Lấy nhân mụn là gì, vì sao cần nặn mụn?

Lấy nhân mụn chính xác là hành động nặn mụn được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Mục đích chính là để loại bỏ nhân mụn và nâng cao hiệu quả điều trị mụn trứng cá. Nặn mụn được xem là bước làm quan trọng trong quá trình điều trị trứng cá, làm rút ngắn thời gian điều trị mụn khá nhiều. Và muốn trị mụn thành công bạn nhất định phải nặn mụn chuẩn y khoa.

Lợi ích đến từ việc nặn mụn trong phác đồ điều trị trứng cá gồm:

  • Thúc đẩy quá trình điều trị mụn diễn ra nhanh chóng, rút ngắn liệu trình trị mụn.
  • Lấy đi tất cả bụi bẩn, bã nhờn nằm sâu trong da, lớp sừng già cỗi bị loại bỏ hoàn toàn.
  • Thông thoáng lỗ chân lông, ngăn chặn tái phát mụn trong thời gian dài…

Chú ý: Hiệu quả chỉ đến khi bạn lấy nhân mụn đúng cách. Việc tự ý lấy nhân mụn tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn chúng ta nghĩ. Do đó, hành động nặn mụn nhìn thì đơn giản nhưng lại không dễ ăn chút nào.

Có nên ủ tê trước khi nặn mụn hay không?

Khi nào bạn nên nặn mụn?

Tuy nặn mụn có nhiều lợi ích nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thực hiện. Và không phải loại mụn nào cũng có thể nặn. Nếu không hiểu đúng về điều này và nặn mụn không đúng nơi, đúng lúc thì da có thể bị tổn thương, tăng nguy cơ hình thành sẹo và thâm sau mụn.

Việc tự ý lấy nhân mụn tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn chúng ta nghĩ. Do đó, hành động nặn mụn nhìn thì đơn giản nhưng lại không dễ ăn chút nào. Nặn mụn chuẩn y khoa sẽ cần xác định được mụn nào đã “già” có thể loại bỏ nhân và mụn nào còn “non” cần tránh tác động để hạn chế tổn thương.

Mụn có thể nặn gồm:

  • Mụn đầu đen
  • Mụn cám
  • Mụn đầu trắng
  • Mụn viêm có màu đỏ sẫm, dùng tay sờ thấy nhân mụn mềm, mụn viêm đó không còn sưng, nóng và không còn đau khi đụng vào cũng có thể nặn.

Mụn không nên nặn:

Là các mụn viêm có triệu chứng “sưng – nóng – đỏ – đau”. Quan sát bằng mắt thấy mụn có màu đỏ tươi, khi sờ vào thấy nhân mụn còn cứng tạo cảm giác mụn đang sưng và đau khi đụng vào.

Những mụn này chưa “già” và việc nặn mụn sớm có thể gây tổn thương nghiêm trọng trên da. Tăng nguy cơ nhiễm trùng da từ đó khiến cho da gặp nhiều vấn đề hơn. Vậy nên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi da có quá nhiều dạng mụn này.

Nặn mụn có đau hay không?

Hiện có nhiều quảng cáo về dịch vụ “nặn mụn không đau” được đưa ra bởi các Spa. Tuy nhiên, với rất nhiều kinh nghiệm của mình thì Dr.thaiha dám khẳng định điều này là rất khó có thể đạt được. Nặn mụn chắc chắn sẽ gây cảm giác đau đớn. Khác nhau là mức độ đau có thể là nhiều hay ít. Một cơ sở y tế uy tín sẽ biết cách giúp bạn lấy nhân mụn HẠN CHẾ ĐAU ĐỚN mà không thể loại bỏ hoàn toàn cảm giác này.

Đánh vào tâm lý sợ đau khi nặn mụn của khách hàng mà có rất nhiều lời mời chào sử dụng kem có khả năng làm xẹp mụn, mụn tan vào da, đào thải qua đường nước tiểu hoặc kích thích nhân mụn trồi lên và tự rụng cồi? Nhưng cho đến nay hiệu quả của các sản phẩm này vẫn chưa được kiểm chứng, chỉ dừng lại ở lời đồn thổi và lời quảng cáo của người bán hàng.

Sẽ thật nguy hiểm nếu như bạn sợ đau khi nặn mụn nhưng lại sử dụng sản phẩm trị mụn kém chất lượng. Theo các bác sĩ, đối với các loại mụn viêm, mụn mủ, mụn nang, sự giao đấu của bạch cầu và vi khuẩn sẽ tạo ra một ổ dịch bao gồm phần mô da bị hư hỏng, xác chết của bạch cầu, vi khuẩn, chính là mủ và máu bầm. Lúc này, nếu bạn áp dụng các loại kem trị mụn, miếng dán mụn, thuốc chấm mụn sẽ tạo ra lớp màng vô hình “nhốt” toàn bộ mủ, máu, vi khuẩn bên trong, tạo thành ổ viêm nặng hơn trên da.

Nặn mụn đau vậy thì có thể để mụn tự khỏi hay không?

Nếu nặn mụn quá đau chi bằng chúng ta để mụn tự lặn mà không cần xử lý? Chắc hẳn bạn đã từng một vài lần nghĩ đến điều này. Nhưng lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra cho bạn là nó sẽ khiến cho mụn nặng hơn, da tồi tệ hơn và dĩ nhiên là đến một lúc nào đó bạn sẽ tốn tiền điều trị mụn hơn đấy nhé.

