Nhu cầu dưỡng da vào ban ngày và ban đêm là khác nhau

Nhu cầu được nuôi dưỡng của làn da vào ban ngày và ban đêm là khác nhau
Nhu cầu được nuôi dưỡng của làn da vào ban ngày và ban đêm là khác nhau

Để sở hữu làn da trắng mịn như mong muốn, bạn cần phải có phương pháp chăm sóc và bảo vệ da dẫu là ngày hay đêm. Có thể bạn chưa biết, nhu cầu được nuôi dưỡng của làn da sẽ khác nhau ở mỗi thời điểm trong ngày đấy nhé.

  • Vào buổi sáng, xuyên suốt các hoạt động, làn da của bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại từ môi trường như bụi bẩn, nước mưa, khói bụi và đặc biệt là tia UV từ ánh nắng mặt trời. Lúc này, để làn da được bảo vệ một cách tối ưu, việc sử dụng kem dưỡng là vô cùng cần thiết. Nhờ có kem dưỡng, làn da của bạn sẽ được nuôi dưỡng khỏe mạnh và tránh được những tổn thương không đáng có. Các loại kem dưỡng da ban ngày thường sẽ có công dụng kiềm dầu, giúp bạn hạn chế tình trạng da nhờn bết dưới tiết trời oi ả, nóng bức vào buổi sáng. Đồng thời, kem dưỡng da ban ngày cũng sẽ giúp làm dịu và làm mát da, giữ cho làn da được ẩm mướt.
  • Ngược lại, vào buổi tối, bạn sẽ cần đến một loại kem dưỡng có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Bởi lẽ, ban đêm là thời điểm lý tưởng nhất để các dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu vào làn da. Đây là khoảng thời gian mà bạn không phải lo lắng về bất kỳ tác nhân gây hại nào từ môi trường, bạn chỉ cần tập trung cung cấp dưỡng chất cho da.

Sự khác nhau giữa kem dưỡng da ban ngày và ban đêm

Chức năng, thành phần và kết cấu của kem dưỡng ẩm ban ngày và ban đêm phụ thuộc vào nhu cầu nuôi dưỡng của làn da
Chức năng, thành phần và kết cấu của kem dưỡng ẩm ban ngày và ban đêm phụ thuộc vào nhu cầu nuôi dưỡng của làn da
  • Chức năng: Kem dưỡng da ban ngày và ban đêm được nghiên cứu và sản xuất dựa trên nhu cầu được nuôi dưỡng của làn da. Nói một cách cụ thể, kem dưỡng da ban ngày sẽ có công dụng dưỡng ẩm và bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại xung quanh, trong khi kem dưỡng da ban đêm sẽ có chức năng phục hồi, tái tạo, ngăn ngừa lão hóa và kích thích quá trình sản sinh Collagen trên da.
  • Thành phần: Tương tự như chức năng, thành phần trong mỗi hộp kem dưỡng da ban ngày và ban đêm cũng được quyết định phụ thuộc vào nhu cầu và nguyên lý hoạt động của cơ thể chúng ta. Nếu như vào buổi sáng, nhu cầu của làn da là được bảo vệ; thì vào buổi tối, làn da lại cần được nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục lại sau cả một ngày dài hoạt động. Vì vậy, kem dưỡng da ban đêm sẽ chứa những thành phần dưỡng ẩm và ngăn ngừa lão hóa như Retinol, Acid Hyaluronic và Acid Glycolic… thay vì thành phần chống nắng như kem dưỡng da ban ngày.
  • Kết cấu: Theo nhiều nghiên cứu, độ ẩm của da sẽ hạ xuống mức thấp hơn vào ban đêm so với ban ngày. Để làn da luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, đủ độ ẩm, kem dưỡng da ban đêm được sản xuất với kết cấu đậm đặc hơn. Ngược lại, kem dưỡng da ban ngày thường có kết cấu mỏng, nhẹ, dễ thẩm thấu để không gây bết dính trên da.

Vậy, chúng ta có cần phải dùng riêng kem dưỡng da ban ngày và ban đêm không?

Hãy sử dụng riêng kem dưỡng da ban ngày và ban đêm để thu về hiệu quả làm đẹp tốt hơn
Hãy sử dụng riêng kem dưỡng da ban ngày và ban đêm để thu về hiệu quả làm đẹp tốt hơn

Từ những yếu tố kể trên, chúng ta có thể thấy được nhu cầu và đặc điểm của làn da vào buổi sáng và buổi tối là vô cùng khác biệt. Thế nên, lời khuyên dành cho bạn chính là hãy dùng riêng kem dưỡng da ban ngày và ban đêm. Vì khi sử dụng chung một loại kem dưỡng da dành cho cả buổi sáng và buổi tối, bạn sẽ không đáp ứng được hết mọi nhu cầu được nuôi dưỡng của làn da. Nói cách khác, bạn sẽ không thể thu về hiệu quả làm đẹp như mong muốn từ các loại kem dưỡng da.

Tệ hơn, nếu bạn thoa kem dưỡng ẩm ban đêm vào quy trình chăm sóc da ban ngày, kết cấu đậm đặc của loại kem dưỡng ẩm này có thể sẽ gây nên tình trạng bết dính và hình thành mụn. Điều này là bởi vào ban ngày, khi phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng, nhiệt độ quá cao của mặt trời sẽ khiến các tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ (đổ nhiều dầu và mồ hôi hơn bình thường). Lúc này, kết cấu của kem dưỡng da ban ngày sẽ càng góp phần làm bít tắc lỗ chân lông trên bề mặt da, gây mụn.