Lăn kim không chuẩn y khoa là như thế nào?

Khi nhắc tới tác hại của việc lăn kim có không ít người cho rằng chỉ có có lăn kim tại Spa mới như vậy. Nhưng trên thực tế, vẫn có rất nhiều ca biến chứng liên quan đến các cơ sở thẩm mỹ được cấp phép. Nặng có, nhẹ có… và tất cả đều khiến cho khách hàng không tránh khỏi sự lo lắng. Liệu rằng tác hại của lăn kim da mặt có xảy ra với mình hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù cho bạn lăn kim tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa hay Spa đều có thể xảy ra tai biến. Mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc lăn kim không chuẩn y khoa. Vậy bạn đã biết lăn kim không chuẩn y khoa là như thế nào hay chưa?

Tác hại của việc lăn kim không chuẩn y khoa, bạn cần nên biết

Cụ thể là:

  • Lăn kim không chuẩn y khoa sẽ không có chỉ định và giám sát từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ khiến tác hại của lăn kim da mặt nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
  • Lăn kim với các dụng cụ không đảm bảo chất lượng. Ví dụ như việc dùng đầu kim lăn không phù hợp với tình trạng da hoặc dùng chung lăn kim với người bị bệnh.
  • Lăn kim không đúng kỹ thuật, lăn với lực quá mạnh khiến cho da bị tổn thương nhiều hơn dự kiến. Khi này, cấu trúc da sẽ dễ dàng bị phá huỷ và nguy cơ sẹo rất cao.
  • Lăn kim không khoa học với sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không có thành phần an toàn. Tác hại của việc lăn kim này sẽ rất khó kiểm soát.
  • Người được điều trị lăn kim không tuân thủ đúng yêu cầu điều trị và chăm sóc tại nhà. Trong đó, đáng chú ý là việc chăm sóc da không khoa học.

Lăn kim có tác hại gì? Chuyên gia cảnh báo

Khi tác hại của việc lăn kim da mặt xảy ra chứng tỏ quá trình thẩm mỹ của bạn đã thất bại. Khi này, các vấn đề về da không những không được cải thiện mà sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Da nám càng thêm nám, mụn càng thêm mụn và rỗ càng thêm rỗ… Tác hại của lăn kim da mặt khiến cho làn da bị phá huỷ, khó phục hồi như trước.

Và nếu như bạn vẫn còn chưa biết lăn kim có tác hại gì không thì hãy để Dr.thaiha liệt kê ra 4 ảnh hưởng nghiêm trọng nhất:

Dấu hiệu kích ứng da sau khi làm lăn kim

Tác hại của việc lăn kim đầu tiên chính là dấu hiệu kích ứng, dị ứng sau khi thực hiện lăn kim. Triệu chứng là vùng điều trị lăn kim nổi mẩn, nổi mụn một cách bất thường, kèm theo đó là hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.

Dấu hiệu kích ứng, dị ứng da có thể xảy ra ngay khi da da có tiếp xúc với sản phẩm dùng trong lăn kim. Có các trường hợp phản ứng muộn sẽ bị kích ứng da sau một vài giờ hoặc một vài ngày. Trong đó, nguy cơ cao nhất chính là tác hại của lăn kim tế bào gốc với sản phẩm kém chất lượng. Bởi trên thực tế, tế bào gốc chưa được sử dụng trong điều trị lăn kim.

Tác hại của việc lăn kim không chuẩn y khoa, bạn cần nên biết

Dấu hiệu nổi mụn bất thường sau khi lăn kim

Đây là một trong những tác hại của việc lăn kim khiến cho nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, cần phân biệt dấu hiệu nổi mụn bất thường và bình thường sau khi điều trị lăn kim. Bởi đôi khi lăn kim cũng sẽ giúp chúng ta điều trị mụn dễ dàng hơn, giúp gom cồi mụn và lấy nhân mụn hiệu quả.

Tác hại của lăn kim trị mụn là khiến cho mụn bùng lên nhanh chóng. Mụn nổi nhiều trên da với các khu vực mụn viêm lớn. Các ổ mụn viêm dễ dàng bị vỡ ra gây tổn thương hở ngoài da. Và hậu quả của điều này chính là tình trạng da bị sẹo xấu, thâm mụn.

Nguyên nhân của việc da nổi mụn bất thường có thể xuất phát từ nhiều lý do. Bao gồm việc không đảm bảo vệ sinh khi thực hiện lăn kim, sử dụng sản phẩm lăn kim kém chất lượng (kem trộn, thuốc rượu) và chăm sóc không khoa học.

