Nám da là gì?

Nám da là một bệnh da liễu mãn tính. Chỉ tình trạng rối loạn sắc tố da và cụ thể là tăng sinh sắc tố. Khi hắc sắc tố phát triển quá mức sẽ khiến cho da bị tối màu. Khi này, nám da xuất hiện với các đốm sắc tố mọc ở vị trí đối xứng và màu sắc từ nâu nhạt đến nâu đậm.

Nám da được quan tâm nhiều hơn ở nữ giới. Điều này không có nghĩa là nam giới không bị nám da. Thực tế, tỷ lệ nam và nữ mắc nám da đang ngày một gia tăng. Nữ giới có xu hướng bị nám cao hơn nam giới do rối loạn nội tiết tố sau khi sinh đẻ. Hoặc ở những phải dùng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc hormon thay thế.

Ngoài ra, sự phát triển của nám còn bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài môi trường. Điển hình nhất là ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời đến làn da. Hay da bị phơi nhiễm hoá chất, bị ảnh hưởng bởi mỹ phẩm chăm sóc kém chất lượng trong thời gian dài.

Lăn kim trị nám tại nhà nên hay không nên?

Lăn kim trị nám da tại nhà là gì?

Lăn kim trị nám da tại nhà là phương pháp điều trị không tác động nhiệt lên trên da. Không sử dụng hoá chất lột tẩy mà vẫn có thể giúp cải thiện nám da.

Cách lăn kim trị nám tại nhà được thực hiện đơn giản. Sử dụng đầu kim siêu nhỏ để tạo ra các vết thương nhỏ trên da để kích thích sản xuất collagen và elastin. Quá trình lăn kim sẽ giúp cho da được tái tạo một cách hiệu quả nhất. Việc da bong tróc trong quá trình lăn kim sẽ giúp cho lớp da mới được hình thành. Khi này, tình trạng sắc tố da cũng có sự cải thiện rõ nét.

Hiện phương pháp lăn kim trị nám da tại nhà đang rất được lòng hội chị em. Có người còn tin rằng việc lăn kim thường xuyên sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nám da và còn làm trẻ hoá da hiệu quả. Liệu rằng đây có là sự thật hay chỉ là tin đồn? Chúng ta có nên áp dụng cách lăn kim trị nám da tại nhà hay không?

Lăn kim trị nám tại nhà có hiệu quả không?

Khác với cơ chế tác động của điều trị laser là phá vỡ hắc sắc tố dưới bề mặt da, lăn kim sẽ tác động đến lớp biểu bì và lớp hạ bì. Khi này, các tế bào nguyên bào sợi sẽ được kích hoạt và quá trình tổng hợp, sản sinh collagen diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Các vùng da mới chưa bị ảnh hưởng bởi nám sẽ được nuôi dưỡng và bảo vệ một cách tốt nhất.

Chưa dừng lại ở đó, việc dùng từ 150-200 đầu kim siêu nhỏ sẽ tạo ra hàng ngàn các tổn thương vi điểm trên da. Chúng ta xem đây là các tổn thương giả vì chúng sẽ tự lành sau chỉ 24h đồng hồ. Tuy nhiên, chính các tổn thương này sẽ đóng vai trò là kênh dẫn giúp cho da hấp thụ tốt hơn các sản phẩm chăm sóc và điều trị nám da. So với các bôi thoa thông thường thì lăn kim trị nám da tại nhà sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, kết quả lăn kim trị nám tại nhà sẽ còn phụ thuộc vào các liệu pháp điều trị tại chỗ. Kết quả điều trị lăn kim nám da với một sản phẩm tốt có thể được nhìn thấy sau chỉ 8 tuần, làn da có chuyển biến rõ rệt sau khoảng 12 tuần. Tương đương với khoảng từ 2-3 lần thực hiện lăn kim chữa nám.

Lăn kim trị nám da phù hợp với những ai?

Mặc dù liệu pháp lăn kim trị nám tại nhà khá an toàn nhưng vẫn có những trường hợp không thể thực hiện điều trị theo cách này. Do đó, lăn kim trị nám hiện vẫn là một chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Liệu pháp được ví như “dao hai lưỡi” vừa có thể giúp da đẹp hơn, vừa có thể phá huỷ làn da nếu không thực hiện một cách khoa học.

Lăn kim trị nám tại nhà nên hay không nên?

