Skip to Content

Category Archives: Sức khỏe & làm đẹp

Nguyên Nhân Gây Nám Da Sau Sinh Là Gì? Nám Có Tự Hết Hay Không?

Tình trạng nám da phát triển mạnh sau sinh

Nám da sau sinh còn được đặt với một tên gọi khác là mặt nạ thai kỳ. Đây là vấn đề da liễu có tính phức tạp nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi nám da không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé, cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Nám sau sinh thường là nám mảng. Đó là sự xuất hiện của các mảng da tối màu (nâu nhạt, nâu đen). Đôi khi cũng sẽ là nám hỗn hợp. Ở những chị em đã từng bị nám da trước đó, sau khi sinh nở nám có thể dần trở nên nghiêm trọng hơn. Vấn đề này thường liên quan đến sự thay đổi, rối loạn nội tiết ở thời kỳ nhạy cảm của cơ thể.

Nám da sau sinh có thể tự mở sau nhiều tháng xuất hiện. Nhưng nếu chúng ta không hiểu đúng về nám da, không có các giải pháp chăm sóc và bảo vệ da toàn diện thì nám da ngày một phức tạp hơn và khi này việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém cả thời gian, chi phí.

Nguyên nhân gây nám da sau sinh là gì? Nám có tự hết hay không?

Nguyên nhân gây nám da sau sinh là gì?

Vấn sẽ có 2 nhóm nguyên nhân gây nám da sau sinh mà chị em cần quan tâm. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây nám da từ bên trong

Lão hoá tự nhiên của cơ thể

Sau mỗi lần sinh nở bạn có thể thấy tình trạng nám da của mình ngày một tồi tệ hơn. Bởi lẽ nám da chính là một biểu hiện của sự lão hoá tự nhiên của cơ thể người phụ nữ. Và nám sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến phụ nữ ngoài 30 tuổi hay những người lập gia đình sớm, từng sinh nở nhiều lần.

Việc sinh nở sẽ khiến cho cơ thể của người bị bị mất đi một lượng nước lớn từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính đàn hồi của da. Da sẽ có dấu hiệu yếu hơn và lớp hàng rào bảo vệ bị suy giảm sau mỗi lần sinh nở. Khi này cơ thể sẽ phải sản sinh ra nhiều Melanin hơn để chống chọi lại với các tác nhân từ môi trường. Sẽ thật dễ hiểu khi nám da của bạn mỗi năm một đậm hơn.

Rối loạn nội tiết tố sau sinh

Trong quá trình mang thai và nuôi trẻ sơ sinh, cơ thể bà mẹ thường sẽ bị rối loạn nội tiết tố một cách nghiêm trọng. Cụ thể là Estrogen và Progesterone thay đổi dẫn đến các hắc sắc tố Melanin hoạt động mạnh gây nám da hoặc khiến cho nám trước đó đậm hơn, lan rộng hơn.

Có một nguyên nhân gây nám da sau sinh nữa có liên quan đến nội tiết chính là việc chị em sử dụng các phương pháp ngừa thai. Ví dụ như đặt dụng cụ tử cung, cấy que tránh thai, tiêm thuốc nội tiết hoặc uống thuốc tránh thai… Tất cả các biện pháp này sẽ khiến cho nội tiết trong cơ thể bị ảnh hưởng, kích thích hoạt động của melanin từ đó khiến cho nám da dễ dàng “hỏi thăm” làn da của bạn.

Căng thẳng mệt mỏi sau sinh

Áp lực mang thai và nuôi con nhỏ dễ khiến cho chị em phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Stress kéo dài khiến cho chị em thường xuyên mất ngủ và lo âu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến da. Đây chính là lý do khiến cho nữ giới bị nám da và cũng là nguyên nhân gây nám da sau sinh dễ kiểm soát nhất.

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị bị nám da sau sinh thì khả năng các mẹ bị nám da cũng rất cao. Nguyên nhân gây nám này thực ra là rất khó tránh bởi lẽ nếu nám không xuất hiện sau sinh thì có thể xuất hiện sau đó một thời gian, có thể là một vài tháng hoặc một vài năm. Bạn nên chuẩn bị tinh thần để không khỏi bất ngờ khi mình bỗng dưng bị nám giống như mẹ hoặc chị gái của mình nhé.

Nguyên nhân nám da từ bên ngoài

Nếu như các nguyên nhân gây nám da sau sinh từ bên trong là khó kiểm soát thì các nguyên nhân từ bên ngoài lại dễ kiểm soát hơn rất nhiều. Đây cũng chính là những yếu tố có ảnh hưởng đến nám da nhiều nhất mà chị em cần quan tâm.

Không có thời gian chăm sóc da

Sau sinh, người mẹ nào cũng tất bật với cuộc sống khi có thành viên mới trong gia đình. Việc chăm sóc trẻ nhỏ mà không có người phụ giúp gần như chiếm hết quỹ thời gian của người mẹ. Hơn thế, có không ít chị em cho rằng việc dùng mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc da tại nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Ngay lập tức các thai phụ sẽ lơ là.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết khi các mẹ lơ là việc chăm sóc da, không dưỡng da, không thoa kem chống nắng, không che chắn bảo vệ da khi ra ngoài… khiến cho nám da ngày càng nghiêm trọng. Vậy nên, chăm sóc da sau sinh vẫn cần diễn ra thường xuyên với những sản phẩm lành tính cho cả mẹ và bé.

Ánh nắng mặt trời gây nám da sau sinh

Sau sinh có rất nhiều chị em không dùng kem chống nắng vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên họ cũng quên luôn việc phải mang khẩu trang, mang kính râm hay mặc áo quần chống nắng khi ra ngoài đường. Chính điều này khiến cho nám da sau sinh ngày trầm trọng. Hãy nhớ, ánh nắng mặt trời là yếu tố gây ra nám da và kích thích sự phát triển của nám. Bên cạnh đó, nó còn là tác nhân gây lão hoá da sớm và đẩy nhanh quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể đấy nhé.

Chế độ ăn uống không khoa học

Nguyên nhân gây nám da sau sinh tiếp theo chính là chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng của các thai phụ. Việc chỉ tập trung tẩm bổ với các món ăn giàu tinh bột, giàu đạm sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu các nhóm vitamin có lợi cho da. Khi này, làn da sẽ không được nuôi dưỡng một cách “tử tế” và nám sẽ nhanh chóng hình thành và có sự phát triển nhanh hơn.

Nguyên nhân gây nám da sau sinh là gì? Nám có tự hết hay không?

Nám da sau sinh có tự mờ đi hay không?

Như vậy là chúng ta đã nắm được nguyên nhân gây nám da sau sinh. Vậy theo bạn thì nám da sau sinh có tự mờ dần theo thời gian hay không?

Câu trả lời mà bác sĩ đưa ra là “CÓ”. Nám da sau sinh có thể mờ dần sau một thời gian xuất hiện. Có thể sẽ mất một vài tháng hoặc một vài năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nám tự mờ sẽ là không cao bởi như chúng ta đã biết nguyên nhân gây nám rất phức tạp.

Đa phần các mẹ bầu sau sinh vẫn tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, thường xuyên thức khuya, stress kéo dài… Vậy nên khả năng tự biến mất của nám sẽ là rất khó. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cần có các giải pháp điều trị nám da sau sinh thật khoa học để nám không còn là nỗi lo của riêng ai.

Làm cách nào để có thể làm nám da sau sinh biến mất

Kiểm soát sự phát triển của nám da tại nhà

Dựa vào nguyên nhân gây nám da sau sinh mà chúng ta sẽ có cho mình các giải pháp chăm sóc da, điều trị nám da khoa học. Một số việc chị em phụ nữ nên làm tốt gồm:

  • Xây dựng chu trình chăm sóc da khoa học với các dòng dược mỹ phẩm lành tính để có thể giúp cho da luôn được sạch, đủ ẩm và tránh cho nám da hình thành, phát triển.
  • Giữ tâm trạng của mình thoải mái hơn. Hãy chia sẻ việc nuôi con nhỏ với các thành viên trong gia đình đặc biệt là chồng để không khiến mình rơi vào trạng thái stress.
  • Nếu bạn nám sau khi áp dụng tránh thai nội tiết bạn có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp khác gồm thắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn tinh trùng của chồng hoặc dùng bao cao su.
  • Cân đối lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể. Đảm bảo cung cấp đủ nước để da không bị khô và cần bổ sung thêm rau xanh và trái cây vào thực đơn của nữ giới sau khi sinh nở.
  • Không để da tiếp xúc quá nhiều với nguồn sáng xanh. Điều này có nghĩa là các mẹ bầu cần hạn chế dùng điện thoại di động, hạn chế ngồi trước màn hình máy tính trong thời gian ở cữ.
  • Luôn bảo vệ da khi ra ngoài đường. Nếu không muốn dùng kem chống nắng chị em nên chuẩn bị cho mình những dụng cụ chống nắng truyền thống như mũ nón, quần áo, khẩu trang và kính râm.
  • Thăm khám bác sĩ da liễu nếu như tình trạng nám da của bạn tồi tệ hơn. Nám đen hơn, lan rộng ra toàn bộ gương mặt của mình để tìm ra nguyên nhân gây nám da sau sinh và điều trị theo đúng nguyên nhân đó…
0 0 Continue Reading →

Bí Quyết Giúp Sợi Bã Nhờn Ở Mũi Một Đi Không Trở Lại

Sợi bã nhờn thường mọc ở đâu?

Trước hết bạn cần biết sợi bã nhờn không phải là mụn trứng cá nhưng nó lại là yếu tố nguy cơ dẫn đến mụn. Sở dĩ trên da của chúng ta xuất hiện sợi bã nhờn do chính hoạt động tăng tiết bã nhờn quá mức gây ra. Như vậy là cứ vùng da nào có nhiều tuyến bã nhờn thì sẽ xuất hiện sợi bã nhờn như: mũi và cánh mũi, dưới cằm, dưới môi và trên trán.

Về mức độ ảnh hưởng thì sợi bã nhờn cũng không nguy hiểm bởi lẽ nó là một trong những biểu hiện sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ở những người có làn da dầu, da tiết nhiều nhờn thì tình trạng sợi bã nhờn xuất hiện sẽ khiến cho lỗ chân lông to hơn. Khi sự hiện diện của lỗ chân lông có thể quan sát bằng mắt thường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ da liễu.

Sợi bã nhờn có 2 loại: màu trắng và màu đen (tương tự như mụn đầu đen và đầu trắng). Khi bã nhờn được tích tụ nhiều và đẩy ra ngoài da những bạn không lấy nó đi, không biết cách chăm sóc, không biết nặn nó sẽ bị oxi hóa. Khi này sợi bã nhờn sẽ chuyển màu tối hơn như mụn đầu đen.

Bạn có thể nhận biết sợi bã nhờn chỉ thông qua việc quan sát da của mình. Nếu thấy mũi, hai bên cánh mũi xuất hiện những sợi màu trắng hoặc khi dùng tay bóp nhẹ da thấy có dịch màu vàng ở các chân lông thì đó chính là sự xuất hiện của sợi bã nhờn. Có thể thực hiện kiểm tra vào buổi sáng khi bạn thức dậy hoặc vào chiều muộn sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Bí quyết giúp sợi bã nhờn ở mũi một đi không trở lại

Nguyên nhân gây sợi bã nhờn ở mũi là gì?

Nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng sợi bã nhờn đó là hoạt động tăng tiết dầu của da. Khi lượng dầu được tiết ra quá nhiều sẽ ứ đọng ở lỗ chân lông lâu dần chúng sẽ được đẩy lên trên bề mặt da. Nhưng sợi bã nhờn sẽ không kèm theo tình trạng bít tắc chân lông như mụn trứng cá đầu đen hay mụn trứng cá đầu trắng ở mũi.

Tình trạng sợi bã nhờn nếu được phát triển tự do sẽ là yếu tố nguy cơ dẫn đến mụn trứng cá. Chúng ta có thể coi sợi bã nhờn là giai đoạn sớm nhất của hình thành mụn. Khi có bít tắc xảy ra (không làm sạch da thường xuyên, bụi bẩn từ môi trường hay ảnh hưởng của mỹ phẩm) nó sẽ bắt đầu hình thành mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Và trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng viêm, lúc này sợi bã nhờn sẽ phát triển thành mụn mủ, to hơn sẽ thành mụn bọc.

Nhưng như chúng ta đã biết sợi bã nhờn lại là một phần tự nhiên của da. Do đó, việc kiểm soát và điều trị sợi bã nhờn khó khăn hơn nhiều so với điều trị mụn trứng cá thông thường. Vậy bạn có muốn tìm cách “tiêu diệt” sợi bã nhờn ở mũi hay không?

Bí quyết kiểm soát sợi bã nhờn ở mũi cực hay dành cho bạn

Nếu da không có sợi bã nhờn cũng đồng nghĩa với tuyến chất nhờn hoạt động kém và khi đó da của bạn sẽ bị khô hơn, lão hoá nhanh hơn. Ngược lại sự xuất hiện quá nhiều của sợi bã nhờn lại khiến cho da của bạn có dấu hiệu ra nhiều dầu và gia tăng các vấn đề về mụn, lỗ chân lông cũng lớn hơn. Do đó, cần kiểm soát sự xuất hiện của sự bã nhờn hợp lý hơn thay vì làm cho nó biến mất hoàn toàn.

Một số những bí quyết sẽ giúp cho bạn loại bỏ tình trạng sợi bã nhờn gồm:

Làm sạch da luôn được ưu tiên hàng đầu

Khi da có nhiều nhờn bạn cần chú ý hơn trong làm sạch da. Bởi nếu không dầu nhờn ở các lỗ chân lông sẽ kết hợp với bụi bẩn, mỹ phẩm và cả kem chống nắng làm cho da của bạn bị bít tắc và gây ra nhiều vấn đề về da trong đó có mụn trứng cá. Do đó, nếu da của bạn bị nhờn, có sợi bã nhờn ở mũi hay bất kỳ vùng da nào khác bạn cũng cần chú trọng đến việc làm sạch da.

  • Hãy rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối để kiểm soát sự phát triển của sợi bã nhờn.
  • Dùng sản phẩm tẩy trang phù hợp để làm sạch da của bạn ngay cả khi bạn không có thói quen trang điểm.
  • Có thể làm sạch da với máy rửa mặt sẽ giúp bạn làm sạch sâu cho da và đảm bảo loại bỏ hết sợi bã nhờn.
  • Tẩy trang cho da. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm tẩy da chết hoá học hoặc vật lý đều được. Tuy nhiên chỉ lên thực hiện 2 lần mỗi tuần để tránh gây ảnh hưởng đến da.

Nặn sợi bã nhờn ở mũi

Nói đến đây chắc chắn có nhiều đang thắc mắc sợi bã nhờn đâu phải là mụn trứng cá tại sao lại phải nặn? Xin thưa là nếu không nặn thì bã nhờn cứ ở trong các lỗ chân lông và nó sẽ giữ lại bụi, cặn trang điểm từ đó dẫn đến việc da bị bít tắc. Cứ như vậy mụn trứng cá sẽ hình thành với đủ dạng như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn mủ… cực phản cảm. Vậy nên, cần nặn sợi bã nhờn.

Bí quyết giúp sợi bã nhờn ở mũi một đi không trở lại

Nhưng nặn sợi bã nhờn không đơn giản chỉ là dùng tay bóp bóp mũi của bạn. Nếu bạn làm theo cách này không những không loại bỏ được sợi bã nhờn ở mũi mà còn khiến cho bạn có cảm giác đau, làm mạnh tay quá thì da sẽ bị tổn thương, trầy xước. Hãy nặn sợi bã nhờn theo gợi ý sau của chúng tôi.

  • Trước hết bạn hãy làm sạch da và đôi bàn tay của bạn, chuẩn bị dụng cụ cần thiết để hỗ trợ quá trình nặn sợi bã nhờn ở mũi dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Xông hơi da mặt trong khoảng 5-10 phút. Hơi nóng tác động lên da sẽ giúp cho lỗ chân lông của bạn mở ra hoàn toàn và khi này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ mụn và sợi bã nhờn.
  • Dùng lực tác động nhẹ nhàng để lấy sợi bã nhờn ra khỏi da. Nếu máy hút bã nhờn bạn cũng có thể sử dụng để tránh thao tác tay gây ảnh hưởng đến da.
  • Luôn đảm bảo vô khuẩn trong quá trình nặn sợi bã nhờn cho da. Bao gồm da được làm sạch, tay được làm sạch và dụng cụ cũng được làm sạch để tránh nhiễm khuẩn.

Điều trị duy trì để ngăn chặn sợi bã nhờn

Trên thực tế thì sợi bã nhờn chỉ hoàn toàn biến mất nếu như tuyến chất nhờn không hoạt động. Mà điều này sẽ rất khó xảy ra. Vậy nên bạn cũng không cần phải bất ngờ khi mà sợi bã nhờn của mình cứ hết được một vài ngày rồi lại xuất hiện trở lại. Thay vì lo lắng bạn hãy tìm cho mình cách điều trị duy trì.

Cần dùng retinoid, AHA, BHA sẽ là một trong những sản phẩm giúp bạn kiểm soát sợi bã nhờn ở mũi. Với retinoid bạn có thể dùng từ khi bước vào tuổi 25 bởi khả năng trẻ hoá da của sản phẩm rất hiệu quả. Với AHA, BHA bạn nên dùng để tẩy da chết định kỳ 1 đến 2 lần để giúp kiểm soát tình trạng sợi bã nhờn.

Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu sử dụng retinoid, AHA, BHA cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa xem sản phẩm có phù hợp với tình trạng da của bạn hay không. Không được dùng theo hướng dẫn của người không có chuyên môn.
  • Sử dụng sản phẩm với nồng độ phù hợp. Tốt nhất nên bắt đầu với nồng độ thấp để tránh khả năng kích ứng da xảy ra.
  • Nên test thử sản phẩm ở các vùng da nhạy cảm như mặt sau cổ tay. Nếu không có vấn đề gì xảy ra bạn có thể thoa lên vùng da có sợi bã nhờn ở mũi.
  • Duy trì sử dụng retinoid, AHA, BHA trong thời gian dài để có được hiệu quả như mong đợi.

Chú ý đến dưỡng ẩm cho da

Đừng nghĩ rằng da có nhiều nhờn thì không cần dưỡng ẩm cho da. Bởi thực tế làn da nào cũng cần dưỡng ẩm cả. Dưỡng ẩm cho da nhờn sẽ giúp kiềm dầu và như vậy là chúng ta có thể kiểm soát sự xuất hiện của các sợi bã nhờn. Chỉ có điều, nếu như vùng da ở mũi và cánh mũi của bạn có sợi bã nhờn bạn nên thoa dưỡng ẩm với một lớp mỏng, nhẹ là đủ nhé.

Mặt nạ đất sét kiểm soát sợi bã nhờn ở mũi

Nếu bạn là người mê đắp mặt nạ và đang muốn tìm cách kiểm soát mụn đầu đen và sợi bã nhờn ở mũi thì hãy thử mặt nạ đất sét. Sản phẩm này sẽ có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, kiểm soát đáng kể lượng dầu thừa, hấp thụ dầu thừa trong các lỗ chân lông. Tất cả những điều này sẽ hỗ trợ hiệu quả trong trị sợi bã nhờn ở mũi và cả mụn cám, mụn đầu đen.

Với mặt nạ đất sét bạn có thể tìm mua của các thương hiệu nổi tiếng. Và chỉ nên sử dụng 1-2 lần mỗi tuần là được nhé…

Bí quyết giúp sợi bã nhờn ở mũi một đi không trở lại

Chăm sóc da chuyên sâu tại Dr.thaiha

Một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho bạn để xử lý nhanh gọn tình trạng sợi bã nhờn ở mũi chính là sử dụng các dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu tại Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà. Chỉ 1 buổi mỗi tuần bạn sẽ có thể kiểm soát được tình trạng sợi bã nhờn và nhiều vấn đề khác của da.

Liệu trình chăm sóc da chuyên sâu được cá nhân hoá theo nhu cầu của mỗi khách hàng nên luôn đảm, bảo tính an toàn và độ hiệu quả. Bạn sẽ không thể tìm được ở đâu khác một dịch vụ chăm sóc da chuyên nghiệp, vừa giúp chăm da lại giúp điều trị da liễu một cách hiệu quả.

  • Thăm khám, soi gia cùng bác sĩ da liễu
  • Bác sĩ ra phác đồ chăm sóc da phù hợp
  • Tẩy trang cho da
  • Rửa mặt làm sạch da
  • Tẩy tế bào chết nếu da không có mụn viêm
  • Xông hơi và loại bỏ sợi bã nhờn
  • Lấy nhân mụn nếu da có mụn
  • Điện di tinh chất
  • Chiếu đèn sinh học
  • Đắp mặt nạ tái tạo da…
0 0 Continue Reading →

Có Nên Tiêm Filler Má Không? Chuyên Gia Thẩm Mỹ Chia Sẻ

Làm đầy má hóp với filler chính hãng

Thời gian và tuổi tác có thể khiến cho gương mặt của bạn bị lão hoá. Và biểu hiện thường gặp chính là tình trạng má bị hóp, gương mặt trở nên gầy gò, hốc hác hơn. Vấn đề có thể liên quan đến lão hoá tự nhiên của cơ thể khiến cho vùng má bị mất mỡ và bị hóp lại đáng kể. Cũng có thể là do bạn quá gầy hoặc là hậu quả của việc giảm cân đột ngột. Má hóp khiến cho bạn già đi trông thấy và nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm cách để cải thiện vấn đề này.

Filler được biết đến là một giải pháp làm đầy má hóp an toàn và đạt hiệu quả cao nhất hiện nay. Sản phẩm có khả năng lấp đầy các vùng da bị khuyết thiếu tổ chức mà không gây ra hiện tượng xâm lấn. Thời gian làm đầy má hóp với filler chính hãng rất nhanh, chỉ khoảng 5 phút đồng hồ và chúng ta sẽ nhìn thấy hiệu quả ngay lập tức.

Làm đầy má hóp với filler đang được giới trẻ lựa chọn nhiều bởi những lý do sau:

  • Độ an toàn cao, hầu như không gây tác dụng phụ sau tiêm.
  • Thủ thuật tiến hành nhanh chóng và không động chạm dao kéo.
  • Không cần nghỉ dưỡng và không cần kiêng cữ sau thủ thuật.
  • Tiết kiệm chi phí tài chính so với phẫu thuật độn má truyền thống…

Có nên tiêm filler má không?

Có nên tiêm filler má không?

Có nên tiêm filler má không? Chỉ định tiêm filler má được các bác sĩ đưa ra nếu như bạn đủ 18 tuổi và có đủ các điều kiện về sức khỏe. Thủ thuật là sự lựa chọn lý tưởng với các trường hợp sau:

  • Người muốn tạo hình má bầu bĩnh hơn để có thể tự tin trong những giao tiếp hàng ngày.
  • Người có các khuyết điểm ở má bao gồm má hóp, gò má cao hoặc hai bên cao không đều.
  • Người có phần má gầy khiến cho tổng thể gương mặt trở nên hốc hác, thiếu sức sống.
  • Người muốn thẩm mỹ nhưng lại không muốn tác động dao kéo, sợ đau và sợ để lại sẹo…

Tiêm filler má mặt phù hợp với cả nam và nữ giới. Tuy nhiên bạn sẽ được cân nhắc tiêm filler nếu như da đang có vấn đề về viêm nhiễm, đang có thai hoặc có tiền sử bị dị ứng với các thành phần có trong filler. Hãy dành thời gian thăm khám cùng các bác sĩ chuyên khoa để biết được rằng mình có nên tiêm filler má không và có hướng dẫn chi tiết nhất.

Tiêm filler má diễn ra như thế nào?

Nếu quan sát bằng mắt thường chúng ta sẽ cho rằng tiêm filler má rất đơn giản. Chỉ cần dùng kim tiêm để đưa filler vào dưới phần má bị lõm, hóp là mọi việc sẽ  hoàn thành. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật tiêm filler má tương đối phức tạp. Yêu cầu có độ chính xác về liều lượng, vị trí tiêm và tốc độ tiêm để không xảy ra tác dụng phụ hoặc biến chứng. Chính vì lý do này mà quy trình tiêm filler má cần được chỉ định cũng như thực hiện bởi người có tay nghề cao.

Quy trình tiêm filler nói chung và tiêm filler má baby sẽ gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám cùng bác sĩ để đánh giá tình trạng lão hoá da và được tư vấn liệu trình tiêm filler phù hợp. Nắm bắt được ưu nhược điểm của phương pháp, nhận báo giá dịch vụ để biết mình có nên tiêm filler má không.
  • Bước 2: Tiến hành làm sạch da và gây tê để ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau khi thực hiện thủ thuật. Thời gian chuẩn bị này sẽ mất khoảng 20 phút. Khi này, các bác sĩ cũng sẽ chuẩn bị dụng cụ y khoa cần thiết.
  • Bước 3: Làm sạch thuốc tê sau đó sát trùng da lần 2 trước khi tiêm filler. Tiếp theo bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác tiêm filler má với sự theo dõi của khách hàng. Đưa chất làm đầy vào vùng da cần điều trị một cách từ từ để tránh filler bị vón cục.
  • Bước 4: Bác sĩ dùng tay nắn bóp để giúp filler định hình đúng phom. Thao tác này cần nhẹ nhàng để tránh filler xê dịch và không gây biến dạng má. Thoa thuốc kháng sinh tại vị trí tổn thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Bước 5: Khách hàng nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng 30 phút để được tư vấn chăm sóc sức khỏe tại nhà. Sau đó có thể ra về và làm việc như bình thường.

Nếu tính cả thời gian chuẩn bị và gây tê, theo dõi sau thẩm mỹ thì quy trình tiêm filler má sẽ mất khoảng 60 phút đồng hồ. Do đó, những người bận rộn có thể cân nhắc có nên tiêm filler má không để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Có nên tiêm filler má không?

Tiêm filler má có hiệu quả trong bao lâu

Hiện nay, filler là phương pháp làm đầy má hóp mang lại hiệu quả cao nhất. Ngay sau khi kết thúc thủ thuật bạn đã có thể quan sát thấy phần má của mình được làm đầy lên và gương mặt bầu bĩnh, tươi trẻ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của filler sẽ không kéo dài mãi mãi bởi phương pháp thẩm mỹ này có tính tạm thời.

Tuỳ theo dòng sản phẩm filler mà bạn sử dụng mà hiệu quả làm đầy má hóp có thể dài hoặc ngắn khác nhau. Vấn đề đa phần sẽ liên quan đến chất lượng filler và cũng sẽ phụ thuộc nhiều và các yếu tố như cơ địa hay cách chăm sóc sức khỏe tại nhà. Một số loại filler đang có mặt tại thị trường gồm:

Loại tạm thời: thành phần chính là Hyaluaronic acid. Dòng sản phẩm được đánh giá là an toàn hiệu quả nhưng thời gian tồn tại ngắn chỉ khoảng 9-12 tháng. Và nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên tiêm filler má không thì hãy lựa chọn dòng sản phẩm này.

Loại bán bền vững: Có chứa thành phần chính là poly- L-lactic acid và Calcium hydroxyapatite. Đây là loại filler được làm tổng hợp có tuổi thọ cao hơn so với filler tạm thời. Có thể dùng trong thẩm mỹ nhưng không nhận được khuyến khích từ bác sĩ.

Loại bền vững: Đây là dòng filler có  giá tương đối rẻ với thành phần chính gồm polymethylmethacrylate hay silicon. Tuổi thọ của filler này rất cao bởi nó không thể tự phân huỷ trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu xét về độ an toàn thì bạn không nên sử dụng bởi khả năng biến chứng sẽ là rất cao.

Một số những nguy cơ có thể gặp khi tiêm má

Để chắc chắn với câu hỏi có nên tiêm filler má không bạn cũng cần nắm thêm thông tin về những tác dụng phụ hoặc có thể là biến chứng có liên quan đến phương pháp thẩm mỹ này. Mặc dù tiêm filler được đánh giá là phương pháp làm đẹp an toàn nhưng vẫn có nhiều người gặp phải tình trạng bất thường sau tiêm gồm:

  • Filler bị tiêm không đề khiến cho mặt bị nổi u cục.
  • Filler bị vón cục hoặc có thể khiến mặt bị lệch.
  • Biến dạng gương mặt do lạm dụng filler mà không đảm bảo chất lượng.
  • Dấu hiệu tiêm filler má bị sưng thậm chí là nhiễm trùng, hoại tử da.
  • Các vết bầm tím xuất hiện và kéo dài gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Hiện tượng chèn mạch, tắc mạch do filler bị đưa vào mạch máu…

Chú ý, những triệu chứng trên có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm filler hoàn thành (phản ứng sớm) hoặc cũng có thể xuất hiện sau đó một thời gian (phản ứng muộn). Chúng ta cần chú ý theo dõi các triệu chứng và thông báo với các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn tự xử lý tại nhà hoặc có các giải pháp can thiệp kịp thời, phù hợp nhất.

Có nên tiêm filler má không?

Lựa chọn địa chỉ tiêm filler má uy tín tại Hà Nội

Bạn sẽ không còn bận tâm với câu hỏi có nên tiêm filler má không nếu nắm trong tay một địa chỉ tiêm filler uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà sẽ là một trong những sự lựa chọn lý tưởng dành cho những ai đang có ý định làm đẹp với filler.

5 lý do khiến Dr.thaiha được khách hàng lựa chọn nhiều gồm:

Bác sĩ chuyên khoa giỏi

Dr.thaiha là cơ sở y tế chuyên thẩm mỹ nội khoa được cấp phép hoạt động công khai. Phụ trách chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thái Hà với hơn 20 năm kinh nghiệm tiêm filler và đào tạo filler theo đúng quy định. Toàn bộ quá trình thẩm mỹ từ khâu thăm khám và tư vấn đều sẽ có mặt bác sĩ chuyên khoa này.

Quy trình thẩm mỹ đạt chuẩn

Có nên tiêm filler má không? Dr.thaiha là nơi cung cấp các liệu trình làm đẹp từ cơ bản đến nâng cao, từ không xâm lấn đến xâm lấn một cách chuyên nghiệp, bài bản. Chỉ thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ đã được SYT cấp phép. Nói không với các dịch vụ thẩm mỹ giá rẻ, kém chất lượng và không câu kéo khách hàng sử dụng dịch vụ tại phòng khám.

Trang thiết bị y khoa hiện đại

Cơ sở vật chất tại phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà luôn được đầu tư kỹ lưỡng, bài bản với hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất, đáp ứng hầu hết các dịch vụ làm đẹp của người dân Thủ Đô và các tỉnh thành lân cận. Môi trường thẩm mỹ chuẩn 5* sẽ gây ấn tượng với bạn ngay từ bước chân đầu tiên.

Sản phẩm filler chất lượng

100% sản phẩm filler được sử dụng trong dịch vụ thẩm mỹ đều có nguồn gốc rõ ràng và là sản phẩm độ BYT cấp phép nhập khẩu, lưu hành công khai. Khách hàng có thể kiểm tra độ nguyên vẹn của filler và chụp hình lưu thông tin sản phẩm trước khi tiêm. Rất ít cơ sở thẩm mỹ cho phép khách hàng làm việc này.

Chăm sóc khách hàng một cách tận tình

Dr.thaiha chăm sóc khách hàng như những người thân của chính mình. Thường xuyên hỏi thăm tình trạng sức khoẻ sau khi làm thẩm mỹ. Sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ thẩm mỹ đã được thực hiện và cả các vấn đề về da khác. Lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu và động lực để phát triển…

0 0 Continue Reading →

Những Biến Chứng Tiêm Filler Mũi Không Nên Chủ Quan

Tiêm filler mũi có biến chứng gì không?

Tiêm filler mũi là phương pháp thẩm mỹ được lòng khách hàng nhất không chỉ bởi có hiệu quả cao mà còn vì khả năng tiết kiệm chi phí. Tuy đã “nhẵn mặt” trên thị trường trong nhiều năm qua nhưng nhưng khách hàng mới vẫn còn đang e dè với filler bởi họ không thể biết liệu rằng tiêm filler mũi có biến chứng gì không và nếu gặp biến chứng thì có thể xử lý được hay không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không chỉ riêng filler mà tất cả các phương pháp thẩm mỹ đều có thể gây biến chứng nếu như không đảm bảo an toàn. Vậy bạn hiểu như thế nào về hai từ AN TOÀN trong thẩm mỹ? Nó sẽ bao gồm:

  • Sử dụng filler một cách tuỳ tiện dễ gây biến chứng tiêm filler mũi. Nhất là trong tình huống tự tìm hiểu và mua filler về nhà để tự tiêm sẽ đặc biệt nguy hiểm.
  • Người tiêm không nắm được giải phẫu của da, tiêm sai vị trí, tiêm sau lớp cũng sẽ khiến cho filler gây ra tác dụng phụ hoặc các biến chứng không mong muốn.
  • Không cân đối lượng filler cần thiết cho các khu vực khiến cho biến chứng tiêm filler mũi xuất hiện và nếu không xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
  • Chăm sóc sức khoẻ sau tiêm filler không tốt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của thủ thuật…

Chú ý, biến chứng tiêm filler mũi có thể xảy ra ngay lập tức, cũng có thể xuất hiện sau một vài ngày sau tiêm. Cũng có trường hợp tiêm filler mũi bị biến chứng sau nhiều tháng thậm chí là cả năm. Vấn đề sẽ phụ thuộc vào chất lượng filler được sử dụng trước đó và yếu tố liên quan đến cơ địa.

Biến chứng tiêm filler mũi mà bạn cần cảnh giác

Nếu bạn đang tự hỏi tiêm filler mũi có biến chứng gì không thì hãy để Dr.thaiha liệt kê ra giúp bạn. Thường gặp nhất sẽ là:

Phản ứng nhiễm trùng sau khi tiêm Filler nâng mũi

Những biến chứng tiêm filler mũi không nên chủ quan

Tỷ lệ gặp phản ứng nhiễm trùng sau tiêm filler nâng mũi rất hiếm gặp nhưng nó lại nằm trong những biến chứng nguy hiểm cần được phát hiện và kiểm soát kịp thời:

  • Dấu hiệu sưng nhẹ và bầm tím ở phần mũi. Mũi có thể bị bầm tím do thao tác tiêm phá vỡ các mạch máu nhỏ dưới da. Bạn cũng có thể cảm thấy ngứa ở vùng mũi. Triệu chứng này có thể tự biến mất sau một vài ngày.
  • Khi các triệu chứng không thuyên giảm và kéo dài kèm theo hiện tượng sưng đau bất thường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì đó là biến chứng tiêm filler mũi. Da bị nhiễm trùng thường xuất hiện dịch mủ bên trong và từ đó tăng nguy cơ hoại tử.

Nguyên nhân nhiễm trùng: Thường sẽ liên quan đến việc cơ thể bị kích ứng với filler. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu như trước đó bạn dùng filler kém chất lượng. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu như quy trình tiêm filler không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn.

Biện pháp can thiệp: Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh đường uống. Với các trường hợp nặng sẽ cần tiêm kháng sinh liều cao và thực hiện các biện pháp làm tan filler nhanh chóng.

Dấu hiệu dị ứng sau tiêm filler mũi

Những biến chứng tiêm filler mũi không nên chủ quan

 

Sau khi filler được đưa vào phần sống mũi bạn có thể gặp phải tình trạng dị ứng với chất làm đầy. Các dấu hiệu gồm mũi bị mẩn ngứa, nổi mụn đỏ hoặc bị sưng đỏ bất thường. Nếu tình trạng dị ứng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, chảy mủ và hoại tử mũi, biến dạng mũi…

Nguyên nhân dị ứng filler: Do cơ địa của bệnh nhân bị nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào có trong filler. Đây chính là lý do tại sao các bác sĩ chuyên khoa phải khai thác rất kỹ các vấn đề sức khỏe, nắm bắt được tiền sử dị ứng của khách hàng để đưa ra những chỉ định tiêm filler mũi phù hợp nhất.

Cách khắc phục: Với người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc đã từng bị dị ứng với thành phần của filler cần tránh thực hiện thủ thuật để phòng ngừa biến chứng tiêm filler nâng mũi. Trong trường hợp có dấu hiệu dị ứng cần thông báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp và các giải pháp điều trị an toàn nhất.

Chèn và tắc mạch máu

Những biến chứng tiêm filler mũi không nên chủ quan

Đây là biến chứng tiêm filler mũi nghiêm trọng nhất bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của bạn. Triệu chứng dễ nhận thấy của hiện tượng chèn và tắc mạch này chính là vùng mũi của bạn bị sưng phù, đau nhức khó chịu. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thị lực thậm chí là gây mù loà.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng tiêm filler mũi chính là do kỹ thuật tiêm không chính xác. Bao gồm các trường hợp sau:

  • Tiêm filler sai vị trí, tiêm quá gần các mạch máu khiến cho filler chèn mạch.
  • Trực tiếp đưa filler vào các mạch máu gây ra hiện tượng tắc mạch ngay lập tức.
  • Sử dụng filler với lượng vượt ngưỡng an toàn và tiêm với tốc độ nhanh.

Cách khắc phục: Trong trường hợp tiêm filler ảnh hưởng đến lưu thông máu bạn sẽ không thể tự xử lý tại nhà, cũng không thể đợi bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Giải pháp cấp bách là cần làm cho filler biến mất càng nhanh càng tốt. Với biến chứng tiêm filler mũi này ưu tiên sẽ là tiêm tan filler. Nếu filler không thể làm tan bằng thuốc bắt buộc sẽ phải tiến hành nạo vét filler nhanh nhất có thể.

Biến dạng mũi sau khi tiêm filler

Những biến chứng tiêm filler mũi không nên chủ quan

Tiêm filler để nâng mũi nhưng lại khiến cho mũi bị biến dạng, trở nên xấu hơn trước khi tiêm. Đây cũng là một biến chứng tiêm filler mũi thường gặp và hay xuất phát từ các dịch vụ nâng mũi giá rẻ, tự nâng mũi tại nhà mà không có sự hỗ trợ của bác sĩ. Khi này, mũi của bạn có thể bị lệch sống, trở nên thô và to hơn bình thường.

Nguyên nhân biến dạng mũi:

  • Tiêm filler không đúng kỹ thuật khiến vùng thì thừa filler, vùng thì thiếu filler, filler bị vón cục.
  • Lạm dụng filler và tiêm không đúng kỹ thuật khiến filler bị tràn, không thể định hình.
  • Mũi bị tiếp xúc với nhiệt độ cao ngay sau khi tiêm khiến cho dáng mũi được định dạng không chuẩn.
  • Mũi bị tác động ngoại lực từ việc thường xuyên sờ nắn, tỳ đè, nằm úp hoặc đeo kính gây biến dạng…

Cách khắc phục: Với tình trạng mũi biến dạng bác sĩ có thể thực hiện tiêm dặm hoặc làm tan một phần filler. Và dĩ nhiên điều này sẽ gây ra một sự lãng phí không hề nhỏ về thời gian cũng như tài chính.

Phòng ngừa biến chứng tiêm filler mũi

Filler sẽ an toàn tuyệt đối nếu như bạn hiểu đúng về nó và tiến hành thẩm mỹ theo chỉ định của bác sĩ. Và để giúp cho quý khách hàng không cần lo lắng với câu hỏi tiêm filler mũi có biến chứng gì không, Dr.thaiha xin đưa ra một vài gợi ý giúp phòng ngừa biến chứng filler gồm:

  • Tìm hiểu kỹ về filler, tác dụng của filler, tác dụng phụ của filler để có sự lựa chọn đúng đắn. Chỉ tiêm filler hợp với mong muốn thẩm mỹ trong phạm vi tác động của sản phẩm.
  • Không bao giờ được tự ý mua và tiêm filler tại nhà. Ngay cả người có kinh nghiệm tiêm filler cũng không mấy khi tự thực hiện tiêm trên cơ thể.
  • Tiêm filler theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Cân đối về lượng filler để tránh filler bị tràn, không nên có sự lạm dụng chất làm đầy.
  • Luôn thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe, tiền sử dị ứng trước khi tiêm filler mũi để tránh những tai biến có thể xảy ra.
  • Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bao gồm dùng đúng thời gian và liều lượng để ngăn ngừa biến chứng tiêm filler mũi.
  • Không dùng bia rượu, không hút thuốc lá sau khi tiêm filler. Không nên ăn đồ ăn cay nóng và đồ ăn nhanh bởi có thể làm giảm hiệu quả của filler.
  • Cần uống nhiều nước, ăn đồ ăn mềm và lỏng. Nên bổ sung thêm hoa quả và rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
  • Nếu nhận thấy có biến chứng tiêm filler mũi hay bất kỳ tác dụng phụ gì bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa và thăm khám để có hướng xử lý phù hợp nhất…
0 0 Continue Reading →

Biến Chứng Sau Khi Tiêm Filler Thường Gặp Và Giải Pháp Xử Lý

Ứng dụng của filler trong thẩm mỹ nội khoa

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp được cả thế giới đón nhận. Chính filler đã mở ra cuộc cách mạng làm đẹp trong giới trẻ với xu hướng làm đẹp an toàn không sử dụng dao kéo. Tất cả được thực hiện một cách đơn giản với chỉ một dụng cụ kim tiêm chuyên dụng để đưa filler vào các vùng da đang cần chỉnh sửa.

Ứng dụng của filler thì vô cùng đa dạng. Nó cho phép chúng ta có thể níu giữ tuổi thanh xuân thông qua việc kích thích trẻ hoá da. Filler cũng có thể giúp cho chúng ta chỉnh sửa đường nét của gương mặt một cách tự nhiên nhất. Đây cũng là một trong những chỉ định thẩm mỹ phổ biến của các bác sĩ chuyên khoa, dành cho người đủ 18 tuổi trở lên.

Bạn có thể lựa chọn tiêm filler trong các trường hợp sau:

  • Trẻ hoá da với việc tiêm filler HA theo hình thức tiêm vi điểm meso.
  • Chỉnh hình đường nét cho môi, cằm, mũi, má baby…
  • Làm đầy các vùng nhăn gồm nhăn mắt, nhăn trán, rãnh cười…
  • Làm đầy thái dương lõm, giúp cho gương mặt thon gọn hơn.
  • Tiêm filler trẻ hoá ở các vùng da khác gồm cổ và mu bàn tay…

Biến chứng sau khi tiêm filler thường gặp và giải pháp xử lý

Tiêm filler có an toàn hay không? 

Hầu hết chúng ta đều tỏ ra lo lắng về các biến chứng sau khi tiêm filler. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết tỷ lệ tiêm filler bị biến chứng là rất thấp. Chỉ đâu đó từ 2-3% mà thôi. Về cơ bản, tiêm filler vẫn được đánh giá là dịch vụ thẩm mỹ có độ an toàn cao. Ngay cả tổ chức FDA của Mỹ cũng đã chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn của filler trong thẩm mỹ nội khoa.

Tại Việt Nam, filler đã và đang trở thành phương pháp làm đẹp thịnh hành nhất không chỉ bởi có giá cả cạnh tranh, hiệu quả tức thì mà cũng vì biến chứng khi tiêm filler rất thấp. Hầu hết các trường hợp gặp biến chứng sau tiêm filler đều xuất phát từ những lý do sau:

  • Khách hàng có sự lạm dụng filler, tiêm quá nhiều filler trong một ca thẩm mỹ hoặc tiêm filler với tần suất dày (thay vì 9 tháng tiêm 1 lần thì lại tiêm 2-3 tháng mỗi lần).
  • Chất lượng filler không đảm bảo. Sử dụng filler có chứa thành phần có hại cho sức khỏe, các thành phần cấm hoặc hàng không có nguồn gốc rõ ràng.
  • Tiêm không đúng kỹ thuật khiến gia tăng biến chứng sau tiêm filler. Có thể là do bệnh nhân tự tiêm tại nhà hoặc tiêm của một dịch vụ thẩm mỹ kém chất lượng nào đó.

Nói chung độ an toàn của filler sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Chính vì thế, để không cần lo lắng về biến chứng sau khi tiêm filler bạn nên dành thời gian thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất. Đây chính là chìa khóa giúp bạn có thể làm đẹp an toàn với filler.

Tiêm filler bao lâu thì bị biến chứng?

Biến chứng của tiêm filler thường rất đa dạng. Được chia thành biến chứng sớm và biến chứng muộn.

