Nguyên nhân da bị dầu

Nguyên nhân chính khiến da đổ dầu là tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, làm cho lượng dầu tiết ra nhiều hơn bình thường, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông, khiến da luôn trong tình trạng bóng dầu và dễ hình thành mụn. Sau đây là một nguyên nhân khiến da mặt bạn luôn trong tình trạng bị “chảo dầu”:

  • Do di truyền

Gen di truyền là một trong những yếu tố định bạn sở hữu làn da gì. Theo đó, nếu bạn có bố hoặc mẹ có làn da dầu thì khả năng cao bạn cũng thuộc loại da này.

  • Rối loạn nội tiết tố

Sự thay đổi của các hormone như estrogen, androgen,…. có thể ảnh đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Điều này có thể nhận thấy khi trẻ đến tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh nội tiết tố bên trong cơ thể bị xáo trộn, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và tiết ra nhiều dầu nhờn hơn bình thường, khiến lỗ chân lông bị bít tắc, từ đó, dễ hình thành mụn.

  • Chăm sóc da không đúng cách

Nếu bạn skincare da dầu mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng đổ nhờn nhiều hơn. Ngoài ra, dùng mỹ phẩm không phù hợp với da dầu mụn cũng khiến tình trạng da nhờn nặng hơn và tăng nguy cơ hình thành các loại mụn ẩn, mụn trứng cá, mụn đầu đen.

  • Căng thẳng, stress kéo dài

Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài gây rối loạn nội tiết tố từ đó khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và làm cho da đổ dầu nhiều hơn.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, lạm dụng các thức uống có cồn như rượu, bia… sẽ gây hại cho sức khỏe và tác động xấu đến làn da.

  • Tác động của môi trường sống

Những người sống ở khu vực có khí hậu nóng ẩm hoặc môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, da sẽ có xu hướng đổ dầu nhiều hơn.

Tại sao da dầu mụn cần chú trọng chăm sóc?

Như đã phân tích ở trên, da dầu làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, khiến da luôn trong tình trạng bóng nhờn, khó chịu và gây mụn. Nếu không có biện pháp can thiệp lượng vi khuẩn sinh sôi quá nhiều sẽ phá hủy nang lông, làm mụn trứng cá viêm nặng hơn, hình thành mụn bọc, mụn mủ… có thể để lại vết thâm mụn hoặc sẹo rỗ trên da.

Do đó, quy trình chăm sóc da dầu mụn cần được quan tâm để kiểm soát lượng dầu nhờn trên da. Đồng thời, cần chú trọng trong việc lựa chọn những sản phẩm chuyên biệt cho loại da nhạy cảm này, vì chọn sai sản phẩm có thể khiến tình trạng da dầu nhờn trở nên trầm trọng và khó chăm sóc hơn.

Dầu nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ hình thành mụn

Dầu nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ hình thành mụn

Quy trình các bước chăm sóc da dầu mụn cơ bản

Chăm sóc da mặt mỗi ngày là điều cần thiết để có một làn da trắng sáng và khỏe mạnh. Đặc biệt là đối với làn da “khó tính” như da dầu mụn thì mỗi bước skincare đều có vai trò riêng biệt. Sau đây là các bước chăm sóc da dầu mụn buổi sáng và tối cơ bản bạn có thể “bỏ túi”.

1. Các bước chăm sóc da dầu mụn ban ngày

Nếu như ban đêm, các bước chăm sóc da giúp làm sạch bụi bẩn, thì skincare ban ngày lại tạo một lớp màng bảo vệ da trước các tác hại từ môi trường. Đặc biệt, với làn da dầu mụn, việc chăm sóc da buổi sáng giúp loại bỏ lớp dầu thừa sau một đêm dài, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Ngoài ra, skincare buổi sáng còn giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh, căng bóng, mịn màng, giúp nàng luôn tươi tắn và tràn đầy năng lượng cho một ngày mới. (1)

Theo các chuyên gia da liễu, thời điểm chăm sóc da buổi sáng thích hợp nhất là từ 6 giờ – 8 giờ sáng với 5 bước đơn giản sau đây:

1.1. Rửa mặt

Rửa mặt là bước đầu tiên trong quy trình skincare da dầu mụn nói riêng cũng như mọi loại da nói chung. Bạn nên lấy một lượng sữa rửa mặt vừa đủ và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn đều từ trên xuống dưới, từ trong da ngoài để lấy đi hết lớp dầu thừa trên da.

Đối với da dầu mụn nên lựa chọn loại sữa rửa mặt có công thức dịu nhẹ, không chứa cồn hoặc hương liệu, hạn chế tình trạng kích ứng da. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn sữa rửa mặt cho da dầu mụn:

  • Nên lựa chọn sản phẩm chứa các thành phần như Salicylic acid, Benzoyl peroxide, AHA, BHA… có khả năng giúp loại bỏ tế bào chết, kháng khuẩn và giảm mụn.
  • Tránh các sản phẩm chứa cồn hoặc hương liệu: Cồn và hương liệu có thể làm khô da và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây ra nhiều bã nhờn hơn và làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm giàu chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa như vitamin C và E có thể giúp bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường.
  • Không nên sử dụng sữa rửa mặt nhiều bọt: Đa số những loại sữa rửa mặt tạo bọt đều chứa Diethanolamine, Monoethanolamine, Triethanolamine… giúp làm sạch da tốt, nhưng lại làm da bị khô nhiều hơn, điều này khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh để tiết ra dầu cấp ẩm cho da, khiến tình trạng da dầu nặng hơn. Do đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại gel hoặc sữa rửa mặt ít tạo bọt.
  • Da dầu mụn nên chọn những loại sữa rửa mặt có độ pH từ 4 – 5.5. Không chọn những sản phẩm có độ pH thấp hơn vì nó sẽ khiến tình trạng bóng dầu nghiêm trọng hơn. Ngược lại, nếu độ pH quá cao sẽ làm mất lượng dầu cần thiết trên da, khiến da bị khô, nứt nẻ.

Sữa rửa mặt giúp loại bỏ lớp dầu dư thừa trên da

Sữa rửa mặt giúp loại bỏ lớp dầu dư thừa trên da

1.2. Dùng toner

Dùng toner chuyên biệt dành cho da dầu giúp da cân bằng độ pH và se khít lỗ chân lông. Đặc biệt, bước dưỡng da này còn giúp da hấp thụ các dưỡng chất trong các sản phẩm tiếp theo. Bạn có thể xịt trực tiếp hoặc dùng bông tẩy trang thấm toner sau đó lau nhẹ lên da.

1.3. Serum đặc trị mụn

Đối với những sản phẩm đặc trị mụn vào buổi sáng bạn nên lựa chọn các loại serum có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh vào da. Thành phần trong serum trị mụn như Benzoyl Peroxide (BP), Salicylic acid, Glycolic acid, Azelaic acid Tea Tree Oil,… giúp loại bỏ tế bào chết, tái tạo tế bào da mới, kháng viêm và khô cồi mụn nhanh chóng.

Lưu ý, chỉ nên thoa serum tại những vùng da bị mụn, không nên thoa trên toàn khuôn mặt vì một số thành phần trong serum trị mụn có thể làm những vùng da còn lại bị khô. Bạn nên đợi khoảng 30 giây – 1 phút để dưỡng chất thấm vào da, sau đó thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

Sử dụng serum trị mụn trong quy trình chăm sóc da dầu mụn

Sử dụng serum trị mụn là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da dầu mụn buổi sáng

1.4. Thoa kem dưỡng

Nhiều người có quan niệm rằng, da dầu không cần phải dưỡng ẩm. Thế nhưng, da dầu thường thiếu ẩm và tình trạng này có thể khiến da càng thêm bóng nhờn hơn. Do đó, sau bước serum, bạn nên tiến hành cấp ẩm cho da bằng cách thoa đều kem dưỡng ẩm lên da, vỗ nhẹ nhàng đến khi dưỡng chất thấm vào da. Nên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ để tránh gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da đổ dầu nhiều hơn.

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn cần đặc biệt quan tâm đến thành phần và chất liệu của sản phẩm. Nên ưu tiên lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên như tràm trà, hoa cúc, rau má, rau diếp cá, trà xanh, hoa anh đào… có công dụng cung cấp độ ẩm cần thiết giúp da căng mịn, kiểm soát dầu nhờn, kháng viêm và ngừa mụn.

1.5. Sử dụng kem chống nắng

Trong quy trình chăm sóc da dầu mụn ban ngày không thể bỏ qua bước sử dụng kem chống nắng. Kem chống nắng có công dụng như một “lớp màng bảo vệ” da trước tác hại của tia UVA và UAB từ ánh sáng mặt trời, ngăn ngừa tình trạng da bị sạm nám nắng.

Bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng có chỉ SPF từ 30 trở lên, thông số PA++ giúp tối ưu hiệu quả chống nắng. Đặc biệt đối với da dầu mụn bạn nên mua những sản phẩm có thành phần Zinc Oxide và Titanium Dioxide giúp kiểm soát dầu nhờn hoặc kem chống nắng có dán nhãn  “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì.

Lưu ý: Nên thoa kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ/lần nếu bạn làm việc ngoài trời hoặc 4 giờ/lần nếu bạn làm việc trong văn phòng.