Dấu hiệu tăng sắc tố sau viêm

Một trong những tác hại của việc lăn kim da mặt được chị em phụ nữ quan tâm nhiều nhất chính là tình trạng tăng sắc tố da. Nguyên nhân là khi lăn kim sẽ tác động vật sắc nhọn để tạo ra các tổn thương vi điểm trên da. Trong quá trình phục hồi, da có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng và khi này dấu hiệu tăng sắc tố sau viêm sẽ xảy ra.

Hậu quả là vùng da điều trị lăn kim trở nên sẫm màu hơn. Da mặt không đều màu làm ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Nguy cơ sẽ cao hơn với những người không thực hiện chống nắng cho da, không thường xuyên sử dụng kem chống nắng.

Tác hại của việc lăn kim không chuẩn y khoa, bạn cần nên biết

Da có sẹo rỗ sau khi làm lăn kim

Tác hại lăn kim biến làn da láng mịn của bạn biến thành chi chít sẹo rỗ, sẹo lõm. Tác hại của việc lăn kim xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Cố tình lăn kim tại nhà mà bỏ qua khuyến cáo về cơ địa dễ gây sẹo của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng đầu lăn kim không phù hợp với kích thước lớn và lực tác động lên da quá mạnh.
  • Thực hiện lăn kim với khoảng cách quá dày, khiến cho tổn thương da ngày càng nghiêm trong hơn.
  • Quy trình lăn kim không đúng kỹ thuật. Người thực hiện lăn kim không phải là bác sĩ và sẽ không lường trước tác hại của việc lăn kim da mặt không khoa học…

Lây nhiễm các bệnh nguy hiểm sau khi lăn kim

Đây là một tác hại của lăn kim da mặt nghiêm trọng nhất. Nhưng trên thực tế lại có rất ít người ý thức được điều này hoặc biết những vấn ngó lơ.

Yếu tố nguy cơ như sau:

  • Sử dụng chung dụng cụ lăn kim với người đang bị mắc bệnh lây truyền (HIV, HVS, HPV) sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Quy trình lăn kim không khoa học, các điều kiện thẩm mỹ (dụng cụ, phòng dịch vụ và con người) không đảm bảo các yếu tố vô trùng, vô khuẩn.
  • Khi da bị nhiễm trùng sau lăn kim, nếu không được xử lý đúng cách cũng sẽ khiến cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây lây nhiễm các bệnh da liễu.

Tác hại của việc lăn kim không chuẩn y khoa, bạn cần nên biết

Làm sao để phòng ngừa tác hại của việc lăn kim da mặt

Vùng điều trị da mặt cần được chú trọng bởi chỉ một sơ ý nhỏ cũng có thể phá vỡ “mặt tiền” của cơ thể. Nhằm giúp mọi người có thể thực hiện lăn kim an toàn, tránh tác hại của lăn kim xảy ra, Dr.thaiha xin đưa ra một số gợi ý sau:

  • Luôn tìm hiểu kỹ về kỹ thuật lăn kim và những ứng dụng trong thẩm mỹ, điều trị da liễu để tránh sự lạm dụng.
  • Không tự lăn kim tại nhà mà cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Khi này, bạn sẽ có liệu trình phù hợp và sản phẩm an toàn.
  • Lựa chọn cơ sở thực hiện lăn kim có độ uy tín, có bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao. Phòng khám da liễu được Sở hoặc Bộ y tế cấp phép theo đúng quy định.
  • Không lăn kim khi da của bạn đang có dấu hiệu viêm nhiễm, mụn trứng cá nặng, tổn thương hở. Đặc biệt là khi bạn bị chứng máu khó đông hoặc tiểu đường.
  • Không dùng chung dụng cụ lăn kim với người khác. Để phòng tránh tác hại của việc lăn kim da mặt, mỗi người chỉ nên dùng 1 dụng cụ lăn kim và với một lần duy nhất.
  • Không sờ tay lên trên da sau khi thực hiện lăn kim. Cần làm sạch da để tránh nhiễm khuẩn. Không nên dùng khăn để lau mặt để tránh vi khuẩn tấn công lên da.
  • Tránh sử dụng rượu bia. Thức uống có thể khiến cho tổn thương sau lăn kim chậm lành hơn và tăng nguy cơ sẹo, thâm sẹo.
  • Luôn có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học sau khi làm lăn kim. Tránh để rơi vào tâm trạng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi quá mức…