Hiện tượng vón cục khi sử dụng mỹ phẩm?
- Bác sĩ ơi, tại sao em sử dụng kem chống nắng của hãng ABC lại bị vón cục trên da?
- Bác sĩ ơi, tại sao em dùng kem dưỡng ẩm mới lại bị vón cục, giống như ra ghét?
- Bác sĩ ơi, có sản phẩm dưỡng da nào không gây vón cục khi bôi không chứ em sắp sờ trét đến nơi rồi?
Đây là chỉ một vài câu hỏi mà Dr.thaiha nhận được trong thời gian qua. Điều này chính tỏ hiện tượng vón cục khi dùng kem dưỡng không hiếm gặp và nó có thể đang là cơn ác mộng với nhiều người.
Hãy hình dung một chiếc áo len, da bị xù lông sẽ như thế nào tình thì thoa kem dưỡng ẩm bị vón cục sẽ tương ứng như vậy. Nó sẽ khiến cho da của bạn có nổi những hạt nhỏ li ti và chỉ ma sát nhẹ sẽ giống như da của bạn đang có hàng ngàn lớp ghét đang bong ra.
Có một từ để mô tả tình trạng này đó là “kinh khủng”. Bạn sẽ lập tức đi làm sạch mặt và bắt đầu lại quy trình dưỡng da. Nhưng tình trạng này sẽ lặp lại nếu như bạn không biết vì sao khi thoa kem dưỡng ẩm lại bị vón cục.
Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng vón cục khi thoa mỹ phẩm
Sử dụng quá nhiều sản phẩm dưỡng da
Nếu bạn sử dụng quá nhiều các sản phẩm dưỡng da cùng một lúc, chúng sẽ gây nặng và bít tắc lỗ chân lông. Khi các sản phẩm dưỡng ẩm khó hấp thụ vào da, cơn “ác mộng vón cục” sẽ xuất hiện, khiến cho làn da của bạn trông thật đáng sợ.
Hay như việc chúng ta dùng quá nhiều một sản phẩm dưỡng da như kem chống nắng, dưỡng ẩm vì nghĩ điều này sẽ tăng hiệu quả chăm sóc, bảo vệ da thì vấn đề cũng trở nên nghiêm trọng. Da chỉ có thể hấp thụ được một phần sản phẩm, phần còn lại sẽ ở trên bề mặt da và khi này tình trạng vón cục, ra ghét da sẽ xảy ra.
Cách khắc phục:
- Hãy chọn loại kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, phù hợp với làn da để chúng dễ dàng thẩm thấu.
- Hãy tối giản bước chăm sóc da của bạn bằng cách giảm bớt sản phẩm dưỡng da nếu nó không thực sự cần thiết.
- Hãy dùng dưỡng da với một lượng vừa đủ thay vì dùng quá nhiều để tránh bị vón cục trên da sau đó.
Không tẩy da chết cho da
Tế bào chết trên da có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thoa kem dưỡng bị vón cục. Khi da chết không được làm sạch, da sẽ khó có thể hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da mà bạn apply mỗi ngày. Và khi đó, càng thoa kem thì sản phẩm sẽ càng vón cục và đó còn là sự hiện diện của tế bào chết hoặc ghét trên da của bạn.
Cách khắc phục:
Cần tẩy tế bào chết cho da thường xuyên. Nên duy trì thói quen chăm sóc da này từ 1-2 lần mỗi tuần tùy theo khả năng đáp ứng của da. Tẩy da chết giúp thúc đẩy các tế bào da thay mới và trở nên tươi tắn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu như bạn vừa peel da thì không nên tẩy tế bào chết (vật lý, hoá học) để tránh da bị tổn thương, nhạy cảm hơn.
Dưỡng da một cách vội vàng
Quy trình dưỡng da hàng ngày sẽ mất của bạn khá khá thời gian. Sự nóng vội trong các bước dưỡng da chính là nguyên dẫn dẫn đến tình trạng thoa kem dưỡng da bị vón cục. Khi bạn dùng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da nhưng lại không cho da có thời gian nghỉ ngơi giữa các lần apply thì da sẽ không thể nào thẩm thấu hết. Sản phẩm còn dư trên bề mặt sẽ khiến cho da không thể hấp thụ sản phẩm tiếp theo và gây ra hiện tượng vón cục.
Cách khắc phục:
Không nên để da chạy đua với thời gian. Thay vào đó bạn lên kế hoạch chăm sóc da khoa học hơn như đánh răng sau khi dưỡng ẩm hoặc tạo kiểu tóc trong khi đợi kem nền khô, mặc quần áo trong khi đợi thoa kem chống nắng… Đừng thoa sản phẩm liên tục, liên tục và liên tục để không xảy ra tình trạng vón cục.
Sử dụng sản phẩm không đúng thứ tự
Một quy trình dưỡng da sẽ gồm rất nhiều bước hoặc có thể chỉ là 4 bước cơ bản là làm sạch – dưỡng ẩm – điều trị chuyên sâu – chống nắng… Vậy nhưng, nếu chúng ta làm sai thứ tự thì việc chăm da sẽ không thể phát huy hiệu quả và mỹ phẩm dễ bị vón cục.
Cách khắc phục:
- Hỏi ý kiến của bác sĩ về thứ tự chăm sóc da của mình đã hợp lý hay chưa, thứ tự dùng các sản phẩm dưỡng da hiện có của bạn.
- Những sản phẩm gốc nước nên được thoa trước, chúng sẽ dễ dàng thẩm thấu vào da. Ví dụ như serum sẽ bôi trước kem ẩm.
- Những sản phẩm gốc dầu, có khả năng khóa ẩm thì nên được thoa sau cùng để tránh da bị vón cục.
- Kem chống nắng sẽ dùng ở bước sau cùng và nên thoa một lớp mỏng thay vì thoa với lượng quá nhiều…