Chốc lở là bệnh gì? 

Chốc lở hoặc chốc lây là bệnh về có khả năng lây nhiễm. Bệnh do một số loại vi khuẩn gây ra và biểu hiện ra những tổn thương ở da. Ai cũng có thể bị mắc bệnh chốc lở, tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non và mẫu giáo.

Chốc lở thường được khởi phát từ những vết thương nhỏ trên da. Đó có thể là một vết đứt tay, nốt côn trùng cắn hoặc những vùng da bị rạn. Cũng có trường hợp chốc lở hình thành tại các vùng da khỏe mạnh. Bệnh có dấu hiệu khá giống với nhiều bệnh da liễu khác nên việc nhận biết không phải là điều dễ dàng.

Các bác sĩ cho biết, bệnh chốc lở không quá nguy hiểm. Khả năng điều trị khỏi là rất cao và không làm ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên bệnh cũng có thể lây lan sang các vùng da khác hoặc lây nhiễm trong cộng đồng. Ở các trường học, nếu không đảm bảo điều kiện về sinh tốt thì chốc lở có thể phát triển thành dịch.

Bệnh chốc lở: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Chốc lở thường xuất hiện ở đâu?

Như đã chia sẻ ở trên, các dấu hiệu mắc chốc lở có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường là đối tượng có yếu tố nguy cơ cao nhất. Đặc biệt là những trẻ có điều kiện sinh hoạt không được an toàn, không đảm bảo vệ sinh thân thể.

Chốc lở có khả năng ảnh hưởng đến tất cả các vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn sẽ là mặt, vùng da quanh mũi miệng và tay chân. Vi khuẩn gây bệnh lan theo dịch tiết của tổn thương, kéo theo đó là sự lan rộng của các dấu hiệu chốc lở.

Vi khuẩn chốc lở phát triển mạnh mẽ hơn ở điều kiện thời tiết nắng nóng. Do đó, mùa hè thường là thời điểm gia tăng số ca bệnh. Ở Việt Nam, bệnh chốc lở phát triển vào mùa Hè. Trên thế giới, chốc lở thường xuất hiện ở các quốc gia kém phát triển và đang phát triển do điều kiện vệ sinh chưa thực sự tốt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở là gì?

Bệnh chốc lở không bọng nước

Dạng chốc lở này do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra và cũng là dạng chốc lở phổ biến nhất, chiếm tới hơn 70% các ca bệnh được phát hiện và điều trị (số liệu năm 2014). Dấu hiệu nhận biết chốc lở không bọng nước như sau:

  • Vùng da bị chốc lở có bắt đầu bị đỏ bất thường và có dấu hiệu bị ngứa. Thường tập trung ở miệng và cánh mũi.
  • Các vết loét da được hình thành và sẽ khiến cho vùng da đó bị đỏ, dấu hiệu kích ứng ngày càng trầm trọng hơn.
  • Lớp vỏ màu vàng nâu hình thành trên bề mặt da và sẽ tự động bong mà không để lại sẹo xấu.

Bệnh chốc da có bọng nước

Chốc lở có bọng nước có liên quan đến hoạt động của vi khuẩn Staphylococcus aureus. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến vùng da đầu với dấu hiệu đặc trưng là sự xuất hiện của các mụn nước kích thước lớn nhỏ khác nhau. Bên trong mụn nước chứa rất nhiều dịch tiết trong suốt. Nếu bị nhiễm khuẩn dịch sẽ chuyển sang màu đục, xuất hiện mủ.

  • Ban đầu các mụn nước sẽ xuất hiện trên da và không có đường viền đỏ xung quanh.
  • Sau một thời gian, bọng nước sẽ mềm và tự vỡ mà không cần có sự tác động.
  • Tổn thương da sẽ nhanh chóng đóng vảy và tự bong sau vài ngày mà không để lại sẹo.

Bệnh chốc lở Ecthyma

Đây là dạng bệnh chốc lở nguy hiểm hơn nhưng lại ít được phát hiện. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nắm bắt các dấu hiệu của bệnh để phòng tránh một cách hiệu quả nhất.

Bệnh chốc lở: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Chốc lở Ecthyma xảy ra khi chúng ta không điều trị sớm các dấu hiệu của bệnh. Khi này, vi khuẩn sẽ đi sâu vào da và tạo ra những nhiễm trùng nặng hơn, tạo thành các mụn nước lớn và cảm giác đau đớn khó chịu. Vùng da bị ảnh hưởng có thể là mông, đùi chân, mắt cá chân và bàn chân.

