Đốm nâu trên da là gì?

Đốm nâu chính là các đốm sắc tố trên da và cụ thể là tình trạng tăng sắc tố. Khi này, da sẽ xuất hiện các đốm có màu nâu từ nhạt đến đậm và thường gặp ở các vùng da hở. Đốm nâu là một biểu hiện da liễu khá bình thường. Nó liên quan đến melanocyte – một loại tế bào làm tăng sinh sắc tố melanin dưới bề mặt da.

Các đốm nâu có thể gia tăng về số lượng và ảnh hưởng đến các vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Người già, người trẻ tuổi, nam giới và nữ giới đều có thể bị đốm nâu trên da. Và bạn không cần quá lo lắng về điều này bởi hầu hết các đốm nâu đều không liên quan đến bệnh lý trong cơ thể và chúng vô hại. Bạn không cần điều trị các đốm nâu này nếu như nó không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Đốm nâu trên da có phải là nám không, cách điều trị an toàn

Đốm nâu có phải là nám da hay không?

Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường chúng ta có thể nhầm lẫn các đốm nâu với bệnh nám da. Bởi các biểu hiện là khá tương đồng nhất là tình trạng da bị tối màu gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết đốm nâu và nám da là hai biểu hiện da liễu độc lập.

Bạn có thể phân biệt tình trạng đốm nâu trên da với bệnh nám da qua những gợi ý sau:

Vị trí xuất hiện

Đốm nâu: xuất hiện một cách ngẫu nhiên ở bất kỳ vùng da nào như mặt, cổ, tay, chân, lưng và bụng. Chúng không được sắp xếp theo một trật tự nhất định và thường có kích thước nhỏ như đầu đũa.

Nám da: nám da thường chỉ xuất hiện ở một số các vùng da hở như trán, má, cằm hoặc môi trên. Nám có thể phát triển trên diện tích rộng và có khả năng lan rộng hơn theo thời gian. Nám thường mọc đối xứng.

Tàn nhang: tàn nhang là những đốm nâu nhỏ trên da, thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Nguyên nhân gây bệnh

Đốm nâu: xuất hiện là do tác động của ánh nắng mặt trời lên trên da. Tia UV sẽ khiến cho  melanocyte sẽ gia tăng sự sản xuất melanin nhằm chống lại tác động xấu của tia UV và hình thành các đốm nâu trên da. Các nguyên nhân gây đốm nâu gồm:

  • Da nổi mụn hoặc bị vảy nến
  • Vết thương do côn trùng cắn, bỏng, vết thương hở
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc nhất định
  • Sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng
  • Thay đổi nội tiết tố: mang thai, tiền mãn kinh

Nám da: nám da có liên quan đến các vấn đề về nội tiết tố. Và ánh nắng mặt trời được xem là tác nhân khiến cho tình trạng nám ngày càng nặng hơn, khó kiểm soát và điều trị hơn. Các yếu tố tác động gồm:

  • Lão hóa da
  • Thay đổi nội tiết tố: phụ nữ sau sinh; sử dụng thuốc tránh thai
  • Bệnh nhân mắt bệnh lý nội tiết tại tuyến giáp, buồng trứng
  • Stress kéo dài, căng thẳng quá mức
  • Nhiễm độc chì, thủy ngân trong mỹ phẩm
  • Cơ địa, bẩm sinh

Tàn nhang: Yếu tố môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến tàn nhang. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là ánh nắng mặt trời. Theo nghiên cứu cho thấy, người có da sản xuất pheomelanin không được bảo vệ khỏi bức xạ của tia UV như: tóc đỏ, vàng; da sáng; da chảy xệ

Người có nhiều eumelanin có xu hướng được bảo vệ khỏi bức xạ của tia UV: tóc nâu, đen; da sẫm màu; da săn chắc; đồi mồi.

Một người có thể đồng thời sẽ bị đốm nâu và bệnh nám da hay tàn nhang. Và nếu không có các giải pháp kiểm soát hiệu quả thì tình trạng tăng sắc tố sẽ ngày một mạnh hơn, nó sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của da từ đó khiến cho chị em mất đi sự tự tin. Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để có thể cải thiện các đốm nâu trên da.

