Skip to Content

Category Archives: Sức khỏe & làm đẹp

Sự hình thành và cách chăm sóc da có mụn đầu đen

Cơ chế hình thành mụn đầu đen

Mụn đầu đen là loại mụn xuất hiện khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc, không viêm. Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do tuyến dầu trên da hoạt động mạnh như không thể thoát ra khỏi bề mặt da do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết hay sản phẩm trang điểm và vi khuẩn. Khi các nốt mụn trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và nhân mụn chuyển sang màu đen sậm.

Mụn đầu đen có kích thước nhỏ, có kích thước khoảng 1mm và có phần nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da. Mụn đầu đen thường không gây đau nhức hoặc sưng đỏ như mụn bọc. Nhưng nếu nặn mụn đầu đen, chúng có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm nhiễm và tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ. Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể xuất hiện ở vùng lưng, ngực cổ, vai hay cánh tay. Và vì mọi loại da đều có nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông nên mụn đầu đen có thể xuất hiện ở cả da dầu, da thường hoặc da khô.

Vùng mũi là nơi “thường trú” của mụn đầu đen vì đây là khu vực có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất nên dễ bị bám vi khuẩn và bụi bẩn. Không chỉ vậy, mụn đầu đen ở mũi có mật độ dày hơn nơi khác vì da vùng mũi mỏng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn nên yếu hơn các vùng da khác, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.

 Nguyên nhân gây mụn đầu đen

Mụn đầu đen

Những nguyên nhân thường gặp gây mụn đầu đen gồm:

Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh:

Tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, sản xuất nhiều bã nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn trong lỗ chân lông sẽ dần trở nên khô cứng và sau nhiều ngày tiếp xúc với không khí sẽ hình thành các nốt mụn đầu đen; Sự hình thành và cách chăm sóc da có mụn đầu đen

Chế độ ăn uống không phù hợp:

Việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu,… dễ khiến da nổi mụn đầu đen vì các tác nhân trên sẽ kích thích tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động và cản trở quá trình điều trị mụn;

Không uống đủ nước:

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất cặn bã khỏi cơ thể, giúp làn da sạch sẽ, tươi tắn và khỏe mạnh hơn. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết thì sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể và làn da sẽ dễ xuất hiện mụn đầu đen;

Lối sống không khoa học:

Mất cân bằng nội tiết do căng thẳng, bận rộn, ăn ngủ không điều độ, ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt; tiết mồ hôi nhiều, môi trường sống ô nhiễm, độ ẩm cao; không chú ý vệ sinh da cẩn thận,… là những nguyên nhân gây mụn đầu đen; Sự hình thành và cách chăm sóc da có mụn đầu đen

Tự ý dùng thuốc không qua tư vấn:

Việc lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da chứa lithium, corticoid; tự ý uống thuốc ngừa thai chứa androgen, thuốc chống động kinh không được bác sĩ chỉ định có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn đầu đen.

Biện pháp trị mụn đầu đen

Mụn đầu đen tuy không gây đau nhức như mụn bọc nhưng lại làm bề mặt da kém mịn màng, thô ráp, sần sùi, lỗ chân lông giãn to và da nhanh lão hóa. Hơn thế, mụn đầu đen thường khó loại bỏ, dễ tái đi tái lại nhiều lần và việc điều trị sai cách, tự nặn mụn có thể làm tình trạng mụn nặng hơn, dễ gây viêm nhiễm thành mụn bọc, mụn mủ.

Để điều trị mụn đầu đen hiệu quả, người dùng có thể tham khảo các phương pháp sau:

Dùng mỹ phẩm, serum trị mụn đầu đen

Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm có công dụng trị mụn đầu đen, thu nhỏ lỗ chân lông. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc nên mỗi người cần phải sáng suốt lựa chọn cho mình sản phẩm tốt, phù hợp với da.

Đến với Hawon Gold bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm. Tất cả các sản phẩm của HAWON đều được Bộ Y Tế kiểm tra và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn cGMCP, không chứa thành phần gây hại cho da, đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn, giúp bạn sở hữu làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong và đẹp quyến rũ ở bên ngoài.

Cách chăm sóc da mụn đầu đen lỗ chân lông to

Để chăm sóc da và ngăn ngừa mụn đầu đen tận gốc, cần loại bỏ nguyên nhân gây mụn, giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng, sạch sẽ và tránh các tác động xấu làm da tổn thương. Các cách chăm sóc da sau đây là lời khuyên hữu ích cho những người đang bị mụn đầu đen:

Rửa mặt thường xuyên:

Nên rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng sữa rửa mặt để loại bỏ tình trạng tích tụ bã nhờn và bụi bẩn trên da. Các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây đỏ da hay kích ứng chính là lựa chọn phù hợp cho những người đang sống chung với mụn đầu đen. khi rửa mặt không nên chà xát mạnh tay, chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích mạch máu lưu thông, lỗ chân lông không bị bít tắc.

Rửa mặt

Tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm:

Nên tẩy tế bào chết cho da 1 lần/tuần (dùng kem tẩy tế bào chết hoặc hỗn hợp chanh + đường) và đắp mặt nạ dưỡng ẩm 2 lần/tuần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giảm dầu nhờn và giảm mụn đầu đen;

Có chế độ sinh hoạt khoa học:

Hạn chế đồ uống chứa nhiều chất đường, cồn, cafein,… vì chúng không chỉ gây hại cho gan mà còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Thay vào đó, mỗi người nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm rau quả tươi vào thực đơn, uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Đồng thời, cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng stress, lo lắng

0 0 Continue Reading →

Các vấn đề bạn cần biết về mụn nhọt

Bản chất của nhọt

Nhọt là một dạng nhiễm trùng da với xuất phát điểm từ lỗ chân lông hay tuyến dầu nhờn. Lúc bắt đầu, vùng da nhỏ nhiễm trùng bị đỏ và một u mụn cứng lớn dần. Sau 4 đến 7 ngày, dịch mủ hình thành dưới da.

Vị trí thường gặp nhất của nhọt là mặt, cổ, nách, vai và mông. Khi nhọt hình thành ngay mí mắt, nó được gọi là mụt lẹo. Nếu có nhiều nhọt tụ lại thành nhóm, dạng nhiễm trùng da này nguy hiểm hơn và được gọi là bệnh hậu bối (carbuncle)

Khi khởi phát, nhọt chỉ có kích thước bằng hạt đậu và màu đỏ. Khi có dịch mủ, nhọt lớn và đau hơn. Nền da quanh nhọt cũng chuyển sang màu đỏ và sưng. Đỉnh nhọt có đầu nhân mủ nhỏ màu vàng, trắng. Sau một thời gian, đầu nhân mủ này vỡ và dịch thoát ra ngoài. Một số người bệnh còn bị sốt và mệt toàn thân khi mắc bệnh hậu bối (nhọt cụm).

Hầu hết nhọt có tác nhân gây bệnh (tụ cầu khuẩn). Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt nhỏ hoặc lần mò vào lỗ chân lông theo sợi lông. Một số bệnh lý khiến người mắc có nguy cơ bị nhiễm trùng da cao hơn như:

  • Tiểu đường
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Phơi nhiễm với hóa chất độc hại làm tổn thương da
Các vấn đề bạn cần biết về mụn nhọt

Biến chứng của nhọt

Nhọt không có nhiều biến chứng, nhưng có trường hợp nhọt diễn tiến thành mụn nhọt tái phát. Đây là khi người bệnh bị mụn nhọt tái phát quá 3 lần trong một năm. Nhọt tái phát lan nhanh hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt với những thành viên trong gia đình. Nhọt tái phát hay xuất hiện ở nếp gấp da, như vùng da dưới vú, dưới nếp gấp bụng, dưới cánh tay và vùng bẹn. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được điều trị nhọt tái phát đúng cách.

Một số người mắc phải bệnh lý viêm tuyến mồ hôi mủ, có biểu hiện tương tự nhọt tái phát, nhưng đây là bệnh lý mãn tính nghiêm trọng hơn. Bệnh này thường gây sẹo xấu và nặng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng thứ phát do nhọt không quá phổ biến, nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, khi vi khuẩn xâm nhập vào máu. Tuy nhiên, nhiễm trùng máu không hay xảy ra và có thể phòng ngừa bằng cách áp dụng và tuân thủ điều trị.

Dưới đây là các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng mà người bệnh cần lưu ý:

  • Vùng da quanh nhọt bị nhiễm trùng, có màu đỏ, nóng, sưng và đau
  • Nhiều nhọt mọc lên quanh nhọt đầu tiên
  • Sốt
  • Sưng hạch Các vấn đề bạn cần biết về mụn nhọt

Nhọt thường không phải tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay nhưng nếu sức khoẻ của người bệnh đã tồn tại vấn đề, người bệnh bị sốt, rét run kèm với nhọt thì cần đến ngay phòng cấp cứu để xử trí kịp thời.

0 0 Continue Reading →

Mụn đầu trắng và những điều cần biết

Mụn đầu trắng là gì?

Trước tiên để biết được nguyên nhân hình thành mụn đầu trắng và cách điều trị hiệu quả, bạn cần hiểu rõ mụn đầu trắng là gì? Theo đó, mụn đầu trắng cũng là loại mụn trứng cá, chúng được hình thành khi các tế bào da chết lâu ngày cùng với lượng dầu tiết ra và các loại vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Vì thế mụn đầu trắng thường nằm bên dưới lỗ chân lông khép kín.

Lứa tuổi xuất hiện mụn đầu trắng thường là từ 14 -35 ở cả nam và nữ. Trong đó, phần lớn nữ giới có nguy cơ cao mắc mụn đầu trắng hơn, do chị em tiếp xúc và dùng nhiều mỹ phẩm có thành phần độc hại.

Mụn đầu trắng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ kéo dài dai dẳng và phát triển đến cả độ tuổi trưởng thành. Mụn đầu trắng và những điều cần biết

Những nguyên nhân hình thành mụn đầu trắng

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân hình thành mụn đầu trắng ở cả nam và nữ. Một vài nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những yếu tố sau:

Mụn đầu trắng do bít tắc lỗ chân lông

Bít tắc lỗ chân lông là nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn trứng cá, trong đó có mụn đầu trắng. Đặc biệt ở những giai đoạn như: tuổi dậy thì, mang thai, kinh nguyệt, mãn kinh thì da thường tăng lượng bã nhờn hay xuất hiện tình trạng đổ nhiều dầu, từ đó làm lỗ chân lông không được thông thoáng gây nên mụn đầu trắng.

Mụn đầu trắng hình thành có thể do sử dụng thuốc

Việc bạn sử dụng một vài loại thuốc cũng có thể làm tăng lượng hormone và là nguyên nhân gây nên mụn. Trong đó phổ biến nhất là các loại thuốc tránh thai.

Nguyên nhân đến từ di truyền

Nếu trong gia đình bạn có người từng bị mụn đầu trắng thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị loại mụn này. Bởi yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành mụn đầu trắng.

Mụn đầu trắng và những điều cần biết

 Dấu hiệu nhận biết mụn đầu trắng

Để có thể nhận biết mụn đầu trắng một cách đơn giản, tránh nhầm sang các dạng mụn khác, bạn có thể nhận diện qua những đặc điểm sau đây: Mụn đầu trắng và những điều cần biết

  • Vùng da mọc mụn đầu trắng không sưng đỏ mà những nốt mụn này thường hình tròn và có phần đầu trắng nhỏ nhô lên trên bề mặt da.
  • Mụn đầu trắng có thể mọc ở bất cứ đâu nhưng vị trí mụn dễ xuất hiện nhất thường là má, mũi, cằm và trán.
  • Mụn đầu trắng thường mọc lại thành từng cụm nhỏ trên da.

Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu trên đây để nhận biết mụn đầu trắng và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Cách điều trị mụn đầu trắng hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị mụn đầu trắng khác nhau, tùy thuộc vào kinh tế, nhu cầu và tình trạng mụn hiện tại mà bạn có thể lựa chọn một trong những cách phổ biến sau:

Điều trị mụn bằng tây y

Điều trị mụn đầu trắng bằng tây y vốn là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Bởi ưu điểm thường là nhanh, tiện, và hiệu quả cao.

