Lăn kim là gì, được thực hiện khi nào?

Lăn kim là một trong những liệu pháp giúp tăng sinh collagen tự nhiên và hiệu quả nhất cho da. Một trong những dịch vụ thẩm mỹ và điều trị da liễu được bác sĩ tin dùng và nhận được phản hồi tốt về hiệu quả từ phía khách hàng, bệnh nhân.

Để tiến hành lăn kim, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị lăn với hàng ngàn các đầu kim kích thước siêu nhỏ. Thực hiện lăn một cách nhẹ nhàng trên toàn bộ bề mặt da để tạo ra các tổn thương vi điểm. Sự xâm nhập của đầu kim không quá sâu, chỉ vừa đủ để tạo kích thích thần kinh giống như sự kích thích tới vết thương mà không làm phá vỡ các mô, lớp màng của da không bị thay đổi.

Những tín hiệu này sẽ kích thích tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển thành sợi collagen và elastin. Sự hình thành sợi collagen và elastin mới này giúp làm đầy các vết sẹo hay giải quyết đồng thời nhiều vấn đề khác của da, tăng hiệu quả tái tạo và trẻ hóa da đẹp tự nhiên.

Vì sao lăn kim xong bị chảy máu? Có nguy hiểm hay không?

Lăn kim có thể được thực hiện với các mục đích sau:

  • Trẻ hóa da, làm nhỏ lỗ chân lông tự nhiên.
  • Điều trị sẹo rỗ, sẹo mụn để lại hay mụn trứng cá.
  • Điều trị các vấn đề về nám da, tàn nhang, thâm sạm.
  • Lăn kim điều trị rạn da sau sinh.
  • Lăn kim điều trị rụng tóc, hói đầu…

Phạm vi ứng dụng của lăn kim cực rộng. Có thể thực hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể với nhiều diện tích từ lớn đến nhỏ. Hầu như không có sự phân biệt về độ tuổi cũng như giới tính với các liệu trình lăn kim trẻ hóa và điều trị.

Vì sao lăn kim xong bị chảy máu da?

Tùy theo mục đích của lăn kim mà lực tác động lên dụng cụ lăn sẽ là khác nhau. Khi đó, sẽ có thể xảy ra tình trạng da bị chảy máu hoặc không bị chảy máu. Trong trường hợp bạn bị chảy máu sau khi lăn kim cũng đừng quá lo lắng bởi đầy có thể là mục đích của bác sĩ chuyên khoa.

Ví dụ, khi da của bạn đẹp và hầu như không có nhiều vấn đề thì bạn có thể thực hiện lăn kim trẻ hóa, se khít chân lông. Lúc này, lực tác động lên trên da sẽ khá nhẹ, chỉ gây tổn thương ở bề mặt để tạo các các kênh dẫn sản phẩm. Vậy nên, quá trình lăn kim sẽ không khiến cho da bị chảy máu.

Nhưng khi bạn lăn kim với các mục đích điều trị đặc biệt là điều trị sẹo thì lực tác động khi này sẽ mạnh hơn. Các mũi kim sẽ phải đâm sâu dưới da để có thể phá vỡ cấu trúc của sẹo. Khi đó, tổn thương da sẽ sâu hơn và khi này da sẽ bị chảy máu. Tuy nhiên, lượng máu chảy không nhiều và hầu như chỉ là rớm một chút máu, không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Ngoài ra, cũng có các trường hợp lăn kim bị chảy máu đến từ lỗi của người tiến hành lăn kim gồm:

  • Người lăn kim không nắm được kỹ thuật thẩm mỹ. Lăn kim với một lực quá mạnh khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Lựa chọn dụng cụ lăn kim không phù hợp với đầu kim lớn và sâu cũng dễ khiến cho da bị tổn thương và gây chảy máu nhiều hơn.
  • Lăn kim khi da đang còn yếu hay đang có sẵn các tổn thương trên da cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ…