Tiêm filler để làm gì?

Tiêm filler được thực hiện với mục đích tạo ra nét đẹp hài hòa cho gương mặt. Việc chỉnh sửa nhan sắc với filler sẽ giúp chúng ta có một sự thay đổi tự nhiên nhất bởi quá trình thẩm mỹ diễn ra đơn giản, ít đau đớn, không tổn thương, không chảy máu và không để lại sẹo. Đây chính là một trong những dịch vụ thẩm mỹ nội khoa thu hút được sự chú ý của khách hàng trong nhiều năm qua.

Tiêm filler được lựa chọn trong các trường hợp sau:

  • Tạo hình tự nhiên cho gương mặt gồm: nâng mũi không phẫu thuật, tạo làm V.line, tạo má baby…
  • Làm đầy các tổ chức khuyết, lõm trên cơ thể như: làm đầy thái dương, làm đầy rãnh.
  • Làm đầy sẹo lõm tạm thời nhưng không phải là điều trị sẹo lõm như nhiều nơi vẫn quảng cáo.
  • Trẻ hóa da gồm xóa các nếp nhăn nông sâu, trẻ hóa tay.

Vì sao tiêm filler vón cục? Làm cách nào để khắc phục?

Tiêm filler có thể thực hiện ở cả nam và nữ giới. Chỉ định tiêm trẻ hóa với chất làm đầy thường được đưa ra với khách hàng đủ 18 tuổi trở nên. Và để biết mình có thể thực hiện tiêm trẻ hóa với filler hay không bạn nên dành thời gian thăm khám chuyên khoa nhằm có đánh giá chi tiết từ bác sĩ và có thể tránh các biến chứng hoặc tác dụng phụ của filler.

Tiêm filler bị vón cục là như thế nào?

Tiêm filler được đánh giá cao về độ an toàn. Tuy nhiên, vẫn có không ít các ca tiêm filler tại Spa gặp biến chứng nguy hiểm. Và một trong số đó là tình trạng tiêm filler bị vón cục.

Tiêm filler bị vón cục là tình trạng tại vùng tiêm filler xuất hiện những cục tròn nhỏ dưới da, nổi lộm cộm. Tùy theo từng tình trạng mà chúng ta có thể nhìn bằng mắt thường hoặc phát hiện khi sờ tay vào.

Phần filler bị vón cục này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Có nhiều trường hợp sẽ gây ra hiện tượng tắc mạch dẫn đến hoại tử một phần cơ thể. Và đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của filler mà bạn cần phải để phòng.

Vì sao tiêm filler lại bị vón cục

Tất cả mọi vị trí tiêm filler đều có thể bị vón cục nếu như chất làm đầy được tiêm kém chất lượng hoặc kỹ thuật tiêm không chuẩn xác. Cụ thể như sau:

Chất lượng filler

Tình trạng tiêm filler vón cục dễ dàng xảy ra nếu như chúng ta dùng chất làm đầy kém chất lượng. Đặc biệt là filler vĩnh viễn với cấu tạo là silicon dạng lỏng. Hiện tượng filler vón cục có thể xuất hiện sau một vài ngày, một vài tháng hoặc một vài năm sau đó. Trong trường hợp này filler sẽ không tự phân hủy và cũng thể thể tiêm giải bằng thuốc mà bắt buộc sẽ phải thực hiện thủ thuật nạo vét filler.

Lạm dụng filler

Nhiều người cứ cho rằng tiêm filler nhiều sẽ đẹp nên tự mua filler về  tiêm tại  nhà. Tuy nhiên, mỗi vùng cơ thể sẽ cần một lượng chất làm đầy nhất định. Việc thần thánh filler dẫn đến sự lạm dụng sẽ khiến cho filler dễ bị vón cục cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Khi này, filler sẽ rất khó định hình theo ý muốn.

Tiêm sai vị trí

Tiêm filler gần hoặc tiêm nhầm vào mạch máu sẽ là một điều tai hại. Khi này, filler sẽ làm cản trở đường đi của máu và gây ra hiện tượng sưng tấy, đau nhức. Trên da sẽ xuất hiện các cục cứng do máu không thể lưu thông tự nhiên. Trong trường hợp này, nếu không xử lý tốt và nhanh sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm trùng sau tiêm filler

Nhiễm trùng sau tiêm filler cũng sẽ khiến da bị nổi u cục. Vấn đề sẽ liên quan đến việc dụng cụ tiêm có được vô trùng hay không, quy trình tiêm filler có chuẩn y khoa hay không và chăm sóc sức khỏe sau tiêm trẻ hóa với filler. Nhiễm trùng da có thể gây loét, hoại tử từ đó tăng nguy cơ sẹo nên cần được đề phòng kỹ lưỡng.

Khắc phục tình trạng tiêm filler bị vón cục

Trong trường hợp tiêm filler bị vón cục mà không kèm theo dấu hiệu đau tức khó chịu bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng xử lý tại nhà. Thông qua việc massage nhẹ nhàng vùng da chứa u cục. Việc massage này sẽ giúp làm cho filler được lan đều ra các vị trí xung quanh. Tuy nhiên, không nên chà xát quá mạnh bởi nó có thể khiến cho filler di chuyển sau vị trí dẫn đến  biến dạng gương mặt.

Tiếp theo là dùng thuốc tại nhà để kiểm soát tình trạng tiêm filler vón cục. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho khách hàng sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm nếu như tình trạng tiêm filler má bị vón cục nhẹ. Trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân tự theo dõi sức khỏe và giữ liên hệ với bác sĩ để nhận hỗ trợ kịp thời.

Vì sao tiêm filler vón cục? Làm cách nào để khắc phục?

Với các trường hợp tiêm filler bị vón cục kèm đau dữ dội, bệnh nhân cần nhập viện để thăm khám và xử lý các biến chứng thẩm mỹ liên quan. Có hai cách khắc phục như sau:

  • Tiêm tan filler: Được thực hiện nhằm giúp cho filler phân hủy nhanh hơn. Sau khoảng 48h tiêm filler sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp được tiêm filler có thành phần axit hyaluronic trước đó.
  • Phẫu thuật: Một cuộc phẫu thuật nhỏ sẽ được tiến hành để giúp bác sĩ loại bỏ hoàn toàn filler đã được tiêm vào cơ thể trước đó. Phương pháp này sẽ áp dụng cho những người bị tiêm nhầm chất làm đầy vĩnh viễn đặc biệt là silicon dạng lỏng. Thủ thuật xử lý tiêm filler vón cục cần được tiến hành ở môi trường an toàn.