Tổn thương liên quan đến chốc lở thường phức tạp hơn và thường chậm lành hơn các dạng bệnh khác. Khi tổn thương da đã lành có khả năng để lại sẹo xấu, làm mất thẩm mỹ da…

Do bệnh chốc lở có nhiều dạng bệnh khác nhau nên người bệnh cần chủ động thăm khám để có hướng điều trị phù hợp nhất. Hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa trong các trường hợp sau:

  • Trên da xuất hiện các vết loét đỏ
  • Mụn nước hình thành và bị rỉ dịch
  • Tổn thương lan rộng và khó kiểm soát
  • Đau, khó chịu và cả các dấu hiệu sốt nghi nhiễm trùng…

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chốc lở được hình thành do hoạt động của vi khuẩn tấn công vào các tổn thương đang có trên da. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị mắc chốc lở. Các yếu tố nguy cơ gồm:

  • Có tiếp xúc gần với người mắc bệnh chốc lở khiến cho da bị chạm vào dịch tiết từ các tổn thương trên da.
  • Có sử dụng chung đồ dùng cá nhân có tính nhạy cảm với người bệnh gồm: khăn mặt, khăn tắm, quần áo, chăn gối…
  • Tiếp xúc với dịch mũi họng của người bệnh. Bởi đôi khi vi khuẩn gây bệnh chốc lở cũng được tìm thấy trong các bệnh phẩm này.
  • Người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm thường có nguy cơ bị mắc bệnh hoặc lây nhiễm bệnh từ người khác cao hơn.
  • Chốc lở có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến bệnh nhân tiểu đường. Khi này, tổn thương da sẽ chậm lành hơn và rất nghiêm trọng.
  • Nguyên nhân gây chốc lở khác là do các điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, sống trong môi trường khí hậu ẩm ướt kéo dài.
  • Bị nhiễm trùng ngứa, chẳng hạn như chấy, ghẻ, herpes simplex hoặc thủy đậu hoặc các tổn thương do côn trùng cắn hay các vết xước trên đều có thể là nguyên nhân hình thành chốc lở…

Điều trị bệnh chốc lở như thế nào?

Chốc lở là bệnh về da có thể điều trị. Tuy nhiên, khả năng tái phát bệnh sẽ rất cao. Do đó, ngoài việc điều trị tích cực các triệu chứng bệnh chốc lở bệnh nhân cần thực hiện tốt các phương án điều trị dự phòng. Mục đích là để quản lý tốt bệnh, tránh các dấu hiệu chốc lở quay trở lại.

Điều trị tại chỗ sẽ được bác sĩ chuyên khoa ưu tiên với tất cả các bệnh nhân mắc bệnh chốc lở. Trong đó, sử dụng kháng sinh đường bôi là cách điều trị đơn giản và dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, thuốc bôi cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa và dùng với liều lượng, thời gian quy định.

Bệnh chốc lở: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Các lựa chọn bao gồm kem hoặc thuốc mỡ mupirocin (Bactroban hoặc Centany) và thuốc mỡ retapamulin (Altabax). Nếu nhiễm trùng nặng hơn, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân mắc chốc lở kết hợp kháng sinh đường bôi. Thời gian điều trị tối thiểu 7 ngày và có thể kéo dài hơn tuỳ khả năng đáp ứng của cơ thể.

Sau khi điều trị, các triệu chứng chốc lở sẽ biến mất. Mặc dù thế, khả năng tái phát vẫn còn khá cap. Do đó, bệnh nhân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh chốc lở sau:

  • Tắm và rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn trên da. Dùng xà bông dịu nhẹ để đảm bảo da không bị khô nhiều hơn.
  • Che vết thương trên da hoặc vết côn trùng cắn hay bất kỳ các tổn thương da để tránh sự tấn công của vi khuẩn gây chốc lở.
  • Giữ móng tay của bạn được cắt ngắn và sạch sẽ. Nhất là mới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cha mẹ nên giúp trẻ làm tốt điều này.
  • Không chạm hoặc gãi vết loét do chốc lở gây ra để tránh tổn thương da lan rộng và khó kiểm soát hơn.
  • Giặt tất cả những thứ tiếp xúc với vết chốc lở trong nước nóng và nhớ là phải giặt riêng với quần áo của các thành viên trong gia đình.
  • Thường xuyên thay khăn trải giường, khăn tắm và quần áo tiếp xúc với vết loét cho đến khi các tổn thương trên da không còn tiết dịch và lành hoàn toàn.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt, thiết bị và đồ chơi có thể đã tiếp xúc với bệnh chốc lở. Dùng Clo hoặc nước nóng để làm sạch đồ dùng.