Filler có tự tan không?
Trước khi đưa ra lý do tại sao filler không tan chúng ta cần biết về bản chất của filler. Theo đó, filler là tên gọi chung của các sản phẩm chất làm đầy được dùng trong thẩm mỹ nội khoa. Trong đó, dòng filler tạm thời có thành phần chính là Hyaluronic Acid được sử dụng phổ biến nhất và cũng được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả trong thẩm mỹ.
Theo đó, filler Hyaluronic Acid có khả năng tự tan sau khi được tiêm. Tuổi thọ của filler sẽ là từ 9-12 tháng (có thể dài hoặc ngắn hơn một chút tùy theo cơ địa). Filler sẽ tan một cách từ từ cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn. Nhưng kết quả nhìn thấy được vẫn giữ nguyên vì chất độn có khả năng hút nước. Sau đó một thời gian da sẽ trở về trạng thái ban đầu và khi đó chúng ta có thể thực hiện tiêm dặm filler để duy trì hiệu quả thẩm mỹ.
Cũng có những dòng chất làm đầy có tuổi thọ cao hơn. Đó có thể là dòng filler bán bền vững với thành phần Axit poly-L-lactic, Polymethylmethacrylate (PMMA)… Hay như silicon dạng lỏng cũng được xem là một loại filler vĩnh viễn không thể tự phân huỷ. Tuy nhiên sản phẩm này hiện không được các chuyên gia sử dụng bởi độ an toàn không cao.
Do đó, filler có tự tan hay không sẽ còn tuỳ thuộc vào dòng sản phẩm mà bạn sử dụng gồm:
- Filler tạm thời sẽ tự tan sau khoảng 9-12 tháng.
- Filler bán bền vững sẽ tự tan sau khoảng 28-24 tháng.
- Filler bền vững sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể sau khi tiêm…
Filler bị tan sớm hơn khi nào?
Theo các bác sĩ, tuổi thọ của filler chỉ mang tính dự kiến. Trên thực tế, filler có thể bị tan sớm hơn hoặc muộn hơn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Và có một vài nguyên nhân chính khiến cho chất làm đầy bị phân huỷ sớm hơn do với tuổi thọ được hãng quy định gồm:
- Nếu chất làm đầy được tiêm không phù hợp với cơ địa của bạn khiến cho bạn bị dị ứng gây phản ứng đau nhức, nhiễm trùng hoặc hoại tử. Khi này, bác sĩ sẽ bắt buộc phải can thiệp nhằm làm cho filler tan sớm hơn tuổi thọ để đảm bảo an toàn.
- Trường hợp bạn để cho vùng da tiêm chịu tác động của nhiệt độ cao thì cũng sẽ bị ảnh hưởng đến tuổi thọ của filler. Do đó, hãy cảnh giác với các hoạt động xông hơi, rửa mặt với nước quá nóng hay sờ nắn quá nhiều vào vùng da được tiêm.
- Sau khi tiêm filler nếu như bạn không bảo vệ da, không chống nắng thì khả năng filler bị tan cũng sẽ nhanh hơn. Vì vậy, bạn cần phải chống nắng, tránh cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Vấn đề có thể liên quan đến cơ địa của mỗi người hoặc cách chăm sóc da hàng ngày không khoa học cũng khiến cho filler bị tan nhanh hơn dự kiến…
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp filler không tan mặc dù đã thực hiện đủ mọi cách như xông hơi, xoa bóp thậm chí là tiêm tan. Điều này khiến cho không ít chị em lo lắng. Vậy nguyên nhân là gì? Hãy cùng Dr.thaiha tiếp tục tìm hiểu.
Filler không tan là bị làm sao?
Xông hơi thường xuyên nhưng filler không tan
Một trong những tác nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ của filler chính là nhiệt độ. Theo đó, nhiệt độ cao có thể khiến cho filler bị tan nhanh hơn. Chính vì điều này khiến cho không ít chị em lầm tưởng rằng việc xông hơi có thể khiến cho filler tan hoàn toàn. Trên thực tế, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Nhiệt độ cao từ các thiết bị xông mặt hay nước nóng mà bạn dùng để vệ sinh da chỉ tác động một phần rất nhỏ đến filler. Nó có thể khiến cho filler bị tan nhanh hơn so với tuổi thọ dự biến. Ví dụ như từ 9 tháng giảm xuống còn 4-6 tháng. Nhưng nhiệt độ cao không thể làm cho filler biến mất hoàn toàn.
Do đó, trong trường hợp bạn thực hiện xông mặt để làm tan filler là không khả quan. Và khi này filler không tan hoặc tan không đều là rất bình thường.
Filler không tan dù cho đã thực hiện tiêm tan trước đó
Một trong những lựa chọn giúp chúng ta làm tan filler sau chỉ 48h đồng hồ chính là tiêm tan filler với các sản phẩm chuyên dụng. Thành phần của thuốc tiêm tan chính là Hyaluronidase với khả năng phân huỷ filler ngay sau khi chúng gặp nhau. Đây cũng là lựa chọn làm tan filler an toàn được các bác sĩ chỉ định phổ biến.
Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện tiêm tan filler với Hyaluronidase nhưng hiệu quả không có hoặc kém thì sẽ không loại trừ các khả năng sau:
Filler được tiêm không có thành phần HA
Thuốc tiêm tan Hyaluronidase chỉ giúp phân huỷ filler tạm thời có thành phần là HA. Với các dạng filler khác gồm filler bán bền vững hoặc filler bền vững thì thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả làm tan. Lúc này, dù cho bạn tiêm tan đúng kỹ thuật, tiêm tan nhiều lần thì filler vẫn sẽ không thể tan đâu nhé!
Filler không tan do thuốc làm tan kém chất lượng
Nếu tiêm tan filler không thành công cũng có thể là do thuốc tiêm tan không đạt chất lượng. Việc dùng thuốc Hyaluronidase không có nguồn gốc rõ ràng, hết hạn sử dụng sẽ không giúp cho filler được phân huỷ hoàn toàn. Khi đó, filler có thể không tan hoặc tan nhưng không đều.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Hyaluronidase với một lượng quá ít, không đủ để gây ra phản ứng với lượng filler trong cơ thể cũng sẽ khiến cho filler không tan.
Filler không tan do kỹ thuật tiêm không chuẩn
Cũng như tiêm filler, tiêm tan filler cũng đòi hỏi cao về kỹ thuật. Người tiêm tan cần nắm được giải phẫu vùng tiêm và vị trí tiêm. Nếu thuốc Hyaluronidase được đưa vào không đúng lớp, tiêm quá nông so với vị trí tồn tại của filler thì nhiều khả năng filler sẽ tan kém hoặc hoàn toàn không gây ra phản ứng phân huỷ filler.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp filler đã biến mất hoàn toàn nhưng khách hàng lại không cảm nhận được điều này. Do đó, để chắc chắn filler còn trong cơ thể hay không mọi người có thể đến cơ sở y tế để gặp các bác sĩ chuyên khoa nhằm có đánh giá chính xác nhất.
Khắc phục tình trạng filler không tan
Filler không tan trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc làm tan filler là cần thiết nếu như trước đó bạn tiêm filler không đúng kỹ thuật hoặc không có chất lượng tốt.
Hướng xử lý cho các trường hợp filler không tan sẽ là:
+ Đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám lại. Các bác sĩ sẽ xác định loại filler được sử dụng trước đó là gì và tiến hành tiêm tan đúng kỹ thuật nếu như filler đó là loại tạm thời. Bao gồm việc cân đối lượng thuốc tiêm tan, xác định lại vị trí tiêm và tiêm đúng lớp.
+ Trong trường hợp filler không thể làm tan bằng thuốc bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật nạo vét filler. Cần thực hiện với những người bị tiêm nhầm silicon dạng lỏng. Thủ thuật này cần được tiến hành nhanh chóng để tránh biến chứng thẩm mỹ. Đảm bảo đúng kỹ thuật và thao tác thực hiện phải vô trùng.
+ Dùng thuốc kháng viêm, chống phù nề kết hợp nếu như phải thực hiện làm tan filler bằng phẫu thuật nhằm tránh các tác dụng phụ. Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa…