Mọt nhọt là bệnh như thế nào?
Mụn nhọt là bệnh da liễu có tính phổ biến. Tuy nhiên, trước hết chúng ta cần khẳng định mụn nhọt không phải là mụn trứng cá. Mức độ nguy hiểm của mụn nhọt cao hơn trứng cá rất nhiều bởi bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Mụn nhọt là chỉ tình trạng da nổi mụn ở dưới da với các dấu hiệu nhiễm trùng gồm sưng đau khó chịu. Bên trong mụn nhọt có chứa dịch mủ. Mụn nhọt xuất hiện với số lượng không nhiều nhưng lại có kích thước lớn. Kích thước các mụn lớn hơn theo thời gian và có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào.
Mụn nhọt xuất hiện ở mọi vùng da. Đó có thể là các nốt mụn đơn lẻ hoặc cũng có thể là sự tập hợp của nhiều nốt mụn. Khi này, chúng ta sẽ có một cụm mụn nhọt. Do đặc tính chứa dịch mủ bên trong nên mụn nhọt có khả năng gây nhiễm trùng da cao hơn các dạng mụn thông thường. Từ đó sẽ gây ra những tác động đến sức khỏe và cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt gồm những gì?
Không phải tất cả các mụn xuất hiện trên da đều được xác định là mụn nhọt. Nếu bị nổi nhọt, bạn sẽ thấy những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Có các nốt sưng đỏ, đau, ban đầu có kích thước nhỏ và tăng dần. Kích thước nhọt lớn có thể đạt đến 5cm.
- Xung quanh các nhọt thường có đường viền màu đỏ và có hiện tượng phù nề vùng da lân cận
- Bên trong các mụn nhọt chứa nhiều dịch, đó chính là mủ. Khi mụn nhọt “chín” sẽ quan sát thấy nốt mụn có màu trắng.
- Theo thời gian, các mụn nhọt sẽ bị vỡ ra và khi này dịch sẽ chảy ra ngoài, tổn thương hở trên da được hình thành. Da có nguy cơ bị sẹo và thường là sẹo lõm…
Các dấu hiệu mụn nhọt dễ dàng xuất hiện ở những vị trí da nhiều mồ hôi trên cơ thể hoặc những vùng da thường xuyên bị cọ sát. Thường gặp ở mông, đùi, lưng, mặt, sau cổ, nách… Do mụn gây đau và tăng kích thước nhanh nên sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây mụn nhọt đáng chú ý
Tụ cầu khuẩn chính là tác nhân gây ra mụn nhọt. Vi khuẩn có tên khoa học là Staphylococcus aureus thường được tìm thấy trên da và bên trong mũi. Khi vi khuẩn phát triển dưới da sẽ gây tình trạng tích dịch mủ, dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
Mọt nhọt có thể ảnh hưởng đến cả vùng da khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trên da của bạn có tổn thương gồm mụn trứng cá, trầy xước, đứt tay hay bị côn trùng cắn thì nguy cơ xuất hiện mụn nhọt sẽ cao hơn.
Người có hệ miễn dịch yếu thường sẽ dễ bị vi khuẩn “hỏi thăm” hơn. Đây chính là những đối tượng dễ mắc mụn nhọt. Trong đó, trẻ nhỏ là nhóm người bị ảnh hưởng bởi mụn nhọt nhiều nhất và cũng có nguy cơ biến chứng cao nhất. Nguy hiểm nhất là khi vi khuẩn từ các nốt nhọt tấn công vào bạch huyết gây nhiễm trùng máu.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt gồm:
- Tiếp xúc gần với người nhiễm tụ cầu khuẩn (staphylococcus) mà trên cơ thể đang có vết thương hở hoặc đang có hệ miễn dịch suy yếu.
- Có bệnh đái tháo đường sẽ khó chống lại tình trạng nhiễm trùng. Nốt mụn nhọt sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng hơn và lâu lành hơn.
- Mụn nhọt sẽ phát triển mạnh hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể liên quan đến các điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.
- Các vấn đề da liễu làm cho hàng rào bảo vệ da suy yếu, như mụn trứng cá, chàm… cũng làm tăng nguy cơ bị mắc mụn nhọt…
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi nào?
Nếu da bạn bị nổi mụn, bạn có thể dành 24-48h đồng hồ để theo dõi. Nếu trong thời gian này, các nốt mụn phát triển theo hướng nghiêm trọng hơn bạn sẽ cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để có sự hỗ trợ trực tiếp.
Thăm khám với các trường hợp sau:
- Mụn nhọt nổi trên mặt với dấu hiệu sưng phù gây cản trở tầm nhìn.
- Mụn phát triển nhanh kèm theo dấu hiệu đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Khi bị mụn nhọt có dấu hiệu sốt cao bất thường. Đây là triệu chứng cảnh báo nhiễm trùng, rất nguy hiểm.
- Mụn nhọt không lành lại sau hơn 2 tuần. Hoặc đã lành nhưng lại nhanh chóng tái phát, khó điều trị.
Chẩn đoán mụn nhọt bằng cách nào?
Chú ý, các dấu hiệu nổi mụn nhọt trên da có thể sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh về da khác. Do đó, người bệnh không tự ý xử lý, nặn mụn tại nhà để tránh nhiễm trùng da ngày càng trầm trọng hơn. Điều này cũng giúp chúng ta tránh khỏi tình trạng sẹo xấu.
Để chẩn đoán mụn nhọt, bác sĩ sẽ quan sát nốt mụn. Dựa theo các triệu chứng để đưa ra kết luận chính xác. Tuy nhiên, với tình trạng nghi nhiễm trùng việc làm xét nghiệm sẽ là cần thiết. Lúc này, bác sĩ sẽ lấy dịch từ trong nốt nhọt để làm kiểm tra và đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp nhất.
Việc làm xét nghiệm cũng sẽ giúp chúng ta có kế hoạch điều trị kháng sinh an toàn. Bởi lẽ, có một số loại vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh thông thường, cần tới một loại kháng sinh đặc hiệu để có thể kiểm soát và loại bỏ.
Các cách điều trị mụn nhọt an toàn và hiệu quả
Với các nốt mọc nhọt nhỏ, khả năng tự khỏi là có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta cần quản lý tốt da để tránh nhiễm trùng. Không cố nặn, bóp mụn nhọt để đẩy dịch mủ ra ngoài. Người bệnh cũng có thể thực hiện chườm ấm nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10 phút để giảm tình trạng sưng đau.
Tuỳ theo từng tình trạng mụn nhọt nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị như sau:
Sử dụng kháng sinh
Kết hợp kháng sinh đường uống và đường bôi. Trong đó, có thể sử phải dùng đến kháng sinh đặc hiệu và kháng sinh loại mạnh. Thuốc kháng sinh sẽ giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc ngăn ngừa tái phát. Lưu ý, bạn cần uống thuốc đủ liều, đúng theo đơn của bác sĩ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, giảm sưng cho bệnh nhân sử dụng. Nếu không đau quá nhiều bạn không nên sử dụng thuốc này để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Rạch và dẫn lưu dịch mủ
Để hỗ trợ điều trị mụn nhọt hiệu quả, nhân viên y tế có thể tác động để lấy hết dịch mủ ra ngoài bằng cách rạch một đường nhỏ trên bề mặt nó. Sau đó, vị trí này được băng gạc vô trùng cẩn thận để thấm hết dịch mủ còn sót lại bên trong và ngăn ngừa nhiễm trùng từ bên ngoài.
Tuy nhiên, bạn không nên làm điều này tại nhà. Bởi nếu không đảm bảo các yếu tố vô trùng, vô khuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến da. Bên cạnh đó, không phải mụn nhọt nào cũng cần thực hiện dẫn lưu mủ…