Skip to Content

Category Archives: Sức khỏe & làm đẹp

Vì sao stress cũng khiến da khô sạm?

Bạn có để ý, có những thời điểm làn da đang rạng rỡ mịn màng bỗng chốc trở nên sạm màu, khô sần rất kém sắc dù bạn vẫn cố gắng chăm sóc và sử dụng mỹ phẩm đều đặn trên da? Các chuyên gia cho rằng, sức khoẻ của làn da đôi khi cũng ảnh hưởng bởi những căng thẳng về mặt tinh thần, kéo theo việc gây ra tình trạng viêm da và dẫn đến mụn do căng thẳng, nếp nhăn, đường nhăn và tình trạng da khô.

Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, đừng quá lo lắng. Ngày nay, căng thẳng là một dạng tâm lý phổ biến, đến nỗi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ đã gọi nó là một cuộc khủng hoảng quốc gia.

Căng thẳng biểu hiện theo nhiều cách, từ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn đến ảnh hưởng đến giấc ngủ – và nghiên cứu cho thấy rằng nó cũng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của da, góp phần gây ra mụn do, da khô hoặc mất nước và các dấu hiệu lão hóa da xuất hiện rõ ràng, chẳng hạn như như đường nhăn và nếp nhăn như đã được đề cập ở trên.

4-vi-sao-stress-cung-khien-da-kho-sam

Căng thẳng khiến da dễ gặp phải tình trạng nhạy cảm, viêm sưng, ngứa rát, kích ứng…

Giải tỏa căng thẳng

Mụn là một trong những dấu hiệu phổ biến mỗi khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, dù đó là mụn ở trán hay nổi mụn mới ở cằm, mụn bùng phát mạnh…. Có một số lý do tiềm ẩn cho vấn đề này: căng thẳng cảm xúc có thể làm tăng mức độ hormone làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá, trong khi các hormone và peptide khác liên quan đến căng thẳng có thể dẫn đến sản xuất nhiều dầu hơn (khiến da có có khả năng cao bị tắc nghẽn lỗ chân lông). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, căng thẳng cũng có thể cản trở quá trình chữa lành vết thương – có nghĩa là bất kỳ đợt mụn bùng phát do căng thẳng cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để được giải quyết.

Da khô hoặc mất nước

Cảm thấy căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của hàng rào bảo vệ da của bạn. Căng thẳng đã được chứng minh là làm chậm quá trình phục hồi hàng rào bảo vệ da và làm tăng sự mất nước xuyên biểu bì (hay còn gọi là sự bay hơi tự nhiên của độ ẩm từ da).

Các nhà nghiên cứu đoán rằng stress có thể làm giảm lipid vốn rất quan trọng để giữ cho hàng rào bảo vệ da được củng cố đúng cách, và có công việc thiết yếu là giúp da giữ nước.

Khi bị căng thẳng thì khả năng da khô và da mất nước sẽ cao hơn.

Đường nhăn và nếp nhăn

Cuối cùng, căng thẳng có thể đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa da, chẳng hạn như đường nhăn và nếp nhăn. Bị căng thẳng dẫn đến việc giải phóng “hormone căng thẳng”, cortisol, epinephrine và norepinephrine. Những chất này đã được chứng minh là vừa làm hỏng DNA vừa cản trở quá trình sửa chữa – loại bỏ một tuyến bảo vệ quan trọng chống lại làn da lão hóa.

Và nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể dẫn đến việc giải phóng các gốc tự do trên da, cũng chính là các phân tử được hình thành do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, từ đó có thể phá vỡ collagen và elastin, dẫn đến các đốm nâu xuất hiện và tổn thương tế bào da hình thành.

0 0 Continue Reading →

Kinh nghiệm “hô biến” làn da ngăm đen lâu năm chỉ trong 1 nốt nhạc

Rất đơn giản mà cực hiệu quả nhé các chị em. Những ai có làn da ngăm đen và muốn trắng hơn, hãy đọc bài viết này!Từ nhỏ nước da mình đã không trắng. Hơn nữa đi đâu ra ngoài lại không chịu che chắn cẩn thận, bởi thế làn da ngăm đen lại càng trở nên đen hơn.

Da của mình thâm đen khá nhiều, nhất là vùng nách, cổ ngực và đầu gối. Những vùng này thì da sạm đen luôn.

Khi biết làm điệu, mình đã sử dụng rất nhiều biện pháp và nhiều loại kem dưỡng da cho cả người và riêng bộ phận bị thâm đen nhiều nhưng nói chung kết quả chưa khả quan.

Chỉ tới một lần mình gặp lại cô bạn thân trước đó có nước da còn đen đúa hơn mình nhưng giờ đã trở nên trắng trẻo, mình mới được truyền kinh nghiệm trắng da. Thú thật, mình chẳng nghĩ bí kíp làm trắng da lại đơn giản như thế.

Khi thấy bạn mình làm hiệu quả, mình về nhà cũng hào hứng áp dụng luôn. Không ngờ ngay lần đầu tiên là da ngăm đen của mình đã bất ngờ sáng lên trông thấy. Và cứ chăm chỉ áp dụng tuần 2 lần, mình giờ đã như được lột xác. Mình không còn là cô gái ngăm đen như trước và đã trở thành cô nàng có nước da khá trắng trẻo.

Cách làm và cả nguyên liệu cực kỳ đơn giản các bạn ạ. Chỉ cần các nguyên liệu sau:

Một muỗng canh dầu ô liu
Một thìa baking soda
Một thìa muối

Sau đó, trộn tất cả các thành phần nguyên liệu trên trong một bát nhựa. Tiếp tục thoa lên vùng da có những đốm đen, và để yên trong khoảng 20 phút. Sau đó, rửa sạch với nước lạnh. Làn da khi ấy không những sáng lên trông thấy mà còn căng và mịn rõ.

Ngoài biện pháp chăm sóc da trên, thỉnh thoảng mình cũng áp dụng biện pháp trộn đất sét trắng + chanh + sữa tươi không đường, thoa lên da và cũng để yên 15 phút rồi rửa sạch.

Hiện nay, mình vẫn duy trì 2 biện pháp trên và thấy làn da thay đổi rất nhiều. Bên cạnh đó, mình cũng chăm chỉ thoa kem chống nắng mỗi ngày, uống nhiều nước và vitamin E. Chỉ nhờ những biện pháp chăm sóc da đơn giản như vậy nhưng nó đã giúp thay đổi vẻ bề ngoài cực lớn cho mình.

Nếu muốn thay đổi làn da ngăm đen như mình và giúp bản thân ngày một đẹp hơn, chị em hãy thử áp dụng các biện pháp chăm sóc da trên xem nhé để cảm nhận hiệu quả làm đẹp. Chúc cả nhà áp dụng thành công.

0 0 Continue Reading →

Nhận diện các loại mụn thường gặp

1. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tên gọi chung nhất của các loại mụn xuất hiện trên mặt, chúng được hiểu là tình trạng da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Chúng xuất hiện khi nang lông bị bí tắc do chứa nhiều chất nhờn và tế bào chết dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Đối tượng dễ bị mắc mụn trứng cá nhất là tuổi dậy thì, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Các vị trí thường gặp: 2 bên má, trán, cằm, mũi.

cac-loai-mun-thuong-gap-mun-trung-ca

Nguyên nhân: Chăm sóc da mặt không đúng cách, vệ sinh da không sạch sẽ; Tuyến nhờn hoạt động mạnh tiết ra nhiều dầu; vi khuẩn P.acnes xâm nhập vào nang lông gây viêm; Thay đổi nội tiết tố, hormone trong cơ thể; Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; Thức khuya, căng thẳng kéo dài.

Mụn trứng cá có 3 mức độ: Mức độ nhẹ: Xuất hiện nốt nhỏ, hơi cộm lên bề mặt da, không gây đau; Mức độ trung bình: vùng da bệnh bị sưng tấy đỏ; Mức độ nghiêm trọng: Hình thành mủ bọc ở giữa.

2. Mụn nhọt

Nhiều người thường nhầm lẫn mụn nhọt là mụn trứng cá. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Mụn nhọt thường là do nhiễm trùng ở các nang lông trước, sau đó tổn thương lan rộng, có thể tự khỏi khi nhọt vỡ mủ.

Nguyên nhân gây mụn nhọt: Do chế độ ăn uống ít rau, ít trái cây, nhiều đạm, uống ít nước…, stress, Thời tiết nắng nóng dễ gây mụn nhọt hơn, môi trường ô nhiễm, mắc các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan…

3. Mụn ẩn

Mụn ẩn là 1 thể nhẹ của mụn trứng cá. Đây là loại mụn không viêm, không sưng, không gây đau nhưng lại có nhân nằm sâu trong nang lông nên rất khó chữa triệt để và dễ tái phát nhiều lần.