Biến chứng sớm (tức thì) sau tiêm filler

Biến chứng sớm của filler là những tác dụng phụ, tai biến thẩm mỹ xảy ra ngay tại thời điểm tiêm filler hoặc sau khi hoàn thành thao tác tiêm một vài ngày. Các biến chứng này có thể là phức tạp hoặc không. Có thể tự biến mất hoặc cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Mọi người cần chú ý đến các triệu chứng sau:

  • Đau tại vị trí tiêm. Có thể tự biến mất sau 1-2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần.
  • Sưng và bầm tím da do filler phá vỡ các mạch máu nhỏ. Tình trạng bầm tím này cũng có thể tự biến mất sau đó mà không cần điều trị.
  • Sốc phản vệ có thể xảy ra trong quá trình tiêm filler và đây là biến chứng khi tiêm filler có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Bất đối xứng gây biến dạng vùng tiêm như mũi, môi, má… Hoặc xuất hiện tình trạng filler vón cục, lổn nhổn trên da.
  • Ban dạng trứng cá phát triển sau tiêm filler hoặc tình trạng viêm nhiễm sau tiêm khiến tái hoạt herpes…

Biến chứng sau khi tiêm filler thường gặp và giải pháp xử lý

Biến chứng muộn sau tiêm filler 

Nếu như các biến chứng sớm của tiêm filler dễ dàng được phát hiện và kiểm soát thì các biến chứng muộn lại phức tạp hơn. Bởi lẽ các triệu chứng bất thường có thể xảy ra sau một thời gian dài mà chúng ta hoàn thành thủ thuật tiêm. Có thể là một vài tuần hoặc một vài tháng. Cũng có trường hợp gặp biến chứng tiêm filler sau cả năm trời.

Các biến chứng muộn của filler sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thậm chí là cả tính mạng của con người. Chúng ta sẽ cần chú ý các trường hợp sau:

  • Tắc mạch máu do filler bị tiêm vào mạch máu gây cản trở lưu thông máu. Cũng có trường hợp filler gây chèn mạch và lâu ngày dẫn đến tình trạng hoạt tử da.
  • Phản ứng u hạt sau tiêm filler khiến cho da bị nổi sẩn mất thẩm mỹ. U hạt cũng làm gia tăng nguy cơ sẹo lõm vĩnh viễn.
  • Di chuyển chất làm đầy cũng có thể xảy ra và đây chính là lý do khiến cho gương mặt của bạn bị biến dạng.
  • Áp xe vô khuẩn gây tổn thương kèm tình trạng đau nhức khó chịu trong một thời  gian dài.
  • Các biến chứng sau khi tiêm filler khác phải kể đến gồm giãn mạch, teo mỡ, sẹo quá phát… đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và thẩm mỹ da liễu…

Giải pháp xử lý biến chứng sau tiêm filler là gì?

Mỗi biến chứng sau tiêm filler đều cần được nhận biết và kiểm soát kịp thời. Tùy theo từng dấu hiệu bất thường và các vấn đề sức khỏe liên quan mà chúng ta có thể xử lý biến chứng của tiêm filler theo các hướng khác nhau. Mọi người không nên tự ý dùng thuốc tại nhà để điều trị biến chứng thẩm mỹ mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để làm tốt việc này.

  • Với các trường hợp bị biến chứng nhẹ gồm các dấu hiệu sưng đau, bầm tím da, nhiễm trùng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Khách hàng có thể dùng thuốc để kiểm soát dấu hiệu bất thường ngay tại nhà. Thuốc được bác sĩ kê đơn cụ thể sau khi thăm khám.
  • Với các trường hợp tiêm filler bị biến chứng gồm tắc mạch, chèn mạch, nhiễm khuẩn nặng… cần thực hiện các biện pháp loại bỏ filler sớm. Lựa chọn gồm tiêm tan filler hoặc tiến hành thủ thuật nạo vét filler ra khỏi cơ thể.
  • Với các trường hợp bị giãn mạch, nổi u hạt gây sẹo cần tiến hành thêm các giải pháp phục hồi da sau đó. Lựa chọn chăm sóc da khoa học kết hợp với laser để có thể tái tạo da, khắc phục biến chứng sau tiêm filler hiệu quả…
0 0 Continue Reading →

Biến Chứng Tiêm Filler Môi Có Thể Gặp Phải Và Giải Pháp

Vì sao tiêm filler môi gặp biến chứng

Bạn vẫn thường nghe quảng cáo tiêm filler tuyệt đối an toàn và bạn ngay lập tức tin vào điều này. Tuy nhiên, trên thực tế thì dù an toàn đến mấy thì khả năng tiêm filler gặp tác dụng phụ hoặc biến chứng vẫn có thể xảy ra. Nhưng đừng vội lo lắng bởi tỷ lệ này là rất thấp, có những biến chứng cực hiếm gặp. Và dĩ nhiên là các biến chứng tiêm filler môi đều có thể được kiểm soát nếu bạn có sự đồng hành của bác sĩ giỏi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sở dĩ xuất hiện biến chứng tiêm filler môi là do những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân từ khách hàng

  • Tự ý tiêm filler tại nhà với việc sử dụng filler giá rẻ được mua trên các trang mạng hoặc trang thương mại điện tử.
  • Sử dụng dịch vụ tiêm filler môi kém chất lượng với đặc điểm là giá siêu rẻ và không không phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện.
  • Lạm dụng filler với việc tiêm quá nhiều chất làm đầy trên môi hoặc lặp lại nhiều lần trong một thời gian ngắn.
  • Biến chứng tiêm filler môi cũng có thể xảy ra do bạn chăm sóc sau tiêm không đúng, không tuân thủ yêu cầu của bác sĩ đưa ra.

Nguyên nhân từ người thực hiện

  • Người thực hiện tiêm filler không được đào tạo bài bản, không có kinh nghiệm thực tế và tiêm filler theo kiểu quen tay dễ gây ra biến chứng thẩm mỹ.
  • Không nắm rõ được giải phẫu da ở vùng tiêm khiến tiêm filler không đúng vị trí, tiêm lệch, tiêm không đều gây tác dụng phụ hoặc biến chứng.
  • Không cân đối được lượng filler dùng cho môi, tốc độ tiêm quá nhanh cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ…

Biến chứng tiêm filler môi có thể gặp phải

Biến chứng tiêm filler môi có thể gặp phải thường rất đa dạng. Đôi khi chúng ta có thể khó nhận biết và có tâm lý xem nhẹ các triệu chứng này. Đến một lúc nào đó biến chứng sẽ phát triển mạnh hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ.

Phòng khám da liễu Thẩm mỹ Thái Hà xin cảnh báo một số các biến chứng tiêm filler môi mà bạn có thể phải đối mặt sau:

Tiêm filler môi bị biến dạng

Biến chứng tiêm filler môi có thể gặp phải và giải pháp

Biến dạng môi sau tiêm filler là biến chứng thường gặp nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Thay vì tạo môi trái tim, môi cười hay môi cánh én… như mong muốn, filler sẽ khiến cho môi bị sưng vều, vón cục và biến dạng hoàn toàn. Tiếp theo đó có thể là tình trạng nổi mẩn đỏ ở môi và xuất hiện dịch mủ, các ổ viêm.

Nguyên nhân biến chứng tiêm filler môi bị biến dạng thường gặp gồm:

  • Do chất lượng filler không đảm bảo, chứa các thành phần có hại cho cơ thể khiến cho cơ thể bị phản ứng kích ứng, dị ứng quá mức.
  • Do sử dụng quá nhiều filler với tốc độ tiêm quá nhanh khiến cho filler được trải không đều hoặc bị tràn filler đến các vị trí không mong muốn.
  • Do kỹ thuật tiêm không đúng cách, không định hình được dáng môi khiến việc chỉnh dáng không đạt hiệu quả thẩm mỹ.
  • Do nhiễm trùng môi liên quan đến hoạt động của vi khuẩn. Thường xuất hiện sau một vài ngày tiêm filler và khiến cho môi bị sưng vều kèm đau đớn, khó chịu…

Tiêm filler môi bị chèn mạch

Biến chứng tiêm filler môi có thể gặp phải và giải pháp

Mặc dù biến chứng chèn mạch ở môi không nghiêm trọng như các khu vực khác nhưng nó cũng đủ khiến cho chúng ta lo lắng. Tình trạng chèn mạch máu do filler gây ra sẽ làm cản trở lưu thông máu đến môi và các vùng lân cận. Một thời gian ngắn môi sẽ bị sưng vù và có dấu hiệu bầm tím do bị tụ máu. Tình trạng đau nhức cũng đồng thời xuất hiện.

Bên cạnh đó, nếu filler được tiêm có chất lượng không đảm bảo cũng sẽ khó định hình. Khi này nó có thể dịch chuyển đến các vị trí khác và gây ra các dấu hiệu. Nếu filler bị tiêm trực tiếp vào mạch máu thì từ chèn mạch sẽ chuyển sang tắc mạch và tăng nguy cơ đột quỵ hay các biến chứng bất thường khác.

Hoại tử môi sau tiêm filler

Biến chứng tiêm filler môi có thể gặp phải và giải pháp

Mặc dù đây là những biến chứng khá ít gặp nhưng chúng hoàn toàn xảy ra khi tiêm filler môi ở những địa điểm chất lượng và sản phẩm trôi nổi trên thị trường Tình trạng hoại tử môi xuất hiện là do tay nghề thực hiện kém an toàn, dẫn đến tiêm vào phần mạch máu của môi, ngăn chặn quá trình lưu thông máu hoặc do nhiễm trùng kéo dài.

Biến chứng tiêm filler môi nặng nhất khi này chính là hiện tượng nhiễm trùng, áp xe, dẫn đến môi hoại tử. Môi sẽ bị biến dạng khó chữa với việc hình thành sẹo xấu…

Giải pháp khắc phục biến chứng tiêm filler môi

Tuỳ theo từng tình trang biến chứng mà các giải pháp can thiệp sẽ khác nhau. Trong mọi trường hợp bạn không được tự ý điều trị các biến chứng tiêm filler môi tại nhà bao gồm cả việc dùng thuốc. Bạn chỉ có thể thực hiện chườm lạnh để giảm các triệu chứng sưng đau hoặc dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau nếu được bác sĩ kê đơn.

Các biến chứng tiêm filler môi có thể phức tạp hoặc không. Một số tác dụng phụ sẽ tự biến mất nhưng cũng có thể kéo dài. Hướng khắc phục biến chứng mà bạn có thể tham khảo gồm:

Với tình trạng tiêm filler môi nổi u cục, biến dạng: Bác sĩ có thể thực hiện các động tác xoa bóp tại chỗ để giúp filler định hình tốt, làm mềm filler. Thực hiện tiêm dặm filler để giúp cho môi được đều và đẹp hơn. Trường hợp xấu nhất cần thực hiện tiêm tan filler và tiêm lại.

Với tình trạng tiêm filler môi bị chèn mạch, tắc mạch: Cần có các giải pháp loại bỏ filler sớm để giải phóng lưu thông máu. Nếu tình trạng chèn mạch có thể lựa chọn tiêm giải filler. Nếu là tình trạng tắc mạch và không thể tiêm giải cần tới bệnh viện để nạo vét chất làm đầy càng nhanh càng tốt.

Với tình trạng nhiễm trùng môi sau tiêm filler: Sử dụng ngay kháng sinh liều cao để hạn chế tác động của nhiễm trùng. Kết hợp với thuốc kháng viêm và giảm đau nếu cần thiết. Trường hợp xấu nhất cũng cần thực hiện nạo vét toàn bộ filler ra khỏi môi.

Để xử lý tốt biến chứng tiêm filler môi bạn sẽ cần có sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa có tay nghề. Câu hỏi được đặt ra là đâu mới là địa chỉ tiêm filler uy tín, chất lượng tại Hà Nội, nơi có các bác sĩ chuyên khoa mà bạn có thể tin tưởng?

Biến chứng tiêm filler môi có thể gặp phải và giải pháp

Địa chỉ tiêm filler và điều trị biến chứng tiêm filler môi uy tín

Nếu bạn đang lo lắng về biến chứng tiêm filler môi và không biết nên thực hiện thẩm mỹ ở đâu an toàn thì hãy lựa chọn Dr.thaiha. 5 lý do dành cho bạn gồm:

  • Đến với Dr.thaiha bạn sẽ được làm đẹp dùng với những thương hiệu filler được cấp phép lưu hành của của Bộ y tế.
  • Cơ sở y tế có đầy đủ máy móc, trang thiết hiện hiện đại, cơ sở hạ tầng đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng trong thẩm mỹ và xử lý biến chứng filler.
  • Làm đẹp với những bác sĩ có tay nghề cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám và xử lý các biến chứng filler môi, mũi, má…
  • Áp dụng kỹ thuật tiêm filler môi an toàn với việc cân đối lượng filler hợp lý từ đó giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí tài chính.
  • Luôn luôn đưa ra những hướng dẫn về cách chăm sóc hậu phẫu, chú trọng chế độ ăn uống, những điều nên và không nên sau khi áp dụng tiêm filler môi để khách hàng có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.
0 0 Continue Reading →

Căng Chỉ Da Mặt Có Hại Gì Không? Chuyên Gia Làm Đẹp Chia Sẻ

Căng chỉ da mặt là gì?

Căng chỉ là thủ thuật trẻ hóa da mặt toàn diện những không phẫu thuật. Thủ thuật sẽ giúp đưa các sợi chỉ tự tiêu vào bên dưới bề mặt da để tạo ra một giá đỡ chắc chắn cho da. Từ đó, tình trạng chảy xệ da sẽ được cải thiện rất nhiều. Sau một thời gian ngắn chỉ sinh học sẽ tạo ra hàng loạt các phản ứng lý hoá, kích thích tăng sinh collagen tự nhiên và giúp cho làn da có độ sẵn chắc hơn.

Các sợi chỉ có thể có ngạnh hoặc hình nón nhỏ giúp bám chặt vào da nhưng lại không gây ra tổn thương. Quá trình căng chỉ hạn chế tối đa việc xâm lấn nên hầu như không gây chảy máu, không gây cảm giác đau đớn và hạn chế tối đa tác dụng phụ sau căng chỉ. Phù hợp với những người đang muốn “xử lý” lão hoá da ở mức độ từ nhẹ đến trung bình nhưng không muốn đụng chạm dao kéo.

Căng chỉ da mặt có hại gì không? Chuyên gia làm đẹp chia sẻ

Ứng dụng của chỉ sinh học trong thẩm mỹ nội khoa

Dù cho bạn là nam giới hay nữ giới bạn đều có thể lựa chọn làm đẹp với chỉ sinh học. Căng chỉ phù hợp nhất với người trong độ tuổi từ 30-60 tuổi và đây là một chỉ định y khoa. Điều này có nghĩa là bạn nên căng chỉ tại các bệnh viện hoặc các cơ sở thẩm mỹ được cấp phép. Bởi chỉ có những nơi này bạn mới có sự đồng hành của bác sĩ và có cho mình nhưng chỉ định làm đẹp an toàn.

Đừng quá lo lắng với câu hỏi căng chỉ da mặt có hại không bởi trên thực tế chỉ sinh học đã được ứng dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Phổ biến nhất gồm:

  • Căng chỉ nâng cơ chống chảy xệ da, tạo độ căng tự nhiên cho da.
  • Căng chỉ xóa nhăn trán, nhăn miệng, nhăn quanh mắt…
  • Căng chỉ chỉnh hình gương mặt thon gọn, thanh thoát hơn.
  • Căng chỉ giảm bọng mỡ và mỡ thừa ở mặt, cổ, bụng, đùi…
  • Căng chỉ nâng mũi tự nhiên mà không cần nghỉ dưỡng.
  • Căng chỉ nâng cung mày, chống sụp mí…

Căng chỉ da mặt có hại không?

Rất khó có câu trả lời chính xác cho câu hỏi liệu rằng căng chỉ da mặt có hại không? Bởi trên thực tế tỷ lệ căng chỉ thất bại vẫn có. Mặc dù vậy con số này thường rất thấp và chỉ xuất hiện ở những ca căng chỉ tự phát, dịch vụ căng chỉ giá rẻ. Còn lại, nếu bạn tiến hành căng chỉ trẻ hoá đúng chỉ định, đúng quy trình kỹ thuật thì hầu như sẽ không có tác dụng phụ hoặc biến chứng thẩm mỹ.

Lý do để căng chỉ trở thành một trong những phương pháp thẩm mỹ nội khoa được giới chuyên gia đánh giá cao và khách hàng tin dùng gồm:

  • Sử dụng dòng chỉ sinh học với khả năng tự tiêu sau khi được cấy vào dưới da. Khả  năng đáp ứng cao nên không gây tác dụng phụ sau khi thực hiện thẩm mỹ.
  • Quá trình căng chỉ trẻ hoá, xoá năn hoặc nâng cơ có sự xâm lấn rất ít nhưng lại mang lại hiệu quả tương đương với phẫu thuật thẩm mỹ.
  • Quy trình căng chỉ diễn ra một cách nhẹ nhàng. Thực hiện không gây mê nên khách hàng hoàn toàn tỉnh táo. Chỉ gây tê tại chỗ để loại bỏ cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Do thủ thuật hạn chế tổn thương ở mức thấp nhất nên sẽ tránh được nguy cơ để lại sẹo thấp, sớm mang lại kết quả như ý.
  • Chăm sóc không quá phức tạp khi không cần kiêng cữ nhiều như khi phẫu thuật chỉnh hình. Quá trình hồi phục nhanh chóng nên không ảnh hưởng đến công việc.
  • Căng chỉ da mặt có hại không? Các tác dụng phụ hay biến chứng căng chỉ cũng có thể được xử lý một cách dễ dàng mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng…

Một số tác dụng phụ/ biến chứng liên quan đến căng chỉ

Căng chỉ da mặt có hại không? Chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả và độ an toàn của căng chỉ trẻ hoá da. Tuy nhiên rủi ro vẫn có thể xảy ra, nhất là với những ca căng chỉ được thực hiện tại Spa. Dr.thaiha đã từng tiếp nhận và xử lý rất nhiều ca biến chứng căng chỉ. Phòng khám xin liệt kê danh sách các tác dụng phụ/ biến chứng căng chỉ mà khách hàng có thể gặp phải nhất gồm:

Sưng tấy và đau nhức tại chỗ

Căng chỉ da mặt có hại gì không? Chuyên gia làm đẹp chia sẻ

Đây thực ra một một phản ứng bình thường sau khi căng chỉ hoàn toàn. Cảm giác sưng đau có thể xuất hiện sau khi thuốc tê hết tác dụng và kéo dài trong khoảng 1 vài ngày sau đó tự biến mất mà không cần xử lý. Với những người có cơ địa nhạy cảm và khả năng chịu đau kém thì sẽ có tâm lý lo sợ về tình trạng sưng đau này. Có thể tích cực chườm lạnh để cải thiện vấn đề sưng tấy và đau nhức sau căng chỉ.

Nếu trong trường hợp sưng đau gia tăng mức độ và kéo dài hơn 5 ngày thì bạn nên đặt câu hỏi căng chỉ da mặt có hại không. Bởi đây chính là tác dụng phụ và cảnh báo biến chứng thẩm mỹ. Cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có các khắc phục hiệu quả nhất.

Tụ máu sau căng chỉ

Sau căng chỉ, trên da của bạn có thể xuất hiện tình trạng tụ máu với triệu chứng là các vết bầm tím. Nguyên nhân là do thao tác căng chỉ làm phá hệ thống mao mạch bị vỡ làm cho các tế bào máu tràn ra, tích tụ thành mảng. Sau một vài ngày tình trạng tụ máu sẽ dần dần biến mất. Do đó, nếu bạn cảm thấy da hơi bầm sau khi căng chỉ thì hãy bình tĩnh hơn bởi đó không phải là biến chứng thẩm mỹ.

Nhiễm trùng sau căng chỉ

Căng chỉ da mặt có hại gì không? Chuyên gia làm đẹp chia sẻ

Căng chỉ da mặt có hại không nếu nó xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Các dấu hiệu thường gặp cho thấy da bị nhiễm trùng gồm sưng, nóng cục bộ, sốt, chảy mủ… Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố gồm tình trạng viêm da của khách hàng, quy trình căng chỉ không an toàn, người thực hiện căng chỉ không làm sạch tay và dụng cụ hoặc cũng có thể do các bệnh lý nền trên cơ thể khách hàng.

Mặc dù vậy bạn cũng không cần quá lo lắng bởi tỷ lệ nhiễm trùng xảy ra ở người khỏe mạnh khi căng da mặt chỉ là 1% trong điều kiện tiêu chuẩn. Để có ca căng chỉ không biến chứng bạn có thể tới gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận hỗ trợ.

Teo da, mất mô

Căng chỉ da mặt có hại gì không? Chuyên gia làm đẹp chia sẻ

Tình trạng này khiến cho đường nét trên gương mặt bị thiếu hụt và không được hài hòa. Xuất phát từ việc căng chỉ gặp biến chứng làm suy giảm và hoại tử mô mềm dưới da. Một số vùng và nhóm cơ mặt cử động nhiều sẽ dễ gặp phải hiện tượng này là má, góc miệng,… Thường liên quan nhiều đến chất lượng chỉ sinh học và trình độ căng chỉ của người thực hiện.

Để lại sẹo sau căng chỉ

Đây có thể là vấn đề được khách hàng lo lắng nhất bởi tỷ lệ bị sẹo sau căng chỉ cao hơn các tác dụng phụ khác. Và sẹo lại làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ da. Nguy cơ sẽ cao hơn đối với những người có cơ địa dễ bị sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Sẹo căng chỉ có thể hình thành trong giai đoạn hồi phục cuối cùng của vết thương. Do đó, cần nhanh chóng làm lành các vết thương hở trong quá trình căng chỉ để tránh tình trạng sẹo lồi, lõm xuất hiện.

Tổn thương dây thần kinh

Căng chỉ da mặt có hại gì không? Chuyên gia làm đẹp chia sẻ

Mặc dù tỷ lệ căng chỉ gây tổn thương dây thần kinh chỉ khoảng 0,7% nhưng bạn cũng cần đề phòng. Thao tác căng chỉ không chuẩn xác có thể tác động đến các dây thần kinh sâu bên dưới da mặt. Khi dây thần kinh bị tổn thương có thể dẫn tới mất khả năng cử động vĩnh viễn. Những dấu hiệu ban đầu của biến chứng này thường là da mặt phồng lên và căng cứng, khó điều khiển một vài nhóm cơ gồm cơ hàm, cơ miệng, cơ trán…

Căng chỉ da mặt có hại không? Bạn cần giữ bình tĩnh khi có các dấu hiệu vừa được nêu trên. Hãy cố gắng giữ sạch da của mình và làm tốt những yêu cầu chăm sóc tại nhà mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Nếu trong 3-5 ngày các triệu chứng sưng đau, bầm tím, nhiễm trùng  vẫn diễn biến bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các giải pháp điều trị gồm tháo chỉ, khử trùng, tiêm chất làm đầy mô,…

0 0 Continue Reading →

Biến Chứng Tiêm Filler Má Và Hướng Xử Lý An Toàn

Cảnh báo giá tăng biến chứng tiêm filler má

Có thể khẳng định rằng tiêm filler đang là một trong những dịch vụ thẩm mỹ hot nhất, được khách hàng trẻ yêu thích và lựa chọn nhiều nhất. Phương pháp có thể giúp chúng ta trẻ hoá da một cách hiệu quả thông qua khả năng làm đầy và tạo đường nét tự nhiên cho gương mặt. Đặc biệt, filler được đánh giá mang lại hiệu quả ngay lập tức mà không hề tác động dao kéo, không mất thời gian nghỉ dưỡng. Chính vì những điều này mà hiện đang có một xu hướng làm đẹp bằng filler.

