Những tác nhân khác có thể kể đến ví dụ hormone, ngủ không đủ giấc, chế độ ăn uống…Khi tiếp xúc với một trong những nguyên nhân này, da nhạy cảm sẽ bị ửng đỏ, ngứa rát và cực kỳ khó chịu.

Lewis giải thích thêm: “Da nhạy cảm là bởi các đầu dây thần kinh ở lớp trên cùng của da bị kích thích. “Vấn đề này xảy ra khi hàng rào tự nhiên của da bị suy giảm hoặc bị phá vỡ bởi những yếu tố đã nêu ở trên gây ra.”

Đối với những sản phẩm chăm sóc da, thì làn da nhạy cảm thường dễ bị phản ứng với xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, hương liệu có trong thành phần. Nếu bạn dùng sai cách sẽ làm da bị ngứa, khô và tấy đỏ.

Cheung nói: “Nếu làn da bạn thường xuyên bị kích ứng, đỏ, bong tróc, ngứa sần lên cho dù bạn đã chọn sản phẩm dịu nhẹ thì có thể bạn thuộc tuýp da nhạy cảm.”

Tất cả các chuyên gia này cũng đều nhấn mạnh rằng, khi da liên tục bị phản ứng, ngoài cảm giác khó chịu thì nó còn có thể báo hiệu những vấn đề về da tiềm ẩn khác, ví dụ như bệnh chàm hoặc bệnh rosacea.

Để chắc chắn hơn, tốt nhất bạn hãy gặp bác sĩ da liễu để được chuẩn đoán và điều trị.

Các mức độ của da nhạy cảm

Một điều thú vị là da nhạy cảm cũng được phân thành nhiều mức độ khác nhau. Theo Lewis, da nhạy cảm được phân thành 4 nhóm chính như sau:

  • Da nhạy cảm bẩm sinh: do yếu tố di truyền. Nó có thể liên quan đến một số bệnh về da như viêm da như eczema, bệnh rosacea và bệnh vẩy nến.
  • Da nhạy cảm với môi trường: loại da này thường sẽ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường. Khi bạn tiếp xúc lâu và thường xuyên với ánh nắng mặt trời; khói thuốc lá; ô nhiễm không khí cũng khiến da trở nên đỏ, ngứa và tệ hơn.
  • Da phản ứng: Tuýp da này sẽ bị phản ứng đối với các sản phẩm chăm sóc da. Lewis nói. “Thường thì bạn sẽ thấy da bị sần hoặc xuất hiện mụn mủ; nơi tiếp xúc với các chất gây kích ứng”.
  • Da mỏng do tuổi tác: Khi chúng ta có tuổi, da cũng sẽ dần mỏng hơn và dĩ nhiên, chúng cũng sẽ dễ bị kích ứng hơn.

Da nhạy cảm nên tránh những thành phần chăm sóc da nào?

Điều quan trọng để cải thiện da nhạy cảm chính là tìm được nguyên nhân gây ra bệnh. Nhưng nhìn chung, đối với làn da nhạy cảm, bạn vẫn nên hạn chế dùng những sản phẩm chăm sóc da có chứa hương liệu và cồn. Không chỉ đối da mặt mà còn vùng da khác cũng vậy. Do đó, Rabach khuyên bạn nên tìm mua những chất tẩy rửa có công thức dành riêng cho da nhạy cảm.

Ngoài ra, Lewis cũng khuyên những bạn có làn da nhạy cảm hãy tránh xa sulfat; chất tẩy tế bào chết như glycolic; axit salicylic và retinoids; cồn isopropyl và kem chống nắng hóa học.

Trong khi làm sạch da, đừng chà xát quá mạnh. Đồng thời không rửa mặt quá thường xuyên sẽ càng khiến da khô và nhạy cảm hơn. Thay vào đó, hãy dùng sản phẩm dịu nhẹ; không chứa xà phòng; hoặc chất tẩy tế bào chết khi chăm sóc da nhạy cảm.

chăm sóc da nhạy cảm

Chăm sóc da nhạy cảm như thế nào và nên dùng thành phần gì? 

Cheung nói: “Hãy chọn mua sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm có khả năng nuôi dưỡng; và duy trì sức khỏe hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Những thành phần hàng đầu bạn nên sử dụng là Glycerin; axit hyaluronic và bơ hạt mỡ. Chúng đều có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da. Bổ sung thêm ceramide; và axit béo để cung cấp lipid cho làn da”.

Da nhạy cảm vẫn có thể trang điểm miễn là bạn dùng những loại mỹ phẩm không gây kích ứng. Lewis khuyên bạn nên tìm những sản phẩm trang điểm khoáng và kem nền có base silicone, với thành phần không quá phức tạp. Lewis bổ sung thêm: “Không sử dụng mỹ phẩm không thấm nước. Vì bạn sẽ cần những sản phẩm tẩy mạnh để có thể loại bỏ chúng. Với mắt, bạn hãy sử dụng bút chì thay vì kẻ mắt dạng lỏng”.

Một lưu ý quan trọng mà nhiều bạn vẫn thường không để ý: hãy bỏ đi tất cả những sản phẩm hết hạn sử dụng và để quá lâu.