Skip to Content

Category Archives: Sức khỏe & làm đẹp

Cách kiểm soát da dầu

Vì sao lại gọi là da dầu?

Da dầu là kết quả của việc tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều chất bã nhờn. Những tuyến này nằm dưới bề mặt da của chúng ta. Bã nhờn là chất nhờn được làm từ các chất béo. Chất này có tác dụng giúp bảo vệ và giữ ẩm cho làn da của bạn, đồng thời giúp giữ cho mái tóc của bạn sáng bóng và khỏe mạnh.

Tuy nhiên việc có quá nhiều bã nhờn được gọi là da dầu, tình trạng này có thể khiến cho lỗ chân lông bị tắc, từ đó gây ra mụn trứng cá. Tại sao tuyến bã lại sản xuất nhiều chất nhờn hơn bình thường? Có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:

  • Di truyền
  • Thay đổi hormone
  • Căng thẳng cũng có thể làm tăng sản xuất bã nhờn

Nhiều người cho rằng việc chăm sóc da dầu rất khó, nhưng thực tế không phải vậy, chỉ là bạn chưa biết cách kiểm soát da dầu mà thôi. Các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể làm giảm tình trạng da dầu mà không cần sử dụng thuốc hoặc những chế độ chăm sóc da đắt tiền.

Mụn trứng cá

Chăm sóc da dầu như thế nào?

Rửa mặt

Da dầu không phải là xấu, dầu giúp bảo vệ da và những ai có làn da dầu thường có ít nếp nhăn hơn. Điều quan trọng đó là bạn cần biết cách cân bằng giữa lượng dầu quá nhiều trên da và việc duy trì độ ẩm tự nhiên cho làn da của bạn.

Để kiểm soát da dầu, các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên ban nên thực hiện những lời khuyên sau đây:

  • Nên rửa mặt vào mỗi buổi sáng, buổi tối và sau khi tập thể dục: Việc làm này sẽ giúp loại bỏ lượng dầu dư thừa và những chất bẩn đang bám vào đó. Tuy nhiên, khi rửa mặt, bạn không nên chà xát làn da của bạn, bởi chà xát sẽ gây kích ứng da của bạn, có thể khiến cho da bạn trông tồi tệ hơn. Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, nên lựa chọn xà phòng nhẹ như xà phòng glycerin.
  • Nên chọn các sản phẩm chăm sóc da không có dầu trong thành phần của chúng: điều này có nghĩa là bạn cần lựa chọn các sản phẩm sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và các sản phẩm trang điểm không có dầu trong thành phần của chúng. Điều này sẽ không làm tắc lỗ chân lông của bạn hoặc gây ra mụn trứng cá.
0 0 Continue Reading →

Tại sao lỗ chân lông càng ngày càng to?

Tại sao lỗ chân lông lại to?

1. Da dầu, da nhờn

Bất kể ai cũng có một lượng dầu nhất định trên da mặt, tạo thành một lớp màng bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn và nấm gây hại.

Tuy nhiên, những người có da dầu, da nhờn thường có lỗ chân lông to hơn những người có da khô và da thường. Nguyên nhân là do bã nhờn và dầu trên da quá nhiều khiến bụi bẩn dễ dàng bám dính lại, các chất này có tích tụ trên da khiến lỗ chân lông càng ngày càng nở ra, thậm chí gây nên mụn trứng cá.

2. Tuổi tác

Tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao lỗ chân lông trên mặt lại to. Càng lớn tuổi, da càng mất đi độ săn chắc và đàn hồi, lỗ chân lông cũng vì thế mà bị kéo to ra.

3. Gen di truyền

Theo nhiều chuyên gia da liễu, lỗ chân lông to có thể ảnh hưởng bởi gen di truyền. Những người có bố mẹ có da dầu, da nhờn sẽ có khả năng thừa hưởng loại da này rất cao.

Ngoài ra, lỗ chân lông ở nam giới thường to hơn nữ giới. Nữ giới trong thời kỳ hành kinh sẽ có lỗ chân lông to hơn những ngày bình thường.

4. Tác động của ánh nắng mặt trời

Việc ra nắng không che chắn, không sử dụng kem chống nắng có thể khiến da bị tổn thương, mất nước, mất tính đàn hồi. Lớp mô dưới da teo lại, da trở nên dày hơn, lỗ chân cũng giãn nở ra. Tại sao lỗ chân lông càng ngày càng to?

5. Tắc nghẽn lỗ chân lông

Dầu, bã nhờn, bụi bặm, tế bào chết tích tụ trên da quá lâu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Lâu ngày có thể tạo thành mụn đầu đen, mụn trứng cá. Các nốt mụn phát triển khiến diện tích lỗ chân lông tăng lên, vùng da xung quanh khu vực bị mụn cũng bị kéo giãn.

6. Chế độ sinh hoạt không điều độ

Khắc phục lỗ chân lông to

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến lỗ chân lông càng ngày càng to là do chế độ sinh hoạt không điều độ. Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc hay ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,… sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe làn da.

0 0 Continue Reading →

Ung thư da: Nguyên nhân – triệu chứng – chẩn đoán và điều trị

Ung thư da là gì? Ung thư da là một trong các ung thư thường gặp và khá dễ chẩn đoán. Ung thư da (không kể ung thư hắc tố) là các ung thư xuất phát từ biểu mô da che phủ mặt ngoài cơ thể, gồm nhiều lớp tế bào.

Lớp tế bào đáy sinh ra ung thư tế bào đáy, lớp tế bào vảy sinh ra ung thư biểu mô vảy. Các  tuyến phụ thuộc của da như tuyến mồ hôi, tuyến bã sinh ra ung thư tuyến mồ hôi, tuyến bã…

Ung thư da hay gặp ở người da trắng, chủ yếu ở người già, nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da hở với tỷ lệ 90% ở vùng đầu mặt cổ.

Nguyên nhân bệnh Ung thư da

Da tiếp xúc với các tia phóng xạ:

  • Bức xạ cực tím: Tia bức xạ cực tím do các tia nắng mặt trời và các đèn phát tia tử ngoại như đèn hồ quang các- bon, thủy ngân, thạch anh lạnh…Đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của ung thư da. Vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng ở cường độ mạnh và trong một thời gian dài là yếu tố bệnh sinh quan trọng nhất gây ung thư da. Bệnh thường xảy ở những người làm việc ngoài trời ngư dân, nông dân, công nhân cầu đường…
  • Bức xạ ion hóa: ung thư da thường phát triển sau 14-15 năm kể từ khi tiếp xúc bức xạ ion hóa.

