Tiêm tan filler là gì, thực hiện khi nào?
Tiêm tan filler là gì?
Để biết được tiêm tan filler bị sưng có sao không chúng ta cần hiểu đúng về thủ thuật này. Theo đó, tiêm tan còn được biết đến với tên gọi khác là tiêm giải filler. Quá trình sẽ đưa thuốc làm tan filler đến các vị trí có chứa chất làm đầy. Sau khi thuốc giải filler có tiếp xúc với filler sẽ làm cho chất làm đầy bị rút ngắn tuổi thọ, bị phân huỷ hoàn toàn sau chỉ từ 1-2 ngày tiêm tan được thực hiện.
Tiêm tan filler được thực hiện khi nào?
Tiêm tan filler được thực hiện với các mục đích chính là để xử lý các biến chứng liên quan. Bao gồm việc tiêm filler bị hỏng trước đó, tiêm filler bị chèn hoặc tắc mạch hoặc hiệu quả thẩm mỹ không như mong muốn. Trong trường hợp này, tiêm tan filler sẽ là chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cần do bác sĩ có tay nghề thực hiện.
Ngoài ra, một số người muốn tiêm tan filler để loại bỏ hoàn toàn filler ra khỏi cơ thể trước khi tiến hành các phương pháp thẩm mỹ khác. Trong trường hợp này tiêm tan filler sẽ được thực hiện theo mong muốn của khách hàng. Nhưng bác sĩ cũng cần thăm khám để xác định xem dạng filler được dùng trước đó là gì và có thể loại bỏ bằng thuốc làm tan filler hay không.
Thuốc làm tan filler thường dùng
Hyaluronidase là một loại enzym có trong cơ thể với khả năng phân huỷ filler. Tuy nhiên, lượng Hyaluronidase tự nhiên là rất nhỏ do đó nếu đợi filler tự biến phân huỷ sẽ mất khoảng từ 18 tháng trở lên. Do đó, thuốc tiêm tan filler hiện có thành phần chính là Hyaluronidase. Sản phẩm được bán phổ biến trên thị trường với mức giá không quá cao.
Tiêm tan filler có sưng không?
Như vậy chúng ta đã biết tiêm tan filler là gì. Quay trở lại với câu hỏi tiêm tan filler có sưng không? Bác sĩ Vũ Thái Hà, phụ trách chuyên môn phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà cho biết, thủ thuật tiêm tan filler có thể gây sưng. Ngay cả khi thủ thuật tiêm tan filler được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề thì nguy cơ tiêm tan filler bị sưng vẫn có thể xảy ra.
Tiêm tan filler bị sưng có sao không? Bạn không cần quá lo lắng nếu như tiêm tan filler mà bị sưng. Bởi đó là một biểu hiện rất bình thường. Tình trạng sưng này có thể xảy ra nhưng không phức tạp và sẽ kéo dài từ khoảng 1-2 ngày. Sau khi thuốc tan phát huy tác dụng, filler tan hết cũng là lúc da không còn bị sưng. Do đó, nếu tiêm tan filler mà bị sưng bạn không nên quá lo lắng.
Tiêm tan filler bị sưng phải làm?
Tiêm tan filler bị sưng phải làm sao? Câu trả lời là bạn không cần phải làm bất kỳ điều gì tình trạng này vẫn sẽ được kiểm soát tốt. Một số người lo sợ tiêm tan filler bị sưng có hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc để giảm sưng, giảm phù nề. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng điều này là không cần thiết bởi trên thực tế thuốc giảm phù nề nếu dùng quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu bạn cảm thấy tiêm tan filler mà bị sưng có thể thực hiện một số biện pháp can thiệp sau:
- Thực hiện chườm lạnh vùng da bị sưng trong ngày đầu tiên. Sau đó có thể chườm nóng vì nhiệt độ cao cũng có thể tác động khiến filler tan nhanh hơn.
- Chú ý hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng có thể khiến cho da bị sưng viêm nhiều hơn. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình phục hồi của da.
- Tái khám theo lịch hẹn để đánh giá hiệu quả tiêm tiêm tan filler…
Tiêm tan filler và một vài vấn đề cần chú ý
Tiêm tan filler bao lâu có hiệu quả?
Khi mà bạn đang cảm thấy tiêm tan filler bị sưng và lo lắng tiêm tan filler bị sưng có sao không cũng là lúc mà thuốc bắt đầu phát huy hiệu quả. Theo đánh giá, sau khi tiêm tan chỉ 24h đồng hồ filler đã được phân huỷ đến 90%. Hiệu quả tiêm tan đạt 100% sau 48h đồng hồ. Điều kiện là thuốc tiêm tan phải đảm bảo chất lượng và kỹ thuật tiêm tan có độ chính xác.
Tiêm filler không tan là bị làm sao?
Trên thực tế vẫn có các trường hợp mặc dù đã thực hiện tiêm tan filler nhưng mà filler vẫn không tan hoặc tan không hết. Nguyên nhân có thể là do:
- Thuốc tiêm tan không đảm bảo chất lượng hoặc sử dụng với lượng quá ít khiến cho phản ứng phân huỷ filler không đạt hiệu quả.
- Tiêm tan nhưng sai vị trí, sai lớp khiến cho thuốc và filler không thể gặp nhau và phản ứng phân huỷ không thể xảy ra.
- Tiêm tan filler mà bị sưng nhưng filler vẫn không tan cũng có thể là do filler của bạn sử dụng không phải là filler tạm thời mà là dòng filler vĩnh viễn.
Tiêm tan filler có đắt không?
Trên thị trường, để tiêm tan filler giá tiêm tan ít nhất phải từ 3 triệu đồng trở lên. Đây là mức giá hợp lý nhất để sử dụng dịch vụ tại cơ sở uy tín do các bác sĩ có tay nghề thực hiện liệu trình. Với số tiền này bạn cũng có thể yên tâm rằng mình sẽ được sử dụng thuốc tiêm tan có chất lượng tốt nhất.
Tuy nhiên, chi phí tiêm tan filler cũng có thể thay đổi dựa theo nhiều yếu tố gồm: diện tích vùng da tiêm tan, liều lượng filler cần loại bỏ trong cơ thể, cơ địa cũng như tình trạng da của khách hàng. Ngoài ra những yếu tố như mục đích tiêm tan hay thời gian chất làm đầy tồn tại trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến mức giá tiêm tan. Nếu là biến chứng thì chi phí tiêm tan filler sẽ cao hơn đáng kể.
Bạn hãy đến trực tiếp cơ sở thẩm mỹ để được bác sĩ tư vấn liệu trình và chi phí tiêm tan filler. Các bạn đừng nên ham rẻ mà đến các cơ sở kém chất lượng, dẫn đến trình trạng tiêm tan filler mà bị sưng quá mức hoặc filler không thể tan.