Cảnh báo tác dụng phụ của việc lăn kim
Trước khi chia sẻ về tác dụng phụ của lăn kim, các bác sĩ chuyên khoa muốn nhấn mạnh một điều: Dù cho bạn lăn kim đúng quy trình, đúng kỹ thuật thì vẫn sẽ xảy ra tác dụng phụ. Do đó, hay thật bình tĩnh nếu như thấy làn da của sự thay đổi sau khi lăn kim. Cần tuân thủ yêu cầu điều trị và chăm sóc da tại nhà để có thể kiểm soát tác dụng phụ của việc lăn kim.
Những tác dụng phụ sau khi lăn kim bạn có khả năng gặp phải gồm:
Tình trạng đỏ da và châm chích
Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất trong quá trình lăn kim. Trong 1-2 ngày đầu tiên bạn sẽ thấy da bị đỏ và dấu hiệu châm chích da sẽ đồng thời xuất hiện. Nhất là sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn sẽ có cảm giác đau, châm chích nhiều hơn.
Lý do là trong quá trình lăn kim, dụng cụ y tế sẽ tạo ra ra rất nhiều tổn thương trên da. Tuy tổn thương này rất nhỏ nhưng nó lại rất nhiều và là các tổn thương hở. Do đó, sẽ không tránh được tác dụng phụ của lăn kim là sưng đau bất thường.
Tác dụng phụ của lăn kim khiến da bị chảy máu
Trong quá trình lăn kim, da của bạn sẽ bị chảy máu. Thường xuất hiện ở các trường hợp lă kim điều trị sẹo mụn. Nguyên nhân là khi lăn kim trị sẹo rỗ bác sĩ sẽ cần tác động sâu hơn vào da nhằm mục đích phá vỡ kết cấu của sẹo. Khi này, tổn thương da sẽ sâu hơn và dấu hiệu chảy máu sẽ xuất hiện.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi chảy máu chỉ là tác dụng phụ của việc lăn kim. Lượng máu chảy sẽ không nhiều và sẽ được kiểm soát ngay sau khi thủ thuật lăn kim được hoàn thành. Không ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.
Dấu hiệu nổi mụn sau khi làm lăn kim
Tác dụng phụ của việc lăn kim tiếp theo chính là việc da bị nổi mụn, có thể là mụn viêm hoặc mụn không viên. Đây là dấu hiệu đẩy mụn của da. Và điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xử lý nhân mụn hơn.
Tình trạng da nổi mụn chỉ diễn ra ở những lần lăn kim đầu tiên. Những liệu trình tiếp theo da sẽ đẩy mụn ít hơn hoặc không còn xuất hiện mụn. Điều này cho thấy việc điều trị trứng cá của bạn đã có những bước tiến lớn, hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
Da bị sạm nhiều và bị bong tróc
Một tác dụng phụ sau khi lăn kim khiến cho không ít chị em lo lắng đó là tình trạng sạm da. Sau chỉ 3-4 ngày thực hiện lăn kim, da sẽ trở nên tối màu hơn, da bị sạm ở diện tích rộng. Nguyên nhân là do việc lăn kim sẽ thúc đẩy quá trình sừng hoá của da, chuẩn bị cho quá trình thay da.
Tiếp theo là dấu hiệu bong da. Lớp da cũ sẽ bong tróc thành từng mảng và chúng ta sẽ nhìn thấy làn da mới ở phía dưới. Trong quá trình bong da, bạn sẽ thấy da có dấu hiệu khô hơn và đôi khi là bị ngứa ngáy, khó chịu. Sẽ mấy từ 2-3 ngày để da bong tróc hoàn toàn.
Chú ý, tùy theo từng độ tuổi và từng vấn đề về da mà các tác dụng phụ của việc lăn kim sẽ có sự thay đổi. Thời gian theo dõi sẽ là 7 ngày. Đây cũng là quãng thời gian nhạy cảm nhất sau khi lăn kim, yêu cầu khách hàng cần chăm sóc da một cách khoa học để không làm ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp.
Tác dụng phụ nguy hiểm sau khi lăn kim là gì?
Gọi là tác dụng phụ nguy hiểm bởi những triệu chứng diễn ra bất bình thường và khó kiểm soát. Nguy cơ biến chứng rất cao, có thể phá huỷ làn da nếu không được thăm khám và xử lý kịp thời.
Các vấn đề mà bạn sẽ phải đối mặt gồm:
- Da bị chảy máu nhiều khi làm lăn kim. Khó cầm máu sau khi hoàn thành thao tác lăn kim.
- Vết thương sau lăn kim chậm lành hoặc không có dấu hiệu lành. Da bị tổn thương nặng.
- Dấu hiệu da bị nhiễm khuẩn, da tiết dịch kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Da nổi mụn bất thường. Xuất hiện mụn viêm, mụn nước gây nhiễm trùng da.
- Da bị khô nhiều và có dấu hiệu tăng sắc tố da nặng (không thể phục hồi).
- Dấu hiệu da bị tổn thương nặng dẫn đến sẹo lõm sâu dưới bề mặt da…
Trong các trường hợp gặp tác dụng phụ sau lăn kim và nghi là biến chứng, khách hàng cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Giữ vệ sinh và chỉ thực hiện các biện pháp làm dịu da.
- Tuyệt đối không tự ý bôi bất cứ thứ gì lên da.
- Hãy đến ngay cơ sở để được hỗ trợ thăm khám. Nhưng tuyệt đối không quay lại cơ sở Spa để bắt đền tránh tiền mất, tật mang.
Phòng tránh tác dụng phụ sau khi lăn như thế nào?
Để có thể phòng tránh tác dụng phụ của lăn kim, kiểm soát biến chứng thẩm mỹ xảy ra, khách hàng cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Luôn tìm hiểu kỹ về phương pháp lăn kim và ứng dụng thực tế. Nắm bắt được những tác dụng phụ của lăn kim để có thể sớm phát hiện và xử lý an toàn.
- Không tự ý lăn kim tại nhà. Nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện lăn kim đúng quy trình khoa học. Nhớ là phải lựa chọn địa chỉ lăn kim chất lượng.
- Tìm hiểu về sản phẩm dùng trong lăn kim. Tuyệt đối không lựa chọn sản phẩm có “mùi” kem trộn, thuốc rượu, tái tạo da Đông y… Chỉ dùng sản phẩm được cấp phép bởi BYT.
- Lựa chọn bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện lăn kim có tay nghề, được đào tạo bài bản. Không nên lăn kim với những người không đủ bằng cấp, chuyên môn.
- Chăm sóc da khoa học trước khi làm lăn kim. Đảm bảo chỉ lăn kim khi nền da của bạn khoẻ mạnh để tránh tác dụng phụ của việc lăn kim xảy ra.
- Tuyệt đối không làm lăn kim, phi kim nếu như bạn đang có dấu hiệu của bệnh tiểu đường và có tiền xử máu khó đông.
- Trong quá trình làm lăn kim, bạn sẽ cần dừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da. Đặc biệt là vitamin C và retinol.
- Chống nắng thật tốt cho da khi làm lăn kim. Đảm bảo rằng da luôn được bảo vệ bằng kem chống nắng và các dụng cụ chống nắng khác.
- Tuân thủ yêu cầu chăm sóc và điều trị tại nhà của bác sĩ đưa ra. Nhớ tái khám đúng hẹn để đánh giá kết quả của quá trình làm lăn kim…