Lăn kim được thực hiện cho cả nam và nữ giới. Những người đang bị nám da và không muốn điều trị bằng các hình thức laser hoặc peel do sợ da bị bỏng. Những người muốn đẩy nhanh thời gian điều trị nám da nhưng lại không có quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, cách lăn kim trị nám tại nhà sẽ không được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Người có nền da yếu, có dấu hiệu nổi mao mạch bất thường.
  • Người đang bị nhiễm khuẩn da, trứng cá viêm, trứng cá mủ, mụn bọc.
  • Người đang bị thiếu hụt collagen khiến cho da quá nhạy cảm.
  • Người bị tiểu đường khiến cho vết thương sau lăn kim chậm lành.
  • Người bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh hoặc bị HIV.
  • Người có cơ địa sẹo lỗi cũng cần tránh thực hiện lăn kim nám da tại nhà…

Tác dụng phụ và biến chứng khi lăn kim trị nám da

Trong quá trình lăn kim chữa nám tại nhà, tình trạng da của bạn ban đầu sẽ tồi tệ nhưng sau đó sẽ có sự cải thiện rõ nét. Các tác dụng phụ thường gặp gồm:

  • Tình trạng sưng, phù nề da sau khi thuốc tê hết tác dụng giảm đau. Tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị y khoa.
  • Da của bạn có dấu hiệu đỏ và cảm giác châm chích. Da có thể bị nổi mẩn hoặc nổi mụn do tác động đẩy nhân mụn khi làm lăn kim.
  • Da bị tăng sắc tố. Tiếp theo là hiện tượng da bị bong tróc và kèm theo đó là tình trạng khô da. Sau khi quá trình bong da hoàn thành, lớp da mới sẽ được thay thế và khoẻ mạnh hơn…

Về biến chứng lăn kim trị nám tại nhà sẽ vô cùng phức tạp và khó kiểm soát. Đó có thể là tình trạng sưng đau kéo dài, da bị bầm tím nghiêm trọng, nổi mụn viêm nhiều hơn bình thường và nhiễm trùng da xuất hiện… Có trường hợp tái sử dụng dụng cụ lăn kim nhiều lần còn bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như HIV.

Nguyên nhân của các biến chứng sau khi lăn kim tại nhà thường là do việc chọn dụng cụ lăn kim có kích thước không phù hợp. Hay như dụng cụ lăn kim không đủ độ sắc cũng sẽ làm rách mô liên kết, thủng mạch và mao mạch máu. Từ đó dẫn đến những tổn thương trên bề mặt da, khiến cho nám da ngày càng nặng hơn.

Không dừng lại ở đó, việc chạy theo các dịch vụ lăn kim trị nám với sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng còn có thể gây ra những phản ứng bất thường trên da. Làn da của bạn có thể bị phá huỷ chỉ trong chốc lát nếu tự lăn kim tại nhà hoặc thực hiện lăn kim ở những nơi không có độ uy tín.

Lăn kim trị nám tại nhà nên hay không nên?

Chăm sóc và phục hồi da sau khi lăm lăn kim trị nám tại nhà

Có thể thấy, lựa chọn lăn kim trị nám tại nhà vừa có lợi lại vừa nguy hiểm. Do đó, để lăn kim an toàn bạn sẽ cần tới sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa. Luôn thăm khám trước khi làm lăn kim để có phác đồ điều trị an toàn, phù hợp với tình trạng da của mình.

Ngoài ra, sau khi làm lăn kim trị nám tại nhà, bạn sẽ cần thực hiện tốt những yêu cầu chăm sóc phục hồi da sau:

  • Sinh hoạt lành mạnh: Sau khi làm lăn kim trị nám da tại nhà, bạn không nên thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng để da có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên ăn nhiều trái cây chứa nhiều vitamin C và E để kích thích quá trình tái tạo và chữa lành vết thương. Tránh xa thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ để không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp cho làn da có đủ độ ẩn và tăng khả năng tái tạo, phục hồi của da sau khi làm lăn kim. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước ngọt, đồ uống có ga hoặc cồn.
  • Thoa kem chống nắng: Cho dù bạn ra ngoài trời nắng hoặc ngồi trong xe hơi, thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao sẽ là cách giúp bạn bảo vệ da và sẽ giúp cải thiện tình trạng nám da của bạn.
  • Vệ sinh da sạch sẽ: Rửa mặt 2 lần mỗi ngày bằng nước tinh khiết sau khi làm lăn kim. Có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch da. Sau khi da đã lành thương bạn hãy dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để vệ sinh sách sẽ cho làn da của mình…