Thành phần kẽm (Zinc) là gì?

Kẽm được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Cơ thể bạn không thể sản xuất hoặc tích trữ nó. Vì vậy, cơ thể bạn cần phải bổ sung liên tục khoáng chất này thông qua chế độ ăn uống.

thanh phan kem co tac dung gi co nen dung cho da mat?

Kẽm là một trong những yếu tố thiết yếu cho nhiều quá trình trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Các phản ứng của enzyme
  • Chức năng của hệ thống miễn dịch
  • Quá trình tổng hợp protein
  • Quá trình tổng hợp DNA
  • Làm lành vết thương
  • Quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể

Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật và động vật. Bạn cũng có thể uống bổ sung kẽm. Hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng có cung cấp kẽm.

Kẽm có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Do đó, nó cũng được thêm vào một số thuốc xịt mũi và viên ngậm. Ngoài ra, kẽm còn được bổ sung vào các phương pháp điều trị cảm lạnh khác.

Tác dụng của Zinc với da

Giúp làn da trẻ trung hơn

Điều đầu tiên cần lưu ý là kẽm là một khoáng chất cần thiết để sản xuất collagen và elastin. Cả collagen và elastin là những protein giúp làn da của chúng ta trông căng mọng và trẻ trung.

Theo thời gian, quá trình sản xuất collagen và elastin ngày càng suy giảm. Nhưng kẽm sẽ giúp tăng cường sản xuất các protein này một cách tự nhiên.

Điều này vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu sự xuất hiện của các nếp nhăn. Hãy bổ sung kẽm cho cơ thể, trước khi bạn chuyển sang các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nhé.

Có tác dụng chống viêm

Một tác dụng của zinc với da đáng kinh ngạc là khả năng chống lại chứng viêm da. Viêm da kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả những sinh hoạt thường ngày của bạn. Kẽm làm giảm viêm, chữa lành các mô và làm mịn da. Thành phần này có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh trứng cá đỏ và chàm da.

Giúp giảm mụn trứng cá

Nói về công dụng giảm viêm, kẽm cũng rất tốt trong việc trị mụn trứng cá. Nó giúp điều chỉnh lượng dầu mà da của chúng ta tiết ra. Đồng thời, khoáng chất này cũng làm giảm lượng vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Thêm nữa, kẽm còn giúp phục hồi da một cách tự nhiên.

Có rất nhiều nghiên cứu về kẽm như một phương pháp điều trị hiệu quả đối với mụn trứng cá. Kẽm cũng làm giảm chất sừng. Nhờ đó giúp các tế bào da chết dễ bong ra hơn và hạn chế nghẽn lỗ chân lông. Thật tuyệt vời đúng không nào!

Thúc đẩy quá trình chữa lành da

Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa. Mặc dù nó không hoàn toàn giống như vitamin C và vitamin E. Kẽm rất cần thiết trong việc ngăn ngừa các gốc tự do trên da xuất hiện do hút thuốc. Đồng thời, nó cũng giúp bảo vệ làn da khỏi các tác hại do ô nhiễm từ môi trường.

Mặt khác, kẽm giữ cho làn da của chúng ta luôn khỏe mạnh. Tác dụng của zinc với da là thúc đẩy chữa lành các mô da. Vì vậy, khi bạn bị thương, kẽm giúp làm tăng các enzyme và protein chống lại nhiễm trùng. Không chỉ vậy, nó còn thúc đẩy quá trình sản sinh ra các tế bào da mới.

Kẽm oxit có tác dụng chống nắng

Kẽm oxit thường được sử dụng trong kem chống nắng do khả năng phản xạ ánh nắng mặt trời. Thành phần này hoạt động như một lá chắn bảo vệ làn da khỏi tia UV. Kẽm oxit lành tính với da. Vì vậy nó là lựa chọn lý tưởng cho những bạn có làn da nhạy cảm.

Hướng dẫn dùng kẽm đúng cách để có làn da sáng khỏe

huong dan su dung kem cho da mat dung cach khong gay kich ung

Bạn muốn bổ sung kẽm vào quá trình trị mụn của mình? Điều quan trọng là bạn cần chọn dạng phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Ví dụ, bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống và viên uống. Phương pháp này có thể hiệu quả hơn đối với mụn trứng cá nặng.

Nếu mụn trứng cá của bạn nhẹ hơn, hãy thử các sản phẩm chăm sóc da có chứa kẽm. Chúng sẽ phù hợp với mụn trứng cá nhẹ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn mủ.

Bạn sẽ không thể thấy tác dụng của zinc với da một cách rõ ràng. Phải mất ít nhất 3 tháng để nhận biết sự khác biệt trên da. Nếu bạn không nhận thấy bất kỳ cải thiện nào? Hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và kê toa thuốc trị mụn.

Những lưu ý khi sử dụng kẽm

Theo các chuyên gia da liễu, liều bổ sung kẽm khuyến nghị mỗi ngày là từ 8 đến 9mg. Nếu bạn đưa vào cơ thể quá nhiều kẽm, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và đau đầu. Quá nhiều kẽm cũng có thể gây rối loạn hệ miễn dịch.

Vì vậy, trước khi sử dụng kẽm, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Sau đó bắt đầu với liều lượng thấp hơn và tăng dần tùy theo phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số yếu tố có thể ức chế sự hấp thu kẽm của cơ thể. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh và rượu bia.

Làm sao để bổ sung Zinc cho da?

Chúng ta đã tìm hiểu về tác dụng của zinc với da cũng như những lưu ý khi sử dụng. Tiếp theo, hãy cùng Dermalogica khám phá về những cách bổ sung khoáng chất này cho da nhé!

Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm

Theo các chuyên gia, những thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất bao gồm:

  • Động vật có vỏ: Hàu, cua, sò, tôm hùm và trai
  • Thịt: Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu và gà
  • Cá: Cá bơn, cá mòi, cá hồi
  • Các loại đậu: Đậu cô ve, đậu lăng, đậu đen, đậu tây…
  • Các loại hạt: Hạt bí ngô, hạt điều, hạt cây gai dầu…
  • Các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua và phô mai
  • Trứng
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, quinoa, gạo lứt….
  • Một số loại rau củ: Nấm, cải xoăn, đậu Hà Lan, măng tây và củ cải đường