Tiêm filler bị đau nhức là bị làm sao?
Mặc dù là thủ thuật thẩm mỹ ít xâm lấn nhưng quá trình tiêm filler vẫn gây ra những tổn thương nhỏ trên da. Do đó, trong và sau khi thực hiện tiêm filler khách hàng có thể có cảm giác đau nhức tại chỗ. Và để hạn chế điều này bác sĩ thường sẽ gây tê tại vùng tiêm filler để loại bỏ cảm giác đau đớn mỗi lần đâm kim.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, vùng được tiêm filler sẽ có dấu hiệu hơi đau, nhói nhưng mức độ không nghiêm trọng và thường là rất nhẹ nhàng. Những cơn đau nhức này hầu như không ảnh hưởng đến tâm lý, không ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Chúng có thể tự biến mất sau đó một vài giờ đồng hồ hoặc một vài ngày.
Tuy nhiên, cũng có các trường hợp bị đau nhức kéo dài sau tiêm filler. Tình trạng đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà sẽ gia tăng mức độ. Kèm theo đó là hiện tượng da bị bầm tím, sưng viêm… Đây chính là dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiêm filler không an toàn. Và một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay chính là hiện tượng tiêm filler mũi bị nhức mắt.
Vì sao tiêm filler mũi bị nhức mắt?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu tiêm filler mũi bị nhức mắt là một cảnh báo nguy hiểm nếu như nó kéo dài quá 48h đồng hồ. Đã có rất nhiều ca biến chứng tiêm filler dẫn đến việc hỏng mũi thậm chí là cả mù mắt vĩnh viễn. Do đó, chúng ta không được chủ quan nếu như tiêm filler mũi bị đau mắt.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho khách hàng tiêm filler mũi bị nhức mắt. Trong đó, cần chú ý đến các vấn đề sau:
Bác sĩ thực hiện tiêm filler mũi có tay nghề kém
Kỹ thuật tiêm filler mũi cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có tay nghề để không ảnh hưởng đến vùng mắt. Nếu như người tiêm filler không nắm rõ được giải phẫu trên gương mặt, không hiểu rõ về filler sẽ dẫn đến việc tiêm sai vị trí, tiêm nhầm, tiêm vào cách mạch máu và điều này là rất nguy hiểm
Hiện tượng tắc hoặc chèn mạch có thể xảy ra gây ra tình trạng sưng đau tại chỗ. Nếu không được xử lý tốt thì nguy cơ đau nhức dẫn đến mù lòa sẽ là rất lớn. Do đó chúng ta chỉ nên tiêm filler cùng với một bác sĩ có tay nghề cao, nói không với các dịch vụ thẩm mỹ tự phát kém chất lượng.
Sử dụng filler quá liều
Để tiêm trẻ hóa mũi chúng ta sẽ cần không quá 1,5ml cho mỗi lần tiêm. Nếu liều lượng filler được sử dụng quá liều cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ và độ an toàn của thủ thuật. Bên cạnh đó, nếu như người thực hiện filler tiêm với một tốc độ nhanh sẽ khiến cho vùng bị tiêm dễ có dấu hiệu sưng tấy, đau nhức khó chịu.
Chất lượng filler không đảm bảo
Tình trạng tiêm filler mũi bị nhức mắt xảy ra nếu như bạn được tiêm filler không đảm bảo chất lượng. Đó có thể là filler nhái từ các thương hiệu nổi tiếng. Cũng có thể là hàng chính hãng đã quá hạn sử dụng hoặc bị pha lẫn tạp chất… Khi đó, filler sẽ gây ra phản ứng viêm tại chỗ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Hiện nay, trên thị trường filler được chào bán rất nhiều với các mức giá đắt rẻ khác nhau. Để tránh tình trạng tiêm filler mũi bị đau mắt bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm, chọn filler theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Và tốt nhất nên tiêm filler tại cơ sở y tế thay vì tự mua sản phẩm và tiêm tại nhà.
Chăm sóc sau tiêm filler không khoa học
Hiện tượng tiêm filler mũi bị nhức mắt có thể xuất hiện nếu như khách hàng thực hiện chăm sóc sau tiêm không khoa học. Một số các yếu tố ảnh hưởng gồm:
- Sử dụng bia rượu, đồ uống kích thích ngay sau khi vừa tiêm filler mũi.
- Sử dụng thực phẩm đã bị dị ứng hoặc dễ gây dị ứng da.
- Không vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên sờ tay lên mặt.
- Tác động ngoại lực đến vùng da vừa được tiêm filler.
- Xông hơi, massage hoặc rửa mặt bằng nước nóng sau tiêm filler…
- Đeo kính cận hoặc kính râm sau khi tiêm filler nâng mũi…
Tiêm filler mũi bị nhức mắt có cần thăm khám không?
Sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Khách hàng tự theo dõi tình trạng tiêm filler mũi bị nhức mắt trong ít nhất 24h đồng hồ. Nếu như tình trạng sưng đau không có tiến triển và có dấu hiệu giảm thì không cần thăm khám bác sĩ. Chú ý dùng thuốc theo chỉ dẫn để nâng cao hiệu quả và giảm biến chứng thẩm mỹ.
Nếu tình trạng tiêm filler mũi bị nhức mắt kéo dài trên 48h đồng hồ và có dấu hiệu gia tăng về mức độ thì bạn sẽ cần thăm khám. Chú ý với các trường hợp sau:
- Cơn đau nhức lan tỏa ở mũi và vùng quanh mắt.
- Đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
- Mũi và mắt bị sưng, giảm thị lực hoặc mất thị lực.
- Tình trạng bầm tím kéo dài hoặc có nguy cơ hoại tử da…