Vì sao bạn bị nếp nhăn dưới mắt

Trước khi trả lời câu hỏi Filler, botox hay laser cái nào có thể giúp xử lý nhăn mắt tốt hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của các nếp nhăn này. Theo đó, nhăn dưới mắt là một biểu hiện của sự lão hóa. Điều này có nghĩa là ai cũng sẽ phải “làm bạn” với nếp nhăn dưới mắt chỉ khác nhau ở độ tuổi trẻ hay già mà thôi.

Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, các nếp nhăn mắt (nếp nhăn dưới mắt, nếp chân chim) thường xuất hiện từ rất sớm. Lý do và do phần da này thường mỏng và nhạy cảm hơn các vùng da khác. Nó cũng không có tuyến chất nhờn hoạt động nhiều nên xu hướng lão hóa da mặt sẽ sớm hơn và mạnh hơn.

Một nguyên nhân khác khiến cho nếp nhăn mắt xuất hiện sớm và nhiều đó chính là tác động từ môi trường sống. Đáng chú ý nhất là ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đôi mắt của bạn. Và nếu như bạn không có các giải pháp chăm sóc và bảo vệ phù hợp thì dĩ nhiên là bạn sẽ bị nhăn và trở nên xấu xí hơn.

Nếp nhăn dưới mắt: Nguyên nhân và bí quyết xoá nhăn an toàn hiệu quả

Các yếu tố nguy cơ khác khiến bạn bị nhăn mắt nhiều hơn người đồng trang lứa gồm:

  • Thói quen nằm ngủ nghiêng hoặc ngủ sấp.
  • Bạn thường xuyên thức khuya hoặc bị mất ngủ, thiếu ngủ.
  • Bạn thường xuyên dụi mắt hoặc tỳ đè tay lên trên má.
  • Bạn không quan tâm đến việc làm sạch, tẩy trang cho đôi mắt.
  • Bạn bị mất nước khiến cho da bị khô và dễ dàng lão hóa hơn.

Phân loại các nếp nhăn mắt

Cùng là nhăn mắt những đặc điểm của các nếp nhăn sẽ khác nhau. Do đó, cách điều trị nếp nhăn dưới mắt cũng sẽ có sự thay đổi để đảm bảo tính hiệu quả. Và nếu như bạn không biết phân loại các nếp nhăn mắt thì bạn sẽ chẳng thế nào biết được botox, filler hay laser xóa nhăn cái nào mới là phù hợp với bạn.

Sẽ có hai dạng nếp nhăn mắt sau:

Nếp nhăn vùng mắt động: Đây là loại nếp nhăn xuất hiện khi có sự co giãn khi cơ mặt cử động. Hiểu đơn giản là khi bạn khóc, cười hay biểu lộ cảm xúc bất kỳ thì nhăn sẽ “thi nhau” xuất hiện. Còn khi mặt bạn ở trạng thái bình thường các nếp nhăn này sẽ biến mất như chưa hề có.

Nếp nhăn vùng mắt tĩnh: Khác với nếp nhăn động, nếp nhăn tĩnh xuất hiện do da bị tổn thương và những nếp nhăn có thể nhìn thấy rõ trong khi cơ mặt không hoạt động. Theo thời gian, các nếp nhăn tĩnh sẽ hằn sâu hơn và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, góp phần khiến cho bạn bị già trước tuổi.

Làm cách nào để có thể khắc phục tình trạng nhăn dưới mắt

Chúng ta chẳng thể nào có thể tránh được việc mình bị nhăn mắt bởi đó là sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động kiểm soát sự phát triển của các nếp nhăn thậm chí là khiến cho chúng biến mất hoàn toàn. Một vài gợi ý hay có thể giúp bạn khắc phục tình trạng nếp nhăn dưới mắt gồm:

  • Bắt đầu chăm sóc vùng da quanh mắt ngay khi bạn còn trẻ. Kể từ 20 tuổi bạn nên dùng kem dưỡng ẩm phù hợp cho mắt. Nếu duy trì được thói quen này chắc chắn bạn sẽ có một đôi mắt trẻ đẹp, tràn đầy sức sống.
  • Luôn chú ý bảo vệ đôi mắt của bạn mỗi ngày. Do mắt là vùng da hở và rất nhạy cảm nên bạn cần chú ý thoa kem chống nắng, sử dụng mũ rộng vành và kính râm để ngăn chặn tác động của tia UV gây lão hóa da.
  • Chú ý không để cơ thể bị dị ứng bởi khi dị ứng bạn có thể sẽ bị hắt hơi, chảy nước mắt dẫn đến hành động dụi mắt liên tục. Do đó, cần nắm rõ các dị nguyên để có thể tránh các dấu hiệu dị ứng.
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế sự xuất hiện của những nếp nhăn dưới mắt. Vitamin C, vitamin A và vitamin E sẽ là sự lựa chọn để bạn có một đôi mắt khỏe, tinh anh và tránh nếp nhăn dưới mắt.
  • Hãy đi ngủ sớm hơn và ngủ với tư thế nằm thẳng thay vì nằm sấp hoặc nghiêng mặt để tránh ảnh hưởng đến da. Nếu bạn có một giấc ngủ ngon chắc chắn làn da của bạn sẽ đẹp như bạn mong đợi.

Khi bạn đã thực hiện tốt các biện pháp cải thiện nhăn mắt nếu trên mà các nếp nhăn dưới mắt vẫn còn cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ nhăn mắt thông qua việc sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ công nghệ cao. Thẩm mỹ nội khoa sẽ là sự lựa chọn an toàn cho những ai đang muốn trẻ hóa mắt mà không có nhiều thời gian nghỉ dưỡng hay kiêng cữ.