Các hội chứng gia đình

Một số hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ mắc ung thư da bao gồm:

  • Bệnh xơ da nhiễm sắc:  có đột biến lặn các nhiễm sắc thể đặc trưng bởi sự tăng cảm với tia cực tím. Bệnh có biểu hiện tổn thương da toàn thân với da dầy, xơ, nhiều vảy bong. Bệnh nhân thường mắc ung thư da trước 20 tuổi. Phòng bệnh bằng cách tránh các bức xạ mặt trời. Ung thư da: Nguyên nhân – triệu chứng – chẩn đoán và điều trị
  • Hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi (Nevoid basal cell syndrome): đặc trưng bởi đột biến trội nhiễm sắc thể kết hợp với các nang xương hàm hoặc các hốc lõm ở lòng bàn tay, bàn chân. Ung thư da tế bào đáy nhiều ổ phối hợp với xơ da, bất thường ở xương sườn và cột sống.
  • Hội chứng Gardner: hội chứng di truyền trội với các tổn thương u nang bì và nang dưới da.
  • Hội chứng Torres: Di truyền các ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tuyến bã không di căn ở những bệnh nhân có xơ khô da nhiều ổ. Bệnh thường kèm theo ung thư đại tràng và ung thư bóng Vater.

Các bệnh lý da tồn tại từ trước

  • Bệnh dày sừng quang hóa: 1-20% chuyển thành ung thư da. Tổn thương là những mảng ban đỏ sần sùi, có vảy ở vùng da hở như vùng đầu cổ, có thể tự thoái triển nếu bệnh nhân thay đổi nghề nghiệp, giảm  tiếp xúc với bức xạ cực tím.
  • Bệnh Bowen: 3-5% chuyển thành ung thư da. Bệnh biểu hiện bằng các vết ban đỏ có vảy, bờ rõ bệnh, thường gặp ở người già.
  • Tàn nhang: Người  nhiều vết nám, tàn nhang có nguy cơ ung thư da cao hơn.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV: Human papilloma virus) có liên quan trực tiếp đến ung thư da tế bào vảy. HPV được tìm thấy trong đa số các trường hợp quá sản biểu mô dạng hạt cơm- một loại tổn thương tiền ung thư.
  • Viêm da mạn tính hoặc chấn thương da: Ung thư có thể phát triển trên vùng da có tổn thương từ trước như da bỏng cũ, lỗ dẫn lưu, lỗ dò loét do nằm lâu, vết xăm da. Các ung thư này có xu hướng lan rộng và di căn hạch vùng.
  • Miễn dịch: Nguy cơ ung thư da ở người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc sau ghép cơ quan tăng gấp 16 lần. Trường hợp này u phát triển mạnh và tổn thương lan tỏa hơn.

Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư

Một số hóa chất gây ung thư da trong trường hợp da tiếp xúc lâu với nhựa đường, nhựa than đá, dầu nhờn, thuốc trừ sâu diệt cỏ… Trong đó Arsen là loại hay gặp nhất vì được sử dụng nhiều trong công nghiệp, y tế và có nồng độ cao trong nước uống ở một số nước.

Triệu chứng bệnh Ung thư da

Triệu chứng bệnh Ung thư da

Dấu hiệu ung thư da phụ thuộc vào từng loại. Ung thư da giai đoạn đầu thường dễ nhầm với các tổn thương da lành tính khác như loét, sẹo cũ…

Ung thư da biểu mô tế bào đáy:

  • Thường gặp ở vùng mặt, mũi, má, thái dương.
  • Bệnh khởi đầu là vết loét nhỏ, bờ nông, đáy nhẵn, đóng vảy mỏng, mặt đáy giãn mao mạch, có thể nhiễm màu đen dễ nhầm với ung thư hắc tố. Ung thư da: Nguyên nhân – triệu chứng – chẩn đoán và điều trị
  • Vết loét thường xuất phát từ mụn cơm, nốt ruồi và nốt xơ da nhiễm sắc.
  • Các vết loét phát triển chậm, có bờ đều phá hủy và lan theo bề mặt da, ít xâm lấn sâu.
  • Một số trường hợp loét sâu để lộ xương mặt, bội nhiễm, nề đỏ xung quanh.
  • Ung thư da tế bào đáy hầu như không di căn hạch và  không di căn xa.

Ung thư da biểu mô tế bào vảy:

Mọc mụn ở lưng là bệnh gì?

  • Ung thư tế bào vảy hay gặp ở vùng da đầu.
  • Ung thư  xuất phát trên nền sẹo cũ, như sẹo bỏng. Khối u sùi, bề mặt mủn nát, dễ chảy máu
  • U tiến triển nhanh, loét sùi lan theo bề mặt nông, có thể xâm lấn vào xương sọ, biến dạng và bộ nhiễm trầm trọng.
  • Ung thư tế bào vảy hay di căn hạch khu vực như vùng cổ, vùng chẩm, hạch trước tai, hạch dưới cằm, dưới hàm: hạch di căn thường to, chắc, đơn độc hoặc dính thành đám, hạch di động hoặc cố định.

Ung thư các tuyến phụ thuộc da:

  • Bao gồm tuyến mồ hôi, tuyến bã.
  • Ung thư thường nằm dưới mặt da, đẩy lồi da lên cao, dễ nhầm ung thư phần mềm.
  • Khối u chắc, dính, di động hạn chế kèm nề đỏ và đau.
  • U phát triển nhanh xâm lấn xuống lớp sâu vào cơ và xương.

Phòng ngừa bệnh Ung thư da

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không nên tắm nắng vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm, không để cháy nắng da.
  • Những người phải làm việc ngoài trời cần có bảo hộ lao động như dùng mũ,nón, quần áo dài tay hoặc che ô tránh nắng.
  • Các phương pháp làm đẹp như tắm trắng làm mất lớp sừng trên da, các tế bào non phải tiếp xúc với ánh nắng và các yếu tố có hại từ môi trường nên rất dễ mắc các bệnh về da, đặc biệt là ung thư da.
  • Mặc quần áo nhiều màu hoặc tối màu bằng các chất liệu tự nhiên có tác dụng bảo vệ da tốt hơn so với quần áo sáng màu bằng chất liệu nhân tạo.
  • Khi làm việc có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ cần thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn trong lao động, như đi găng, đi ủng, quần áo bảo vệ, kính, mặt nạ.
  • Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm trên da.
  • Cần chú ý tuyên truyền và khám tỉ mỉ phát hiện các thương tổn ở da giai đoạn sớm vì dễ thấy và điều trị có hiệu quả cao ở giai đoạn này.
0 0 Continue Reading →

Viêm nang lông: Nguyên nhân- triệu chứng – chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng viêm lông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Lúc đầu, nó có thể trông giống như những búi nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông – những túi nhỏ mà mỗi sợi tóc mọc ra.

Tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ngứa, đau và xấu hổ. Nhiễm trùng nặng có thể gây rụng tóc vĩnh viễn và sẹo.

Nếu bệnh nhẹ, bệnh sẽ khỏi sau vài ngày với các biện pháp tự chăm sóc cơ bản. Đối với viêm nang lông nghiêm trọng hơn hoặc tái phát, người bệnh có thể cần gặp bác sĩ để dùng thuốc theo toa.

Nguyên nhân bệnh Viêm nang lông

Viêm nang lông: Nguyên nhân- triệu chứng - chẩn đoán và điều trị

Viêm nang lông thường xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Viêm nang lông cũng có thể do virus, nấm và thậm chí là viêm từ lông mọc ngược. Mụn thịt dày nhất trên da đầu và chúng xảy ra ở mọi nơi trên cơ thể ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi và màng nhầy.

Triệu chứng bệnh Viêm nang lông

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nang lông bao gồm:

  • Các cụm mụn nhỏ mụn đỏ hoặc mụn đầu trắng phát triển xung quanh nang lông
  • Mụn nước đầy mủ vỡ ra
  • Ngứa, rát da
  • Đau
  • Một vết sưng lớn hoặc khối

Các loại viêm nang lông

Hai loại viêm nang lông chính là viêm nang lông nông (Superficial folliculitis) và Viêm nang lông sâu (Deep folliculitis). Loại viêm nang lông nông liên quan đến một phần của nang trứng và loại viêm nang lông sâu liên quan đến toàn bộ nang và thường nặng hơn.

Các dạng viêm nang lông nông bao gồm:

  • Viêm nang lông do vi khuẩn. Loại phổ biến nhất với các vết sưng ngứa, trắng, có mủ. Nó xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn, thường là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Vi khuẩn tụ cầu luôn tồn tại trên da, nhưng chúng thường chỉ gây ra vấn đề khi chúng xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua vết cắt hoặc các vết thương khác.
  • Viêm nang lông do tắm bể nước nóng (hot tub folliculitis). Với loại này, người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ, tròn, ngứa từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Viêm nang lông bồn tắm nóng là do vi khuẩn pseudomonas, được tìm thấy ở nhiều nơi, bao gồm cả bồn nước nóng và bể nước nóng trong đó nồng độ clo và pH không được điều chỉnh tốt.
  • Viêm nang lông do lông mọc ngược (Razor bumps). Đây là một kích ứng da gây ra bởi lông mọc ngược. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến những người đàn ông có mái tóc xoăn cạo quá gần và dễ thấy nhất ở vùng mặt và cổ. Những người cạo lông vùng kín có thể bị ngứa ở vùng háng, tình trạng này có thể để lại sẹo thâm, sẹo lồi.
  • Viêm nang lông do nấm Pityrosporum. Loại này tạo ra mụn mủ mãn tính, đỏ, ngứa ở lưng và ngực và đôi khi trên cổ, vai, cánh tay trên và mặt.

Các dạng viêm nang lông sâu bao gồm:

  • Viêm nang lông ở cằm (Sycosis barbae). Loại này ảnh hưởng đến những người đàn ông cạo râu.
  • Viêm nang lông gram âm. Loại này đôi khi phát triển nếu bạn đang điều trị bằng kháng sinh lâu dài cho mụn trứng cá.
  • Nhọt và nhọt độc (Carbuncles). Xảy ra khi nang lông trở nên nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn sâu. Thường xuất hiện bất ngờ như một vết sưng màu hồng hoặc đỏ gây đau đớn. Da xung quanh cũng có thể đỏ và sưng lên. Chỗ sưng lên sau đó lấp đầy mủ và phát triển lớn hơn và đau đớn hơn trước khi nó vỡ ra. Bóng nước nhỏ thường lành mà không để lại sẹo, nhưng một nhọt lớn có thể để lại một vết sẹo. Carbuncles gây ra nhiễm trùng sâu hơn và nặng hơn so với nhọt duy nhất. Kết quả là nó phát triển và lành chậm hơn và có khả năng để lại sẹo. Viêm nang lông: Nguyên nhân- triệu chứng – chẩn đoán và điều trị
  • Eosinophilic viêm nang lông. Thấy chủ yếu ở những người có HIV, loại viêm nang lông là đặc trưng của các sẹo định kỳ của viêm, vết loét đầy mủ, chủ yếu trên mặt và đôi khi trên lưng hoặc trên cánh tay. Các vết loét thường lây lan, có thể ngứa dữ dội và thường để lại vùng da tối hơn bình thường (tăng sắc tố) khi chúng lành. Nguyên nhân chính xác của viêm nang lông eosinophilic không được biết, mặc dù nó có thể bao gồm các loại nấm như nấm men cùng chịu trách nhiệm về viêm nang lông pityrosporum.

Các biến chứng có thể có của viêm nang lông bao gồm:

    • Nhiễm trùng tái phát hoặc lan rộng
    • Bệnh nhọt dưới da (furunculosis)
    • Tổn thương da vĩnh viễn, như sẹo hoặc đốm đen
    • Phá hủy nang lông và rụng tóc vĩnh viễn
0 0 Continue Reading →

Cách điều trị mụn

Các dấu hiệu và triệu chứng của mụn khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, bao gồm:

  • Mụn đầu trắng (lỗ chân lông đã đóng)
  • Mụn đầu đen (lỗ chân lông mở)
  • Những vết sưng nhỏ, đỏ
  • Mụn nhọt (mụn mủ), đó là những sẩn có mủ ở đầu
  • Xuất hiện nốt sần lớn ở dưới bề mặt da, rắn và gây đau
  • Mụn đầy mủ xuất hiện bên dưới bề mặt da (tổn thương nang)

Nguyên nhân gây ra mụn

Bốn yếu tố chính gây ra mụn, bao gồm:

  • Da quá nhiều dầu
  • Tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Vi khuẩn
  • Hormone hoạt động quá mạnh (androgen)

Mụn thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, lưng trên và vai vì những vùng da này có nhiều tuyến dầu nhất (bã nhờn). Các lỗ chân lông được kết nối với các tuyến bã nhờn.

Mụn đầu đen là những lỗ nang lông bị tắc do các tế bào chết, vi khuẩn và dầu nhờn khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen. Mụn đầu trắng khác mụn đầu đen, đây cũng là loại mụn do tắc lỗ nang lông nhưng loại này không tiếp xúc với không khí bên ngoài nên có màu trắng.

