Sợi bã nhờn thường mọc ở đâu?

Trước hết bạn cần biết sợi bã nhờn không phải là mụn trứng cá nhưng nó lại là yếu tố nguy cơ dẫn đến mụn. Sở dĩ trên da của chúng ta xuất hiện sợi bã nhờn do chính hoạt động tăng tiết bã nhờn quá mức gây ra. Như vậy là cứ vùng da nào có nhiều tuyến bã nhờn thì sẽ xuất hiện sợi bã nhờn như: mũi và cánh mũi, dưới cằm, dưới môi và trên trán.

Về mức độ ảnh hưởng thì sợi bã nhờn cũng không nguy hiểm bởi lẽ nó là một trong những biểu hiện sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ở những người có làn da dầu, da tiết nhiều nhờn thì tình trạng sợi bã nhờn xuất hiện sẽ khiến cho lỗ chân lông to hơn. Khi sự hiện diện của lỗ chân lông có thể quan sát bằng mắt thường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ da liễu.

Sợi bã nhờn có 2 loại: màu trắng và màu đen (tương tự như mụn đầu đen và đầu trắng). Khi bã nhờn được tích tụ nhiều và đẩy ra ngoài da những bạn không lấy nó đi, không biết cách chăm sóc, không biết nặn nó sẽ bị oxi hóa. Khi này sợi bã nhờn sẽ chuyển màu tối hơn như mụn đầu đen.

Bạn có thể nhận biết sợi bã nhờn chỉ thông qua việc quan sát da của mình. Nếu thấy mũi, hai bên cánh mũi xuất hiện những sợi màu trắng hoặc khi dùng tay bóp nhẹ da thấy có dịch màu vàng ở các chân lông thì đó chính là sự xuất hiện của sợi bã nhờn. Có thể thực hiện kiểm tra vào buổi sáng khi bạn thức dậy hoặc vào chiều muộn sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Bí quyết giúp sợi bã nhờn ở mũi một đi không trở lại

Nguyên nhân gây sợi bã nhờn ở mũi là gì?

Nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng sợi bã nhờn đó là hoạt động tăng tiết dầu của da. Khi lượng dầu được tiết ra quá nhiều sẽ ứ đọng ở lỗ chân lông lâu dần chúng sẽ được đẩy lên trên bề mặt da. Nhưng sợi bã nhờn sẽ không kèm theo tình trạng bít tắc chân lông như mụn trứng cá đầu đen hay mụn trứng cá đầu trắng ở mũi.

Tình trạng sợi bã nhờn nếu được phát triển tự do sẽ là yếu tố nguy cơ dẫn đến mụn trứng cá. Chúng ta có thể coi sợi bã nhờn là giai đoạn sớm nhất của hình thành mụn. Khi có bít tắc xảy ra (không làm sạch da thường xuyên, bụi bẩn từ môi trường hay ảnh hưởng của mỹ phẩm) nó sẽ bắt đầu hình thành mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Và trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng viêm, lúc này sợi bã nhờn sẽ phát triển thành mụn mủ, to hơn sẽ thành mụn bọc.

Nhưng như chúng ta đã biết sợi bã nhờn lại là một phần tự nhiên của da. Do đó, việc kiểm soát và điều trị sợi bã nhờn khó khăn hơn nhiều so với điều trị mụn trứng cá thông thường. Vậy bạn có muốn tìm cách “tiêu diệt” sợi bã nhờn ở mũi hay không?

Bí quyết kiểm soát sợi bã nhờn ở mũi cực hay dành cho bạn

Nếu da không có sợi bã nhờn cũng đồng nghĩa với tuyến chất nhờn hoạt động kém và khi đó da của bạn sẽ bị khô hơn, lão hoá nhanh hơn. Ngược lại sự xuất hiện quá nhiều của sợi bã nhờn lại khiến cho da của bạn có dấu hiệu ra nhiều dầu và gia tăng các vấn đề về mụn, lỗ chân lông cũng lớn hơn. Do đó, cần kiểm soát sự xuất hiện của sự bã nhờn hợp lý hơn thay vì làm cho nó biến mất hoàn toàn.

Một số những bí quyết sẽ giúp cho bạn loại bỏ tình trạng sợi bã nhờn gồm:

Làm sạch da luôn được ưu tiên hàng đầu

Khi da có nhiều nhờn bạn cần chú ý hơn trong làm sạch da. Bởi nếu không dầu nhờn ở các lỗ chân lông sẽ kết hợp với bụi bẩn, mỹ phẩm và cả kem chống nắng làm cho da của bạn bị bít tắc và gây ra nhiều vấn đề về da trong đó có mụn trứng cá. Do đó, nếu da của bạn bị nhờn, có sợi bã nhờn ở mũi hay bất kỳ vùng da nào khác bạn cũng cần chú trọng đến việc làm sạch da.

  • Hãy rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối để kiểm soát sự phát triển của sợi bã nhờn.
  • Dùng sản phẩm tẩy trang phù hợp để làm sạch da của bạn ngay cả khi bạn không có thói quen trang điểm.
  • Có thể làm sạch da với máy rửa mặt sẽ giúp bạn làm sạch sâu cho da và đảm bảo loại bỏ hết sợi bã nhờn.
  • Tẩy trang cho da. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm tẩy da chết hoá học hoặc vật lý đều được. Tuy nhiên chỉ lên thực hiện 2 lần mỗi tuần để tránh gây ảnh hưởng đến da.

Nặn sợi bã nhờn ở mũi

Nói đến đây chắc chắn có nhiều đang thắc mắc sợi bã nhờn đâu phải là mụn trứng cá tại sao lại phải nặn? Xin thưa là nếu không nặn thì bã nhờn cứ ở trong các lỗ chân lông và nó sẽ giữ lại bụi, cặn trang điểm từ đó dẫn đến việc da bị bít tắc. Cứ như vậy mụn trứng cá sẽ hình thành với đủ dạng như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn mủ… cực phản cảm. Vậy nên, cần nặn sợi bã nhờn.

Bí quyết giúp sợi bã nhờn ở mũi một đi không trở lại

Nhưng nặn sợi bã nhờn không đơn giản chỉ là dùng tay bóp bóp mũi của bạn. Nếu bạn làm theo cách này không những không loại bỏ được sợi bã nhờn ở mũi mà còn khiến cho bạn có cảm giác đau, làm mạnh tay quá thì da sẽ bị tổn thương, trầy xước. Hãy nặn sợi bã nhờn theo gợi ý sau của chúng tôi.

  • Trước hết bạn hãy làm sạch da và đôi bàn tay của bạn, chuẩn bị dụng cụ cần thiết để hỗ trợ quá trình nặn sợi bã nhờn ở mũi dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Xông hơi da mặt trong khoảng 5-10 phút. Hơi nóng tác động lên da sẽ giúp cho lỗ chân lông của bạn mở ra hoàn toàn và khi này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ mụn và sợi bã nhờn.
  • Dùng lực tác động nhẹ nhàng để lấy sợi bã nhờn ra khỏi da. Nếu máy hút bã nhờn bạn cũng có thể sử dụng để tránh thao tác tay gây ảnh hưởng đến da.
  • Luôn đảm bảo vô khuẩn trong quá trình nặn sợi bã nhờn cho da. Bao gồm da được làm sạch, tay được làm sạch và dụng cụ cũng được làm sạch để tránh nhiễm khuẩn.

Điều trị duy trì để ngăn chặn sợi bã nhờn

Trên thực tế thì sợi bã nhờn chỉ hoàn toàn biến mất nếu như tuyến chất nhờn không hoạt động. Mà điều này sẽ rất khó xảy ra. Vậy nên bạn cũng không cần phải bất ngờ khi mà sợi bã nhờn của mình cứ hết được một vài ngày rồi lại xuất hiện trở lại. Thay vì lo lắng bạn hãy tìm cho mình cách điều trị duy trì.

