Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm thường gặp

Bạn có biết rằng có đến 80% các ca dị ứng mỹ phẩm xuất hiện ở trên vùng da mặt. Lý do được xác định là do chúng ta sử dụng các sản phẩm chăm sóc, điều trị da liễu có chứa các thành phần dễ gây dị ứng như parabens (chất bảo quản), mineral oil/ paraffin (dầu khoáng), perfume (hương liệu), chì, cồn…

Không phải ai cũng bị dị ứng mỹ phẩm nhưng có thể thấy rằng số lượng các ca dị ứng đang ngày một gia tăng. Các triệu chứng dị ứng mỹ phẩm nhẹ có thể thuyên giảm sau 1 – 2 ngày ngưng sản phẩm gây dị ứng. Tuy nhiên ở một số trường hợp nặng, dị ứng mỹ phẩm có thể khiến da sưng viêm nặng, nổi mụn mủ, làm mỏng da, khô ráp,…

Nếu sau khi dùng một sản phẩm chăm sóc da, một loại mỹ phẩm bạn cảm thấy da mình có các dấu hiệu sau thì đó chính là cảnh báo dị ứng mỹ phẩm:

🔅 Da đỏ ửng, nóng rát và châm chích, xuất hiện các mẩn đỏ

🔅 Da sần sùi và kém mịn màng, mụn nước nhỏ hoặc mụn viêm sưng to

🔅 Làn da mỏng, nhạy cảm và dễ bắt nắng

🔅 Tổn thương da có thể gây ngứa và đau rát

🔅 Da đổ quá nhiều dầu hoặc khô ráp, bong tróc…

Đa phần các trường hợp bị dị ứng mỹ phẩm sẽ không nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm. Việc tìm ra sản phẩm chứa chất gây dị ứng cho da là vô cùng cần thiết. Để chấm dứt các triệu chứng bất thường trên da bạn sẽ cần ngưng sử dụng sản phẩm và vệ sinh da, chăm sóc da thật tốt sau đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã ngưng sử dụng hết sản phẩm mà các dấu hiệu dị ứng vẫn chưa được cải thiện, có xu hướng lan rộng hay nặng hơn… hãy lập tức thông báo cho bác sĩ và thăm khám ngay khi có thể. Khi này, rất có thể bạn đã gặp biến chứng nguy hiểm và nó sẽ ảnh hưởng đến làn da nếu không được xử lý sớm

Nguyên nhân gây dị ứng mỹ phẩm là gì?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng dị ứng mỹ phẩm gia tăng. Đa phần các bệnh nhân đều là nữ giới và vùng bị dị ứng thường gặp là ở mặt bởi nhu cầu chăm sóc da của chị em đang ngày một nhiều hơn. Dr.thaiha xin chỉ ra một vài tác nhân gây dị ứng mỹ phẩm phổ biến nhất gồm:

✔️  Sử dụng sản phẩm không phù hợp với làn da hay độ tuổi của bạn.

✔️  Lựa chọn sản phẩm chứa thành phần dễ dị ứng như chì, cồn, màu tổng hợp, hương liệu hay chất bảo quản.

✔️  Sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, có tác dụng nhanh chóng và không có rõ thành phần, thời hạn sử dụng.

✔️  Dùng mỹ phẩm sai cách hoặc không theo đúng trình tự chăm sóc da được các bác sĩ khuyến cáo trước đó.

✔️  Trang điểm hay bôi sản phẩm chăm sóc da quá dày làm bít tắc lỗ chân lông và cản trở quá trình bài tiết mồ hôi trên da.

✔️  Kết hợp các loại mỹ phẩm sai cách chẳng hạn như Vitamin C + Niacinamide, BHA + Retinol, AHA + Vitamin C,… cũng làm tăng nguy cơ dị ứng.

✔️  Nguyên nhân khác có thể xuất phát từ cơ địa, ảnh hưởng từ môi trường sống, vấn đề vệ sinh trước khi thoa mỹ phẩm hoặc tính mẫn cảm của làn da…

Mọi nguyên nhân gây dị ứng mỹ phẩm cần được phát hiện và điều trị ngay. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, triệu chứng trên da có thể lây lan rộng, gây ngứa, đau nhức và để lại sẹo thâm. Hơn nữa sau mỗi đợt dị ứng, da mặt thường có dấu hiệu suy yếu, mỏng và nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích như khói bụi, ánh nắng mặt trời, sẽ khó chăm sóc rất nhiều lần…

Dị ứng mỹ phẩm có sao không, có tự hết hay không?

Những việc nên làm khi bị dị ứng mỹ phẩm

Đừng tiếc đống sản phẩm chăm sóc da mà bạn nghĩ gây dị ứng mỹ phẩm, hãy vứt bỏ chúng trước khi quá muộn. Đồng thời bạn hãy thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm soát tốt dấu hiệu dị ứng nhằm tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu vấn đề về da không có dấu hiệu nghiêm trọng bạn có thể tự xử lý tại nhà như sau:

– Dùng mặt nạ tự nhiên để cải thiện tình trạng dị ứng da như nha đam, cà chua, bột yến mạch. Nếu không chắc chắn về điều này tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của một vị bác sĩ da liễu làm bạn tin tưởng.

– Sử dụng kem chống nắng, mặc áo khoác, đội mũ, dùng ô, đeo khẩu trang,… khi di chuyển ngoài trời nhằm giảm mức độ kích thích của tia UV.

– Uống nhiều nước để điều hòa độ ẩm cho da và ngăn ngừa tình trạng khô ráp. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.

– Tránh gãi cào lên da khi bị ngứa bởi thói quen này có thể khiến da tổn thương sâu, gây chảy máu và hình thành thâm sẹo.