Mụn trứng cá có thể tự khỏi nhưng khả năng tái phát sẽ rất cao. Với nhân mụn nằm bên trong lỗ chân lông hoàn toàn không thể tự tiêu hoặc biến mất nếu không thực hiện phương pháp lấy nhân mụn. Hãy nhớ rằng lấy nhân mụn đúng chuẩn y khoa kết hợp với thoa thuốc theo chỉ định sẽ rút ngắn ½ thời gian điều trị mụn.

Có nên ủ tê trước khi nặn mụn hay không?

Có nên ủ tê trước khi nặn mụn hay không?

Có không ít khách hàng chia sẻ với Dr.thaiha rằng việc họ nhát đau và muốn nặn mụn nhưng lại sợ đau. Khách hàng yêu cầu bác sĩ ủ tê trước khi tiến hành lấy nhân mụn bởi cho rằng điều này sẽ giúp họ bình tĩnh hơn khi không còn cảm giác đau đớn. Câu hỏi được đặt ra là nên hay không nên ủ tê trước khi nặn mụn.

Ủ tê là là?

Ủ tê hay gây tê là việc dùng thuốc có chức năng ức chế truyền dẫn xung thần kinh để làm giảm cảm giác đau tại một vùng da nhỏ. Ủ tê sẽ giúp loại bỏ tạm thời các cơn đau khi chúng ta thực hiện các biện pháp thẩm mỹ có xâm lấn nhưng sẽ không ảnh hưởng đến nhận thức (khác hoàn toàn gây mê là sẽ mất nhận thức).

Ủ tê được thực hiện theo chỉ định bởi nếu lạm dụng có thể gây tác dụng phụ như sốc phản vệ, hoại tử da,… Ngoài ủ tê, bác sĩ có thể thực hiện tiêm thuốc tê. Cách này cho hiệu quả giảm đau nhanh hơn từ đó hỗ trợ các thủ thuật điều trị diễn ra dễ dàng hơn.

Có nên ủ tê trước nặn mụn hay không?

Như vậy ủ tê sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn cảm giác đau đớn khi chúng ta tác động ngoại lực vào da. Tuy nhiên, ủ tê lại không nằm trong quy trình nặn mụn chuẩn y khoa bởi nó không mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, các bác sĩ sẽ từ chối yêu cầu ủ tê để giảm đau của khách hàng nhằm đảm bảo ca nặn mụn thành công nhất.

Ủ tê trước nặn mụn có thể gây ảnh hưởng như sau:

  • Thuốc tê sẽ khiến cho tình trạng cứng biểu bì. Khi đó, chúng ta sẽ rất khó để lấy được nhân mụn hoặc phần mủ bên trong. Nhân viên kỹ thuật có thể sẽ phải dùng một lực mạnh hơn để loại bỏ nhân mụn. Từ đó tổn thương da sẽ tăng cao và bạn sẽ thấy khó chịu hơn khi thuốc tê hết tác dụng.
  • Ủ tê sẽ khiến thời gian lành thương diễn ra chậm. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da sau nặn mụn trứng cá. Tăng nguy cơ hình thành thâm sẹo sau điều trị.

Ủ tê được thực hiện khi nào?

Như vậy là ủ tê trước khi nặn mụn sẽ không được làm khi điều trị. Ứng dụng phổ biến của ủ tê thường được sử dụng trước khi thực hiện các phương pháp thẩm mỹ tiểu phẫu (cắt mí mắt, nâng mũi, gọt cằm,…) hoặc các phương pháp làm đẹp công nghệ cao xâm lấn nhẹ (phi kim, lăn kim, laser, căng chỉ nâng cơ…).

Làm sao để có thể lấy nhân mụn không đau

Nếu bạn đang sợ nặn mụn bị đau thì tốt nhất đừng nên tự mình làm. Lựa chọn ngay dịch vụ chăm sóc da mụn để có thể sớm loại bỏ các nhân mụn và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá an toàn. Bác sĩ chuyên khoa và nhân viên điều dưỡng có tay nghề sẽ biết cách giúp bạn giảm cảm giác đau đớn, khó chịu khi nặn mụn.

Lưu ý giúp bạn nặn mụn không đau gồm:

  • Trước khi lấy nhân mụn, khách hàng phải được làm sạch da, xông hơi, hút tạp chất, giúp lỗ chân lông hoàn toàn thông thoáng, hỗ trợ quá trình lấy nhân mụn dễ dàng hơn mà không cần tác động ngoại lực quá nhiều.
  • Sử dụng các dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp thay vì các dụng cụ tự chế để tránh gây tổn thương da, hạn chế đau đớn.
  • Phân loại mụn trứng cá, nhận biết mụn nào nên nặn và chưa cần nặn để có thể lấy nhân nhẹ nhàng, không tác động quá nhiều lên trên da.
  • Chuẩn bị một tâm lý tốt để có thể trải nghiệm các dịch vụ nặn mụn chuẩn y khoa. Hãy tin rằng nhân viên điều dưỡng sẽ giúp kiểm soát tốt vấn đề đau nhức, khó chịu nhé.