Sữa rửa mặt là gì, công dụng ra làm sao?

Sữa rửa mặt là tên gọi chung của các sản phẩm dùng để làm sạch da. Đây là món chăm sóc da không thể thiếu nếu như chúng ta muốn sở hữu làn da đẹp. Công dụng chính của sản phẩm là loại bỏ những bụi bẩn, bã nhờn và làm sạch da một cách triệt để.

  • Sữa rửa mặt được sản xuất dưới rất nhiều dạng. Tùy theo tình trạng da và sở thích của bạn thân mà chúng ta có thể lựa chọn như sau:
  • Sữa rửa mặt dạng gel với khả năng làm sạch sâu từ đó giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ dầu thừa cũng như vi khuẩn gây mụn trên da của bạn
  • Sữa rửa mặt dạng thanh (soap) được sản xuất với các thành phần dịu nhẹ để không khiến cho da bị khô. Dòng sản phẩm có tính tiện lợi nhất.
  • Sữa rửa mặt dạng bột có dạng bột và chuyển sang dạng kem hoặc sủi bọt một chút khi hòa với nước. Đây là dòng sản phẩm khá thịnh hành ở sứ sở Hoa Anh Đào.
  • Sữa rửa mặt dạng kem có kết cấu dạng kem đặc hơn và chứa nhiều đặc tính dưỡng ẩm. Tuy nhiên sản phẩm không dùng cho da nhờn bởi có thể gây bít lỗ chân lông.
  • Sữa rửa mặt tạo bọt phù hợp với mọi loại da. Sản phẩm giúp chúng ta tẩy rửa nhẹ, có dạng kem, chất lỏng hoặc gel sẽ tạo thành bọt khi kết hợp với nước hoặc dạng bọt mịn được tạo hình sẵn.

Khi nào bạn nên thay đổi sữa rửa mặt? BẠN ĐÃ BIẾT HAY CHƯA?

Có nên thay đổi sữa rửa mặt thường xuyên hay không?

Có thể thấy rằng, việc thay đổi sữa rửa mặt có thể giúp chúng ta tìm kiếm được sản phẩm thật phù hợp với mình. Bao gồm việc phù hợp với làn da và cả mức đầu tư tài chính. Và để có được điều này bạn có thể sẽ phải thử qua nhiều loại sữa rửa mặt khác nhau. Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu có nên thay đổi thường xuyên sữa rửa mặt theo kiểu “thay như thay áo” hay không.

Câu trả lời là KHÔNG bạn nhé.

Theo các bác sĩ, việc thay đổi sữa rửa mặt là cần thiết nhưng thay đổi quá nhiều thì lại là điều không nên. Bởi khi khi làn da vừa làm quen được một sản phẩm nhưng ngay lập tức bạn lại ngưng sử dụng và chuyển sang một dòng sản phẩm khác. Lúc này, da sẽ dễ bị kích ứng và lại phải thích nghi từ đầu.

Bên cạnh đó, nếu bạn thay đổi sữa rửa mặt theo tuần, theo tháng sẽ là một sự lãng phí không hề nhỏ. Nhất là với những sản phẩm có giá thành cao lên đến cả vài trăm nghìn đồng…

Vậy khi nào chúng ta có thể thay đổi sữa rửa mặt? Hãy cùng theo dõi tiếp xem các bác sĩ sẽ tư vấn như thế nào nhé.

Khi nào bạn nên thay đổi sữa rửa mặt?

Chúng ta không nhất thiết phải “trung thành” với một loại sữa rửa mặt nhưng cũng cần thay đổi một cách khoa học. Thời gian thích hợp để thay sữa rửa mặt có thể là vài tháng. Bởi vì khi đó những thành phần trong sản phẩm cũ có thể đã không còn mang lại hiệu quả tối ưu cho làn da. Và việc thay đổi là cần thiết để giúp chúng ta tìm ra một loại sữa rửa mặt tốt hơn.

Ngoài ra, chúng ta có thể chủ động thay đổi sữa rửa mặt trong các tình huống sau:

Bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Trong trường hợp bạn đang điều trị các bệnh về da hoặc thực hiện thẩm mỹ da, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi một sản phẩm phù hợp để nâng cao hiệu quả. Lúc đó bạn có thể cân nhắc sử dụng. Nếu vẫn muốn tiếp tục dùng sữa rửa mặt cũ bạn cần đảm bảo nó phù hợp với tình trạng da. Có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về điều này.

Sữa rửa mặt khiến cho da của bạn bị khô hoặc nhờn

Sữa rửa mặt tốt cho da sẽ không khiến cho da của bạn bị khô hoặc nhờn sau khi rửa mặt. Trong trường hợp da của bạn bị khô nhiều hơn thì nên đổi sữa rửa mặt có khả năng dưỡng ẩm tốt hơn. Trong trường hợp da bị nhờn sau khi rửa mặt có thể thay đổi sữa rửa mặt để tránh chân lông bị bít tắc và mụn trứng cá hình thành.

Sữa rửa mặt bị hết hạn sử dụng

Đây là một trường hợp mà bạn nhất định phải đổi sữa rửa mặt. Khi hết hạn sử dụng sản phẩm sẽ bị biến chất và gây ra các phản ứng bất thường trên da. Vậy nên, hãy để ý xem sữa rửa mặt của bạn còn hạn dùng hay không (hạn sử dụng sau khi mở nắp) và vứt bỏ ngay nếu nó đã quá hạn.

Sữa rửa mặt còn hạn dùng như bị biến chất

Trong trường hợp sửa rửa mặt vẫn còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu biến chất chúng ta cũng cần thay đổi sản phẩm mới. Các dấu hiệu gồm;

  • Sữa rửa mặt bị đổi màu, chuyển sang màu khác so với lúc ban đầu.
  • Sữa rửa mặt bị biến thành các dạng đặc, loãng hơn bình thường.
  • Sản phẩm có mùi khó chịu sau một thời gian sử dụng…