Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông hay còn gọi là viêm lỗ chân lông và bệnh ngoài da thường gặp. Biểu hiện của bệnh là các sẩn, mụn mủ, vết trầy và vảy ở cổ nang lông. Ngoài ra, tình trạng mụn nhỏ, mụn đầu trắng ở một hoặc nhiều nang lông cũng là biểu hiện của viêm nang lông.

Một số các triệu chứng bệnh thường gặp khác của viêm nang lông gồm:

  • Da tổn thương để lại các nốt sần, hoặc có mụn mủ, xung quanh nốt sần có quầng đỏ tươi và có thể mở rộng diện tích ra các vùng da khác.
  • Vài ngày sau, các mụn mủ vỡ ra, để lại các vết trợt, xuất hiện tình trạng đóng vảy khô trên da.
  • Lông ở vùng tổn thương có xu hướng bị xoắn lại và thay vì mọc đâm ra bên ngoài sẽ cuộn tròn vào lỗ chân lông. Da xuất hiện các chấm đen nhỏ.
  • Một số trường hợp, da tổn thương theo từng mảng làm ngứa ngáy, viêm đỏ và sưng đau có thể xảy ra.

Viêm nang lông là bệnh lành tính và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu sai về bệnh và điều trị không đúng cách tình trạng viêm nang lông sẽ trở nên nặng hơn, tái phát khó kiểm soát. Khi đó, nang lông bị áp xe sẽ biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, ổ gà hoặc viêm mô dưới da… gây mất thẩm mỹ của da và ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

viem-nang-long-la-gi-anh-huong-cua-benh-nhu-the-nao

Viêm nang lông thường xuất hiện ở đâu?

Cứ ở đâu có lông thì ở đó đều có nguy cơ bị viêm nang lông. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, các vùng da dễ bị viêm nang lông nhất gồm:

Viêm nang lông vùng da mặt

Bệnh thường do tụ cầu trùng, trứng cá bội nhiễm, vi trùng gram âm, u mềm lây và nhiễm Demodex folliculorum ở nang lông gây ra. Biểu hiện của bệnh là mụn đỏ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, ngứa da và mẩn đỏ, da sần sùi…

Viêm nang lông ở vùng da đầu

bệnh có thể được biết đến với các tên gọi khác như viêm chân tóc, viêm nang tóc. bệnh phổ biến ở người da đầu nhiều dầu, làm việc trong môi trường nóng, ẩm và ô nhiễm. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn do tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm hay nấm Trichophyton.

Viêm nang lông ở lưng

Tình trạng viêm da, viêm nang lông ở lưng xuất hiện nhiều ở nam giới trong độ tuổi trường thành. Mà nguyên nhân thường do vệ sinh cá nhân kém, dị ứng hoặc nhiễm khuẩn, thói quen cao lông hoặc bị viêm do bẩm sinh. Các vấn đề thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, tụ cầu…

Viêm nang lông vùng kín

Cả nam và nữ giới đều có tỷ lệ mắc viêm nang lông vùng kín là ngang nhau. Bệnh thường xảy ra do vùng sinh dục không sạch sẽ, tẩy lông vùng kín, lớp sừng trên da quá dày hoặc do cơ địa của từng người. Tình trạng viêm sẽ khiến cho vùng kín nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu vô cùng…

Ngoài ra, viêm lỗ chân lông còn có thể xuất hiện ở các vùng da khác như bắp chân, đùi, tay mông. Triệu chứng dễ thấy là lỗ chân lông đen và có lông mọc ngược bên trong, da sần sùi kém thẩm mỹ… Nếu tình trạng viêm nặng diễn ra sẽ khiến cho da xuất hiện các chấm đen li ti. Khi dùng tay sờ vào cảm giác không được trơn láng mà thay vào đó bạn sẽ thấy hơi rợn tay. Tình trạng viêm càng nặng thì mức độ sần của da sẽ càng cao.

Viêm nang lông gây ra biến chứng gì?

Mặc dù là bệnh ngoài da lành tính như viêm nang lông vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là khi chúng ta không thể tự kiểm soát tình trạng viêm nang lông, để bệnh phát triển mạnh hơn hoặc điều trị nhưng không hiệu quả, viêm nang lông tái phát nhiều lần. Biến chứng nhẹ có thể là tình trạng ngứa và sẹo, gây mất thẩm mỹ.

Các biến chứng nặng cần được kiểm soát kịp thời gồm:

  • Cellulite: Gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở khu vực bị viêm nang lông, dễ ảnh hưởng tới các mô bên dưới da, lây lan tới hạch bạch huyết và máu từ đó ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Nhọt: Nhọt thường xuất hiện như một khối nhỏ màu đỏ, sau đó sẽ lớn dần và đau đớn khi tích tụ đầy mủ. Nhọt gây ra cảm giác đau nhức và cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Sẹo: Viêm nang lông nặng có thể để lại vết sẹo lớn, sẹo lồi với các kích thước to nhỏ tùy tổn thương. Sẹo xuất hiện cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của da, giảm chất lượng cuộc sống.
  • Tiêu hủy nang tóc: Viêm nang tóc gẫn đến rụng tóc vĩnh viễn gây ra tình trạng hói đầu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết trên thực tế tình trạng viêm nang lông rất phổ biến và nó lành tính nêu như chúng ta có thể phát hiện và điều trị sớm. Bạn hoàn toàn có thể điều trị hoặc kiểm soát tốt viêm chân lông với sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, ngay khi bị viêm nang lông bệnh nhân cần thăm khám để nhận tư vấn chi tiết về vấn đề da liễu mà bạn đang gặp phải và có hướng dẫn chăm sóc da, điều trị viêm lỗ chân lông phù hợp nhất với mình.

Điều trị viêm nang lông bằng cách nào?

Viêm nang lông cần được phát hiện và điều trị sớm. Tuỳ theo tình trạng viêm lỗ chân lông và các vấn đề liên quan đến thể trạng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhai, Việc cá nhân hoá phác đồ điều trị viêm nang lông sẽ giúp cho bệnh nhân tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả.

Một số phương pháp điều trị viêm nang lông mà bạn có thể tham khảo gồm:

Các dung dịch sát khuẩn

Các dụng dịch diệt khuẩn sẽ có tác dụng cuốn trôi các tác nhân gây bệnh, làm sạch các tổn thương da, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các dung dịch thông dụng như: Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0,1%, Povidon – iod 0.1% được sử dụng 2 – 4 lần/ ngày để mang lại kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khao và tránh để dunh dịch này dính vào niêm mạc như mắt, mũi, miệng.

Thuốc kháng sinh tại chỗ

Chỉ định sử dụng kháng sinh tại chô được bác sĩ đưa ra nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn bám sâu ở nang lông sau khi dùng các dung dịch sát khuẩn. Thuốc này sẽ giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát viêm lỗ chân lông sau các đợt điều trị. Một số loại thuốc có thể sử dụng như: thuốc mỡ Neomycin, thuốc mỡ Mupirocin, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin… Sử dụng theo đơn kê và liệu trình kéo dài từ 7 ngày liên tiếp.

Kháng sinh đường uống

Một số loại thường dùng cho các trường hợp bị viêm nang lông như: Ciprofloxacin, Metronidazol, B – lactam, Cephalosporin, Amoxicillin,… Chỉ định với trường hợp bị viêm da nặng và cần cân đối về liều lượng. Với kháng sinh đường uống bạn không nên lạm dụng để tránh nguy cơ bị kháng kháng sinh, ảnh hưởng đến việc điều trị lâu dài.