Filler là gì, được dùng như thế nào?

Filler còn được nhắc đến với một tên gọi khác là chất làm đầy. Đây là một sản phẩm phổ biến được dùng để trẻ hoá da, làm đầy các nếp nhăn và đặc biệt là lấp đầy các tổ chức khuyến thiếu trên da. Filler được FDA của Hoa Kỳ đánh giá cao và độ an toàn và được liệt vào danh sách các phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn được chị em phụ nữ yêu thích nhất.

Để làm đẹp bằng filler, các bác sĩ sẽ dùng kim tiêm chuyên dụng nhằm đưa một lượng chất làm đầy vừa đủ vào các vị trí cần thẩm mỹ. Đó có thể là các vùng có các nếp nhăn tĩnh như trán, mắt. Cũng có thể là những phần lõm của gương mặt như thái dương hoặc rãnh râu rồng. Ngoài ra, filler cũng được ứng dụng trong chỉnh hình gương mặt với những lựa chọn nâng mũi không xâm lấn hoặc tạo hình cằm Vline.

Quá trình tiêm filler diễn ra khá nhanh chóng và không yêu cầu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện tiêm filler làm đẹp và đây được xem là chỉ định thẩm mỹ. Vậy nên, nếu bạn muốn làm đẹp với filler thì hãy dành thời gian đến với Dr.thaiha để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Nên tránh các dịch vụ tiêm filler giá rẻ để đề phòng các biến chứng thẩm mỹ liên quan nhé.

Lý do tiêm filler bị nổi cục cứng dưới da, cần làm gì để khắc phục

Vì sao tiêm filler bị nổi cục cứng dưới da?

Có rất nhiều khách hàng chia sẻ với Dr.thaiha rằng họ cảm thấy có cục cứng nổi lên tại vùng da vừa được tiêm filler. Tình trạng này có thể xuất hiện trong một vài ngày những cũng có thể  kéo dài đến một vài tuần. Câu hỏi được đặt ra liệu tiêm filler bị nổi cục cứng dưới da là bình thường hay bất thường. Và nếu bất thường thì cần xử lý như thế nào?

Theo đó, hiện tượng nổi cục cứng sau tiêm filler sẽ có thể là phản ứng bình thường của cơ thể hoặc cũng có thể là bất thường. Vấn đề này sẽ tuỳ thuộc vào chất lượng dịch vụ tiêm filler trước đó.

Filler được tiêm vào cơ thể chủ yếu là để làm đầy, làm căng da. Do đó, việc bạn cảm thấy thấy sự tồn tại của filler sau khi tiêm là khá bình thường. Do đó, nếu bạn sờ thấy cục cứng dưới da sau tiêm thì đó chính là bạn đang cảm nhận sự tồn tại của filler. Một số người còn cảm thấy filler từ trong miệng nếu trước đó có tiêm filler vào phần má. Vậy nên, nếu kết quả sau tiêm filler vẫn như ý muốn ban đầu thì bạn không cần quá lo lắng về hiện tượng da nổi cục cứng nhé.

Có một nguyên nhân khác khiến cho da nổi cục sau tiêm filler chính là phản ứng bình thường của cơ thể. Khi đó, filler được xem là một “vật thể lạ” và khi cơ thể tiếp nhận filler sẽ gây ra các phản ứng sưng, da bị nổi cục ở các vùng quanh chất làm đẩy. Khi cơ thể dần thích nghi với filler thì tình trạng sưng này sẽ dần được cải thiện và tình trạng u cục trên da cũng sẽ biến mất.

Tuy nhiên, cũng có các trường hợp tiêm filler bị nổi cục cứng dưới da là bất thường và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ. Do đó nếu như bạn cảm thấy da của mình quá cứng và hiện tượng này kéo dài, trầm trọng hơn thì cần cảnh giác. Hãy thăm khám ngay bởi nguyên nhân có thể là:

  • Chất làm đầy được dùng trước đó có chất lượng không tốt khiến cho cơ thể phản ứng lại quá mức. Có thể kèm theo dấu hiệu đau nhức, bầm tím và nhiễm trùng da.
  • Người thực hiện tiêm filler tiêm không đều  hoặc tiêm quá nông khiến cho filler ở trên bề mặt da và gây ra tình trạng nổi u cục trên da.
  • Sử dụng lượng chất làm đầy quá nhiều cho một vùng tiêm cũng khiến da bị nổi u cục. Cần cảnh giác hơn khi có dấu hiệu chèn mạch, tắc mạch do filler gây ra.

Việc cảm nhận thấy filler sau khi tiêm là rất bình thường, chỉ khi nào nổi cục lên trên bề mặt da và nhìn thấy rõ thì mới đáng lo và cần xử lý. Câu hỏi được đặt ra là các dấu hiệu bất thường sau tiêm filler sẽ là gì?

Lý do tiêm filler bị nổi cục cứng dưới da, cần làm gì để khắc phục

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng nổi cục cứng trên da do filler

Tuỳ vào mỗi vùng tiêm mà các dấu hiệu nổi cục cứng dưới da sau tiêm filler sẽ khác nhau. Bạn sẽ cần thăm khám trong các trường hợp sau:

Tiêm filler môi bị nổi cục cứng

  • Sau khi tiêm filler môi sẽ xuất hiện hiện tượng sưng môi khiến cho bờ môi bị mất cân đối và không còn đẹp.
  • Cảm giác đau nhức khó chịu có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
  • Môi có nhiều hạt cứng và sưng đau. Có thể xuất hiện ở bên trong miệng, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Môi sần sùi kém duyên và có thể có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hoại tử…

Tiêm filler má bị nổi u cục cứng dưới da

  • Phần da chứa filler bị cứng khiến cho gương mặt trở nên méo mó, gượng gạo.
  • Phần gò má có dấu hiệu sưng đau, kèm theo bầm tím ảnh hưởng đến hoạt động cơ mặt.
  • Cảm nhận thấy filler bên trong miệng, ở vị trí hai bên má được tiêm filler.
  • Má có dấu hiệu tổn thương, vón cục filler hoặc hoại tử.

Tiêm filler mũi bị nổi u cục cứng

  • Mũi sưng tấy nhiều ngày và có dấu hiệu hơi đau và có hiện tượng bầm tím.
  • Khi sờ vào mũi có cục gì đó rất cứng và mũi có thể bị lệch so với trước khi tiêm.
  • Vị trí tiêm bất ngờ tràn hoặc có dấu hiệu tắc mạch gây ảnh hưởng đến thị lực.
  • Nổi mụn, mẩn nhỏ li ti ở mũi, da tiết dịch mủ và có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử.

Tiêm filler cằm bị nổi u cục cứng

  • Cằm cứng và mất đi sự mềm mại tự nhiên.
  • Cằm sẽ xuất hiện sưng đau nhẹ, khó chịu.
  • Các hạt vón cục li ti, tổn thương ngoài da ảnh hưởng đến sức khoẻ…

Làm cách nào để có thể cải thiện tình trạng này?

Có thể thấy tình trạng tiêm filler bị nổi cục cứng dưới da là khá bình thường. Những vùng có da dày hơn, ví dụ như rãnh mũi – má thường ít bị nổi cục sau khi tiêm filler hơn so với các vùng có da mỏng, ví dụ như rãnh nước mắt.

Nếu như các dấu hiệu nổi cục cứng dưới da kéo dài quá 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần tới cơ sở y tế để được thăm khám chi tiết. Khi đó, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và đưa ra các phương án khác nhau để có thể ngăn ngừa biến chứng tiêm filler. Không được tự can thiệp tại nhà để tránh mọi chuyện diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.

Và để có thể cải thiện vấn đề về da bạn có thể làm theo gợi ý sau:

  • Tuân thủ yêu cầu chăm sóc da sau tiêm filler trẻ hoá được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
  • Trong 3 ngày đầu sau khi tiêm chúng ta có thể chườm đá lạnh để giúp giảm sưng, giảm u cục.
  • Sang đến ngày thứ 4 thì có thể bắt đầu mát-xa vị trí có cục cứng một cách nhẹ nhàng để giúp cho vùng da có filler được mềm tự nhiên.
  • Ăn uống, ngủ nghỉ khoa học và đừng quên tái khám theo lịch hẹn để đánh giá kết quả làm đẹp bằng filler và được tiêm bổ sung nếu cần.
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các biện pháp làm tan filler sớm hoặc lấy filler ra ngoài cơ thể nếu cần thiết để tránh biến chứng thẩm mỹ…