Cách nhận biết mụn ẩn là những nốt mụn nhỏ li ti, mọc thành từng cụm và lan rộng trên bề mặt da khiến da sần sùi, thô ráp. Xuất hiện nhiều nhất là ở trên trán và dưới cằm.

cach-tri-mun-hieu-qua-mun-an

Nguyên nhân gây mụn ẩn dưới da: Vệ sinh da không đúng cách, sơ sài; Lạm dụng mỹ phẩm; Sinh hoạt không lành mạnh: ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, thức khuya nhiều, stress…; Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai.

4. Mụn bọc mủ

Mụn bọc là thể nặng của mụn trứng cá, là loại mụn viêm, kích thước lớn, thường có màu đỏ và sưng to, gây đau nhức rất khó chịu. Mụn bọc thường xuất hiện nhiều trên trán, 2 bên má và cằm.

Đặc điểm: đường kính to hơn rất nhiều so với mụn đỏ hoặc mụn mụ, sưng đỏ, đa phần có rất nhiều mủ, gây đau nhức nhiều. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.

cach-tri-mun-hieu-qua-mun-boc-mu

Nguyên nhân: chủ yếu do vi khuẩn P.acnes xâm nhập vào lỗ chân long, thói quen ăn uống không hợp lý, thường xuyên sờ tay lên mặt. Mụn bọc thường dễ để lại sẹo lõm, vết thâm nếu không được chữa đúng cách.

Một số đối tượng dễ bị mụn bọc: Lứa tuổi dậy thì từ 14-20 tuổi; Phụ nữ mang thai, trước trong và sau chu kỳ kinh nguyệt; Những người thường xuyên căng thẳng stress.

Những loại mụn bọc mủ thường gặp: mụn bọc không nhân, mụn bọc sưng không đầu, mụn bọc đầu trắng, mụn bọc máu, mụn bọc có mủ.

5. Mụn nang

Mụn nang là tình trạng nặng nhất của mụn trứng cá và có thể gây ra nhiều biến chứng. Chúng có hình dạng sưng to lên bề mặt da, viêm đỏ, gây đau nhức và rất khó chịu. Khi chúng vỡ ra sẽ gây nhiễm khuẩn các vùng xung quanh, gây nổi mụn nhiều hơn. Đặc biệt kể cả khi chữa khỏi cũng rất dễ gây tổn thương da.

Nhận dạng mụn nang: Nổi thành từng cục to sưng đỏ, có thể chứa mủ hoặc không; Ban đầu chỉ sưng tấy, sau chuyển thành dạng nang cứng, chứa nhiều dịch; Bên trong chứa dịch nhầy có mủ màu trắng.

cach-tri-mun-hieu-qua-mun-nang

Nguyên nhân: do sự tắc nghẽn lỗ chân lông, vi khuẩn, bụi bẩn và bã nhờn tích tụ lâu ngày gây viêm nhiễm nặng; sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể; Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, chứa thành phần gây kích ứng da; Da bị nhiễm corticoid; Hút thuốc lá, dùng nhiều chất kích thích, đồ ăn nhanh…

6. Mụn đinh râu

Mụn đinh râu hay còn gọi là mụn đầu đinh là loại mụn cực kì nguy hiểm xảy ra ở ngay chân của những sợi râu, ban đầu chỉ nhỏ nhưng đầu đinh, sau đó bị bội nhiễm sẽ nặng hơn, lớn hơn và gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Loại mụn này thường xuất hiện nhiều ở quanh môi, miệng hoặc cằm bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân chính là do nặn mụn trứng cá nặng ở vùng quanh miệng mà tay hoặc dụ cụ nặn mụn không được khử trùng; do bị xước rồi nhiễm 1 số khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn kỵ khí…

Mụn đinh râu nếu không được chữa kịp thời, các triệu chứng nhiễm trùng ngày càng trầm trọng có thể lây lan đến các vùng xoang mặt gây viêm, tắc tĩnh mạch, thậm chí là méo mồm và gây tử vong.

7. Mụn cóc

Mụn có là 1 bệnh da liễu hình thành những u nhỏ, bề mặt sần sùi, chủ yếu do virus HPV gây ra do xâm nhập vào những vết xước ngoài da.

Mụn cóc thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, chân. Tuy chỉ là loại mụn lành tính nhưng có thể lây lan ra các vùng da lành khác trên cơ thể, gây xấu xí, mất thẩm mỹ và khả năng lây nhiễm cao sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

cach-tri-mun-hieu-qua-muc-coc

Một số dạng mụn cóc thường gặp: mụn cóc thường, mụn có dạng sợi mảnh, mụn cóc phẳng, mụn cóc ở chân

Nguyên nhân: do virus human papillomavirus (HPV) xâm nhập vào cơ thể khi bề mặt da bị tổn thương.  Thời gian phát triển mụn có rất lâu khoảng vài tháng, ban đầu chỉ là những nốt kích thước siêu nhỏ rất khó phát hiện.

8. Mụn thịt

Mụn thịt được hiểu là các u nang nhỏ lành tính chứa keratin của ống tuyến mồ hôi eccrine, thường mọc thành từng đám trên 1 số vùng da nhất định như: quanh mắt, mông, cổ, nách, gò má, sau gáy, bụng, cơ quan sinh dục… Tuy không nguy hiểm, không gây đau nhưng mụn thịt khiến da nhăn nheo, kém sắc và phá vỡ cấu trúc của da.

Mụn thịt thường có màu trắng hoặc màu da, nhỏ liti với kích thước rất bé từ 1-3mm, hơi cứng và sần sùi, không đau, không ngứa. Mụn thịt cũng không thể tự hết được mà sẽ ngày càng lan nhiều hơn.

Nguyên nhân: Rối loạn hormone, người có da dầu, Tia cực tím, sóng điện từ; Stress, căng thẳng kéo dài; Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ gây thiếu hụt dinh dưỡng cho da.

9. Mụn đầu đen, đầu trắng

Mụn đầu trắng và mụn đầu đen là 2 loại mụn thường gặp nhất. Đây là thể nhẹ của mụn trứng cá, không gây đau, không viêm sưng nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn nặng gây viêm.

Mụn đầu trắng là nhân trứng cá đóng, lỗ chân lông bị bí hoàn toàn không bị oxy hóa nên có màu trắng. Mụn không sưng, không đỏ, là những nốt nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay.

cac-loai-mun-thuong-gap-mun-dau-den

Mụn đầu đen là tình trạng nhân mụn trên bề mặt da mở gặp phản ứng oxy nên chuyển sang màu đen. Đây là loại mụn thường gặp và hầu hết ai cũng có. Chúng thường xuất hiện ở cằm, cánh mũi và hai bên má. Vị trí xuất hiện nhiều nhất là ở mũi, 2 bên cánh mũi và trên trán.

Nguyên nhân gây mụn đầu đen và đầu trắng: Dùng hóa mỹ phẩm có hại cho da; Do bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân chứa vi khuẩn như sờ tay lên mặt, môi trường ô nhiễm…; Nội tiết tố androgen phát triển mạnh kích thích sự tăng tiết chất nhờn; Một vài trường hợp do di truyền (ít gặp).

10. Mụn mechanica (mụn thể thao)

Đây là một dạng mụn gây ra bởi sự kết hợp giữa nhiệt độ, sự ma sát và tắc nghẽn, là kết quả của việc đội mũ bảo hiểm hoặc các dạng mũ khi chơi thể thao. Mụn này hình thành nhiều ở trên trán gần chân tóc, quanh quai hàm, cằm và thậm chí ở lưng.

Loại mụn này thường có ở các vận động viên – những người thường đổ mồ hôi nhiều dưới các lớp mũ bảo hộ nên nó còn được gọi là mụn thể thao.

Một nguyên nhân khác gây ra mụn Mechanica là do bạn mặc quần áo quá chật, do đeo dây ba lô hoặc do đeo băng đầu quá lâu.

Loại mụn này rất dễ tái phát và dễ lan đặc biệt vào mùa hè nóng nực dễ ra mồ hôi, bạn nên dùng thuốc bắc chữa mụn để sạch lỗ chân lông và chữa mụn hiệu quả nhất.

0 0 Continue Reading →

Cách chữa mụn cơm thế nào để tránh lây lan?

Ngoài nguyên nhân trực tiếp từ chủng virus Human Papillomavirus, mụn cơm cũng có thể xuất hiện bởi những yếu tố khác như: nhường xuyên đi lại bằng chân trần,  sử dụng hồ bơi và nhà tắm công cộng, dùng chung các vật dụng cá nhân (khăn mặt, dao cạo, bàn chải, mỹ phẩm sạch…) với người bị mụn cơm, người có hệ miễn dịch suy yếu như người có tiền sử cấy ghép nội tạng, người nhiễm HIV/AIDS,…

Mụn cơm có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch mụn bên trong. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một người bị mụn cơm sẽ thấy mụn lây lan rất nhanh ra các khu vực lân cận khác.

nguyen-nhan-va-cach-chua-mun-com-tai-nha

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chính là cách chữa mụn cơm tại nhà hiệu quả

Mụn hay gặp nhất ở thanh thiếu niên. Đa số các nốt mụn đều tự biến mất trong khoảng 2 năm mà không cần chữa. Một số trường hợp, mụn cơm tái phát, cần được sự thăm khám và chữa của bác sĩ.

Cách chữa mụn cơm tại nhà dân gian

1. Chữa mụn cơm bằng vitamin C, E

– Vitamin E: Bạn chỉ cần chọc thủng lớp vỏ ngoài một viên vitamin E và lấy dầu bên trong bôi lên nốt mụn cơm. Băng lại cẩn thận bằng gạc y tế rồi để qua đêm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày trong hai tuần để thấy hiệu quả.

– Vitamin C: Bạn nghiền nát một viên vitamin C rồi trộn nó với nước. Dùng tăm bông chấm dung dịch lên nốt mụn, sau đó băng nó lại và để qua đêm, cũng như vitamin E, cách này nên được áp dụng mỗi ngày.

2. Chữa mụn cơm bằng dầu cây trà

chua-muc-com-bang-dau-cau-tra

Bạn hãy pha loãng dầu cây trà với một trong số các dung môi như dầu dừa, dầu hạnh nhân,.. theo tỷ lệ 1:12 rồi thoa lên nốt mụn cơm. Lưu lại trên da từ 5 đến 10 phút, lặp lại 2 đến 3 lần trong ngày. Nếu bạn cảm thấy da bị khó chịu, hãy pha loãng dung dịch hơn nữa.

3. Chữa mụn cơm bằng dứa tươi

Có hai cách để bạn chữa mụn cơm bằng dứa tươi:

– Cách 1: Ngâm da bị mụn cơm trong nước ép dứa tươi vài phút mỗi ngày.

– Cách 2: Xay nhuyễn dứa tươi, sau đó đắp nó lên vùng da bị mụn từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.

4. Chữa mụn cơm bằng cây lô hội

Bạn hãy lấy gel từ một thân nha đam còn tươi sau đó áp nó lên vùng da bị mụn cơm. Rồi để cho nó khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước. Cách này nên áp dụng hằng ngày cho đến khi mụn cơm biến mất.

5. Chữa mụn cơm bằng sử dụng Aspirin

Tất cả những gì bạn cần làm là nghiền nát một viên aspirin sau đó trộn với nước. Chấm dung dịch này lên khu vực bị mụn cơm, đợi cho khô. Phương pháp này cũng cần được thực hiện hằng ngày.

6. Chữa mụn cơm bằng giấm táo thô

Bạn pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 2:1 rồi ngâm một miếng bông gòn trong dung dịch đó, đắp lên vùng da bị mụn cơm, quấn lại với gạc y tế, để nguyên từ 3 đến 4 giờ.

7. Chữa mụn cơm bằng vỏ chuối

chua-mun-com-bang-vo-chuoi

Bạn dùng vỏ chuối để chà xát lên nốt mụn cơm trong một vài phút. Thực hiện lặp lại từ 2 đến 3 lần trong ngày để thấy được sự cải thiện.

8. Chữa mụn cơm bằng tỏi

Dùng tỏi chữa mụn cơm thì bạn nghiền nát nó để chiết lấy nước cốt. Sau đó, pha loãng với nước rồi bôi lên mụn cơm. Áp dụng hằng ngày từ 3 đến 4 tuần để thấy được hiệu quả.

Lưu ý: Áp dụng biện pháp dân gian chữa mụn cơm cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn sẽ cho kết quả tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp trên chỉ phù hợp với những mụn cơm ở vị trí dễ xử lý và được phát hiện sớm.

Phương pháp chữa mụn cơm dùng thuốc

Mụn cơm thường không cần chữa và có thể biến mất trong vòng 2 năm, song nhiều người cần chữa ngay vì mục đích thẩm mỹ hoặc để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Áp lạnh: Còn được gọi là liệu pháp phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, sau đó mô chết sẽ bong ra trong khoảng 1 tuần.

Cantharidin: là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu phối hợp với một số hóa chất khác. Khi bôi lên mụn cơm, thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da.

Phẫu thuật laser: thường dành cho những trường hợp mụn cơm khó chữa vì khá tốn kém và có thể gây ra sẹo.

cach-chua-mun-com

Vi phẫu: mụn cơm được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ áp dụng cho những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp chữa khác.

Miễn dịch liệu pháp: Thuốc chữa miễn dịch là loại thuốc miễn dịch dạng kem bôi, làm cho mụn cơm bị chết.

Bleomycin (Blenoxane): tiêm vào mụn cơm loại thuốc bleomycin nhằm giết chết virut. Rủi ro của liệu pháp này bao gồm mất móng tay, đồng thời thiệt hại cho da và thần kinh.

Retinoids: Có nguồn gốc từ vitamin A, loại thuốc này làm gián đoạn tăng trưởng tế bào da mụn cơm. Bệnh nhân có thể dùng loại kem hoặc loại thuốc uống. Những thuốc này khiến da bị nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy, hãy che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài.

Lưu ý khi dùng cách chữa mụn cơm tại nhà

– Hãy đảm bảo da bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần tự nhiên nào trước khi dùng thuốc bôi lên da của bạn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn không gặp bất kỳ kích ứng da nào.

– Không sử dụng chung các vật dụng như khăn lau, quần áo hay tất với người khác để tránh lây bệnh.

– Tránh dùng tay gãi hoặc cậy mụn cơm vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ lây lan.

– Hạn chế đi bơi tại các hồ bơi công cộng, đi dép trong nhà tắm nếu bạn bị mụn cơm ở lòng bàn chân, hạn chế tiếp xúc với nước nếu bạn bị mụn cơm ở tay, giữ tay khô là rất cần thiết.

– Tuy rằng mụn cơm không gây hại và có thể chữa tại nhà nhưng nếu bạn gặp các biểu hiện khác như đau khó chịu, chảy máu và lây lan sang các khu vực khác thì bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay.

0 0 Continue Reading →

Bật mí cách chữa mụn tại nhà hiệu quả chỉ mất vài phút

Tổng quan về mụn trứng cá

Mụn là “kẻ thù” đối với làn da của tất cả chúng ta, dù nam hay nữ. Mụn không những làm làn da mất vẻ mịn màng sẵn có mà còn khiến chúng ta trở nên tự ti hơn về ngoại hình. Để lấy lại làn da mịn màng, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây mụn để tìm ra cách chữa mụn đúng cách.

Các loại mụn trứng cá thường gặp:

– Mụn mủ: mụn đỏ và có mủ ở đầu mụn

– Mụn viêm: các nốt mẩn đỏ gây đau rát

– Mụn đầu trắng: ở trong lỗ chân lông

– Mụn bọc: mụn có mủ, khi sờ sẽ thấy cứng và đau

– Mụn ở nang long: chứa mủ, rất đau

– Mụn đầu đen: lâu ngày sẽ chuyển sang sưng đỏ và gây viêm

Mụn vì đâu mà có?

Nguyên nhân thường gặp nhất của mụn là do bã nhờn trên mặt tiết ra quá nhiều. Da mặt của chúng ta có một lớp dầu nhất định để giữ độ ẩm cho da. Bất kỳ lý do nào làm tăng tiết lượng dầu tự nhiên này đều có thể gây ra mụn. Đó có thể là rối loạn nội tiết, stress, môi trường sống và làm việc khắc nghiệt, ô nhiễm, các bệnh lý về da, chế độ ăn uống và sinh hoạt… Bên cạnh đó, sự tích tụ của tế bào chết trên da và bụi bẩn cũng sẽ góp phần sinh mụn nhanh hơn.

Hiểu được nguyên nhân sinh ra mụn sẽ giúp bạn phòng ngừa và có cách chữa hiệu quả hơn

Cũng có một số trường hợp đang ở độ tuổi dậy thì, do làm việc quá căng thẳng và chế độ ăn uống không phù hợp cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn trên mặt.

Hiểu được nguyên nhân sinh ra mụn sẽ giúp bạn phòng ngừa và có cách chữa hiệu quả hơn. Vì vậy, nguyên tắc chung trong việc chữa mụn là giữ cho lỗ chân lông và da mặt thông thoáng, sạch sẽ, đồng thời cung cấp độ ẩm đầy đủ cho da. Bạn nên tránh các kích thích mạnh như hóa chất mỹ phẩm, nặn mụn không đúng cách…

5 bước cơ bản giúp bạn chữa mụn hiệu quả tại nhà

1. Tẩy trang sạch mỗi ngày

Dầu tẩy trang Biocos làm sạch lớp trang điểm và bụi bẩn trên da, duy trì độ ẩm và làm mềm mịn da, góp phần làm thoáng và ngăn ngừa mụn trên da.

Tùy thuộc vào đặc điểm da của mỗi người, chúng ta nên chọn những sản phẩm tẩy trang phù hợp và lựa chọn sản phẩm tẩy trang riêng cho vùng mắt. Tẩy trang giúp loại bỏ dư lượng mỹ phẩm còn lại trên da, gột đi bụi bẩn sau một ngày dài, giúp da trở nên sạch hơn và không bị bít lỗ chân lông.

2. Tẩy da chết thường xuyên theo định kỳ

Sạch tế bào chết thảo mộc Exfoliating Peel Gel dễ dàng loại bỏ da chết trong tích tắc và cung cấp protein cần thiết cho da.

Chu kỳ tẩy da chết hợp lý là 1 lần/tuần. Lưu ý bạn nên chọn sản phẩm tẩy da chết lành tính, không có tính tẩy quá mạnh tránh gây tổn thương da. Việc tẩy da chết định kỳ giúp loại bỏ các tế bào chết làm cho da trở nên “thông thoáng” hơn.

3. Xông hơi và dùng mặt nạ

Bạn có thể xông hơi tại nhà giúp các lỗ chân lông được mở rộng từ đó có thể loại bỏ chất bẩn trong lỗ chân lông ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn và giúp da trở nên mịn màng hơn. Sau đó bạn có thể dùng mặt nạ thải độc để loại bỏ các chất bụi bẩn cũng như bã nhờn còn bám lại trên da.

Cách xông hơi tại nhà: Đổ nước sôi vào bát lớn, cho thêm chanh, gừng, xả để tăng thêm hiệu quả. Canh nhiệt độ vừa đủ nóng để không làm bỏng da. Đưa mặt lên phía trên chậu, trùm thêm 1 chiếc khăn lông dày qua đầu ngăn hơi nước thoát ra ngoài. Xông hơi khoảng 10 – 15 phút, lau khô mặt rồi thoa 1 lớp kem dưỡng ẩm không chứa dầu. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 4 – 5 ngày để giảm vết mụn sưng tấy và làm làn da bạn thêm tươi sáng, mịn màng.

4. Cấp ẩm cho da

Uống nước đủ nước mỗi ngày giúp làn da trở nên căng mịn. Hơn nữa, sau quá trình tẩy rửa da với các sản phẩm làm sạch như nước tẩy trang, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết chúng ta nên cấp lại lượng ẩm cần thiết cho da bằng việc sử dụng các mặt nạ cấp ẩm hay các mỹ phẩm sạch dưỡng da phù hợp. Nhiều người cho rằng sử dụng kem dưỡng da trong quá trình chữa mụn sẽ khiến mụn bùng phát nhiều hơn là không chính xác.

5. Không nặn mụn bằng tay

Chúng ta nên đợi mụn chín, vỡ ra hay đến cơ sở y tế liên quan đến da liễu hoặc các spa làm đẹp để nặn mụn. Việc nặn mụn bằng tay khiến mụn trở thành vết thương hở và nhiễm trùng khiến mụn trở nên sưng tấy và để lại sẹo thâm.

Các cách chữa mụn đơn giản tại nhà

– Mật ong nguyên chất: Trộn đều 2 muỗng mật ong và 2 muỗng chanh tươi. Thoa nhẹ hỗn hợp lên da mặt và massage nhẹ nhàng. Giữ nguyên trong vòng 15 phút rồi đi rửa mặt. Mỗi tuần bạn nên thực hiện 2-3 lần để mang lại hiệu quả cao.

– Tỏi: Lấy 2 tép tỏi lột vỏ rồi rửa sạch, giã nát rồi hòa chung với nước ấm. Chắt lấy nước cốt rồi thoa một lượng vừa đủ lên vùng da mụn, nhẹ nhàng massage để hỗn hợp thấm sâu hơn. Rửa mặt bằng nước sạch sau 15 phút.

– Nha đam: Rửa sạch nhánh nha đam rồi gọt phần vỏ bên ngoài. Sử dụng phần thịt nha đam để thoa nhẹ lên vùng da bị mụn. Để nguyên trong vòng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Áp dụng đều đặn mỗi tối để mang lại hiệu quả cao.

– Bột nghệ:  Hòa một ít bột nghệ với nước ấm thành một hỗn hợp đặc sệt. Vừa thoa lên da mặt vừa massage để tinh chất nghệ thấm sâu vào da. Giữ yên trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn cũng điều chế mặt nạ bằng cách hoà tan bột nghệ với nước ép rau mùi để đắp.

– Chanh: Rửa sạch quả chanh, vắt lấy nước cốt. Thoa một lượng vừa phải lên da, xoa đều để nước cốt thấm vào lớp biểu bì. 15 phút sau rửa sạch mặt bằng nước lạnh. Ngoài ra, hỗn hợp nước cốt chanh và nước hoa hồng cũng sẽ cho kết quả tương tự. Thực hiện bằng cách bôi hỗn hợp này lên mụn trong vòng 30 phút. Rửa sạch với nước ấm và nên áp dụng 2 lần/ngày trong 1 tuần để có kết quả như mong đợi.

– Kem đánh răng: Sử dụng kem đánh răng màu trắng, bôi lên mụn, để yên trong 2 giờ hoặc qua đêm và rửa sạch bằng 1 chiếc khăn ấm. Dùng thêm kem dưỡng ẩm nhẹ ngay sau đó để tránh khô da. Lặp lại mỗi ngày một lần trong 1 hoặc 2 tuần.

– Rau diếp cá: Xay nhuyễn rau diếp cá với một ít nước lọc. Bỏ phần bã, thoa trực tiếp nước cốt lên vùng da bị mụn hoặc toàn bộ da mặt. Rửa lại bằng nước sạch sau 15 phút. Duy trì áp dụng mỗi ngày để đánh bay các nốt mụn.

– Cà chua: Cà chua đem giã nát, đắp lên vùng da bị mụn. Để nguyên trong vòng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Kiên trì thực hiện 2 lần mỗi tuần để giúp lấy lại làn da sạch mụn.

– Dầu dừa: Dùng tăm bông chấm lượng dầu dừa vừa phải thoa lên từng nốt mụn, hoặc dùng tay xoa đều lên toàn bộ vùng da mặt. Để yên trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.

– Bột yến mạch: Trộn đều 1 muỗng mật ong, 1 muỗng yến mạch, cà chua xay nhuyễn thành một hỗn hợp đặc sệt. Vừa xoa đều lên mặt vừa kết hợp massage để mang lại hiệu quả tốt hơn. Rửa sạch bằng nước lạnh sau 20 phút.

– Trứng gà: Chắt phần lòng trắng trứng gà ra một chén nhỏ. Cho thêm mật ong vào, khuấy đều lên. Thoa đều hỗn hợp lên mặt trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh.

– Nước đá: Chỉ cần bọc đá viên hoặc đá vụn trong vải cotton sạch, nhẹ nhàng nhấn lên các khu vực bị viêm nhiễm do mụn trong vài giây. Chờ khoảng 1 phút trước khi lặp lại thao tác tương tự từ 3 – 4 lần. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ giúp bạn nhanh chóng “giã biệt” các nốt mụn đáng ghét chỉ trong vòng 1 hoặc 2 ngày.

– Vỏ cam: Bạn chỉ cần phơi khô vỏ cam rồi xay thành bột, trộn với nước rồi bôi lên vùng da bị mụn. Để khô khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả chữa mụn tích cực nếu siêng áp dụng cách này mỗi ngày một lần, trong suốt 1 tuần.

– Lá cây neem (sầu đâu): Cắt 10 lá neem, rửa sạch rồi đem nấu với nước và vỏ cam cắt nhỏ. Nghiền hỗn hợp thành bột nhão. Thêm chút mật ong, sữa chua, sữa đậu nành trộn đều rồi đắp lên vùng da bị mụn 3 lần/tuần sẽ giúp xóa mụn trứng cá, làm khô u nhọt, tẩy mụn cám và giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Ngoài ra, có thể xay nhuyễn lá neem và bột nghệ với nước, thoa lên nốt mụn mỗi ngày. Khoảng 20 phút sau thì rửa sạch bằng nước ấm.

Cách chữa mụn tại nhà có ưu điểm gì?

– Độ an toàn cao, không gây hại da mặt: Hầu hết các mặt nạ tự chế biến đều được làm từ các loại thực phẩm rau quả và trái cây quen thuộc. Nguyên liệu trong các cách chữa mụn này không chứa nhiều chất hóa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho da mặt. Dù không mang lại kết quả nhanh chóng như chữa bằng thuốc tây nhưng các thực phẩm tự nhiên lại không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

– Tiết kiệm chi phí: Đa phần các thành phần sử dụng đều là rau củ và trái cây tươi, thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống chúng ta. Vì thế, mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu ngay trong vườn nhà hoặc mua với một mức giá thành hợp lý.

– Tăng cường sức khỏe cho da: Các dưỡng chất có trong những nguyên liệu tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là làn da. Chúng cung cấp khoáng chất, các loại vitamin,… từ sâu bên trong các tế bào, giúp đảm bảo làn da luôn đủ độ ẩm, săn chắc và khỏe mạnh.

Một số lưu ý khi chữa mụn tại nhà

Để quá trình thực hiện các cách chữa mụn tại nhà phát huy hết công dụng của nó, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

– Đối với trường hợp mụn trứng cá, mụn bọc lớn, bạn nên thăm khám bác sĩ hoặc áp dụng phương pháp chữa chuyên sâu. Việc áp dụng các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả cao.

– Với những người có tiền sử bị dị ứng nên cẩn thận trong quá trình chọn nguyên liệu điều chế.

– Việc áp dụng các cách chữa ở nhà tốn khá nhiều thời gian và công sức, thông thường, với những liệu trình chữa mụn thâm, mọi người phải mất ít nhất 3 tháng mới thấy được kết quả

– Trong quá áp dụng các cách chữa mụn tại nhà, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thuốc tây, kem dưỡng da không rõ nguồn gốc để tránh bị tương tác thuốc, khiến tình hình mụn trở nên tệ hơn.

– Không được đắp mặt nạ quá 15 – 20 phút một lần, một ngày không được đắp nhiều loại mặt nạ khác nhau. Ngoài ra, từng nguyên liệu trong các cách chữa mụn này lại có yêu cầu riêng biệt về thời gian và cách sử dụng. Tốt nhất bạn nên lập một liệu trình chữa mụn cụ thể sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

0 0 Continue Reading →

Cách hết mụn đúng, tránh lây lan

Có 07 giai đoạn hình thành của mụn:

Giai đoạn 1: Da bình thường

Tuyến bã nhờn kích thích quá trình thay da liên tục, đẩy tế bào chết lên và thay tế bào mới. Khi hoạt động, tuyến bã nhờn sẽ đem chất nhờn lên bề mặt, làm da ẩm, bóng và khỏe mạnh.

Giai đoạn 2: Mụn ẩn, không nhìn thấy được

Các tế bào da chết được đào thải ra ngoài, bị kẹt lại trong lỗ chân lông. Biểu hiện trên da: da vẫn bình thường, hoặc xuất hiện một chắm nhỏ xíu, căng da ra mới nhìn thấy được.

Giai đoạn 3: Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là nhân trứng cá, nằm trong lỗ chân lông kín miệng. Mụn này sờ vào thấy sần sần, có thể dễ dàng nhìn thấy. Mụn đầu trắng mọc thành từng đám, nếu bị viêm nó sẽ chuyển sang mụn đỏ. Mục đích chữa ở giai đoạn này chính là tránh để xảy ra tình trạng viêm.

Giai đoạn 4: Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng, bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Ở giai đoạn này, khi mụn đầu đen đã trồi lên, chúng ta mới được nặn, các giai đoạn khác thì tuyệt nhiên không nhé.

Giai đoạn 5: Mụn đỏ

Khi này đã xuất hiện tình trạng viêm, những mụn đầu trắng và mụn đầu đen bị viêm phát triển thành mụn đầu đỏ. Mụn đầu đỏ xuất hiện có thể do một vài thay đổi không tốt trong sinh hoạt, ăn uống, hoặc do chăm sóc da mặt kém mà hình thành ngay chỉ sau một đến hai đêm. Mục tiêu chữa mụn của giai đoạn này là làm dịu sưng viêm.

Giai đoạn 6: Mụn có mủ

Cũng giống như giai đoạn 5, nhưng nếu có thêm bạch cầu ở nang lông thì sẽ thành mụn mủ. Mụn này thường khá to, có một đầu trắng xóa nổi lên trên da, gây đau nhức khi vô tình chạm nhẹ.

Giai đoạn 7: Mụn bọc, mụn bọc có mủ

Đây là giai đoạn kinh hoàng nhất của mụn, sự viêm nhiễm đã trầm trọng, hình thành ổ khuẩn, bắt rễ sâu dưới lỗ chân lông và lan rộng thành những cái mụn bọc, cứng, nặn ra chắc chắn sẽ để lại sẹo. Mụn gây đau nhức và sưng, mất 2-3 tuần để xẹp và để lại vết thâm. Mụn này có thể hình thành sau giai đoạn 2 mà bỏ qua các giai đoạn khác.

Ở giai đoạn này, cần phải tuyệt đối tránh sử dụng tất cả loại mỹ phẩm dù ở dạng nào. Nên rửa mặt với nước chè pha loãng, hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) để làm dịu vết thương. Đồng thời kết hợp thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sỹ da liễu.

Một số cách hết mụn và giảm mụn

Khi bị mụn ở bất cứ giai đoạn nào thì hãy nhanh chóng tìm cách chữa ngay lập tức, tránh tình trạng càng để lâu càng khó chữa hoặc để lại hậu quả. Hãy tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây giúp bạn giảm và hết mụn:

1. Đừng nặn mụn

Đây là nguyên tắc số một cho câu hỏi làm cách nào để hết mụn! Mụn có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi bạn đưa tay lên nặn mụn, những vi khuẩn từ bàn tay sẽ bạn tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan sang những lỗ chân lông lân cận và ở lại đó “làm tổ”, gây ra tình trạng viêm nhiễm khiến da bạn càng đỏ tấy và đau đớn, có thể để lại sẹo.

2. Đừng chạm tay lên mặt

Bàn tay của bạn dù đã rửa bao nhiêu lần đi nữa thì vẫn luôn có dầu và bụi bẩn. Tay cũng là một nơi trung gian làm lây nhiễm các loại vi khuẩn. Nếu bạn đưa tay chạm mặt dù là vô thức thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, gián tiếp làm vi khuẩn lan ra cả những vùng da khác trên mặt. Cho nên lời giải đáp câu hỏi làm sao để hết mụn thì trước tiên hãy từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt đã nhé.

3. Uống đủ nước

Uống đủ nước là cách làm hết mụn đơn giản và hiệu quả nhất. Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên uống từ 9 đến 12 cốc nước một ngày (tương đương 2,2 đến 3 lít nước). Cụ thể, phụ nữ nên uống 9 cốc nước, và đàn ông nên uống 12 cốc nước mỗi ngày. Làn da cũng là một cơ quan của cơ thể, và cũng giống như thận, nó cần phải nhận được một lượng nước vừa đủ để hoạt động tốt.

4. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp bạn trả lời câu hỏi làm cách nào để hết mụn và có một làn da đẹp. Có lẽ bạn cũng đã biết nguyên tắc này: ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tiêu thụ những thực phẩm chứa lợi khuẩn cũng như nhiều chất béo có lợi như omega-3 (cá hồi, cá mòi, cá trích, các loại hạt, đặc biệt là hạt lanh, rau chân vịt và rau cải xoong) sẽ giúp cơ thể tránh viêm nhiễm và khiến các tế bào khỏe mạnh hơn. Hãy ăn từ 400 tới 900 gram rau và hoa quả một ngày, đặc biệt là các loại rau xanh.

5. Sử dụng đúng loại vitamin với liều lượng phù hợp

Đây là một nguyên tắc không cần phải bàn cãi cho sức khoẻ rồi đúng không nào. Khi bạn sử dụng đúng loại vitamin, làn da của bạn sẽ khỏe mạnh, tươi tắn và hết mụn nhọt. Vitamin A đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện làn da. Nhưng chú ý  đừng sử dụng vitamin A khi đang mang thai nhé.

Bên cạnh đó, vitamin E cũng có vai trò quan trọng đối với làn da. Với những người bị mụn, lượng vitamin E trong cơ thể họ rất thấp cho nên hãy dùng 400 IU (đơn vị quốc tế) một ngày nhé.

Ngoài vitamin thì sử dụng tinh dầu hoa anh thảo cũng là một lựa chọn tốt. Tinh dầu hoa anh thảo có chứa axit béo omega-6 với tác dụng chống viêm nhiễm. Nếu cơ thể bạn thiếu chất này, mụn nhọt có thể sẽ xuất hiện. Hãy dùng từ 1000 tới 1500mg, 2 lần mỗi ngày.

6. Không rửa mặt nhiều hơn hai lần một ngày

Đây là một lưu ý quan trọng nhưng không phải ai cũng biết. Bạn cứ nghĩ rửa mặt nhiều sẽ làm sạch da tránh mụn? Nhưng không đâu! Khi bạn rửa mặt quá nhiều, da mặt của bạn sẽ bị khô và phải sản sinh ra nhiều dầu hơn, đồng nghĩa với việc mụn mọc nhiều hơn.

Sữa rửa mặt thảo mộc – Brightening Facial Cleanser làm sạch da, góp phần làm sáng da và hỗ trợ ngăn ngừa mụn

Chỉ cần rửa mặt lúc sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Rửa mặt thật sạch để loại bỏ được bụi bẩn, các tạp chất, và dầu,… bám trên bề mặt da. Hãy dùng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa, sau đó thấm khô bằng khăn sạch. Nên sử dụng những loại khăn mềm để tránh cọ xát, điều đó có thể gây kích ứng da khiến mụn mọc nhiều hơn.

7. Dưỡng ẩm cho da

Sau khi bạn rửa mặt, da mặt của bạn sẽ bị mất đi độ ẩm cần thiết để chống lại các vi khuẩn gây mụn. Lúc này, hãy dưỡng ẩm cho da mặt bằng loại kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm cho da. Đừng nghĩ rằng da bị mụn thì đòi hỏi phải luôn khô. Tuy là da mụn, song da cũng cần có độ ẩm để dưỡng chất thấm sâu và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, giúp da hồng hào tự nhiên. Hãy nhớ sử dụng những loại mỹ phẩm sạch từ thiên nhiên để dưỡng ẩm và trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm bạn cần đảm bảo bàn tay phải thật sự sạch sẽ nhé.

8. Ngủ đủ giấc

“Ăn được, ngủ được là tiên!” – câu nói này đúng với những bạn bị mụn. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn bị căng thẳng, điều này ảnh hưởng rất xấu tới làn da và gây nên tình trạng mụn. Trước khi tìm cách hết mụn, thì bạn cần “F5” lối sống cho lành mạnh đã nhé!

Những điều nên làm khi bị mụn

Khi bị mụn, hầu hết mọi người đều trải qua những giai đoạn cảm xúc: Từ hoảng loạn, đến thất vọng và cuối cùng là tuyệt vọng. Có quá nhiều sự lựa chọn và quá nhiều luồng thông tin khiến chúng ta không thể xác định được sẽ lựa chọn theo phương pháp nào. Hãy tham khảo những điều nên làm sau:

1. Tìm đến bác sĩ da liễu

Những ngày đầu mới bị mụn, việc tìm đến bác sĩ da liễu là điều đúng đắn. Khi đó, da chưa phải chịu qua quá nhiều các tác động vật lí (cậy, nặn,…) và tác nhân hóa học (mỹ phẩm, tác nhân môi trường…) nên khá dễ chữa. Vì vậy, nhớ chăm sóc và bảo vệ da theo đúng những điều bác sĩ căn dặn và cho uống theo kê toa nhé.

2. Đi khám nội tiết tố

Bạn nên đi khám nội tiết tố sau khi bạn đã theo lộ trình chữa mụn 06 tháng của bác sĩ nhưng chưa thấy cải thiện về da. Các dạng mụn viêm, dạng nang, mọc đều khắp mặt hoặc mọc nhiều dưới cầm và hai bên quai hàm cũng nên đi khám nội tiết tố.

3. Đi khám tổng quát

Khi chỉ bị mụn ở một vị trí, trong một khoảng thời gian rất dài, rất có thể bạn có nguy cơ bị một cơ quan trong cơ thể tố cáo về tình trạng sức khỏe. Các trường hợp dễ gặp nhất là các vấn đề về dạ dày, đường tiêu hóa thì sẽ bị mụn quanh cầm; hay phổi yếu, thở dốc thường bị mụn hai bên gò má; bị gan thường nổi mụn ở lưng, tay chân…

4. Tìm đến Đông y

Khi tìm đến Đông y, bạn đang tìm đến liệu pháp chữa bằng thảo mộc và thời gian chữa sẽ kéo dài khoảng vài năm. Đây là cách an toàn và bền vững, giúp cân bằng và thải độc cho các cơ quan bên trong cơ thể như gan, thận, phổi,…

5. Giữ vệ sinh, kết hợp nâng cao sức đề kháng

Thật ra, có đến 80% những người bị mụn là do vấn đề vệ sinh kém, hay do lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, dẫn đến mụn hoành hành dai dẳng. Bị mãi bị mãi, cứ cố gắng đắp vào da hết loại kem này đến loại kem khác mà không chịu nhìn vào cái gốc bên trong là sệ sinh da sạch sẽ. Hãy rửa mặt hằng ngày với sản phẩm rửa mặt không bọt, không hạt tẩy, không chất tẩy, độ pH từ 5-6 là lý tưởng.

0 0 Continue Reading →

Lá tía tô chữa mụn như thế nào, có tốt không?

Cách sử dụng lá tía tô chữa mụn vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện dễ dàng ở nhà mỗi ngày. Hơn nữa đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và cho hiệu quả chữa khá cao. Người dùng chỉ cần thực hiện đều đặn và đúng hướng dẫn thì sau một thời gian các nốt mụn sẽ cải thiện dần và từ từ trả lại cho bạn làn da tự nhiên như ban đầu.

1. Đắp mặt nạ lá tía tô chữa mụn

Chọn hái khoảng 2 nắm lá tía tô hơi già, đem rửa thật sạch hết các bụi bẩn, rồi xay nhuyễn chắt lấy phần nước cốt. Dùng tăm bông chấm nước cốt lá tía tô lên các nốt mụn. Bạn nên chấm nhiều lần lên nhau để tinh chất dễ thấm vào da.

Phần bã lá tía tô bạn có thể đắp lên mặt để tinh chất thấm trên toàn bộ da mặt. Thời gian đắp mặt nạ từ 15-20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Nếu mụn ở mức độ nặng, nhiều ổ viêm, bạn nên thực hiện cách một ngày làm một lần. Nếu mụn chỉ vài điểm trên da thì làm 2 lần một tuần.

2. Uống nước lá tía tô chữa mụn

chua-mun-bang-cach-uong-nuoc-la-tia-to

Rửa sạch 300gr lá tía tô đem xay với 400ml nước, chắt phần nước ra để uống mỗi ngày để kích thích sản sinh các chất tự nhiên chống lão hoá, khoẻ da và nhanh lành mụn nhọt. Khi mới sử dụng bạn có thể không quen với mùi lá tía tô, tuy nhiên sau khoảng 4 đến 5 lần sẽ cảm thấy quen.

Tương tư như cách trên, phần bã dùng để đắp mặt nạ trong 30 phút. Thực hiện đều đặn cách một ngày một lần để nhanh chóng thấy được hiệu quả.

3. Lá tía tô chữa mụn + chanh + mật ong

Trộn1 thìa nước cốt tía tô + 1 thìa mật ong + 1 vài giọt nước cốt chanh thành hỗn hợp. Bôi lên da và đợi khô. Tiếp tục bôi thêm 1 lần nữa và massage thật nhẹ nhàng, 20-25 phút sau nhớ rửa sạch lại với nước mát và kết hợp các sản phẩm chăm sóc da mặt khác.

4. Xông lá tía tô chữa mụn

Trước khi xông mặt chữa mụn bằng lá tía tô, bạn cần làm sạch da bằng cách tẩy trang và rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ.  Như vậy, khi xông hơi, lỗ chân lông sẽ giãn nở dễ dàng hơn, hấp thụ dưỡng chất từ hơi lá tía tô cũng tốt hơn.

chua-mun-bang-cach-xong-hoi-la-tia-to

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 5 – 7 phút. Sau khi nước sôi, bạn đổ nước lá tía tô ra chậu, cho thêm một chút muối hạt và ½ quả chanh vắt lấy nước cốt, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi muối tan hết. Sau đó, bạn đưa mặt lại gần chậu nước rồi trùm khăn lên trên đầu để bắt đầu quá trình xông hơi. Quy trình thường kéo dài 20 – 30 phút/ lần, một tuần bạn chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần là đủ.

5. Lá tía tô chữa mụn và muối

Bằng khả năng làm dịu vết thương, sát trùng và diệt khuẩn của mình, muối chính là “thần dược cho sức khỏe” mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Phương pháp chữa mụn bằng lá tía tô + muối dành cho những người bị mụn nặng.

Nguyên liệu: 5-7 lá tía tô, một chút muối hạt. Bạn thực hiện như sau: Giã lá tía tô và muối thật nát.  Dùng bã và nước cốt bôi lên đầu nhân mụn. Một ngày bạn nên bôi 2 lần sáng/tối và kiên trì bôi ít nhất trong 7-10 ngày để thấy được hiệu quả.

Lưu ý khi dùng lá tía tô chữa mụn

Trong quá trình sử dụng lá tía tô để chữa mụn, các bạn nên chú ý đến những vấn đề sau:

– Mặc dù lá tía tô tương đối lành tính và an toàn, nhưng bạn không nên lạm dụng nhiều, dễ khiến làn da bị tấy đỏ.

– Với những tình trạng mụn viêm nặng, dùng lá tía tô sẽ không thể chữa hoàn toàn. Thay vào đó, các bạn nên kết hợp sử dụng các loại mỹ phẩm sạch hoặc ghé thăm các phòng khám da liễu để được điều trị chuyên sâu.

– Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì tía tô rất nhạy cảm với các tia UV, có thể khiến làn da bạn sạm đen.

– Để hạn chế xảy ra kích ứng da, bạn nên thoa một lượng nhỏ lên da trước khi thoa lên toàn bộ vùng mặt.

– Trong quá trình sử dụng, nếu thấy tình trạng mụn sưng đỏ hoặc nặng hơn, bạn cần ngừng thực hiện và đi khám bác sĩ da liễu để được thăm khám và có phương pháp hỗ trợ phù hợp hơn.

0 0 Continue Reading →

Mụn ở mũi – Những sai lầm trong cách ngăn ngừa thường gặp

Các loại mụn trứng cá thường gặp ở mũi bao gồm: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn mủ, u nang. Tuy nhiên, không phải tất cả các vết sưng, đỏ ở mũi đều là mụn trứng cá, mà nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như mụn trứng cá, chẳng hạn như bệnh hồng ban.

Mụn trứng cá và bệnh hồng ban thường có các triệu chứng tương tự nhau, do đó rất khó để phân biệt. Cách tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tại sao vùng mũi dễ bị mụn?

Chiếc mũi là bộ phận trên khuôn mặt nhô cao nhất làm cân bằng và tạo vẻ thanh thoát cho gương mặt của con người. Chính vì vậy, đây là bộ phận chịu nhiều khói bụi và ô nhiễm nhất. Mũi cũng là nơi tập trung nhiều lỗ chân lông. Chính vì vậy đây là nơi có lượng bã nhờn tiết ra nhiều, làm xuất hiện mụn đặc biệt là mụn đầu đen và mụn cám. Để ngăn ngừa mụn ở mũi, bạn cần chú ý đến sự hoạt động của tuyến bã nhờn.

Nguyên nhân gây mụn trên mũi

– Lượng dầu nhờn tiết ra quá nhiều trên mũi cộng với bụi bẩn bám vào da mũi, dính lại trên các lỗ chân lông tạo thành mụn đầu đen.

– Da mặt có nhiều vi khuẩn, vi trùng do môi trường sống, vệ sinh da mặt không kỹ. Các loại vi khuẩn, vi trùng sẽ chui vào lỗ chân lông tạo thành các chất dư thừa.

– Do tác dụng phụ, kích ứng khi dùng thuốc ngừa thai, lithium, androgen, corticoid…

– Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi bước sang giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt hay mang thai. Lúc này, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn, viêm nang lông từ đó hình thành mụn trên mũi

– Tác động của thời tiết, khói bụi, nấm mốc làm da bị kích ứng gây nên mụn

– Tâm lý căng thẳng, stress, thức khuya, mất ngủ

– Thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, uống rượu bia…

– Dùng mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng. Cùng với cách chăm sóc da mặt không đúng cách tạo điều kiện cho mụn mọc trên mũi

Mụn ở mũi nói lên điều gì?

Khi mũi xuất hiện mụn đầu đen, mụn cám thì điều này khá bình thường bởi đây là nơi có lượng bã nhờn tiết ra nhiều. Tuy nhiên khi mũi xuất hiện mụn bọc, mụn nang bạn cần phải lưu ý. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn gặp vấn đề về tim mạch, huyết áp cao.

mun-o-mui-noi-len-dieu-gi

Ngoài ra, đôi khi mụn ở mũi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Nếu mụn mọc ở dọc sống mũi, đây là dấu hiệu cho biết bạn đang có vấn đề về dạ dày và đường tiêu hóa. Nếu vị trí mụn ở hai bên sống mũi thì buồng trứng và cổ tử cung đang gặp trục trặc.

Những sai lầm trong cách chữa mụn ở mũi thường gặp

Nhiều người đã bỏ rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức để chữa mụn ở mũi nhưng không hiệu quả. Vì sao lại như vậy? Trong quá trình chữa mụn ở mũi, bạn đã mắc những sai lầm nghiêm trọng mà không hay biết. Đây chính là lý do khiến cách chữa mụn ở mũi của bạn không hiệu quả.

Dùng tay nặn mụn

Mụn ở mũi khi viêm sẽ sưng to và có mủ bên trong. Kèm theo đó là nốt mụn sưng đỏ và đau. Nhiều bạn vì muốn mụn xẹp thật nhanh đã ra sức dùng tay nặn mụn.

khong-nen-dung-tay-nan-mun

Nhưng bạn có biết tay có chứa hàng triệu vi khuẩn, vô tình bạn đã đưa vi khuẩn lên nốt mụn, gây gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó mụn có thể lây lan khắp khuôn mặt. Khi đó, bạn lại cần phải có cách ngăn ngừa mụn trên mặt riêng. Và điều này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.

Sử dụng sản phẩm chữa mụn kém chất lượng

Khi bị mụn ai cũng có tâm lý muốn mụn nhanh khỏi. Vì vậy, nhiều người đã dùng mỹ phẩm để ngừa mụn. Đây là hướng đi đúng đắn. Nhưng nếu sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, mụn sẽ trở nên tệ hơn. Do đó, khi chọn mua mỹ phẩm bạn nên mua những loại mỹ phẩm sạch, tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm, tem mác, chứng nhận an toàn.

Nếu sản phẩm có chứa thành phần Corticoid, Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben thì tuyệt đối không được sử dụng. Đây là những thành phần gây tình trạng mỏng da và viêm nhiễm da.

Một số thành phần chữa mụn ở mũi bạn có thể lựa chọn tham khảo như: Sulfur, Resorcin, Glycyrrhetinate Acid, Tocopherol Acetate, Salicylic Acid, Copper, Zinc, Magnesium,…. Các thành phần này có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, kiểm soát nhờn, hạn chế mụn lây lan.

Biện pháp phòng ngừa mụn ở mũi

– Giữ vệ sinh và chăm sóc da đúng cách

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu hoặc dành riêng cho da mụn – Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ 2 lần mỗi ngày.

– Tránh sử dụng các chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm có các hạt phân tử thô, kích thước lớn.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng không gây mụn mỗi ngày.

– Sử dụng các sản phẩm trang điểm không gây kích ứng và mụn trứng cá.

– Hạn chế nặn hoặc tác động lên nốt mụn, tránh bị sẹo và nhiễm trùng da.

0 0 Continue Reading →

Nguyên nhân gây mụn thường gặp mà nhiều người chủ quan

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến ảnh hưởng đến thẩm mỹ ở nhiều người, là loại bệnh lý về da phổ biến nhất ở các nước phát triển. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện cùng lúc với sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành.

Hiểu được nguyên nhân gây mụn sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc chăm sóc da mặt tổn thương bằng các biện pháp phù hợp và ngăn chặn được sự tái phát. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây mụn thường gặp mà chúng ta lại rất hay chủ quan bỏ qua sau đây nhé!

Mụn là một bệnh của da, là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì nguyên nhân gây mụn liên quan đến hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance).

Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Nhưng, khi chất nhờn tiết quá nhiều và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn.

mun-trung-ca

Các nguyên nhân gây mụn mà bạn nên biết

Nguyên nhân gây mụn bên trong

  • Hormone (Hoóc-môn): Vào tuổi dậy thì hay trước chu kỳ kinh nguyệt, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra sẽ dẫn đến bị tắc nghẽn, hình thành mụn. Bên cạnh đó, một vài năm trước mãn kinh, một số chị ở tuổi trung niên có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường. Ngoài ra, uống thuốc đặc trị về một loại bệnh nào đó cũng có thể bị tác dụng phụ làm da bị mụn. Thuốc ngừa thai cũng có thể làm sự rối loạn hormone ở một số chị em và cũng là nguyên nhân gây mụn.

  • Stress (căng thẳng thần kinh): Một số bác sĩ không đồng tình với quan điểm stress gây ra mụn. Nếu chỉ đề cập đến một yếu tố stress thôi thì họ đúng, nhưng nhiều căng thẳng cùng lúc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone dẫn đến mụn. Thường những ai có cuộc sống vui vẻ, ít lo toan thì da sẽ đẹp hơn những người lúc nào cũng lo lắng, bất an, không vui, mệt mỏi…

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo, chất gây nhiệt (cà phê, bia, rượu, nước ngọt, bánh quy …), ăn đồ cay nóng, đồ chiên xào,….cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn và khiến mụn điều trị mãi không hết.

  • Thiếu ngủ: Tình trạng thiếu ngủ cũng làm mất cân bằng hormone gây ra mụn. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc rất cần thiết cho sức khỏe.

  • Di truyền: Đây là yếu tố không thể thay đổi được nhưng không phải là tất cả, vì di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố bên ngoài nữa.

  • Sự tích tụ độc tố trong cơ thể: Hoạt động dạ dày không tốt, ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm. Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe khiến ruột và gan bị tắc nghẽn, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thu năng lượng, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

Nguyên nhân gây mụn bên ngoài

  • Vi khuẩn: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn bám vào da mà không được làm sạch thì sẽ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra mụn.
  • Ánh nắng: nhiều nghiên cứu cho thấy, việc phơi nắng quá nhiều cũng gây ra mụn.
  • Môi trường, khí hậu: vào mùa hè nóng bức, da đổ nhờn nên dễ mụn. Ngược lại khí hậu quá khô vào mùa đông cũng khiến da bị mất nước, không được cân bằng nên cũng là nguyên nhân gây mụn.

Một số nguyên nhân gây mụn khác

  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như steroid, lithium (được sử dụng để điều trị trầm cảm) và một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh động kinh.
  • Thường xuyên mặc đồ bó lên vùng da bị ảnh hưởng.
  • Hút thuốc có thể góp phần gây ra mụn trứng cá ở người trung niên.
  • Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.

Cách ngăn ngừa tình trạng mụn trên da

Từ những nguyên nhân gây mụn chúng ta hoàn toàn có thể điều trị mụn dứt điểm và ngăn ngừa mụn tấn công, hình thành trên da một cách hiệu quả. Cụ thể:

Làm sạch da mặt đúng cách 2 lần mỗi ngày

Một trong những nguyên nhân gây mụn hàng đầu là do làn da không được làm sạch, khiến cho bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn…tích tụ trong lỗ chân lông, tạo ra mộ trường lý tưởng để mụn phát sinh và sinh trưởng. Chính vì vậy, để ngăn ngừa mụn tấn công, bạn cần thực hiện bước làm sạch da mặt 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối với sữa rửa mặt và nước tẩy trang (dầu tẩy trang).

Lưu ý, khi chọn sản phẩm làm sạch cần lựa chọn phù hợp với loại da, an toàn và dịu nhé, tránh chà xát mạnh sẽ dễ gây tổn thương cho da.

lam-sach-da-mat-dung-cach-2-lan-moi-ngay

Tẩy da chết cho da 1-2 lần mỗi tuần

Không được bỏ qua bước tẩy da chết cho da, bước này không chỉ giúp ngăn ngừa mụn, làm giảm tình trạng mụn trên da hiện tại mà còn giúp làn da tươi sáng, đều màu hơn, khỏe mạnh hơn.

tay-da-chet-cho-da-1-2-lan-moi-tuan

Tránh sờ tay lên mặt, nặn mụn bừa bãi

Sờ tay lên mặt chính là nguyên nhân gây mụn và làm các nốt mụn bị biến chứng nặng cần phải lưu ý và phòng tránh. Bởi tay chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn mà mắt thường khó thế thấy, khi sờ, chạm tay lên mặt chúng ta vô tình làm lây lan một lượng lớn vi khuẩn lên da, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho da.

Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời

Bảo vệ da trước tác động từ ánh nắng mặt trời không chỉ giúp ngăn ngừa mụn, mà còn giúp chăn chặn các dấu hiệu lão hóa sớm trên da, ngăn ngừa sạm nám, cháy nắng,….Chính vì vậy, hãy lựa chọn cho làn da của bạn loiaj kem chống nắng phù hợp nhất và thực hiện bảo vệ sda mỗi ngày, kể cả khi trời mưa hãy râm mắt, làm việc ngoài trời hay trong nhà nhé!

0 0 Continue Reading →

Cách chữa mụn ẩn hiệu quả thay thế đống mỹ phẩm đắt tiền

1. Làm sạch da

Muốn chữa mụn ẩn da hiệu quả, bước đầu tiên bạn cần thực hiện chính là giữ vệ sinh cho da mặt sạch sẽ. Chúng ta cần tập làm quen với việc chăm sóc da mặt theo đúng quy trình để hạn chế mụn ẩn xuất hiện và tái phát. Và bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất là làm sạch da. 4 bước làm sạch cơ bản bao gồm: tẩy trang, tẩy da chết, sữa rửa mặt và toner. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng phải áp dụng đầy đủ cả 4 bước nêu trên.

Dầu tẩy trang làm sạch lớp trang điểm và bụi bẩn trên da, giúp làm dịu da, duy trì độ ẩm và làm mềm mịn da, góp phần làm thoáng và ngăn ngừa mụn trên da

2. Xông hơi da mặt

Xông hơi là bước giúp giãn nở các lỗ chân lông, từ đó giúp làm sạch sâu da dễ dàng và để lộ ra các nhân mụn ẩn.

Bạn có thể sử dụng nước lá trà xanh, bạc hà, tinh dầu oải hương, hoa cúc, chanh xả… để làm nước xông mặt. Chỉ cần bỏ nguyên liệu vào nồi nước, đun sôi và để cho nguội bớt. Đưa mặt ra phía trước chậu nước với khoảng cách vừa phải để tránh làm bỏng da, chùm khăn kín để hơi nước không thoát ra ngoài, giữ nguyên trong khoảng 10-15 phút.

Sau khi xông hơi bạn sẽ thấy mụn ẩn dưới da trồi lên, lấy bông tẩy trang lau bớt nước trên mặt rồi thoa 1 lớp mỏng mật ong nguyên chất hoặc mặt nạ đất sét, để khoảng 45 phút rồi rửa sạch da mặt với nước. Sau khi hoàn thành, bạn có thể chườm đá để thu nhỏ lỗ chân lông lại. Kết quả, bạn sẽ cảm nhận làn da trở nên mềm mại hơn, mụn ẩn dưới da cũng cải thiện rõ rệt.

3. Cân bằng lượng dầu và nước

Dư thừa dầu nhờn trên da mặt là một trong những nguyên nhân chính khiến cho mụn ẩn xuất hiện ồ ạt. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần cung cấp cho da đủ lượng nước cần thiết. Cách tốt nhất là uống đủ lượng nước mỗi ngày kết hợp với sử dụng sản phẩm dưỡng da không dầu như gel lô hội sau khi dùng kem dưỡng, tùy theo mức độ khô của làn da. Tránh các sản phẩm có công dụng làm trắng, bởi nó sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn.

4. Lấy nhân mụn ẩn

Đây là cách chữa mụn ẩn được nhiều người lựa chọn bởi tính nhanh gọn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín để lấy nhân mụn ẩn, chăm sóc da kỹ càng sau khi nặn để tránh vết thương bị nhiễm trùng, sử dụng kem chống nắng, sinh hoạt điều độ để tránh mụn ẩn tái phát.

5. Sử dụng mặt nạ thiên nhiên

Loại mặt nạ bằng thiên nhiên bạn có thể dùng để chữa mụn ẩn hiệu quả là mặt nạ yến mạch, hỗn hợp chanh và mật ong, dầu dừa, khổ qua, diếp cá… Mặt nạ dưỡng da vừa giúp làn da thư giãn, vừa chăm sóc da sáng mịn và kích thích nhân mụn trồi lên bề mặt da.

Trong đó, mật ong có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Khi kết hợp với chanh sẽ tăng cường khả năng đẩy nhân mụn và dễ dàng lấy nhân mụn hơn. Tuy nhiên, với làn da nhạy cảm nên cân nhắc sử dụng mặt nạ chứa chanh để tránh bị kích ứng.

6. Thanh lọc cơ thể

Cơ thể thiếu chất, tích tụ độc tố lâu ngày khiến bạn bị nóng trong người, đây cũng là một nguyên nhân gây ra mụn ẩn. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn cần thanh lọc cơ thể, ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước…và nên tránh xa thức ăn cay nóng, đồ chiên rán để việc chữa mụn ẩn đạt kết quả tốt nhất.

Những lưu ý khi chữa mụn ẩn

– Không được chạm tay lên mặt, không tự ý nặn mụn tại nhà

– Chế độ sinh hoạt điều độ, chú ý ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi…

– Mỗi ngày, bạn nên uống từ 2 lít nước lọc trở lên để bảo đảm lượng nước cho cơ thể cũng như việc thanh lọc, đào thải chất độc hại

– Đi ra ngoài cần có các biện pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và tác nhân gây hại như đeo khẩu trang, thoa kem chống nắng,…

– Khi đắp mặt nạ dưỡng da chỉ nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút, không nên đắp quá lâu khiến da bí tắc và phản tác dụng

– Hạn chế trang điểm để tránh gây bí tắc lỗ chân lông và hình thành mụn, nếu có trang điểm phải sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm sạch để tẩy trang nhằm loại bỏ hết toàn bộ hóa chất trên da.

– Thực hiện tẩy tế bào chết khoảng 2 lần/tuần để việc chữa mụn mang lại hiệu quả tốt nhất

– Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe toàn diện, hỗ trợ điều trị mụn

0 0 Continue Reading →

YOUR SHOPPING BAG