1. Tác dụng của kem chống nắng:

Kem chống nắng giống như một lớp phủ ngoài da, ngăn da tiếp xúc với các bức xạ gây hại.

Do đó nó có thể làm giảm và ngăn ngừa lão hóa da, các vết nám và tàn nhang.

Ngoài ra một số nhà sản xuất còn bổ sung tác dụng của kem chống nắng khác là  dưỡng ẩm hoặc nâng tông da. Và các công dụng này tương tự như phấn nền, thích hợp dùng khi trang điểm.

Sản phẩm chống nắng rất quan trọng vừa để làm đẹp da vừa để bảo vệ da.

Tác dụng của kem chống nắng

Đối với một số trường hợp sử dụng các thuốc hoặc sản phẩm gây nhạy cảm ánh sáng; những bệnh nhân bị bỏng hay đang mọc da non thì da càng dễ tổn thương bởi UV.

Xem  Top 7 Sữa rửa mặt trị mụn tốt nhất phù hợp với từng loại da

Do đó, ở những người này cũng cần sử dụng kem chống nắng theo khuyến nghị của bác sĩ. Và hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB.

2. Những thành phần trong kem chống nắng: 

2.1 Hoạt chất chống nắng: 

Hoạt chất chống nắng trong từng sản phẩm phụ thuộc cơ chế chống nắng của kem.

Theo cơ chế kem chống nắng được chia làm 2 loại:

  • Kem chống nắng vật lý
  • Kem chống nắng hóa học.

Kem chống nắng vật lý còn gọi là sunblock có thành phần chính là oxit kẽm hoặc titanium dioxide. Vì vậy nó có ưu điểm là dùng được cho da nhạy cảm. Kem tạo một lớp dày trước da nên khả năng che phủ lâu và bảo vệ da tốt hơn. Tuy nhiên sản phẩm để lại một lớp mờ đục khi bôi lên da, để lâu sẽ gây bí da. Hiện nay, công nghệ tạo kết cấu kem từ các vi hạt đã cải thiện phần nào nhược điểm trên.

Kem chống nắng hóa học hay sunscreen chứa rất nhiều thành phần như avobenzone, sulisobenzone, oxybenzone và acid para-aminobenzoic (PABA). Các chất này giúp kem thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành tia có năng lượng thấp hơn. Vì thế mà ánh nắng yếu hơn trước khi chúng làm tổn thương da và trở nên vô hại hơn. Tuy nhiên các chất này cũng dễ gây kích ứng hơn ở những người da nhạy cảm.

Xem  Thời điểm “vàng” sử dụng kem trắng da body không phải nàng nào cũng biết

2.2 Chất dưỡng ẩm:

Một số nhà sản xuất hiện nay hướng tới các sản phẩm chăm sóc da toàn diện nên thường bổ sung các chất dưỡng ẩm ngay trong kem chống nắng. Chất giữ ẩm bao gồm glycerin, ceramide, sodium hyaluronate và collagen. Thậm chí có thể chọn nguyên liệu dưỡng ẩm từ thiên nhiên như lô hội và bột ca cao.

2.3 Vitamin:

Kem chống nắng có thể được bổ sung thêm vitamin E, vitamin C. Đây là các chất chống oxy hóa giúp giảm nếp nhăn, tăng cường công dụng chống nắng. Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng làm sáng da, cải thiện sắc tố.

2.4 Hương liệu, cồn:

Hương liệu thường được thêm vào với một số hoạt chất chống nắng có mùi khó chịu. Còn cồn có vai trò rút ngắn thời gian thẩm thấu, giúp kem khô nhanh. Tuy nhiên hương liệu và cồn lại là những chất dễ gây kích ứng. Do đó kem chống nắng không cồn, không hương liệu sẽ an toàn hơn.

3. Tác hại của kem chống nắng:

Kem chống nắng sẽ trở nên gây hại nếu bạn bị dị ứng với sản phẩm.

Phản ứng dị ứng nhẹ thường khởi đầu bằng dấu hiệu ngứa, đỏ da, nổi mẩn phồng rộp.

Phạm vi dị ứng có thể xảy ra ở mọi vùng da trên cơ thể tiếp xúc với sản phẩm.

Và tần suất hay gặp nhất là vùng da mặt, cánh tay. Nguyên nhân do đây là những nơi da nhạy cảm hoặc thường được bôi lượng lớn kem chống nắng.

Xem  Trọn bộ skincare cho da dầu mụn từ thương hiệu Dược mỹ phẩm Shin Nee

Để đảm bảo an toàn, bạn nên test kem trên vùng da nhỏ ở cánh tay. Nếu có các dấu hiệu trên bạn phải ngưng ngay sản phẩm đang dùng. Hãy rửa vùng da tiếp xúc với kem chống nắng bằng nước sạch nhiều lần kết hợp dưỡng ẩm da.

Trường hợp nặng hơn có thể phải kiểm tra tại bệnh viện và dùng thuốc kháng dị ứng, kháng viêm. Các triệu chứng nặng đó bao gồm tức ngực, khó thở, khò khè, sưng da, buồn nôn, da xanh tái.