Mụn nhọt là những đốm đỏ nổi lên, thường có màu trắng khi các nang lông bị chặn bị viêm hoặc nhiễm vi khuẩn. Sự tắc nghẽn và tình trạng viêm diễn tiến sâu bên trong nang lông tạo ra các khối u nang dưới bề mặt da của bạn. Các lỗ chân lông khác trên da của bạn như tuyến mồ hôi, thường không liên quan đến mụn.

Một số yếu tố có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Hormone: Hormone Androgens tăng ở bé trai và bé gái trong giai đoạn dậy thì, khiến tuyến bã nhờn to ra và tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Thay đổi nội tiết tố liên quan đến thời kỳ mang thai và sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn. Lượng androgen thấp ở phụ nữ có thể làm cho mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn.
  • Một số loại thuốc. Ví dụ bao gồm các loại thuốc có chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium.
  • Chế độ ăn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố chế độ ăn uống, bao gồm sữa tách béo và thực phẩm giàu carbohydrate – như bánh mì, bánh mì tròn và khoai tây chiên – có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá.
  • Căng thẳng: Căng thẳng có thể khiến cho tình trạng mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn.
Mụn

Điều trị mụn

Cách điều trị mụn

Nếu bạn đã thử các sản phẩm trị mụn trong vài tuần nhưng không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mạnh hơn nhằm:

  • Kiểm soát tình trạng mụn
  • Tránh để lại sẹo hoặc tổn thương khác cho làn da của bạn do mụn gây ra

Thuốc trị mụn hoạt động bằng cách giảm tiết bã nhờn, tăng tốc độ luân chuyển tế bào da, chống nhiễm trùng vi khuẩn hoặc giảm viêm – giúp ngăn ngừa sẹo.

Một số loại thuốc được sử dụng, bao gồm:

Thuốc bôi:

  • Retinoids: Thuốc retinoid có nguồn gốc từ vitamin A và bao gồm tretinoin (Avita, Retin-A, những loại khác), adapalene (Difin) và tazarotene (Tazorac, Avage), thường có trong các sản phẩm chăm sóc da như kem, gel hay kem dưỡng da.
  • Kháng sinh: kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn da và giảm tình trạng mẩn đỏ. Trong vài tháng đầu điều trị, bạn có thể sử dụng cả retinoid và kháng sinh, có thể sử dụng kháng sinh vào buổi sáng và retinoid vào buổi tối.
  • Dapsone. Dapsone (Aczone) 5% gel: sử dụng hai lần mỗi ngày để điều trị tình trạng viêm do mụn, đặc biệt là ở phụ nữ trưởng thành bị mụn trứng cá. Tác dụng phụ bao gồm đỏ da và khô da.

Thuốc uống:

  • Kháng sinh: Đối với tình trạng mụn nghiêm trọng, bạn có thể cần uống thuốc kháng sinh để kháng khuẩn và chống viêm.
  • Thuốc chống androgen: Thuốc spironolactone (Aldactone) có thể được sử dụng cho phụ nữ và trẻ vị thành niên nếu uống thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả cho quá trình điều trị mụn. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động quá mức của nội tiết tố androgen.

Sử dụng mỹ phẩm 

Mỹ phẩm sẽ là một phần không thể thiếu để bạn có một làn da đẹp. Việc kết hợp giữa chế độ sinh hoạt hợp lý và mỹ phẩm chất lượng sẽ mang đến cho bạn một làn da đẹp và giảm thiểu nguy cơ tái mụn.

Hơn hết là nếu bạn không thích dùng các loại thuốc giảm kích ứng mụn thì mỹ phẩm sẽ là một lựa chọn không nên bỏ qua.

Trên thị trường hiện nay có hàng hà sa số các loại mỹ phẩm trị mụn, nhưng bạn phải thật tỉnh táo trước ma trận mỹ phẩm này. Vì có rất nhiều loại chất lượng nhưng cũng có không ít mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng, không những mang đến tác dụng điều trị phục hồi da mà còn làm cho tình trạng mụn trở nên năng hơn.

0 0 Continue Reading →

Hướng dẫn chăm sóc da mặt mùa hè

Rửa mặt bằng sữa rửa mặt thích hợp

Rửa mặt bằng nước không thể làm sạch hết các chất nhờn và bụi bẩn trên mặt. Do đó, sữa rửa mặt sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, lớp dầu trên da, làm sạch sâu những bụi bẩn, cặn bã và những lớp tế bào da lão hóa từ sâu bên trong. Nhờ đó, giúp ngăn chặn các vấn đề về da đặc biệt là mụn.

Ngoài ra, sửa rửa mặt còn có tác dụng làm sáng da, tạo điều kiện thuận lợi để các dưỡng chất có trong kem dưỡng trắng, kem dưỡng ẩm,… có thể dễ dàng thấm sâu vào bên trong làn da.

Tẩy tế bào chết đều đặn

Các tế bào chết nằm trên trên bề mặt da, dễ khiến da bị xỉn màu, kém sức sống và ngăn chặn các dưỡng chất từ những sản phẩm chăm sóc da thấm sâu vào bên trong da. Các chuyên gia làm đẹp khuyên nên tẩy tế bào chết đều đặn, khoảng 2-3 lần/tuần để loại bỏ lớp tế bào đã lão hóa, tạo điều kiện cho các tế bào da mới sinh sôi.

Thoa kem chống nắng hằng ngày

Hướng dẫn chăm sóc da mặt mùa hè

 

Mùa hè là thời điểm tăng cường bảo vệ làn da khỏi tia UV. Các vật dụng che chắn thông thường như khẩu trang, váy chống nắng,…không thể bảo vệ làn da một cách toàn diện. Do đó, việc thoa kem chống nắng hằng ngày là vô cùng quan trọng, kể cả khi trời râm mát hay khi đang ở trong nhà vì tia UV vẫn luôn hiện diện.

Dưỡng ẩm cho da

Hướng dẫnHướng dẫn chăm sóc da mặt mùa hè chăm sóc da mặt mùa hè

Nhiều sở hữu làn da dầu, đặc biệt trong mùa hè dầu và bã nhờn càng tiết ra nhiều hơn khiến da “bóng lưỡng” nên nghĩ rằng việc dưỡng ẩm là không cần thiết. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Nguyên nhân khiến da tiết ra nhiều bã nhờn là do bề mặt da thiếu nước và độ ẩm nên cơ thể mới bài tiết ra các chất nhờn nhằm giúp cân bằng độ ẩm cho da.

Dưỡng ẩm cho da

Nhiều sở hữu làn da dầu, đặc biệt trong mùa hè dầu và bã nhờn càng tiết ra nhiều hơn khiến da “bóng lưỡng” nên nghĩ rằng việc dưỡng ẩm là không cần thiết. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Nguyên nhân khiến da tiết ra nhiều bã nhờn là do bề mặt da thiếu nước và độ ẩm nên cơ thể mới bài tiết ra các chất nhờn nhằm giúp cân bằng độ ẩm cho da.

Đắp mặt nạ đều đặn

Đắp mặt nạ dưỡng da nhằm cung cấp dưỡng chất cho làn da, tạo điều kiện cho làn da phục hồi khỏe mạnh và sáng đẹp. Không nhất thiết phải sử dụng đến các loại mặt nạ đắt tiền mà có thể tận dụng các loại trái cây và rau củ quen thuộc, có rất nhiều trong mùa hè như dưa leo, dưa hấu, bơ, cà chua, khoai tây… kết hợp cùng sữa tươi hoặc sữa chua không đường. Các loại mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên không chỉ đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa mụn và cải thiện làn da cháy nắng trong mùa hè mà còn không gây kích ứng nào làn da, thích hợp cho cả da thường lẫn da dầu nhờn hoặc nhạy cảm.

Uống nhiều nước

Hướng dHướng dẫn chăm sóc da mặt mùa hèẫn chăm sóc da mặt mùa hè

Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi và làn da cũng mất đi độ ẩm cần thiết. Do vậy, nên uống nhiều nước, khoảng 8-10 cốc nước mỗi ngày để bổ sung đủ nước cho cơ thể, duy trì làn da khỏe mạnh, căng mịn. Ngoài ra, nên uống thêm nhiều nước ép hoa quả, nước dừa, ăn các loại trái cây, rau củ nhiều nước.

Lưu ý đến chế độ ăn

Dinh dưỡng hằng ngày có tác động lớn đến sức khỏe và cả làn da. Các thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều tinh bột,…không chỉ mang đến nỗi lo tăng cần mà còn góp phần khiến da bạn dễ bị nổi mụn. Cần quan tâm tới việc bổ sung nhiều loại trái cây, rau xanh bởi chúng có chứa lượng lớn các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp cung cấp dưỡng chất cho làn da mềm mịn, căng mướt.

Tập luyện thể dục thể thao

Tăng cường vận động, luyện tập thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe và vóc dáng mà còn mang đến cho bạn một làn da khỏe mạnh. Tập luyện thể thao thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông trong da, khiến làn da luôn rạng rỡ.

 Hạn chế trang điểm

Hướng dẫn cHướng dẫn chăm sóc da mặt mùa hèhăm sóc da mặt mùa hè

Lớp trang điểm quá dày trong thời tiết nắng nóng của mùa hè sẽ là cực hình đối với làn da, khiến da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông bít tắc và hậu quả là mụn trứng cá thi nhau mọc lên.

Vì vậy, nếu có thể hạn chế trang điểm trong mùa hè nắng nóng. Còn nếu bắt buộc phải trang điểm nên chọn các loại mỹ phẩm có khả năng kiềm dầu tốt và chỉ nên trang điểm càng mỏng nhẹ càng tốt. Vào cuối ngày, cần dùng tẩy trang để tẩy sạch lớp trang điểm trên da.

Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

Căng thẳng, stress, mất ngủ,…là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về da. Một đêm mất ngủ hay một tuần thi căng thẳng sẽ khiến làn da xuống sắc nhanh chóng và mụn bọc cũng thi nhau xuất hiện. Do đó, việc giữ tinh thần thoải mái, chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ đều đặn sẽ giúp làn da luôn tươi sáng, rạng rỡ.

0 0 Continue Reading →

Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là căn bệnh da liễu phổ biến nhất. Chúng xuất hiện từ việc tích tụ bã nhờn, vi khuẩn, tế bào chết trên bề mặt da do không thể thoát được đi đâu.

Tuyến bã nhờn nằm ở gốc nang lông, vùng mặt là nơi tuyến bã nhờn tồn tại nhiều nhất, cùng với sự xuất hiện của vi khuẩn, tế bào chết xâm nhập qua lỗ chân lông của bề mặt gây ra tắc chân lông gây ra hiện tượng vùng lỗ chân lông bị sưng phồng như quả bóng, bề mặt da bị chèn ép làm viêm, đau, đỏ tấy vùng mụn.

Có nên nặn mụn trứng cá không?

Có nhiều loại mụn khác nhau như mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt, nốt sần và u nang. Trong đó, loại mụn mủ là mụn phổ biến nhất, với viền đỏ, tâm mụn vàng hoặc trắng. Mụn mủ chứa nhân mủ và xuất hiện khi mụn được nặn ra.

Tuy nhiên dù có khó chịu làm gương mặt trở lên xấu xí thì hãy nhớ không tự ý nặn mụn bởi hành động này có thể gây ra những nguy hiểm khó lường.

Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?

Hậu quả của việc tự ý nặn mụn

Giảm tính thẩm mỹ

Nặn mụn trứng cá làm vỡ cấu trúc da khiến da bị nhiễm trùng và đen sạm các vùng da xung quanh.

Rỗ mặt

Mụn lây lan sang các vùng lân cận khác. Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?

Để lại sẹo vĩnh viễn với các ổ mụn to trên làn da do khi nặn mụn sẽ gây kích ứng vùng da đang bị viêm.

Gây chết người

Hậu quả nghiêm trọng khác có thể gây chết người. Có 1 vùng “tam giác nguy hiểm” mà ai cũng phải nhớ không được phép nặn mụn – vùng tam giác này được tính từ 2 bên miện tới góc dưới ở mũi do vùng này có các mạch máu liên kết với nhiều khu vực của hộp sọ. Nếu nặn mụn tự ý có thể gây nhiễm trùng, không kịp thời điều trị chúng sẽ nhanh chóng lan tới não và gây tử vong.

Nặn mụn nhưng không lấy hết nhân

Việc gây áp lực mạnh lên mụn lại chính là việc đẩy nhân mụn vào sâu trong lang nông. Nếu ấn mạnh có thể khiến nang lông bị vỡ gây nhiễm trùng ẩn trong lớp da.

Tưởng đầu mụn và lỗ chân lông thoáng hơn nhưng thực chất nhân mụn vẫn nằm sau trong da. Chúng sẽ tiếp tục “trồi lên” bề mặt. và khi đã được lấy đi hết mụn tỳ vết sẹo sẽ khó mờ, để lại vết thâm trên da.

