Nguyên nhân gây mụn ẩn khi mang thai?
Tình trạng da nổi mụn trong thai kỳ đã không còn quá xa lạ. Có khoảng 30% các mẹ bầu gặp phải hiện tượng nổi mụn ẩn khi mang thai. Đáng chú ý hơn là có những trường hợp bị mọc rất nhiều mụn dù cho trước đó da của họ hoàn toàn láng mịn. Số khác lại bị bùng phát mụn khiến cho làn da trở nên tồi tệ hơn.
Các bác sĩ cho biết, thời kỳ mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm. Cơ thể của người phụ nữ có nhiều biến đổi. Trong đó, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ được xem là nguyên nhân chính khiến da của thai phụ mọc mụn hoặc nổi nhiều mụn hơn. Vấn đề có thể được kiểm soát sau khi chị em hoàn thành việc sinh nở, sau khi chúng ta áp dụng các giải pháp trị mụn khi mang thai.
Tình trạng mụn có thể tồi tệ hơn ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ bởi đây là thời điểm mà cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi nhất. Các yếu tố có thể làm gia tăng mụn ẩn hay mụn trứng cá gồm:
- Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
- Vấn đề có liên quan đến việc các thai phụ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu thì nguy cơ bị mụn ẩn cũng sẽ là rất cao.
- Nếu bạn đã từng bị mụn trứng cá hay mụn ẩn trước đây thì nguy cơ mụn bùng phát trong thai kỳ là rất lớn.
- Vấn đề liên quan đến việc các thai phụ không chăm sóc da, không làm sạch da hàng ngày cũng là yếu tố nguy cơ gia tăng mụn ẩn thai kỳ.
- Các yếu tố về hệ miễn dịch khiến da bạn trở nên nhạy cảm. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi ở trong các lỗ chân lông, gây viêm…
Tình trạng mụn ẩn khi mang thai thưởng chỉ xuất hiện ở vùng da hở đặc biệt là gương mặt. Những vùng da khác như ngực, lưng tay chân thường ít bị mụn ẩn nhưng có thể bị các dạng mụn khác như mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viêm, mụn nang hay mụn mủ… Và dù cho là bạn đang bị loại mụn gì thì cũng cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến tâm lý.
Vì sao cần trị mụn trứng cá khi mang thai
Cần nhấn mạnh là mụn trứng cá khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ. Nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, lo lắng và bất an sẽ có thể khiến cho thai nhi chậm phát triển thậm chí khi căng thẳng quá mức có thể gây ra tình trạng sảy thai hoặc sinh non.
Chính vì thế, trị mụn ẩn khi mang thai không đơn giản là để duy trì nhan sắc và sự tự tin cho các mẹ bầu. Đó còn là cách để chúng ta có một thai kỳ khỏe mạnh nhất. Vậy làm cách nào để có thể kiểm soát, trị mụn ẩn khi mang thai khi đây là thời kỳ nhạy cảm? Đâu là cách trị mụn vừa hiệu quả lại an toàn dành cho các thai phụ.
Hướng dẫn điều trị mụn ẩn cho bà bầu
Vấn đề sử dụng thuốc trị mụn ẩn khi mang thai cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng bởi điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn không nên tự ý dùng thuốc bôi hay các sản phẩm uống để trị mụn ẩn cho bà bầu tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thậm chí, nếu bạn chỉ đang có ý định mang thai cũng cần thông báo với người có chuyên môn để được điều chỉnh đơn thuốc phù hợp nhằm tránh ảnh hưởng đến bào thai.
Một số những việc làm có thể giúp chúng ta kiểm soát mụn, nâng cao hiệu quả trị mụn ẩn khi mang thai gồm:
👉 Hạn chế ăn đồ cay nóng, hạn chế sử dụng bia rượu và các sản phẩm có tính kích thích.
👉 Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày bằng cách rửa mặt, tẩy trang và tẩy tế bào chết định kỳ.
👉 Cung cấp và duy trì độ ẩm cho da. Uống nước sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho mẹ bầu.
👉 Chế độ ăn uống bổ dưỡng với trái cây tươi và rau cải, bơ và các loại hạt vừa tốt cho da vừa tốt cho thai kỳ.
👉 Tránh đường tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn trong đó có cả sữa bò và sản phẩm làm từ sữa bò.
👉 Thường xuyên vệ sinh gối và khăn tắm và tránh chạm tay vào mặt, có thể gây ra vi khuẩn.
👉 Không cạy, nặn mụn ẩn bởi hành động này không giúp trị mụn ẩn khi mang thai mà còn khiến da bị tổn thương, gia tăng nguy cơ mụn viêm.
👉 Các thai phụ hãy sử dụng các sản phẩm không chứa dầu có nhãn “không gây dị ứng” hoặc “không gây mụn trứng cá”.
👉 Luôn giữ vệ sinh mái tóc của mình và nên cột cao tóc, tránh để tóc che phủ khuôn mặt của bạn khi bị mụn ẩn…