Tuy nhiên, bên cạnh các dịch vụ tiêm filler chất lượng có độ an toàn cao thì vẫn tồn tại những dịch vụ filler kém chất lượng. Và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà đã phải tiếp nhận và điều trị cho hàng chục ca biến chứng liên quan đến việc sử dụng chất làm đầy. Trong đó, biến chứng tiêm filler má chiếm tỷ lệ nhiều nhất.

Tự ý mua và tiêm filler má tại nhà

Bệnh nhân tên Hoàng Thị Hương (22 tuổi – Hà Nội) tới thăm khám trong tình trạng một bên má bị sưng phù, bên con lại xuất hiện tình trạng lổn nhổn cục cứng. Khi được hỏi bệnh nhân có cho biết mình vừa tự tiêm filler tại nhà do được một người bạn làm “bác sĩ” hướng dẫn từ xa. Sản phẩm cũng được người này cung cấp nhưng chỉ là một lọ chiết không tem mác. Sau 3 ngày tiêm filler thì má bị như vậy nên bệnh nhân đi thăm khám ngay.

Bác sĩ kết luận tình trạng này là do tiêm filler với lượng quá nhiều, dùng sản phẩm kém chất lượng và thao tác tiêm không đều khiến filler không thể định hình. Xử lý bằng cách tiêm giải filler ngay lập tức.

Biến chứng tiêm filler má và hướng xử lý an toàn

Lạm dụng filler dẫn đến biến chứng

Bệnh nhân tên Hà Kiều Anh (25 tuổi –  Thái Bình) tới thăm khám trong tình trạng hai bên má bị sưng đau, bầm tím và đặc biệt là phần mắt trái bị giảm thị lực. Trước đó 2 ngày bệnh nhân có sử dụng dịch vụ tiêm filler má baby tại một Spa của người quên. Tổng lượng filler được sử dụng cho mỗi bên má là 11cc với giá chỉ 2 triệu đồng.

Sau khi kiểm tra các bác sĩ xác định đây là biến chứng tiêm filler má nguy hiểm nhất với dấu hiệu filler đi vào mạch máu. Thực hiện siêu âm vùng má để xem filler ảnh hưởng đến vùng da nào và tiến hành tiêm tan filler ngay.

Hoại tử má, tiết dịch và chảy mủ

Bênh nhân H.M.H (28 tuổi) cũng hoảng hốt đến gặp bác sĩ với tình trạng hai bên má có dấu hiệu tiết dịch mủ và tình trạng đau nhức khó chịu. Một phần tổ chức bị hoại tử. Sau khi khai thác thông tin bác sĩ được biết trước đó khoảng 6 tháng bệnh nhân có tiêm filler làm đầy má và hiện giờ biến chứng muộn với xảy ra. Bệnh nhân cũng không thể cung cấp thông tin sản phẩm filler mà mình đã dùng trước đó…

Đây mới chỉ là rất ít ca biến chứng tiêm filler má mà Dr.thaiha phải hỗ trợ xử lý trong thời gian qua. Điều này nói nên một thực tế tiêm filler không phải là một thủ thuật thẩm mỹ đơn giản như những gì chúng ta nhìn thấy. Nếu không hiểu đúng về filler và không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì mọi chuyện sẽ thật khó lường.

Biến chứng tiêm filler má gồm những gì?

Chỉ khoảng 2% số ca tiêm filler gặp biến chứng. Mặc dù con số này là rất nhỏ nhưng chúng ta vẫn cần đề phòng bởi chính sức khoẻ và tính mạng của mình. Các biến chứng tiêm filler nói chung và filler má thường rất đa dạng. Nó có thể xuất hiện sớm hoặc xuất hiện muộn và khó có thể lường trường.

Các triệu chứng bất thường mà bạn có thể gặp phải sau tiêm filler gồm:

Biến chứng tức thì

Các biến chứng tức thì thường xảy ra tại thời điểm tiêm filler hoặc ngay sau khi thủ thuật hoàn thành một vài ngày. Đây có thể chỉ là một tác dụng phụ của filler và tỷ lệ gặp phải thường cao hơn. Với các biến chứng này bạn không cần quá lo lắng bởi việc phát hiện và xử lý cũng khá dễ dàng. Các vấn đề có thể xảy ra gồm:

  • Đau tại chỗ
  • Sốc phản vệ
  • Sưng, bầm tím
  • Bất đối xứng, lổn nhổn
  • Ban dạng trứng cá
  • Viêm nhiễm: tái hoạt herpes

Biến chứng muộn của filler

Các biến chứng tiêm filler má muộn thường khó kiểm soát hơn rất nhiều. Nó có thể xảy ra xảy ra sau một vài ngày, một vài tuần và có thể là cả năm. Biến chứng muộn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, cuộc sống của con người. Do đó, cần phát hiện sớm và có các giải pháp can thiệp phù hợp nhất.

  • Tắc mạch/hoại tử
  • Phản ứng hạt
  • Di chuyển chất làm đầy gây biến dạng
  • Áp xe vô khuẩn
  • Giãn mạch hay teo mỡ
  • Sẹo quá phát

Biến chứng tiêm filler má và hướng xử lý an toàn

Nguyên nhân gây biến chứng tiêm filler má là gì?

Filler đã được FDA chứng nhận về độ an toàn và hiệu quả. Sản phẩm cũng được BYT cho phép nhập khẩu và lưu hành công khai. Vậy tại sao khi tiêm filler má vẫn có biến chứng xảy ra? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm và muốn có câu trả lời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chúng ta không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực mà filler mang lại. Tuy nhiên, chính việc không hiểu rõ về filler, không có mục đích thẩm mỹ rõ ràng sẽ khiến cho chúng ta làm đẹp sai hương. Và cũng từ đây là biến chứng tiêm filler má có thể xuất hiện, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của bạn.

Một số nguyên nhân gây biến chứng tiêm filler má mà bạn cần chú ý gồm:

Lạm dụng filler trong thẩm mỹ

Nhiều người cho rằng filler tiêm nhiều sẽ đẹp nhưng sự thật thì ngược lại. Việc lạm dụng filler có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhẹ thì biến dạng gương mặt do tràn filler và nặng hơn sẽ là tình trạng chèn, tắc mạch máu.

Với vùng mặt má, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo chỉ nên dùng từ 1-4cc cho mỗi bên. Không nên dùng quá nhiều để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn của thủ thuật.

Tiêm filler không đúng kỹ thuật

Biến chứng tiêm filler má sẽ xảy ra nếu như quy trình tiêm không đạt chuẩn. Đáng chú ý là các lý do sau:

  • Tiêm filler không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tự ý tiêm filler tại nhà hoặc lựa chọn người tiêm không được đào tạo bài bản.
  • Tiêm không đúng vị trí, không đúng lớp. Tiêm quá gần các mạch máu hoặc trực tiếp đưa filler vào mạch máu gây biến chứng tiêm filler má.
  • Tiêm filler với tốc độ nhanh và không đều tay khiến cho filler bị tràn hoặc da bị lổn nhổn, nổi u cục.
  • Không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn khi thực hiện tiêm filler làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng sau điều trị…
0 0 Continue Reading →

Có Nên Tiêm Filler Cằm Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Tiêm filler cằm và những gì bạn nên biết

Tiêm filler cằm là phương pháp chỉnh hình cằm không cần sử dụng dao kéo. Bác sĩ sẽ dùng một lượng vừa phải chất làm đầy để tiêm vào phần cằm đang có các khuyết điểm (cằm ngắn, cằm lệch, cằm lẹm) để giúp tạo hình cằm V-line đúng chuẩn. Ngay sau khi kết thúc thủ thuật tiêm filler cằm bạn sẽ có thể quan sát thấy hiệu quả. Đây được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ mang lại hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo độ tự nhiên.

Có nên tiêm filler cằm không? Trên thế giới, filler cằm đã được thực hiện từ rất lâu. Tổ chức FDA đã chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn của filler trong thẩm mỹ nội khoa. Đây cũng là dịch vụ làm đẹp được rất nhiều các ngôi sao, người nổi tiếng lựa chọn. Và hiện tại, tiêm filler cằm đang tạo ra một xu hướng làm đẹp trong giới trẻ Việt Nam.

Có nên tiêm filler cằm không? Chuyên gia giải đáp

Nếu bạn đang không biết có nên tiêm filler cằm hay không thì hãy cùng với Dr.thaiha đi điểm qua một vài ưu điểm của phương pháp này:

  • Độ an toàn cao bởi filler có chứa tới 98% HA, có khả năng tương thích rất cao với cơ thể sau khi tiêm, ít gây ra tác dụng phụ và dễ dàng xử lý bằng cách tiêm tan.
  • Thời gian tiến hành tiêm filler cằm rất nhanh. Toàn bộ thao tác thẩm mỹ chỉ mất khoản 5 phút và không yêu cầu nghỉ dưỡng, không ảnh hưởng đến công việc.
  • Hạn chế tối đa xâm lấn khi thực hiện thủ thuật. Tổn thương siêu nhỏ và có thể phục hồi sau 24h đồng hồ nên sẽ không gây sẹo hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Chi phí tiêm filler cằm rẻ hơn so với phẫu thuật độn cằm. Đây chính là lý do tại sao bạn nên cân nhắc về câu hỏi có nên tiêm filler cằm không…

Tiêm filler cằm khi nào?

Tiêm filler cằm là để giúp cho gương mặt của bạn đẹp hơn. Chính vì thế bạn cần nắm bắt các khuyết điểm về dáng cằm để có hướng thẩm mỹ phù hợp nhất. Đừng nên tự mua filler và tiêm filler cằm tại nhà bởi hành động này được đánh giá là nguy hiểm. Đã có rất nhiều các ca biến chứng liên quan đến tiêm filler cằm tại nhà hay sử dụng dịch vụ tiêm filler giá rẻ tại các Spa.

Bạn có thể dành đôi chút thời gian tới gặp các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ nhằm có sự tư  vấn, hỗ trợ chi tiết nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn biết có nên tiêm cằm không trong các trường hợp sau:

  • Người có dáng cằm không đạt chuẩn: Cằm bị ngắn quá, cằm bị lệch sang một bên hoặc cẳ, bị lem quá mức khiến cho gương mặt mất đi sự cân đối.
  • Người có cằm đẹp nhưng vẫn muốn tạo hình cằm V-line để giúp cho gương mặt thanh thoát, dễ thương hơn.
  • Người đã từng từng tiêm filler cằm và muốn tiêm lại để duy trì thẩm mỹ. Thường sẽ là sau từ 6-9 tháng sau tiêm lần 1.
  • Người muốn chỉnh dáng cằm tự nhiên, không muốn phẫu thuật thẩm mỹ bởi yêu cầu về công việc và không có thời gian nghỉ dưỡng.

Cân nhắc về việc có nên tiêm filler cằm không cho phụ nữ đang có thai, nuôi con nhỏ hoặc những những đang có vấn đề về da, nhiễm trùng tại cằm. Những người dễ bị kích ứng, có tiền sử bị nổi mề đay, phát ban, da viêm sưng… cũng cần cân nhắc có nên tiêm cằm hay không để đề phòng tác dụng phụ nguy hiểm. Và nên thận trọng nếu như bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong filler.

Tiêm filler cằm mất bao nhiêu lâu?

Có nên tiêm filler cằm không nếu như bạn là người bận rộn? Câu trả lời là nếu như bạn đang tìm một giải pháp chỉnh hình cằm không cằm đơn giản phù hợp với công việc của mình thì filler chính là sự lựa chọn tốt nhất. Phương pháp thẩm mỹ này không tác động dao kéo nên sẽ không yêu cầu nghỉ dưỡng.

Có nên tiêm filler cằm không? Chuyên gia giải đáp

Quy trình tiêm filler đơn giản sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn có nên tiêm filler cằm không:

Gây tê tại chỗ

Thời gian gây tê trước khi tiêm filler cằm sẽ là khoảng 20-30 phút tuỳ theo loại thuốc được sử dụng. Sau khi bác sĩ kiểm tra thấy bạn mất hoàn toàn cảm giác đau ở cằm sẽ bắt đầu thực hiện tiêm filler.

Tiêm filler cằm

Thời gian tiêm filler cằm siêu nhanh, chỉ khoảng từ 2-5 phút đồng hồ. Bác sĩ sử dụng kim tiêm chuyên dụng để đưa filler vào phần cằm cần chỉnh sửa. Thao tác đảm bảo độ chính xác về vị trí, tiêm đúng lớp và với một tốc độ phù hợp.

Theo dõi sau tiêm cằm

Sau khi kết thúc thủ thuật tiêm filler khách hàng sẽ lưu lại cơ sở y tế để theo dõi sức khoẻ trong khoảng 15-30 phút. Nhân viên y tế sẽ dặn dò những lưu ý chăm sóc sức khỏe tại nhà. Sau đó bạn có thể ra về và làm việc như bình thường.

Như vậy, tổng thời gian tiêm filler cằm sẽ mất từ 40-45 phút đồng hồ tuỳ vào từng trường hợp. Bạn có thể tranh thủ thời gian nghỉ trưa hoặc tranh thủ lúc chiều tối để đến cơ sở y tế nhằm được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ thăm khám và tiêm filler cằm an toàn nhất.

Tiêm filler cằm bao nhiêu là đủ?

Có nên tiêm filler cằm quá nhiều hay không? Đây là một câu hỏi cần có lời giải đáp bởi hiện có rất nhiều chị em cho rằng cứ tiêm nhiều filler là sẽ đẹp. Nhưng sự thật lại ngược lại. Việc lạm dụng filler trong thẩm mỹ nói chúng và tiêm filler cằm nó riêng sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tràn filler gây biến dạng cằm
  • Chèn tắc mạch máu gây hoại tử cằm
  • Sưng đau kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống
  • Lãng phí tiền bạc bởi giá filler cằm tính theo lượng sản phẩm…

Theo các bác sĩ, tuỳ theo từng dáng cằm mà sẽ có định lượng filler khác nhau. Thông thường sẽ không tiêm quá 3cc cho một lần. Vậy nên, hãy thăm khám để có chỉ định thẩm mỹ phù hợp nhất với bạn. Đây cũng là giải pháp có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí tài chính khi thực hiện tạo hình cằm V-line.

0 0 Continue Reading →

Tại Sao Tiêm Filler Bị Sưng? Có Phải Filler Không Tốt?

Filler và những công dụng tuyệt vời

Filler hay còn gọi là chất làm đầy. Là sản phẩm có thành phần chính là HA đã được cấp phép trong các dịch vụ thẩm mỹ nội khoa. Filler đã rất nổi tiếng tại nước ngoài nhưng ở Việt Nam, xu hướng làm đẹp với filler mới chỉ được một bộ phận giới trẻ đón nhận. Và filler đã mở ra một cuộc cách mạng làm đẹp trong xã hội hiện đại – Làm Đẹp Không Dao Kéo.

Các bác sĩ chuyên khoa xem filler như một thứ “vũ khí” để giúp cho quá trình trẻ hoá trở nên đơn giản và đạt hiệu quả cao hơn. Ứng dụng nổi bật nhất gồm:

  • Làm đầy hõm má, hõm trán, hốc mắt;
  • Xóa rãnh nhăn sâu trên mọi vùng gương mặt;
  • Điều trị chỉnh hình gương mặt, lõm thái dương;
  • Tạo dáng gương mặt thon gọn, thanh thoát;
  • Xóa rãnh, mũi, má và khóe cười bằng tiêm filler HA;
  • Trẻ hoá toàn bộ da với tiêm filler theo hình thức meso…

Không cần phẫu thuật, dao kéo đau đớn mà chỉ sau khoảng 20-30 phút tiêm Filler khách hàng đã có thể khắc phục được hoàn toàn các khuyết điểm. Kích thích tăng sinh collagen và elastin giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa da, giúp cho làn da được trẻ hoá toàn diện trong một thời gian rất dài. Đây chắc chắn là phương pháp thẩm mỹ đáng để bạn thử nhất hiện nay.

Tại sao tiêm filler bị sưng? Có phải filler không tốt?

Tình trạng tiêm filler xong bị sưng có sao không?

Có không ít người có tâm lý lo lắng sau khi tiêm filler bị da bị sưng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ đây lại là một dấu hiệu thường gặp, phản ứng thông thường sau mỗi lần tiêm filler. Chúng ta không nên vội lo lắng về dấu hiệu tiêm filler xong bị sưng.

9/10 ca tiêm filler sẽ gặp hiện tượng sưng sau tiêm. Triệu chứng này thường là do cơ thể chưa thể thích nghi với filler ngay lập tức. Tình trạng sưng sau đó sẽ dần dần có sự cải thiện. Và thường bạn sẽ cảm thấy vùng da được tiêm filler bị sưng trong khoảng từ 3-5 ngày sau đó sẽ tự động biến mất.

Sự thay đổi của da sau khi tiêm filler diễn ra sẽ như sau:

  • Trong 24h đồng hồ đầu tiên sau khi tiêm filler da sẽ bị sưng tấy một chút. Bạn có thể quan sát bằng mắt thường kèm theo đó là cảm giác châm chích ở bề mặt da, đau sau khi thuốc tê hết tác dụng.
  • Từ 24-72h đồng hồ tiếp theo, tình trạng tiêm filler xong bị sưng sẽ có xu hướng cải thiện  và các dấu hiệu đau nhức hoặc bầm tím cũng sẽ giảm dần.
  • Từ sau 72h đồng hồ sau tiêm các dấu hiệu sưng đau bất thường sẽ biến mất hoàn toàn. Lúc này bạn cũng sẽ đánh giá được hiệu quả thẩm mỹ mà filler mang lại một cách rõ nét nhất.

Nếu sau từ 3-5 ngày tiêm filler xong bị sưng không có sự cải thiện bạn nên đặt câu hỏi tại sao lại như vậy? Trong trường hợp này chúng ta cần xem xét đến các tác dụng phụ không mong muốn thậm chí là biến chứng của filler.

Tại sao tiêm filler bị sưng mãi không giảm?

Theo các bác sĩ thẩm mỹ, hiện tượng tiêm filler xong bị sưng quá 5 ngày mà không có triệu chứng giảm bớt chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo biến chứng thẩm mỹ. Trong trường hợp mức độ sưng gia tăng kèm theo cảm giác đau nhức, buốt khó chịu ở vùng chịu ảnh hưởng của filler và các khu vực lân cận khách hàng sẽ cần đến cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân.

Tiêm filler xong bị sưng và những cảnh báo nguy hiểm

  • Tràn filler sang các vùng lân cận
  • Filler bị tiêm quá gần mạch máu gây chèn mạch
  • Filler bị tiêm vào mạch máu gây tắc mạch
  • Tiêm filler gây kích ứng hoặc nhiễm trùng da…

Nguyên nhân tại sao tiêm filler bị sưng

Biến chứng tiêm filler xong bị sưng dễ gặp trong các trường hợp sau:

Lạm dụng filler trong thẩm mỹ

Nếu tiêm quá liều filler, không có định lượng phù hợp cho các vùng tiêm sẽ làm da bị căng, sưng to và filler dễ dàng bị tràn gây biến dạng gương mặt. Nguy hiểm hơn khi filler chèn và tắc mạch máu làm ảnh hưởng đến lưu thông máu. Lúc này không những tiêm filler xong bị sưng mà còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của bệnh nhân.

Tại sao tiêm filler bị sưng? Có phải filler không tốt?

Chất lượng filler không đảm bảo

Chất làm đầy có rất nhiều dạng và được bán phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, nếu như chúng ta không có hiểu biết về filler, không chọn sản phẩm tốt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ khiến cho bạn tiêm filler xong bị sưng mà còn gia tăng hàng loạt các biến chứng muộn sau tiêm gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Do đó, khi tiêm filler cần chú ý đến một vài vấn đề sau:

  • Không dùng filler giá rẻ, hàng không có tem mác, không có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không sử dụng filler đã có dấu hiệu bị mở nắp hoặc có hiện tượng biến dạng.
  • Không dùng filler tiêm mông, đùi để tiêm cho vùng da trên gương mặt.
  • Không dùng filler có dấu hiệu bị làm giả hoặc bị tẩy xóa hạn sử dụng…

Kỹ thuật tiêm filler không chính xác

Một trong những nguyên nhân khiến tiêm filler xong bị sưng chính là do kỹ thuật tiêm của người thực hiện. Đừng nghĩ ai tiêm filler cũng là bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Trên thực tế thì có rất nhiều người không học qua trường lớp, không được đào tạo về filler vẫn đang ngày đêm quảng cáo các dịch vụ tiêm filler giá rẻ. Dễ hiểu tại sao tiêm filler bị sưng khi bạn lựa chọn dịch vụ thẩm mỹ giá rẻ tại các Spa hoặc một các nhân nào đó mà không phải là bác sĩ chuyên khoa.

Trong đó, việc lựa chọn sau vị trí tiêm, tiêm filler sai lớp sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra biến chứng thẩm mỹ. Sẽ rất nguy hiểm nếu filler mà bạn được chỉ định không có thành phần HA mà lại là silicon dạng lỏng và bị tiêm nhầm vào các mạch máu. Lúc này không những tiêm filler bị sưng đau nhiều mà nguy cơ hoại tử, mù mắt cũng có thể xảy ra.

Quá trình tiêm filler không đảm bảo vô trùng

Tiêm filler trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh hay không chăm sóc cẩn thận sau khi tiêm cũng có thể gây nhiễm trùng, bầm tím và sưng đau nhiều hơn dự kiến. Nếu để lâu dần sẽ khiến vùng da tiêm filler bị hoại tử và lan rộng ra các phần khác trên cơ thể gây ra biến chứng thẩm mỹ đặc biệt nguy hiểm…

Ngoài ra, vấn đề sưng sau tiêm filler còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những trường hợp không bị sưng sau tiêm filler nhưng cũng có những người bị sưng nhiều hơn tùy theo khả năng thích ứng của cơ thể. Và nếu như bạn cảm thấy tình trạng tiêm filler xong bị sưng của mình có dấu hiệu bất thường, hãy thăm khám sớm để được hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

0 0 Continue Reading →

YOUR SHOPPING BAG