Cần dùng retinoid, AHA, BHA sẽ là một trong những sản phẩm giúp bạn kiểm soát sợi bã nhờn ở mũi. Với retinoid bạn có thể dùng từ khi bước vào tuổi 25 bởi khả năng trẻ hoá da của sản phẩm rất hiệu quả. Với AHA, BHA bạn nên dùng để tẩy da chết định kỳ 1 đến 2 lần để giúp kiểm soát tình trạng sợi bã nhờn.

Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu sử dụng retinoid, AHA, BHA cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa xem sản phẩm có phù hợp với tình trạng da của bạn hay không. Không được dùng theo hướng dẫn của người không có chuyên môn.
  • Sử dụng sản phẩm với nồng độ phù hợp. Tốt nhất nên bắt đầu với nồng độ thấp để tránh khả năng kích ứng da xảy ra.
  • Nên test thử sản phẩm ở các vùng da nhạy cảm như mặt sau cổ tay. Nếu không có vấn đề gì xảy ra bạn có thể thoa lên vùng da có sợi bã nhờn ở mũi.
  • Duy trì sử dụng retinoid, AHA, BHA trong thời gian dài để có được hiệu quả như mong đợi.

Chú ý đến dưỡng ẩm cho da

Đừng nghĩ rằng da có nhiều nhờn thì không cần dưỡng ẩm cho da. Bởi thực tế làn da nào cũng cần dưỡng ẩm cả. Dưỡng ẩm cho da nhờn sẽ giúp kiềm dầu và như vậy là chúng ta có thể kiểm soát sự xuất hiện của các sợi bã nhờn. Chỉ có điều, nếu như vùng da ở mũi và cánh mũi của bạn có sợi bã nhờn bạn nên thoa dưỡng ẩm với một lớp mỏng, nhẹ là đủ nhé.

Mặt nạ đất sét kiểm soát sợi bã nhờn ở mũi

Nếu bạn là người mê đắp mặt nạ và đang muốn tìm cách kiểm soát mụn đầu đen và sợi bã nhờn ở mũi thì hãy thử mặt nạ đất sét. Sản phẩm này sẽ có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, kiểm soát đáng kể lượng dầu thừa, hấp thụ dầu thừa trong các lỗ chân lông. Tất cả những điều này sẽ hỗ trợ hiệu quả trong trị sợi bã nhờn ở mũi và cả mụn cám, mụn đầu đen.

Với mặt nạ đất sét bạn có thể tìm mua của các thương hiệu nổi tiếng. Và chỉ nên sử dụng 1-2 lần mỗi tuần là được nhé…

Bí quyết giúp sợi bã nhờn ở mũi một đi không trở lại

Chăm sóc da chuyên sâu tại Dr.thaiha

Một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho bạn để xử lý nhanh gọn tình trạng sợi bã nhờn ở mũi chính là sử dụng các dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu tại Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà. Chỉ 1 buổi mỗi tuần bạn sẽ có thể kiểm soát được tình trạng sợi bã nhờn và nhiều vấn đề khác của da.

Liệu trình chăm sóc da chuyên sâu được cá nhân hoá theo nhu cầu của mỗi khách hàng nên luôn đảm, bảo tính an toàn và độ hiệu quả. Bạn sẽ không thể tìm được ở đâu khác một dịch vụ chăm sóc da chuyên nghiệp, vừa giúp chăm da lại giúp điều trị da liễu một cách hiệu quả.

  • Thăm khám, soi gia cùng bác sĩ da liễu
  • Bác sĩ ra phác đồ chăm sóc da phù hợp
  • Tẩy trang cho da
  • Rửa mặt làm sạch da
  • Tẩy tế bào chết nếu da không có mụn viêm
  • Xông hơi và loại bỏ sợi bã nhờn
  • Lấy nhân mụn nếu da có mụn
  • Điện di tinh chất
  • Chiếu đèn sinh học
  • Đắp mặt nạ tái tạo da…