Bạn có thể đến các phòng khám hay viện da liễu để bác sĩ kiểm tra và tư vấn về loại thuốc uống, bôi ngoài da. Một số thành phần có trong sản phẩm trị mụn đem lại hiệu quả cao như: benzoyl peroxide, axit salicylic, axit mandelic (AHA)…

Điều trị mụn bằng đông y

Sử dụng thuốc đông y trị mụn là phương pháp lành tính và có hiệu quả điều trị. Ưu điểm là trị được tận gốc nguyên nhân gây mụn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất chính là thời gian điều trị mụn lâu, vì thế bạn cần kiên trì để thấy được kết quả. Mụn đầu trắng và những điều cần biết

Bên cạnh đó các sản phẩm trị mụn bằng đông y hiện nay rất nhiều hàng kém chất lượng, giả, hàng nhái. Do đó, bạn nên lựa chọn những đơn vị bán hàng uy tín để mua.

Điều trị mụn bằng công nghệ cao

Với sự phát triển của ngành thẩm mỹ, hiện có rất nhiều công nghệ trị mụn hiệu quả để bạn chọn lựa. Ưu điểm dễ nhận thấy của việc áp dụng công nghệ vào điều trị mụn đó là hiệu quả nhanh, không để lại tổn thương trên bề mặt da, tuy nhiên hạn chế của phương pháp này chính là chi phí bỏ ra lớn.

Mụn đầu trắng và những điều cần biết

Những lưu ý khi điều trị mụn đầu trắng

Không tự ý nặn mụn

Nặn mụn trứng cá chỉ được coi như giải pháp tạm thời để loại bỏ nhân mụn, việc dùng tay nặn mụn sẽ khiến da mặt bị tổn thương và vi khuẩn dễ tấn công nên vết nặn mụn, từ đó khiến da trở nên tồi tệ hơn.

Tránh sử dụng những nguyên liệu có tính tẩy rửa mạnh

Nhiều người thường sử dụng chanh để đắp lên vết mụn hay dùng giấm táo bôi trực tiếp lên từng nốt mụn với hy vọng axit có thể phần nào giúp sát khuẩn vết mụn. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm, vì có thể khiến cho mụn bùng phát mạnh hơn và làn da dễ bị bắt nắng.

Xông hơi da mặt

Xông hơi da mặt chỉ thực sự tốt và cần thiết với những người có làn da khỏe, trong trường hợp da đang bị mụn việc xông hơi sẽ khiến da bị kích ứng, từ đó làm tình trạng mụn trở lên nặng hơn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân hình thành mụn đầu trắng và cách điều trị. Bạn có thể tham khảo, áp dụng theo để thấy được hiệu quả trong việc loại bỏ mụn đầu trắng.

0 0 Continue Reading →

Cách làm sạch – chăm sóc da hiệu quả

Da và mụn trứng cá

Mụn nhọt hay vết thâm thường xuất hiện ở trên mặt, cổ, ngực, lưng và vai – nơi có da có lượng dầu lớn. Thanh thiếu niên và thanh niên là nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mụn trứng cá nhưng tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả mọi người và mọi lứa tuổi.

Mụn đầu đen và mụn đầu trắng là hai loại mụn trứng cá. Khi viêm đi sâu vào da, các u nang hoặc sẩn có thể phát triển. Mụn trứng cá là mối quan tâm làm đẹp phổ biến đặc biệt là đối với những phụ nữ có sự thay đổi về mức độ hormone.

Vì vậy, để có một làn da khỏe mạnh không bị mụn, thì làm sạch da có thể là rất tốt cho mọi người nếu như tuân theo quy trình chăm sóc da đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp da gặp vấn đề nghiêm trọng về mụn thì hầu hết đều có phương pháp điều trị để kiểm soát được sự phát triển của mụn.

Cách làm sạch và chăm sóc da hiệu quả

Làm sạch da từng bước

Làm quá sức hay có trạng thái căng thẳng có thể gây kích ứng cho da và làm cho mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên làm sạch da bằng cách tẩy tế bào chết với các sản phẩm dạng hạt hoặc xà phòng có chứa một số thành phần hóa học có tác dụng tẩy rửa. Tuy nhiên, với những vùng da dễ bị mụn trứng cá thì cần phải sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ cùng với nước ấm để làm giảm kích ứng.

Cách làm sạch - chăm sóc da hiệu quả

Lựa chọn sản phẩm làm sạch da

Xà phòng hay sữa rửa mặt chứa dầu sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc gây ra mụn đầu đen, mụn trứng cá và mụn đầu trắng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm được dán nhãn “không dầu” hoặc “nonacnegenic”- có nghĩa là nó không gây ra mụn trứng cá hoặc “noncomedogenic”- có nghĩa là nó không làm bít lỗ chân lông.

Một số thành phần được khuyến nghị bởi các chuyên gia hay bác sĩ da liễu thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da chẳng hạn như: benzoyl peroxide và acid salicylic.

Sau khi rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt, bạn hãy sử dụng khăn mềm để thấm khô hoặc có thể vỗ nhẹ để da tự khô.

Chế độ ăn hợp lý cho làn da

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, để chăm sóc làn da khỏe mạnh thì việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày cũng khá quan trọng.

Như chúng ta được biết, một số người quan niệm rằng ăn đồ ngọt sẽ dễ gây ra mụn trứng cá. Bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy, khi ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nguy cơ hình thành mụn trứng cá sẽ tăng lên bằng cách tăng đột biến insulin là yếu tố dẫn đến viêm và bùng phát mụn. Ví dụ, một số thực phẩm có chỉ số đường huyết cao chẳng hạn như: bánh mì trắng, khoai tây sẽ có lượng đường cao hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như đậu lăng, các loại đậu, rau không chứa tinh bột. Cách làm sạch, chăm sóc da hiệu quả

Tránh sử dụng các mỹ phẩm có chứa dầu

Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa dầu và hóa chất tẩy rửa mạnh không chỉ là quy tắc cho lựa chọn sản phẩm sữa rửa mặt mà nó còn là quy tắc được áp dụng cho lựa chọn mỹ phẩm. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng kem nền và các sản phẩm khác có chứa dầu.

Bạn nên chọn kem nền và trang điểm dựa trên các chất khoáng thay thế. Những sản phẩm này có thể là dạng lỏng hoặc dạng nén, nhưng chúng có tác dụng dịu nhẹ với làn da.

Cách làm sạch - chăm sóc da hiệu quả

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, nếp nhăn và lão hoá sớm. Đặc biệt, nên cẩn thận khi tiếp xúc với tia cực tím trong quá trình đang sử dụng thuốc kê đơn có chứa retinoids hoặc các thuốc trị mụn khác. Bởi vì những loại thuốc này sẽ làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.

Để hạn chế được các tác động này, bạn nên sử dụng kem chống nắng và đội mũ rộng vành, kính râm, mặc quần áo bảo vệ. Cách làm sạch-chăm sóc da hiệu quả

Sử dụng kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ da giúp chống lại cả tia UVA và UVB gây hại từ mặt trời. Bạn hãy nhớ thoa kem chống nắng trước 15 phút khi đi ra ngoài. Và sau hai giờ thì cần bôi lại kem chống nắng để tiếp tục bảo vệ da. Trong trường hợp đi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều thì thời gian giữa hai lần thoa kem sẽ rút ngắn hơn.

Tránh sờ hay chạm tay lên mặt

Sờ hay chạm tay vào mặt là một thói quen xấu có ảnh hưởng không tốt đến da. Bởi vì, có thể trên tay có chứa vi khuẩn, bụi bẩn và dầu. Khi chạm tay lên mặt thì các chất bẩn hay vi khuẩn có thể nhiễm sang da mặt và kích hoạt mụn trứng cá phát triển.

Vì thế, bàn tay luôn được làm sạch nhiều lần trong ngày để tránh truyền các chất nhiễm bẩn sang mặt. Và có một điều bạn cần lưu ý khi thực hiện rửa mặt, thì trước đó bạn cũng cần phải vệ sinh bàn tay sạch sẽ rồi mới tiến hành.

Vệ sinh dụng cụ trang điểm

Dụng cụ trang điểm có thể chứa dầu, bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn góp phần gây ra mụn trứng cá. Vì vậy, bạn nên vệ sinh dụng cụ này thường xuyên để giảm nguy cơ gây mụn.

Giữ ẩm cho da

Nếu bị mụn trứng cá, bạn có thể sợ sử dụng kem dưỡng ẩm vì sợ sẽ kích hoạt thêm các mụn mới. Tuy nhiên, sự thật là giữ cho làn da được ẩm sẽ làm cho da khỏe hơn. Bởi vì, kem dưỡng ẩm giúp hydrat hoá làm mềm da và tạo ra một hàng rào ngăn ngừa sự mất nước từ bề mặt da.

Với những người dễ bị mụn trứng cá hay đã bị mụn trứng cá thì nên lựa chọn các sản phẩm kem dưỡng ẩm dịu nhẹ không gây kích ứng da. Cách làm sạch-chăm sóc da hiệu quả

Cách làm sạch - chăm sóc da hiệu quả

Không cậy hay nặn mụn

Cậy hoặc nặn mụn có thể truyền vi khuẩn vào sâu hơn trong da và gây tổn thương lớn cho da. Không những thế, nặn mụn còn để lại sẹo trên da.

Kiên trì khi điều trị mụn

Có rất nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, khi áp dụng một phương pháp bất kỳ bạn cần phải kiên trì thực hiện. Bởi quá trình điều trị cần phải có thời gian mới có thể nhận thấy hiệu quả.

Với những trường hợp mụn nhẹ có thể sử dụng thuốc không kê đơn cùng với quy trình chăm sóc da đúng cách. Còn với những trường hợp mụn trứng cá nghiêm trọng, thì cần được khám và điều trị bởi chuyên gia hay bác sĩ da liễu để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ da liễu có thể khuyến nghị cho bạn một số cách điều trị như laser, lột da bằng hoá chất hoặc điều trị tổn thương mụn nang bằng dẫn lưu và hút mụn.

0 0 Continue Reading →

Vì sao nang lông bị tắc nghẽn?

Nguyên nhân nào gây tắc nang lông?

Tắc nang lông có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Tuổi dậy thì hoặc ngày có kinh nguyệt khi thay đổi nội tiết tố khiến tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ. Nguy cơ tắc nang lông do nguyên nhân này ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới.
  • Người mắc bệnh viêm tuyến mồ hôi có thể có phản ứng miễn dịch quá mức với các tắc nghẽn nang lông.
  • Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng, 1⁄3 người mắc bệnh có yếu tố di truyền.

Bạn cần lưu ý, bít tắc nang lông hay tắc nghẽn tuyến mồ hôi không xảy ra do tắm rửa không sạch sẽ và cũng không mắc phải do bị lây bệnh từ người khác.

Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ tắc nang lông gồm có:

  • Hút thuốc
  • Thừa cân
  • Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc thấp
  • Đổ nhiều mồ hôi
0 0 Continue Reading →

Tổng quan về bệnh mụn trứng cá

Thế nào là mụn trứng cá?

Mụn trứng cá được biết đến là tình trạng viêm da mãn tính và có thể gây ra các đốm đỏ, mụn nhọt ở bất kì đâu trên cơ thể, đặc bei65t là trên mặt, vai, lưng, cổ, ngực và vùng cánh tay trên.

Tùy theo đặc điểm và mức độ của từng loại mụn, mụn trứng cá có thể bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn nhọt, mụn mủ, các nốt sần…

Bệnh mụn trứng cá xảy ra ở mọi độ tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì. Tuy không nguy hiểm, nhưng mụn trứng cá có thể để lại các vết thâm, sẹo trên da.

Theo thống kê, loại mụn này ảnh hưởng đến 75% người trong độ tuổi từ 11 đến 30 tuổi. Điều này được giải thích do ở độ tuổi này, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh gây bí bách da và dẫn đến viêm nhiễm do sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn…

Tổng quan về bệnh mụn trứng cá

Các loại mụn trứng cá phổ biến

Bệnh mụn trứng cá có thể được phân loại tùy theo kích thước, màu sắc và mức độ đau sưng của từng loại mụn. Trong đó, một số loại mụn sau đây xuất hiện tương đối rộng rãi:

  • Mụn đầu trắng: mụn dưới da, nhỏ và li ti.
  • Mụn đầu đen: rõ ràng hơn, xuất hiện trên bề mặt da và có màu đen. Đây là hệ quả của sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da.
  • Mụn mủ: xuất hiện rõ trên bề mặt da, có màu đỏ và có mủ trắng ở đầu. Loại mụn này thường sưng tấy và thường để lại thâm sau khi lấy nhân mụn.
  • Mụn hạch: nhìn rõ trên bề mặt da, thường có kích thướng lớn, cứng và gây đau, khó chịu.
  • U nang: xuất hiện rõ trên bề mặt da, mụn to, đau và nhiều mủ, có thể gây ra sẹo trên da khi lấy nhân mụn.
Tổng quan về bệnh mụn trứng cá

Những nguyên nhân gây ra bệnh mụn trứng cá

Về cơ chế gây mụn, các bác sĩ giải thích: trên da người có lỗ chân lông kết nối với tuyến dầu dưới da. Các tuyến này sản xuất chất lỏng gọi là bã nhờn. Bã nhờn có thể mang các tế bào da chết thông qua các nang lên bề mặt da.

Tuy nhiên, khi những nang này bị tắc nghẽn, dầu nhờn cũng tích tụ lại dưới da. Khi đó, các tế bào da chết, bã nhờn… sẽ tích tụ và kết lại với nhau. Lâu ngày, vị trí này có thể bị vi khuẩn xâm nhiễm, gây sưng và dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá. Tổng quan về bệnh mụn trứng cá

Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra mụn trứng cá có tên là Propionibacterium acnes (P. acnes). Đây là vi khuẩn sống kí sinh trên da và là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra mụn.

Một số yếu tố sau có thể kích thích sự tắc nghẽn trên:

Yếu tố nội tiết

Một loạt các yếu tố nội tiết có thể kích thích sự phát triển của mụn trứng cá, trong đó, nguyên nhân chính là sự gia tăng nồng độ Androgen.

Androgen là một loại hormone có sự gia tăng cao ở độ tuổi vị thành niên. Ở phụ nữ, Androgen sẽ được chuyển đổi thành Estrogen khi đến tuổi dậy thì.

Khi nồng độ androgen này tăng cao, các tuyến dầu dưới da cũng phát triển mạnh mẽ và mở rộng, tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Khi lượng bã nhờn được sản xuất quá mức, chúng sẽ phá vỡ các thành tế bào trong lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Các tác nhân khác

Ngoài ra, rất nhiều tác nhân khác bao gồm:

  • Mỹ phẩm.
  • Căng thẳng về tinh thần, về công việc…
  • Mệt mỏi kéo dài, thường xuyên thức khuya.
  • Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột, nhiều đường cũng có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, uống quá nhiều sữa bò và sản phẩm từ sữa cũng có tác động tương tự.
  • Uống rượu bia, thuốc lá.
  • Trang điểm nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc thời gian dài.
Tổng quan về bệnh mụn trứng cá

Một số mẹo phòng tránh

Mụn trứng cá là một trong những tình trạng viêm da rất dễ hình thành và tái phát nhiều lần, rất khó để đẩy lùi hoàn toàn chúng. Các chuyên gia da liễu đã tổng hợp và đưa ra một số lời khuyên để phòng tránh sự phát triển của tình trạng này, bao gồm: Tổng quan về bệnh mụn trứng cá

  • Rửa mặt với tần suất vừa đủ. Không nên rửa với xà phòng, sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày. Điều này sẽ làm mất cân bằng pH trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không chà xát da tại các vị trí đang nổi mụn, điều này sẽ khiến nhiễm trùng bị đẩy vào sâu trong da hơn, gây, tắc nghẽn, sưng đỏ và viêm đau nghiêm trọng.
  • Tránh chạm vào mặt một cách tối đa.
  • Giữ điện thoại cách xa mặt khi nói chuyện điện thoại, vì trên điện thoại có khả năng chứa vi khuẩn.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi thoa kem, tẩy tế bào chết hoặc trang điểm.
  • Đối với mụn ở lưng, vai hoặc ngực, nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát khi ở nhà, hạn chế ra ngoài.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì nó có thể kích thích da sản xuất nhiều bã nhờn hơn và khiến mụn hình thành.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng… vì đây cũng là nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá.
Tổng quan về bệnh mụn trứng cá
Thường xuyên rửa tay ngăn ngừa mụn trứng cá

Mụn trứng cá tuy không phải là tình trạng quá nguy hiểm, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi bị mụn trứng cá, bệnh nhân nên được khám da liễu và có biện pháp điều trị – phòng ngừa phù hợp theo từng loại mụn.

0 0 Continue Reading →

Bệnh hậu bối và những điều cần lưu ý

Bệnh hậu bối là bệnh gì?

Bệnh hậu bối (Carbuncle) là bệnh lý gây ra một nhóm nhọt đỏ, sưng và gây đau. Bên cạnh đó, nhóm nhọt này còn được gắn kết với nhau dưới da, có thể chứa đầy mủ và có quá trình hoại tử phần mềm tổ chức dưới da. Đây là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh. Vị trí hay gặp bệnh hậu bối là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và ở chân, tay.

Ở Việt Nam, bệnh hậu bối còn được gọi là “cụm nhọt tổ ong” hay “nhọt gương sen” do hình ảnh tổn thương của bệnh gây ra khi vỡ mủ sẽ có tình trạng lỗ chỗ giống như tổ ong hoặc như gương sen đã lấy hết hạt sen.

Nguyên nhân gây bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối thường phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Những người có vùng da hoại tử, da chết hoặc da bị tổn thương sẽ giúp vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng hậu bối chứa đầy dịch, mủ và mô chết.

Ngoài ra, những bộ phận ẩm ướt của cơ thể như: mũi, miệng, họng, đùi, nách… dễ bị nhiễm trùng hơn so với các khu vực khác vì vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển mạnh ở những khu vực này. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh hậu bối bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu;
  • Viêm da;
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận;
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan;
  • Người cao tuổi;
  • Hành động cạo râu và các hoạt động khác làm tổn đến thương da.
Bệnh viêm gan B

Triệu chứng của bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối và những điều cần lưu ý

Hậu bối xuất hiện ban đầu với triệu chứng là một đám mảng đỏ có đường kính rất khác nhau, các mảng có thể dao động từ 5 – 10 – 20cm, kèm theo các biểu như: viêm đỏ, sưng tấy, các nốt gồ cao, đau.

Sau 2 ngày đến 3 ngày mắc bệnh, các tổn thương sẽ lan rộng, hóa mủ và tạo thành những ổ áp xe, ở giữa ổ hình thành ngòi mủ màu trắng hoặc màu vàng. Sau đó chúng có thể vỡ ra, chảy dịch màu trắng hoặc dịch có màu hồng kem, lâu ngày sẽ tiến triển hoại tử tổ chức dưới da, gây ra các tổn thương lõm sâu khoảng 0.5 – 1cm. Ngoài ra, người mắc bệnh hậu bối còn kèm theo triệu chứng đau nhức (đặc biệt là khi nhọt khu trú ở vùng mũi, vành tai), sốt, mệt mỏi…

Bệnh hậu bối có nguy hiểm không?

Hậu bối là căn bệnh không thể tự khỏi theo cách thay băng gạc thông thường hoặc tự uống thuốc mà cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh hậu bối rất khác với các nốt nhọt bọc (thường chỉ là tổn thương rất nông và là một khối mủ có thể trích đơn giản), hậu bối đòi hỏi người bệnh phải phẫu thuật để mở rộng và lấy tổ chức hoại tử bên dưới da thì mới điều trị khỏi bệnh.

Cảnh giác với các biến chứng thường gặp của bệnh hậu bối:

  • Nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở người suy dinh dưỡng. Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng quá mức của cơ thể và là tình trạng cấp cứu y tế, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Triệu chứng nhiễm trùng huyết bao gồm: ớn lạnh, sốt cao, nhịp tim nhanh và cảm giác bị bệnh nặng…
nhiễm trùng huyết
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh hậu bối là gây nhiễm trùng huyết
  • Nhọt mọc ở vị trí môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm trùng huyết;
  • Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin cần điều trị bằng kháng sinh mạnh theo toa của bác sĩ nếu các tổn thương không được dẫn lưu đúng cách;
  • Vi khuẩn từ nhọt xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng ở các bộ phận khác như: phổi, xương, khớp, tim, máu và ở hệ thần kinh trung ương.

 Khi nào cần đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh?Bệnh hậu bối và những điều cần lưu ý

Bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu:

  • Có nhiều hơn một hậu bối tại một thời điểm;
  • Các hậu bối mọc trên mặt;
  • Tình trạng da xấu đi nhanh chóng hoặc gây ra cảm giác cực kỳ đau đớn;
  • Nhọt là nguyên nhân gây sốt có đường kính hơn 5cm;
  • Các tổn thương da không thể chữa lành trong 2 tuần và tiến triển nặng hơn.
Bệnh hậu bối

Điều trị bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối có thể để lại biến chứng nguy hiểm, vì thế việc tuân thủ chỉ định điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa là việc làm cần thiết.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh;
  • Thuốc giảm đau;
  • Vệ sinh, chăm sóc vết thương hàng ngày;
  • Tháo mủ bằng dao hoặc kim;
  • Phẫu thuật để điều trị các hậu bối sâu hoặc lớn.

Theo đó, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Tránh sờ, bóp hoặc kích thích nhọt sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng và sẹo.
  • Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào nhọt
  • Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm nào đã chạm vào nhọt
  • Tránh dùng chung giường, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân với người lành để tránh lây lan.

Bệnh hậu bối không tự khỏi mà cần điều trị chuyên sâu. Khi tổn thương đã có mủ bắt buộc người bệnh phải nhập viện phẫu thuật để lấy tổ chức hoại tử. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc bệnh hậu bối, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Bạn nên có một chế độ chăm sóc da phù hợp để phòng tránh vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Sử dụng gel tẩy tế bào chết để loại loại bỏ tế chết gây tắt nghẻn nang lông. Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng mỹ phẩm tắm dành cho da để cải thiện tình trạng da.

0 0 Continue Reading →

Các nguyên nhân và triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn

Bệnh viêm da tiết bã nhờn là gì?

Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ. Đây là một bệnh viêm da mạn tính thường gặp với hình ảnh đặc trưng là mảng hồng ban tróc vảy vùng tiết bã (nếp mũi má, chân mày, mang tai, trước ngực, da đầu). Cụ thể hơn, viêm da tiết bã làm cho da khô và bong ra, làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô.

Ở trẻ em, bệnh này có tên theo dân gian là bệnh “cứt trâu”. Bệnh này không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Viêm da tiết bã thường tồn tại khá lâu và cần điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã nhờn

Các nguyên nhân và triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn

Bệnh viêm da tiết bã nhờn xảy ra khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn, dẫn đến sự bong tróc các tế bào lớp sừng nhanh hơn khiến chúng kết dính lại với nhau tạo thành vảy có thể nhìn thấy được.

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, có thể giải thích rằng hiện tượng tăng tiết chất bã hay nhờn trên da chính là nguyên nhân khiến da bị viêm. Bên cạnh đó, các loại nấm hay vi khuẩn như: nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P. Acne đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh ở vùng da đầu. Các nguyên nhân và triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn

Bệnh có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Do tình trạng da bị nhờn, tiết dầu nhiều: Có mối quan hệ giữa viêm da tiết bã và lượng chất bã, thể hiện rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người trẻ (do hoạt động tuyến bã gia tăng mạnh), vị trí phân bố sang thương là vùng tiết bã nhờn.
  • Hormon cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh: Viêm da tiết bã thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, điều này chứng tỏ có sự ảnh hưởng của androgen lên đơn vị nang lông tiết bã.
  • Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh: Nếu trong gia đình có người bị bệnh viêm da tiết bã hay vảy nến thì khả năng thế hệ sau bị bệnh này là rất cao…

Các yếu tố thúc đẩy viêm da tiết bã:

  • Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, bệnh Parkinson, bệnh tâm thần
  • Thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống rượu , cơ thể mệt mỏi, béo phì, suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng nhận biết

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh xảy ra từ từ, không diễn biến một cách đột ngột. Thông thường bệnh nhân không cảm thấy ngứa nhưng cũng có một số trường hợp bị ngứa ngáy, khó chịu mức độ nhẹ hoặc vừa. Khi thời tiết nóng, ra mồ hôi thì cơn ngứa có thể tăng lên.

Ở các vùng có lông như: đầu, lông mày, lông mi, râu… hay thấy vảy da dính màu trắng. Ở mặt có các thương tổn như: hai má hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi, giữa hai lông mày có lớp da màu đỏ, có vảy da. Các nếp gấp lớn như nách, bẹn, kẽ mông, nếp dưới vú, rốn… thường có ranh giới rõ, màu đỏ sẫm, da chợt, nứt kẽ và có thể tiết dịch khi bệnh nặng hoặc bị cọ xát nhiều.

Chẩn đoán bệnh viêm da tiết bã nhờn

Bệnh viêm da dầu khá dễ chẩn đoán nhưng một số trường hợp có thể nhầm với bệnh vảy nến hoặc là khởi đầu của vảy nến. Bệnh cũng có thể nhầm với nấm nông da, nấm Candida kẽ, lupus đỏ bán cấp và một số bệnh da khác. Một điều đáng quan tâm là người bệnh thấy da bị đỏ, bong vảy da nhiều và chữa lâu khỏi nên cứ cho rằng mắc nấm ngoài da, không tin tưởng điều trị và đi chữa nhiều nơi theo sự mách bảo, hậu quả là bôi quá nhiều loại thuốc và bệnh trở nên khó chữa.

Bạn có thể sử dụng nhiều sản phẩm giúp điều tiết bã nhỡn mang đến một làn da đẹp. Trên thị trường có nhiều sản phẩm mỹ phẩm trôi nổi

0 0 Continue Reading →

Bệnh hậu bối và những điều cần lưu ý

Bệnh hậu bối là bệnh gì?

Bệnh hậu bối (Carbuncle) là bệnh lý gây ra một nhóm nhọt đỏ, sưng và gây đau. Bên cạnh đó, nhóm nhọt này còn được gắn kết với nhau dưới da, có thể chứa đầy mủ và có quá trình hoại tử phần mềm tổ chức dưới da. Đây là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh. Vị trí hay gặp bệnh hậu bối là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và ở chân, tay.

Ở Việt Nam, bệnh hậu bối còn được gọi là “cụm nhọt tổ ong” hay “nhọt gương sen” do hình ảnh tổn thương của bệnh gây ra khi vỡ mủ sẽ có tình trạng lỗ chỗ giống như tổ ong hoặc như gương sen đã lấy hết hạt sen.

Nguyên nhân gây bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối thường phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Những người có vùng da hoại tử, da chết hoặc da bị tổn thương sẽ giúp vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng hậu bối chứa đầy dịch, mủ và mô chết.

Ngoài ra, những bộ phận ẩm ướt của cơ thể như: mũi, miệng, họng, đùi, nách… dễ bị nhiễm trùng hơn so với các khu vực khác vì vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển mạnh ở những khu vực này. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh hậu bối bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu;
  • Viêm da;
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận;
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan;
  • Người cao tuổi;
  • Hành động cạo râu và các hoạt động khác làm tổn đến thương da.
Bệnh viêm gan B

Triệu chứng của bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối và những điều cần lưu ý

Hậu bối xuất hiện ban đầu với triệu chứng là một đám mảng đỏ có đường kính rất khác nhau, các mảng có thể dao động từ 5 – 10 – 20cm, kèm theo các biểu như: viêm đỏ, sưng tấy, các nốt gồ cao, đau.

Sau 2 ngày đến 3 ngày mắc bệnh, các tổn thương sẽ lan rộng, hóa mủ và tạo thành những ổ áp xe, ở giữa ổ hình thành ngòi mủ màu trắng hoặc màu vàng. Sau đó chúng có thể vỡ ra, chảy dịch màu trắng hoặc dịch có màu hồng kem, lâu ngày sẽ tiến triển hoại tử tổ chức dưới da, gây ra các tổn thương lõm sâu khoảng 0.5 – 1cm. Ngoài ra, người mắc bệnh hậu bối còn kèm theo triệu chứng đau nhức (đặc biệt là khi nhọt khu trú ở vùng mũi, vành tai), sốt, mệt mỏi…

Bệnh hậu bối có nguy hiểm không?

Hậu bối là căn bệnh không thể tự khỏi theo cách thay băng gạc thông thường hoặc tự uống thuốc mà cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh hậu bối rất khác với các nốt nhọt bọc (thường chỉ là tổn thương rất nông và là một khối mủ có thể trích đơn giản), hậu bối đòi hỏi người bệnh phải phẫu thuật để mở rộng và lấy tổ chức hoại tử bên dưới da thì mới điều trị khỏi bệnh.

Cảnh giác với các biến chứng thường gặp của bệnh hậu bối:

  • Nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở người suy dinh dưỡng. Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng quá mức của cơ thể và là tình trạng cấp cứu y tế, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Triệu chứng nhiễm trùng huyết bao gồm: ớn lạnh, sốt cao, nhịp tim nhanh và cảm giác bị bệnh nặng…
nhiễm trùng huyết
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh hậu bối là gây nhiễm trùng huyết
  • Nhọt mọc ở vị trí môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm trùng huyết;
  • Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin cần điều trị bằng kháng sinh mạnh theo toa của bác sĩ nếu các tổn thương không được dẫn lưu đúng cách;
  • Vi khuẩn từ nhọt xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng ở các bộ phận khác như: phổi, xương, khớp, tim, máu và ở hệ thần kinh trung ương.

 Khi nào cần đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh?Bệnh hậu bối và những điều cần lưu ý

Bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu:

  • Có nhiều hơn một hậu bối tại một thời điểm;
  • Các hậu bối mọc trên mặt;
  • Tình trạng da xấu đi nhanh chóng hoặc gây ra cảm giác cực kỳ đau đớn;
  • Nhọt là nguyên nhân gây sốt có đường kính hơn 5cm;
  • Các tổn thương da không thể chữa lành trong 2 tuần và tiến triển nặng hơn.
Bệnh hậu bối

Điều trị bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối có thể để lại biến chứng nguy hiểm, vì thế việc tuân thủ chỉ định điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa là việc làm cần thiết.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh;
  • Thuốc giảm đau;
  • Vệ sinh, chăm sóc vết thương hàng ngày;
  • Tháo mủ bằng dao hoặc kim;
  • Phẫu thuật để điều trị các hậu bối sâu hoặc lớn.

Theo đó, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Tránh sờ, bóp hoặc kích thích nhọt sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng và sẹo.
  • Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào nhọt
  • Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm nào đã chạm vào nhọt
  • Tránh dùng chung giường, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân với người lành để tránh lây lan.

Bệnh hậu bối không tự khỏi mà cần điều trị chuyên sâu. Khi tổn thương đã có mủ bắt buộc người bệnh phải nhập viện phẫu thuật để lấy tổ chức hoại tử. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc bệnh hậu bối, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Bạn nên có một chế độ chăm sóc da phù hợp để phòng tránh vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Sử dụng gel tẩy tế bào chết để loại loại bỏ tế chết gây tắt nghẻn nang lông. Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng mỹ phẩm tắm dành cho da để cải thiện tình trạng da.

Trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da tuy nhiên bạn nên lựa chọn sản phẩm uy tín và chất lượng để không bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm kém chất lượng.

0 0 Continue Reading →

Các nguyên nhân và triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn

Bệnh viêm da tiết bã nhờn là gì?

Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ. Đây là một bệnh viêm da mạn tính thường gặp với hình ảnh đặc trưng là mảng hồng ban tróc vảy vùng tiết bã (nếp mũi má, chân mày, mang tai, trước ngực, da đầu). Cụ thể hơn, viêm da tiết bã làm cho da khô và bong ra, làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô.

Ở trẻ em, bệnh này có tên theo dân gian là bệnh “cứt trâu”. Bệnh này không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Viêm da tiết bã thường tồn tại khá lâu và cần điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã nhờn

Các nguyên nhân và triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn

Bệnh viêm da tiết bã nhờn xảy ra khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn, dẫn đến sự bong tróc các tế bào lớp sừng nhanh hơn khiến chúng kết dính lại với nhau tạo thành vảy có thể nhìn thấy được.

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, có thể giải thích rằng hiện tượng tăng tiết chất bã hay nhờn trên da chính là nguyên nhân khiến da bị viêm. Bên cạnh đó, các loại nấm hay vi khuẩn như: nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P. Acne đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh ở vùng da đầu. Các nguyên nhân và triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn

Bệnh có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Do tình trạng da bị nhờn, tiết dầu nhiều: Có mối quan hệ giữa viêm da tiết bã và lượng chất bã, thể hiện rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người trẻ (do hoạt động tuyến bã gia tăng mạnh), vị trí phân bố sang thương là vùng tiết bã nhờn.
  • Hormon cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh: Viêm da tiết bã thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, điều này chứng tỏ có sự ảnh hưởng của androgen lên đơn vị nang lông tiết bã.
  • Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh: Nếu trong gia đình có người bị bệnh viêm da tiết bã hay vảy nến thì khả năng thế hệ sau bị bệnh này là rất cao…

Các yếu tố thúc đẩy viêm da tiết bã:

  • Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, bệnh Parkinson, bệnh tâm thần
  • Thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống rượu , cơ thể mệt mỏi, béo phì, suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng nhận biết

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh xảy ra từ từ, không diễn biến một cách đột ngột. Thông thường bệnh nhân không cảm thấy ngứa nhưng cũng có một số trường hợp bị ngứa ngáy, khó chịu mức độ nhẹ hoặc vừa. Khi thời tiết nóng, ra mồ hôi thì cơn ngứa có thể tăng lên.

Ở các vùng có lông như: đầu, lông mày, lông mi, râu… hay thấy vảy da dính màu trắng. Ở mặt có các thương tổn như: hai má hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi, giữa hai lông mày có lớp da màu đỏ, có vảy da. Các nếp gấp lớn như nách, bẹn, kẽ mông, nếp dưới vú, rốn… thường có ranh giới rõ, màu đỏ sẫm, da chợt, nứt kẽ và có thể tiết dịch khi bệnh nặng hoặc bị cọ xát nhiều.

Chẩn đoán bệnh viêm da tiết bã nhờn

Bệnh viêm da dầu khá dễ chẩn đoán nhưng một số trường hợp có thể nhầm với bệnh vảy nến hoặc là khởi đầu của vảy nến. Bệnh cũng có thể nhầm với nấm nông da, nấm Candida kẽ, lupus đỏ bán cấp và một số bệnh da khác. Một điều đáng quan tâm là người bệnh thấy da bị đỏ, bong vảy da nhiều và chữa lâu khỏi nên cứ cho rằng mắc nấm ngoài da, không tin tưởng điều trị và đi chữa nhiều nơi theo sự mách bảo, hậu quả là bôi quá nhiều loại thuốc và bệnh trở nên khó chữa.

Bạn có thể sử dụng nhiều sản phẩm giúp điều tiết bã nhỡn mang đến một làn da đẹp. Trên thị trường có nhiều sản phẩm mỹ phẩm trôi nổi

0 0 Continue Reading →

YOUR SHOPPING BAG