Đốm nâu trên da có phải là nám không, cách điều trị an toàn

Cách điều trị đốm nâu là gì?

Điều trị đốm nâu không khó và chúng ta có thể làm mờ đốm nâu dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu thẩm mỹ. Gợi ý dành cho bạn sẽ là:

Phương pháp mài da

Sử dụng thiết bị chuyên dụng để mài vùng da có xuất hiện các đốm nâu. Quá trình ma sát sẽ khiến cho lớp da sẫm màu bên ngoài bị mài mòn. Bên cạnh đó, giải pháp cũng giúp thúc đẩy tăng sinh collagen tự nhiên cho da và tái tạo làn da tốt hơn. Tuy nhiên, mài mòn da cần thực hiện đúng quy trình và thao tác phải chuẩn. Nếu không có thể gây tổn thương da dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và để lại sẹo.

Peel da hóa học

Peel da hóa học hoặc thay da sinh học là phương pháp có thể giúp chúng ta làm mờ đốm nâu và tái tạo da một cách nhanh chóng. Sử dụng dung dịch hóa học (thường là axit với nhiều nồng độ) để thoa lên trên bề mặt da lên da. Các sản phẩm peel da sẽ làm tróc bề mặt da một cách nhẹ và và tạo điều kiện cho các tế bào da mới phát triển, làm mờ dần các vết thâm trên da.

Sản phẩm chăm sóc da chứa Hydroquinone

Hydroquinone là thành phần phổ biến nhất trong các loại kem làm sáng da và ngăn chặn da sản xuất melanin. Các sản phẩm kê đơn điều trị da sẫm màu, có các đốm nâu thường có nồng độ Hydroquinone 3 – 4%. Với nồng độ cao hơn, bạn nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cân nhắc về liều lượng để tránh tác dụng phụ của thuốc lên trên da.

Làm mờ đốm nâu với laser

Có nhiều loại laser có thể được chỉ định để cải thiện tình trạng da xuất hiện các đốm nâu. Trong đó, chỉ định điều trị phổ biến nhất chính là laser xung dài với khả năng phá vỡ hắc sắc tố một cách nhẹ nhàng mà không gây ra dấu hiệu bỏng rát. Phương pháp không chỉ giúp chúng ta loại bỏ đốm nâu mà còn hỗ trợ điều trị nám da, tàn nhang đồi mồi và nhiều vấn đề về sắc tố da khác.

Sử dụng vitamin E để làm mờ đốm nâu

Thực phẩm chức năng vitamin E chứa các chất chống oxy hóa, chất chống viêm và có thể giúp làm mờ các vết thâm trên da hiệu quả. Thoa vitamin E lên da trong vài giờ mỗi lần, liên tục trong một thời gian có thể cải thiện vùng da sẫm màu, nám, đồi mồi hoặc tàn nhang và cả các đốm nâu trên da một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, vitamin E cũng hỗ trợ làm trẻ hóa da một cách tự nhiên nhất.

Phòng ngừa đốm da cho chị em phụ nữ

Song song với việc điều trị đốm da, chúng ta cũng cần biết cách phòng ngừa đốm sắc tố xuất hiện trở lại. Để làm tốt điều này chị em cần chú ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở nên mỗi ngày. Ngay cả khi bạn đang còn trẻ, da của bạn còn đang đẹp bạn vẫn cần chống nắng. Chống nắng mọi lúc mọi nơi kể cả ngày mưa hay ngày nắng.
  • Đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài và đeo kính râm để hỗ trợ bảo vệ da cùng với kem chống nắng để da không xuất hiện thêm các đốm nâu.
  • Hạn chế ra ngoài đường vào khung giờ từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đây là thời gian sánh nắng có xu hướng mạnh nhất và có khả năng gây tổn thương da cao nhất.
  • Điều trị khẩn trương các vấn đề về da mà bạn đang gặp phải chẳng hạn như mụn trứng cá, bệnh chàm, vẩy nến hoặc bất cứ tình trạng nào có thể dẫn đến viêm. Bởi da có thể bị tăng sắc tố sau viêm.
  • Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa ngay khi các đốm nâu trên da xuất hiện để biết mình đang bị làm sao và có các giải pháp kiểm soát hiệu quả nhất…