảm giác ngứa ngáy vô cùng. Tổn thương môi khi tiêm filler rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng nhiễm trùng và hoại tử lan rộng.

Tiêm filler hỏng: Dấu hiệu và địa chỉ uy tín để khắc phục

Dấu hiệu tiêm filler má bị hỏng

Ở vùng tiêm là hai bên má, bạn có thể nhận thấy tiêm filler hỏng khi gương mặt bỗng dưng mất cân đối. Tình trạng filler vón cục lớn nhỏ, có thể cảm thấy thấy bằng tay hoặc bằng miệng. Ngoài ra, các ổ áp xe có thể xuất hiện ở vị trí tiêm và lan rộng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sẹo xấu dễ xuất hiện nếu không được điều trị sớm.

Tiêm filler hỏng: Dấu hiệu và địa chỉ uy tín để khắc phục

Dấu hiệu tiêm filler hỏng ảnh hưởng đến mắt

Các vùng tiêm filler có khả năng làm ảnh hưởng đến mắt gồm trán, thái dương, mũi… Khi này mắt sẽ có những dấu hiệu bất thường. Trong đó, tình trạng đôi mắt đỏ hoe, thường xuyên chảy nước mắt, đau nhức và suy giảm thị lực là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Có không ít trường hợp tiêm filler bị tắc mạch, không được điều trị kịp thời đã dẫn đến giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Chính vì thế, nếu bạn cảm thấy bị sưng nhiều sau tiêm filler thì hãy thăm khám ngay lập tức.

Tiêm filler hỏng: Dấu hiệu và địa chỉ uy tín để khắc phục

Địa chỉ thăm khám và xử lý các dấu hiệu tiêm filler hỏng

Khi có các triệu chứng tiêm filler bị hỏng, bệnh nhân nên tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Bước làm này sẽ vô cùng quan trọng. Bởi nó có thể giúp cho chúng ta nhận biết chính xác các biến chứng liên quan và được hỗ trợ xử lý an toàn.

Trong mọi trường hợp, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc để điều trị các biến chứng filler tại nhà. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Nếu thực hiện không tốt có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Tại Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn xử lý dấu hiệu tiêm filler hỏng theo các hướng sau:

Dùng thuốc: Áp dụng trong các phản ứng sớm gồm sưng đau, bầm tím ra kéo dài. Hay tình trạng nhiễm trùng da mới xuất hiện. Thuốc thường là kháng sinh, kháng viêm và giảm đau được uống hoặc bôi theo đơn của bác sĩ.

Làm tan filler: Phương pháp nhằm loại bỏ hoàn toàn filler bằng cách tiêm thuốc làm tan. Áp dụng với filler có thành phần HA. Thực hiện khi filler có dấu hiệu chèn, tắc mạch máu hoặc gây biến dạng gương mặt. Hiệu quả nhanh chóng và rất an toàn.

Nạo vét filler: Áp dụng với các trường hợp biến chứng phức tạp hơn, biến chứng muộn và filler không có khả năng tự tiêu. Bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hoặc chọc hút để lấy toàn bộ filler và dịch mủ ở dưới da. Thực hiện ngay khi có các ổ áp xe lớn…