Ngoài nguyên nhân trực tiếp từ chủng virus Human Papillomavirus, mụn cơm cũng có thể xuất hiện bởi những yếu tố khác như: nhường xuyên đi lại bằng chân trần,  sử dụng hồ bơi và nhà tắm công cộng, dùng chung các vật dụng cá nhân (khăn mặt, dao cạo, bàn chải, mỹ phẩm sạch…) với người bị mụn cơm, người có hệ miễn dịch suy yếu như người có tiền sử cấy ghép nội tạng, người nhiễm HIV/AIDS,…

Mụn cơm có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch mụn bên trong. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một người bị mụn cơm sẽ thấy mụn lây lan rất nhanh ra các khu vực lân cận khác.

nguyen-nhan-va-cach-chua-mun-com-tai-nha

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chính là cách chữa mụn cơm tại nhà hiệu quả

Mụn hay gặp nhất ở thanh thiếu niên. Đa số các nốt mụn đều tự biến mất trong khoảng 2 năm mà không cần chữa. Một số trường hợp, mụn cơm tái phát, cần được sự thăm khám và chữa của bác sĩ.

Cách chữa mụn cơm tại nhà dân gian

1. Chữa mụn cơm bằng vitamin C, E

– Vitamin E: Bạn chỉ cần chọc thủng lớp vỏ ngoài một viên vitamin E và lấy dầu bên trong bôi lên nốt mụn cơm. Băng lại cẩn thận bằng gạc y tế rồi để qua đêm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày trong hai tuần để thấy hiệu quả.

– Vitamin C: Bạn nghiền nát một viên vitamin C rồi trộn nó với nước. Dùng tăm bông chấm dung dịch lên nốt mụn, sau đó băng nó lại và để qua đêm, cũng như vitamin E, cách này nên được áp dụng mỗi ngày.

2. Chữa mụn cơm bằng dầu cây trà

chua-muc-com-bang-dau-cau-tra

Bạn hãy pha loãng dầu cây trà với một trong số các dung môi như dầu dừa, dầu hạnh nhân,.. theo tỷ lệ 1:12 rồi thoa lên nốt mụn cơm. Lưu lại trên da từ 5 đến 10 phút, lặp lại 2 đến 3 lần trong ngày. Nếu bạn cảm thấy da bị khó chịu, hãy pha loãng dung dịch hơn nữa.

3. Chữa mụn cơm bằng dứa tươi

Có hai cách để bạn chữa mụn cơm bằng dứa tươi:

– Cách 1: Ngâm da bị mụn cơm trong nước ép dứa tươi vài phút mỗi ngày.

– Cách 2: Xay nhuyễn dứa tươi, sau đó đắp nó lên vùng da bị mụn từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.

4. Chữa mụn cơm bằng cây lô hội

Bạn hãy lấy gel từ một thân nha đam còn tươi sau đó áp nó lên vùng da bị mụn cơm. Rồi để cho nó khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước. Cách này nên áp dụng hằng ngày cho đến khi mụn cơm biến mất.

5. Chữa mụn cơm bằng sử dụng Aspirin

Tất cả những gì bạn cần làm là nghiền nát một viên aspirin sau đó trộn với nước. Chấm dung dịch này lên khu vực bị mụn cơm, đợi cho khô. Phương pháp này cũng cần được thực hiện hằng ngày.

6. Chữa mụn cơm bằng giấm táo thô

Bạn pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 2:1 rồi ngâm một miếng bông gòn trong dung dịch đó, đắp lên vùng da bị mụn cơm, quấn lại với gạc y tế, để nguyên từ 3 đến 4 giờ.

7. Chữa mụn cơm bằng vỏ chuối

chua-mun-com-bang-vo-chuoi

Bạn dùng vỏ chuối để chà xát lên nốt mụn cơm trong một vài phút. Thực hiện lặp lại từ 2 đến 3 lần trong ngày để thấy được sự cải thiện.

8. Chữa mụn cơm bằng tỏi

Dùng tỏi chữa mụn cơm thì bạn nghiền nát nó để chiết lấy nước cốt. Sau đó, pha loãng với nước rồi bôi lên mụn cơm. Áp dụng hằng ngày từ 3 đến 4 tuần để thấy được hiệu quả.

Lưu ý: Áp dụng biện pháp dân gian chữa mụn cơm cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn sẽ cho kết quả tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp trên chỉ phù hợp với những mụn cơm ở vị trí dễ xử lý và được phát hiện sớm.

Phương pháp chữa mụn cơm dùng thuốc

Mụn cơm thường không cần chữa và có thể biến mất trong vòng 2 năm, song nhiều người cần chữa ngay vì mục đích thẩm mỹ hoặc để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Áp lạnh: Còn được gọi là liệu pháp phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, sau đó mô chết sẽ bong ra trong khoảng 1 tuần.

Cantharidin: là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu phối hợp với một số hóa chất khác. Khi bôi lên mụn cơm, thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da.

Phẫu thuật laser: thường dành cho những trường hợp mụn cơm khó chữa vì khá tốn kém và có thể gây ra sẹo.

cach-chua-mun-com

Vi phẫu: mụn cơm được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ áp dụng cho những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp chữa khác.

Miễn dịch liệu pháp: Thuốc chữa miễn dịch là loại thuốc miễn dịch dạng kem bôi, làm cho mụn cơm bị chết.

Bleomycin (Blenoxane): tiêm vào mụn cơm loại thuốc bleomycin nhằm giết chết virut. Rủi ro của liệu pháp này bao gồm mất móng tay, đồng thời thiệt hại cho da và thần kinh.

Retinoids: Có nguồn gốc từ vitamin A, loại thuốc này làm gián đoạn tăng trưởng tế bào da mụn cơm. Bệnh nhân có thể dùng loại kem hoặc loại thuốc uống. Những thuốc này khiến da bị nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy, hãy che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài.

Lưu ý khi dùng cách chữa mụn cơm tại nhà

– Hãy đảm bảo da bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần tự nhiên nào trước khi dùng thuốc bôi lên da của bạn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn không gặp bất kỳ kích ứng da nào.

– Không sử dụng chung các vật dụng như khăn lau, quần áo hay tất với người khác để tránh lây bệnh.

– Tránh dùng tay gãi hoặc cậy mụn cơm vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ lây lan.

– Hạn chế đi bơi tại các hồ bơi công cộng, đi dép trong nhà tắm nếu bạn bị mụn cơm ở lòng bàn chân, hạn chế tiếp xúc với nước nếu bạn bị mụn cơm ở tay, giữ tay khô là rất cần thiết.

– Tuy rằng mụn cơm không gây hại và có thể chữa tại nhà nhưng nếu bạn gặp các biểu hiện khác như đau khó chịu, chảy máu và lây lan sang các khu vực khác thì bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay.