Tại sao da cần chống nắng?
Tác động từ tia bức xạ của Mặt Trời có thể tác hại đến da nhẹ thì cháy năng, bỏng rát. Nếu tình trạng nặng còn dẫn đến tăng sắc tố và ung thư da. Đặc biệt tia UVA sẽ làm hỏng DNA của tế bào da, đây cũng là nguyên nhân gây lão hóa sớm.
Tia UVA chiếm 95% bức xạ tia cực tím đến trái đất. Bước sóng của nó dài hơn tia UVB. Vì thế nơi nào cũng có sự xuất hiện của tia UVA. Cho dù những ngày đông, trời nhiều mây hay bạn chỉ ở trong nhà, tia UVA vẫn xuyên qua kính và mây tác động đến da của bạn. Bên cạnh đó tia UVB cũng là tác nhân gây cháy nắng và góp phần gây ung thư da. Cả UVA và UVB đều ngăn chặn chức năng miễn dịch của da.
Vì những yếu tố trên cũng giải đáp cho câu hỏi “Tại sao da cần chống nắng?”. Rất nhiều bác sĩ đã khuyến khích mọi người nên sử dụng kem chống nắng suốt cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên kem chống nắng không hẳn đã đủ để bảo vệ da toàn diện. Bạn nên kết hợp thêm mặc quần áo chống nắng và ở trong nơi mát mẻ tránh ra ngoài trời những giờ cao điểm nắng gắt. Nếu phải làm việc hoặc vận động dưới trời nắng gắt nên thoa lại kem chống nắng sau 2 giờ để đảm bảo hiệu quả.
Nên chọn loại kem chống nắng như thế nào?
Trước khi đến với phần giải đáp “Da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng nào?” Bạn đọc cần phân biệt được thành phần cũng như tính năng từ kem chống nắng. Khi đưa ra chọn lựa mua kem chống nắng cho da nhạy cảm sẽ dễ dàng hơn cho bạn.
SPF trong kem chống nắng có tác dụng gì?
SPF là từ viết tắt của chỉ số chống nắng. Nó có khả năng bảo vệ da trước tia UVB. Chỉ số SPF trong kem chống nắng cho bạn biết thời gian bảo vệ da khi thoa kem sẽ được bảo vệ bao nhiêu phút.
Bạn có thể hiểu đơn giản như sau:
- Da bạn khi ở ngoài trời nếu không thoa kem chống nắng 10 phút sau da sẽ bị bức xạ tia cực tím gây hại đến da.
- Nếu thoa kem chống nắng bảo vệ da được 150 phút khi ở ngoài trời thì chỉ số SPF ấy là 15 (150/10). Với chỉ số này khả năng bảo vệ da khỏi UVB khoảng 94%.
- Khả năng bảo vệ da chống tia UVB tăng lên 97% với SPF 30 và tăng 98% với SPF 50 hoặc 50+.
Sự khác biệt giữa SPF 15 với SPF 30 hoặc 50 trở lên chỉ chênh lệch 3 đến 4%. Các bác sĩ da liễu đồng ý để bảo vệ da khỏi tia UVB chỉ cần SPF30 là đủ.
Quang phổ rộng (broad spectrum) có tác dụng thế nào?
Ngày nay nhiều người đã nhìn nhận việc phải bảo vệ da trước tia UVB và đặc biệt là UVA. Tác hại thực tế về tổn thương trên da do tia bức xạ cực tím gây ra đã được chia sẻ trên. Loại kem chống nắng dán nhãn quang phổ rộng bảo vệ da khỏi bức xạ của UVA. Các thành phần có khả năng chống tia UVA có trong kem chống nắng gồm:
- Chất ngăn chặn Oxit kim loại: Oxit titan, Oxit kẽm.
- Các chất hấp thụ hóa học: Avobenzone, Ecamsule, Bemotrizinol và Bisoctrizole.
Cần lưu ý chỉ số bảo vệ tia UVA (UVA-PF) ít nhất phải bằng ⅓ chỉ số SPF được ghi trên nhãn. Vì thế chỉ số SPF cao hơn cũng có nghĩa khả năng bảo vệ tia UVA cao hơn.
Nói đến cách thành phần trong kem chống nắng, Retinol cũng đang là thành phần được yêu thích. Tuy nhiên, các bạn đọc thường thắc mắc da nhạy cảm dùng retinol có nguy hiểm không? Cùng tìm câu trả lời tại bài viết này nhé.
Da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng nào?
Lựa chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm tùy thuộc vào mức độ phản ứng của da. Cụ thể hơn có thể là độ khô, đổ dầu, tiền sử bệnh về da, dị ứng mỹ phẩm hoặc cháy nắng…cũng như tiền sử bệnh lý tổng quát của bạn trước đó. Tại Dermalogica bạn sẽ luôn nhận được tư vấn sản phẩm an toàn và lành tính cho làn da của mình. Thông qua phân tích AI sơ đồ gương mặt miễn phí chúng tôi có thể đánh giá cẩn thận về vấn đề da của bạn.
Giải đáp “Da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng nào?” Câu trả lời đó là các loại kem chống nắng vật lý hoặc khoáng chất là phù hợp nhất. Chúng tôi gợi ý đến bạn kem chống nắng lý tưởng cho mọi loại da, đặt biệt da nhạy cảm và mỏng yếu. Không chỉ bảo vệ da khỏi bức xạ từ tia cực tím, ánh sáng xanh. Kem chống nắng này còn mang đến làn da mềm mại và chống lại các gốc tự do gây lão hóa sớm.