Làm thế nào để tránh bị mọc mụn trứng cá?

Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?
  • Tuyệt đối không lấy tay không để nặn mụn. Nếu mụn trứng cá đã quá cứng, phần nhân lộ rõ trên bề mặt, thì hãy rửa tay bằng xà phòng thật sạch, lấy tay khô, bóp nhẹ lên bề mặt xung quanh để mụn nhanh chóng ra.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, chất xơ. Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?
  • Xây dựng 1 chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Thay vì sử dụng các thực phẩm chứa đường thì hãy dung nạp thật nhiều rau – củ – quả tươi giàu vitamin vào cơ thể giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da.
  • Vệ sinh da mặt thường xuyên và nhẹ nhàng. Sử dụng bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để làm sạch – điều này vô cùng cần thiết với những cô nàng thường xuyên trang điểm. Lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da và dùng ngày 2 lần để làn da được làm sạch một cách tối ưu. Khi làn da sạch sẽ thì mụn trứng cá sẽ không có cơ hội xuất hiện.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp làn da của bạn luôn được đẹp và khỏe mạnh. Hãy tìm mua các sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên và dịu nhẹ để tránh gây kích ứng và tổn thương cho da nhé.
  • Hạn chế ăn các đồ cay nóng, các thực phẩm đóng hộp, dầu mỡ, tránh xa rượu bia và các chất kích thích,…
  • Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày giúp cơ thể được thư giãn và giải tỏa mệt mỏi, stress…
  • Thay giặt ga, gối, drap thường xuyên để da chết và khi khuẩn không tích tụ.
0 0 Continue Reading →

Khi có mụn trứng cá nên làm gì?

Mụn trứng cá là gì?

Bước vào độ tuổi dậy thì, mụn trứng cá thường xuất hiện trên khuôn mặt ở cả con trai và con gái. Nếu mụn xuất hiện ở mức độ nhiều thì không thể chủ quan vì mụn trứng cá cũng được coi là một bệnh lý, vì vậy cần phải điều trị sớm.

Mụn trứng cá xuất hiện do lỗ chân lông bị bít tắt, sự tăng lên của vi khuẩn Propionibacterium acnes dẫn tới xuất hiện mụn. Không chỉ lứa tuổi thanh thiếu niên mà người lớn trẻ tuổi cũng xuất hiện.

Nguyên nhân gây mọc mụn trứng cá

Có nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị mọc mụn trứng cá. Ngoài nguyên nhân do đang bước vào giai đoạn dậy thì, thì còn có thể do các tác động bên ngoài:

1. Do sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid

Ngày nay, nhu cầu làm đẹp của chị em rất lớn. Việc lạm dụng sử dụng quá nhiều các sản phẩm kem trộn, sản phẩm trang điểm dẫn tới tình trạng làn da bị bít lỗ chân lông khiến mụn càng mọc nhiều hơn.

2. Do không vệ sinh da mặt sạch sẽ

Làm sạch da mặt là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp cho làn da không bị mụn. Do vậy, nếu không vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày, hay không tẩy trang trước khi đi ngủ… đều là những sai lầm trầm trọng và dẫn tới tình trạng bít lỗ chân lông, tích tụ chất bã nhờn dưới lỗ chân lông khiến mọc nhiều mụn.

Cần chăm chỉ thực hiện các bước chăm sóc da mỗi ngày, tối thiểu là sử dụng nước tẩy trang phù hợp vs làn da để làm sạch, uống nhiều nước và rèn luyện thể dục thao cũng như có chế độ dinh dưỡng hợp lý để mụn không có cơ hội xuất hiện. Khi có mụn trứng cá nên làm gì?

3. Do stress, thiếu ngủ

Nếu tinh thần luôn trong trạng thái lo âu, stress, căng thẳng, hay thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ đều làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể, từ đó gây ra viêm và tăng tiết dầu trên da, kết quả mụn sẽ nổi lên. Giải pháp lúc này là luôn giữ tinh thần vui vẻ, suy nghĩ tích cực, đi ngủ sớm và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, làn da mịn màng, tươi trẻ.

4. Do chăn, drap và gối nằm bẩn

Vi khuẩn thường tích tụ ở chăn, drap và gối nằm, kèm theo đó là mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn từ da mặt, cơ thể bạn dính vào mỗi khi ngủ cũng sẽ là nguyên nhân khiến mụn trứng cá có cơ hội xuất hiện trên khuôn mặt.

Do đó, nếu không vệ sinh định kỳ, trong quá trình ngủ khuôn mặt và cơ thể tiếp xúc với gối, sẽ làm mụn sinh sôi, viêm nhiễm. Thế nên, hãy giặt giũ đều đặn vỏ gối, chăn và drap mỗi tháng 2 lần, để vừa giúp giấc ngủ được ngon hơn, vừa ngăn ngừa mụn.

Khi có mụn trứng cá nên làm gì?

Khi có mụn trứng cá nên làm gì?
  • Dùng nước tẩy trang lau sạch các lớp phấn trang điểm trên mặt, rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt cho da mụn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng lúc thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Rửa mặt nhẹ nhàng, tránh cào gãi hay chà xát mạnh. Nên lựa chọn các loại sữa rửa mặt (cleanser) phù hợp với làn da, chọn thương hiệu từ các hãng mỹ phẩm có uy tín
  • Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn. Vì nặn mụn có thể khiến mụn trứng cá bị viêm nhiễm nặng hơn, dễ lan sang chỗ khác do tay có vi khuẩn, sẽ tạo điều kiện lây lan. Điều này còn đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ biến chứng.
  • Luôn tẩy trang trước khi đi ngủ. Việc quên tẩy trang sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc làm bùng phát mụn trứng cá.
  • Nếu tình trạng mụn mọc quá nhiều, bạn nên đi khám và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ. Cần điều trị kiên trì với phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu.
  • Hạn chế ăn uống đồ ngọt, chứa nhiều tinh bột, chất kích thích, rượu bia. Trà sữa, bánh ngọt tuy ngon nhưng đường và bột trong các loại này không những làm tăng cân mà còn làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá.
  • Tạo đời sống tinh thần lành mạnh, ngủ đúng, đủ 7-8 tiếng/ngày, giảm thiểu stress và mất ngủ;
  • Bảo vệ da chống nắng: Hạn chế đi nắng, đeo khẩu trang, đội nón rộng vành bằng vải màu sẫm, bôi kem chống nắng bảo vệ làn da
  • Nếu tình hình không cải thiện, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị.
0 0 Continue Reading →

Các bước chăm sóc da mặt ban đêm trước khi đi ngủ

Thực hiện chăm sóc da theo các bước:

Bước 1: Làm sạch

Trước bất cứ một quy trình skincare nào bạn cũng cần đảm bảo làm sạch da mặt. Bước này vô cùng quan trọng nhưng lại không được mọi người chú ý đến. Các bụi bẩn, bã nhờn trên mặt sẽ được loại bỏ và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất.

Để làm sạch da mặt, bạn cần tẩy trang. Tẩy trang sẽ giúp bạn loại bỏ kem BB, kem nền, kem che khuyết điểm, phấn phủ,… Tẩy trang là cách dễ dàng và nhẹ nhàng nhất để làm tan hết lớp trang điểm cơ bản trên mặt. Bạn hãy thoa dầu tẩy trang lên da mặt và mát-xa trong vòng 60s. Cuối cùng rửa sạch với nước.

Tiếp theo, sử dụng sữa rửa mặt lành tính, không gây kích ứng để rửa sạch và loại bỏ các bụi bẩn bám trên da. Bạn có thể dùng sữa rửa mặt dạng gel, dạng bọt và dạng sữa. Một mẹo để kiểm tra hiệu quả của sữa rửa mặt dành cho người lần đầu sử dụng sản phẩm này là lau mặt bằng miếng bông sau khi rửa sạch mặt để xem có còn sót lại cặn không.

chăm sóc da ban đêm trước khi đi ngủ

Bước 2: Điều trị

Các bước chăm sóc da mặt ban đêm trước khi đi ngủ

Chị em sẽ bắt đầu bước điều trị bằng việc thoa serum ngay sau khi rửa sạch mặt. Mỗi loại serum dưỡng da mặt đều có những công dụng khác nhau như: dưỡng da, làm mờ vết thâm, làm trắng hoặc trị mụn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn cho mình sản phẩm serum phù hợp.

Đồng thời, bạn cũng xem kỹ các thành phần có trong sản phẩm thay vì mua theo trào lưu. Bởi nó có thể chứa một số thành phần gây kích ứng da mặt.

Bước 3: Cấp ẩm

Toner là một sản phẩm dạng nước được điều chế với các thành phần có lợi khác giúp bổ sung thêm độ ẩm cho làn da. Sản phẩm thường chứa nhiều chất chống oxy hóa hoặc chất giữ ẩm, giúp bổ sung nước và ngăn ngừa tình trạng khô da, nhất là vào mùa đông. Bạn cho một lượng vừa đủ toner vào lòng bàn tay và nhẹ nhàng chấm lên mặt cho đến khi da mặt hấp thụ hoàn toàn.

chăm sóc da ban đêm trước khi đi ngủ

Bước 4: Dưỡng ẩm

Các bước chăm sóc da mặt ban đêm trước khi đi ngủ

Kem dưỡng ẩm giúp khóa lại tất cả những gì bạn vừa thoa lên da, đồng thời đảm bảo làn da luôn đủ nước. Chưa kể da mặt của bạn sẽ trở nên mềm mại và căng mọng ngay sau khi thoa.

Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có kết cấu nhẹ và khi thoa lên sẽ không để lại cặn kem. Rất nhiều người “đau đầu” để lựa chọn ra được một loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của mình. Nếu sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.

Một mẹo dưỡng ẩm được nhiều người biết đến để tăng hiệu quả của sản phẩm là:

  • Trộn kem dưỡng ẩm với một vài giọt tinh dầu để tăng cường độ ẩm
  • Đắp mặt nạ 2 lần/tuần sẽ giúp da mịn màng và căng bóng
  • Rửa mặt bằng nước ấm.
0 0 Continue Reading →

Mụn cám và những điều bạn cần lưu ý

Mụn cám là gì?

Cấu trúc da có một số túi nhỏ được gọi là tuyến mồ hôi ở lớp hạ bì. Các tuyến này tạo ra mồ hôi như tên gọi đi qua các ống nhỏ và thoát ra từ các lỗ nhỏ gọi là lỗ chân lông. Lỗ chân lông đóng một vai trò thiết yếu trong việc giữ cho cơ thể mát mẻ thông qua phản xạ bài tiết mồ hôi và thải ra các chất độc hại mà cơ thể không cần đến. Bên cạnh đó, da còn chứa các tuyến bã nhờn tiết ra dầu tự nhiên, có nhiệm vụ giữ nước cho da bằng cách khóa độ ẩm và củng cố hàng rào bảo vệ của da.

Da mặt, mũi, trán và má thường bị tắc lỗ chân lông do tế bào da chết, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông. Điều này cũng có thể dẫn đến sự phát triển không chỉ của mụn cám mà còn là của mụn trứng cá, mụn đầu đen và mụn đầu trắng, khiến làn da trông không đều màu.

Các nguyên nhân gây nên mụn cám là gì?

Nếu đang bị nổi mụn, nguyên nhân có thể là do lỗ chân lông bị tắc với các tác nhân cụ thể sau đây:

Tế bào da chết

Da thường xuyên trải qua một chu kỳ bong tróc, rụng và tạo ra các tế bào da mới. Điều này có nguy cơ gây tắc lỗ chân lông khi các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da. Khi càng lớn tuổi, khả năng loại bỏ các tế bào da chết đó khỏi bề mặt da sẽ chậm lại, điều này có thể dẫn đến tích tụ, hình thành mụn cám nếu không được tẩy tế bào chết. Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng sản phẩm tẩy da chết 2-3 lần một tuần để giúp lỗ chân lông thông thoáng.

Tăng tiết bã dầu

Mụn cám và những điều bạn cần lưu ý

Da có các tuyến bã nhờn, tạo ra dầu tự nhiên để nuôi dưỡng da và giữ cho da luôn mềm mại, ngậm nước. Tuy nhiên, đôi khi các tuyến bã nhờn có thể hoạt động quá mức, dẫn đến lượng dầu dư thừa được tạo ra. Điều này sau đó có thể khiến các tế bào da chết dễ kết dính lại với nhau thay vì bong ra. Vì thế, hãy đảm bảo sử dụng sữa rửa mặt phù hợp để giảm lượng dầu thừa cùng bụi bẩn, tránh hình thành mụn cám.

Vệ sinh da quá mức

Làm sạch và tẩy tế bào chết đóng một vai trò thiết yếu trong thói quen chăm sóc da nhưng nếu lạm dụng sẽ lại làm kết quả xấu hơn. Thực tế, khi làm sạch hoặc tẩy tế bào chết quá nhiều, lớp dầu tự nhiên của da vô tình bị tước đi, điều này có thể khiến các tuyến dầu bù đắp quá mức và tạo ra nhiều dầu hơn. Sau đó, lượng dầu thừa có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng, bạn chỉ nên làm sạch da hai lần một ngày (một lần vào buổi sáng và một lần trước khi đi ngủ) và chú ý đến làn da khi tẩy tế bào chết. Nếu thấy da bị kích ứng, hãy giảm số lần tẩy tế bào chết mỗi tuần.

Mụn cám và những điều bạn cần lưu ý

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Mụn cám và những điều bạn cần lưu ý

Một số sản phẩm làm đẹp có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn cám. Vì vậy, hãy tìm các sản phẩm có công thức không gây mụn, được tạo ra với các thành phần không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Ngoài việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm không gây mụn, các bác sĩ da liễu cũng khuyên người có tình trạng mụn cám trên da nên sử dụng các sản phẩm dành cho da mặt có ghi rõ là không chứa dầu.

Các biện pháp khắc phục mụn cám tại nhà

Mọi người có thể sử dụng các biện pháp khắc phục mụn cám tại nhà để làm thông thoáng lỗ chân lông trên da. Hãy nhớ rằng các thành phần tự nhiên này chỉ hữu ích ở một mức độ nào đó đối với trình trạng mụn cám do lỗ chân lông bị tắc từ nhẹ đến trung bình vì các yếu tố bên ngoài.

Tránh làm bí lỗ chân lông:

Bạn không được gãi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn trên da để cố gắng loại bỏ bụi bẩn, đặc biệt nếu chúng nhô cao hơn da. Cách làm này có thể gây kích ứng da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, việc bóp lỗ chân lông có thể làm to chúng theo thời gian. Điều cần thiết là nên để da yên và tránh chạm vào da.

Làm sạch da mặt:

Để loại bỏ bụi bẩn và dầu trên da, bạn nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, cân bằng độ pH để rửa mặt hai lần mỗi ngày. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu trên bề mặt da, ngăn không cho chúng đọng lại trong lỗ chân lông trên da.

Dưỡng ẩm hàng ngày:

Luôn thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết để tránh bị khô và tiết dầu quá mức. Tuy nhiên, hãy đảm bảo sử dụng các loại kem, kem dưỡng và toner dạng nước, nhẹ. Tránh sử dụng các chất dưỡng ẩm nặng như dầu ô liu hoặc dầu dừa vì chúng có thể đọng lại trong lỗ chân lông và làm tắc nghẽn chúng.

Xông hơi mặt:

Có thể giúp mở lỗ chân lông trên da, giúp dễ dàng làm sạch bụi bẩn và tế bào chết bám trên da, đồng thời mang lại làn da sạch sẽ và thư giãn. Phương pháp khắc phục này không chỉ an toàn mà còn ít hoặc không tốn kém.

Dùng mặt nạ than hoặc đất sét:

Có thể giúp làm thông thoáng lỗ chân lông trên da. Cơ chế là than hoạt tính có thể hút các tạp chất lắng đọng trong lỗ chân lông trên da, đưa chúng lên bề mặt. Điều này cho phép dễ dàng loại bỏ các tạp chất và làm thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra, than còn có tác dụng tẩy tế bào chết trên da, kiểm soát dầu. Tương tự, đất sét giàu khoáng chất giúp làm sạch sâu làn da bằng cách thông thoáng và thu nhỏ lỗ chân lông.

Làm mặt nạ lột:

Có thể giúp làm sạch da với mức độ sâu bằng cách loại bỏ tế bào da chết và làm sạch mụn đầu đen, giúp thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra, mặt nạ lột có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, thu nhỏ kích thước lỗ chân lông và làm săn chắc làn da, mang lại vẻ ngoài tươi trẻ và rạng rỡ.

Sử dụng mặt nạ tự làm:

Có thể giúp làm thông thoáng lỗ chân lông trên da với các thành phần tự nhiên như vài giọt dầu cây trà và cây phỉ vào nước hoa hồng.

Tẩy tế bào chết bằng bột yến mạch:

Chà mặt bằng bột yến mạch có thể giúp ích cho làn da, vừa tẩy tế bào chết tự nhiên giúp làm sạch lỗ chân lông, vừa loại bỏ các tế bào da chết mà không làm tổn thương da. Bên cạnh đó, bột yến mạch cũng kiểm soát việc sản xuất dầu và dưỡng ẩm cho da.

Cải thiện chế độ ăn uống:

Các chất tiêu thụ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của làn da. Do đó, bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều trái cây, rau và thịt. Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa probiotic như kim chi và sữa chua trong chế độ ăn uống cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Tương tự như vậy, vitamin C cũng được quan tâm vì các đặc tính tăng cường miễn dịch của nó.

Tập thể dục thường xuyên:

Có lợi cho sức khỏe tổng thể và cả làn da. Các hoạt động thể lực hằng ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, cân đối mà mồ hôi bài tiết còn giúp làm sạch da từ bên trong.

Cách điều trị mụn cám chuyên sâu như thế nào?

Mụn cám và những điều bạn cần lưu ý

Lỗ chân lông bị tắc gây ra mụn cám thường không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu lỗ chân lông bị tắc kéo dài hoặc thường xuyên thì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra các vấn đề lớn hơn như mụn trứng cá. Trong những trường hợp này, phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu để điều trị mụn cám hay mụn trứng cá nhiễm trùng cũng như các bệnh nhiễm trùng da liên quan.

Lột da hóa học

Lột da hóa học có thể giúp tẩy tế bào chết trong lỗ chân lông bằng cách sử dụng axit hydroxy alpha và beta. Các axit này bao gồm axit salicylic, axit glycolic, axit lactic, axit malic và dung dịch Jessne

Bôi Niacinamide

Có thể dùng niacinamide hoặc nicotinamide bôi tại chỗ để kiểm soát sản xuất bã nhờn nên chúng có tác dụng ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.

Tiêm hyaluronic

Những mũi tiêm này làm thu nhỏ lỗ chân lông có kích thước to, từ đó làm giảm khả năng tích tụ bụi bẩn và dầu.

Dùng Retinoids tại chỗ

Chúng rất hữu ích trong việc điều trị mụn cám, mụn trứng cá từ nhẹ đến nặng, vì ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông bằng cách hạn chế sự kết tụ của các tế bào.

Lưu ý: Các loại kem chứa retinoid có thể khiến da rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế, bạn nên sử dụng cùng với kem chống nắng. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa retinol hoặc retinyl palmitate

0 0 Continue Reading →

YOUR SHOPPING BAG